Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Hạnh Tín

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Hạnh Tín

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được các khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ và mối liên hệ giữa chúng.

- Mô tả được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội.

2. Phát triển năng lực

- Năng lực công nghệ: Nhận thức công nghệ: khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ và mối liên hệ giữa chúng; mô tả được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội.

- Năng lực chung:

● Năng lực tự học: biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.

● Năng lực giải quyết vấn đề: xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.

 

docx 177 trang Phan Thành 04/07/2023 3551
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Hạnh Tín", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ CÔNG NGHỆ
BÀI 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được các khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ và mối liên hệ giữa chúng.
- Mô tả được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội.
2. Phát triển năng lực
- Năng lực công nghệ: Nhận thức công nghệ: khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ và mối liên hệ giữa chúng; mô tả được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội.
- Năng lực chung: 
Năng lực tự học: biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
Năng lực giải quyết vấn đề: xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.
2. Phát triển phẩm chất
Có hứng thú và quan tâm tìm hiểu công nghệ
Có thái độ học tập tích cực để tìm hiểu công nghệ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
SGK, SGV, Giáo án.
Máy tính, máy chiếu (nếu có)
Sơ đồ, tranh ảnh SGK, 
2. Đối với học sinh:
Đọc trước bài trong SGK. 
Đồ dùng học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức của HS, sự tò mò, thích thú và mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo.
b. Nội dung: Quan sát Hình 1.1 em hãy kể tên một số sản phẩm công nghệ có trong hình. Mô tả vai trò của sản phẩm công nghệ đối với đời sống con người.
c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình 1.1, yêu cầu: Quan sát Hình 1.1 em hãy kể tên một số sản phẩm công nghệ có trong hình. Mô tả vai trò của sản phẩm công nghệ đối với đời sống con người.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, quan sát.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 bạn ngẫu nhiên đứng dậy nêu ý kiến của bản thân:
Sản phẩm công nghệ có trong hình: hệ thống điện năng lượng mặt trời, quạt tuabin gió, thái dương năng
Sản phẩm công nghệ có vai trò quan trọng đối với con người. Đó là:
Mang lại sự tiện nghi, đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người.
Làm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động của con người.
Tạo ra hệ thống sản xuất thông minh, hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực.
- GV mời HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài: Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều các sản phẩm công nghệ được sử dụng và có vai trò quan trọng trong đời sống con người.Vậy công nghệ và đời sống có đặc điểm như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu Bài 1: Công nghệ và đời sống.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khoa học
a. Mục tiêu: giúp HS tìm hiểu khái quát về khoa học
b. Nội dung: quan sát hình 1.2, em hãy cho biết phát minh nổi bật tương ứng với các nhà khoa học.
c. Sản phẩm học tập: HS ghi được khái niệm khoa học, các lĩnh vực và thành tựu của khoa học tự nhiên với con người.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: quan sát hình 1.2, em hãy cho biết phát minh nổi bật tưởng ứng với các nhà khoa học.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS:
Issac Newton: Phát hiện ra lực hấp dẫn.
Marie Curie: Tìm ra nguyên tố phóng xạ Polonium.
Louis Pasteur: Phát hiện nguyên lý tiêm chủng, lên men vi sinh.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV mở rộng thêm: 
Một số phát minh khác về khoa học tự nhiên:
Mikhail Vasilyevich Lomonosov (1711 - 1765) định luật bảo toàn vật chất và chuyển động, thuyết nhiệt động học phân tử,...
Dmitri Ivanovich Mendeleev (1834-1907): định luật tuần hoàn, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học... 
Albert Einstein (1879 - 1955) thuyết tương đối, thuyết lượng tử,...
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV kết nối nghề nghiệp: Nhà khoa học là người làm công tác nghiên cứu khoa học với các phương pháp nghiên cứu khác nhau trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, phục vụ cho mọi mặt đời sống của con người.
I. Khái quát về khoa học, kĩ thuật, công nghệ
1. Khoa học
- Khoa học là hệ thống tri thức về mọi quy luật và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy. 
- Các lĩnh vực: Vật lí, Hoá học, Sinh học, Thiên văn học và Khoa học Trái Đất. 
- Những thành tựu:
Nâng cao hiểu biết của con người về sự vật, hiện tượng và các quy luật của tự nhiên 
Ứng dụng để giải quyết các vấn để trong thực tiễn, tạo dựng môi trường sống cho con người, định hình cho sự phát triển của kinh tế, xã hội.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về kĩ thuật
a. Mục tiêu: giúp HS tìm hiểu khái quát về kĩ thuật
b. Nội dung: Quan sát Hình 1.3 và cho biết: 
- Vấn đề cần giải quyết trong mỗi tình huống là gì?
- Vấn đề đã được giải quyết như thế nào? 
- Cơ sở khoa học nào đã được sử dụng để giải quyết vấn đề?
c. Sản phẩm học tập: khái niệm, các lĩnh vực và kết quả của nghiên cứu kĩ thuật
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS: Quan sát Hình 1.3 và cho biết: 
- Vấn đề cần giải quyết trong mỗi tình huống là gì?
- Vấn đề đã được giải quyết như thế nào? 
- Cơ sở khoa học nào đã được sử dụng để giải quyết vấn đề?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK, lắng nghe GV trình bày, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- Đại diện HS trả lời câu hỏi:
Tình huống 1: 
Vấn đề cần giải quyết: Kéo vật nặng.
Vấn đề được giải quyết bằng cách dùng ròng rọc cố định.
Cơ sở khoa học: Lực ta cần phải tác dụng vào đầu dây để kéo vật lên có hướng thay đổi so với hướng của lực tác dụng vào vật để kéo vật lên theo phương thẳng đứng, có độ lớn không nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Tình huống 2: 
Vấn đề cần giải quyết: Di chuyển vật nặng.
Vấn đề được giải quyết bằng cách dùng một thanh cứng để làm đòn bẩy.
Cơ sở khoa học: Vật rắn được sử dụng làm điểm tựa để giảm bớt sự độ lớn của lực khi nâng hoặc di chuyển vị trí của vật nặng.
- GV mời đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV mở rộng: Từ thời cổ đại, con người đã biết sử dụng đòn bẩy, bánh xe, ròng rọc... hoặc các thiết bị dùng làm vũ khí công thành như móc Archimedes, súng thần công, máy bắn đá, máy bắn tên,..
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét.
- GV kết nối nghề nghiệp: Kĩ sư là người làm việc trong lĩnh vực kĩ thuật. Họ có kiến thức về toán học, khoa học tự nhiên, có tư duy thiết kế, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật là việc ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc, thiết bị, công trình, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.
- Kết quả của nghiên cứu kĩ thuật góp phần tạo ra các giải pháp, sản phẩm, công nghệ mới. Nhờ có kĩ thuật, các nguyên lí khoa học được ứng dụng trong thực tiễn biểu hiện qua các thiết bị, máy móc hay hệ thống phục vụ nhu cầu của đời sống, sản xuất, kiến tạo môi trường sống. 
- Các lĩnh vực: kĩ thuật cơ khí, kĩ thuật điện, kĩ thuật xây dựng, kĩ thuật hoá học,..
Hoạt động 3: Tìm hiểu về công nghệ
a. Mục tiêu: giúp HS tìm hiểu khái quát về công nghệ
b. Nội dung: Quan sát Hình 1.4, em hãy mô tả các phương pháp trồng cây và đánh giá ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp này.
c. Sản phẩm học tập: khái niệm công nghệ, cách phân chia công nghệ, vai trò của công nghệ với quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi trong 3 phút: Quan sát Hình 1.4, em hãy mô tả các phương pháp trồng cây và đánh giá ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp này.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK, thảo luận theo cặp, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- Đại diện các cặp đôi trả lời
a. Phương pháp địa canh
Là kĩ thuật trồng cây cần đất. Cây hút chất dinh dưỡng từ đất, phân bón.
Ưu điểm: Chi phí thấp, dễ làm.
Nhược điểm: 
Tốn công sức, cây trồng cần được theo dõi, chăm sóc thường xuyên.
Tốn nước tưới.
Phụ thuộc vào phân bón, vào môi trường.
b. Phương pháp thủy canh
Là kĩ thuật trồng cây không dùng đất, cây được trồng vào hệ thống chứa dung dịch dinh dưỡng (dung dịch thủy canh). 
Ưu điểm:
Các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng đều được kiểm soát ở nồng độ thích hợp cho từng loại cây trồng cụ thể.
Kĩ thuật này không dùng đất nền có thể triển khai tại gia đình, ở những vùng đất khô cằn hay hải đảo xa xôi...
Cho năng suất cao, rút ngắn thời gian trồng trọt.
Hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, do đó sản phẩm đảm bảo an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Nhược điểm: 
Chỉ có hiệu quả cao với các loại rau, quả ngắn ngày, khó áp dụng với cây lương thực và cây ăn quả.
Vốn đầu tư cao đối với các mô hình lớn, đòi hỏi trình độ chuyên môn kĩ thuật cao để sản xuất có hiệu quả; điều này gây cản trở cho việc mở rộng phương pháp thủy canh đại trà.
c. Phương pháp khí canh
Là kĩ thuật trồng cây trong môi trường kín hoặc bán kín, không sử dụng đất. Đặc điểm của phương háp này là bộ rễ cây lơ lửng trong không khí, dinh dưỡng được cung cấp thông qua hệ thống bơm dung dịch dinh dưỡng với áp suất cao tạo nên các hạt sương bám vào bộ rễ.
Ưu điểm:
Giúp tiết kiệm tối đa lượng nước cung cấp để trồng trọt, hơn cả phương pháp thủy canh.
Cây sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao hơn nhiều so với kĩ thuật trồng cây truyền thống.
Chủ động được nguồn dinh dưỡng, không ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường, tạo ra nguồn sản phẩm trồng trọt sạch, an toàn cho người sử dụng.
Tạo môi trường sạch bệnh, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại.
Nhược điểm:
Đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu cao.
Chi phí vận hành, sửa chữa khá lớn.
Điện năng yêu cầu sử dụng cho hệ thống là bắt buộc và khá nhiều.
- GV mời đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV mở rộng: Công nghệ nano, công nghệ sinh học, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ in 3D là những công nghệ đột phá và là nền tảng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
GV cho HS xem video để hiểu rõ hơn về công nghệ nano:
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, tổng kết
- GV kết nối nghề nghiệp: Kĩ sư công nghệ là người làm việc trong lĩnh vực công nghệ. Ngoài năng lực chuyên môn, họ sớm được tiếp cận với những công nghệ mới để mang lại cuộc sống tiện nghi cho con người.
3. Công nghệ
- Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kĩ thuật có hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm, dịch vụ. Trong mối quan hệ với kĩ thuật, công nghệ là kết quả của hoạt động kĩ thuật. Công nghệ có tính chuyển giao và luôn luôn được đổi mới nhờ sự phát triển của khoa học, kĩ thuật.
- Phân loại:
+ Theo lĩnh vực khoa học có công nghệ hoá học, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin,... 
+ Theo lĩnh vực kĩ thuật có công nghệ cơ khí, công nghệ điện, công nghệ xây dựng, công nghề vận tải....; 
+ Theo đối tượng áp dụng có công nghệ ô tô, công nghệ vật liệu, công nghệ nano, công nghệ trồng cây trong nhà kính.
- Vai trò: công nghệ luôn là yếu tố có tính dẫn dắt, định hình và chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội. 
Hoạt động 4: Tìm hiểu về mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật, công nghệ
a. Mục tiêu: giúp HS tìm hiểu về mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật, công nghệ
b. Nội dung: Quan sát hình 1.5 và cho biết mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật, công nghệ.
c. Sản phẩm học tập: mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật, công nghệ
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu thảo luận theo cặp đôi trong 3 phút: Quan sát hình 1.5 và cho biết mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật, công nghệ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK, lắng nghe GV trình bày, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- GV mời đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV lấy ví dụ minh hoạ:
Ví dụ 1: khoa học phát minh ra lực đẩy Archimedes, kĩ thuật dựa trên lực đẩy Archimedes thiết kế ra tàu, thuyền nổi và di chuyển được trên mặt nước.
Ví dụ 2: dựa trên nguyên lí lực từ tác động lên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua, kĩ thuật tạo ra công nghệ về động cơ điện; các động cơ điện sau khi được sáng chế ra, làm cơ sở để kĩ thuật giải quyết các vấn đề khác.
Ví dụ 3: kính thiên văn điện tử (công nghệ) giúp quá trình nghiên cứu về thiên văn học hiệu quả hơn.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập.
3. Mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật, công nghệ
Khoa học, kĩ thuật, công nghệ có mối quan hệ mật thiết với nhau:
- Khoa học là cơ sở của kĩ thuật; kĩ thuật thúc đẩy phát triển khoa học: kết quả nghiên cứu khoa học là những tri thức về sự vật, hiện tượng, các quy luật của thế giới tự nhiên. Kĩ thuật dựa trên các tri thức do khoa học khám phá ra để giải quyết vấn đề thực tiễn. 
- Kĩ thuật tạo ra công nghệ mới, dựa trên công nghệ hiện có: một mặt, kĩ thuật giải quyết vấn đề thực tiễn dựa trên tri thức khoa học (cơ sở khoa học của kĩ thuật), kết quả là tạo ra hay cải tiến sản phẩm, công nghệ; mặt khác, công nghệ hiện có lại là cơ sở quan trọng của kĩ thuật (cơ sở công nghệ của kĩ thuật) để giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Công nghệ thúc đẩy khoa học; khoa học là cơ sở để phát triển công nghệ: sự phát triển của công nghệ tạo điều kiện thúc đẩy khoa học phát triển qua các công nghệ, thiết bị đo lường, phân tích trong quá trình khám phá thế giới tự nhiên. 
Hoạt động 5: Tìm hiểu về công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội
a. Mục tiêu: giúp HS tìm hiểu về công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội
b. Nội dung: GV cho HS quan sát Hình 1.6, 1.7, 1.8 SGK và đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội.
c. Sản phẩm học tập: công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận trong thời gian 5 phút theo kĩ thuật mảnh ghép: 
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
+ Nhóm 1: Tìm hiểu tác động tích cực và tiêu cực của công nghệ với tự nhiên.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu tác động tích cực và tiêu cực của công nghệ với con người.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu tác động tích cực và tiêu cực của công nghệ với xã hội.
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
HS di chuyển theo sơ đồ và thực hiện nhiệm vụ: Quan sát Hình 16, 17, 18 SGK và cho biết mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK, lắng nghe GV trình bày, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- GV mời đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập.
II. Công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội
1. Công nghệ với tự nhiên
- Công nghệ ảnh hưởng tới khoa học, giúp cho quá trình khám phá tự nhiên tốt hơn, đạt được những thành tựu cao hơn.
- Công nghệ giúp xử lí những vấn đề về môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Công nghệ phát triển giúp con người khai thác nhưng cũng làm cạn kiệt tài nguyên. Một số công nghệ ảnh hưởng môi trường, thế giới tự nhiên và con người.
2. Công nghệ với con người
- Công nghệ mang lại sự tiện nghi, đáp ứng nhu cầu và thay đổi cuộc sống của con người.
- Công nghệ làm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động của con người.
- Công nghệ tạo ra hệ thống sản xuất thông minh nhưng đẩy con người đối mặt với tình trạng thất nghiệp.
3. Công nghệ với xã hội
- Công nghệ thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển,
- Công nghệ tác động đến cách nghĩ, lối sống của con người nhưng cũng làm con người bị lệ thuộc vào công nghệ.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi phần Luyện tập sgk.
b. Nội dung: bài tập phần Luyện tập SGK.
c. Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập phần Luyện tập SGK.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm bài tập phần Luyện tập: Lấy các ví dụ cụ thể về tác động tích cực, tiêu cực của công nghệ đối với tự nhiên, con người và xã hội trong phạm vi gia đình, cộng đồng nơi em đang sinh sống.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, suy luận, tìm ra đáp án bài tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi 2 bạn đứng dậy trả lời:
VD tác động tích cực:
- Đối với thiên nhiên: Công nghệ phát triển giúp con người khai thác tài nguyên như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, khai thác khoáng sản bằng các thiết bị máy móc hiện đại cho năng suất cao, tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công lao động.
- Đối với con người: Công nghệ tạo ra hệ thống sản xuất thông minh tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, mang tính đồng bộ, năng suất cao.
VD tác động tiêu cực: 
- Đối với thiên nhiên: Công nghệ giúp khai thác tài nguyên nhanh nhưng làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
- Đối với con người: Công nghệ may mặc tạo ra hệ thống sản xuất thông minh nhưng đẩy con người đối mặt với tình trạng thất nghiệp, không cần sử dụng đến sức người.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV HS khác đối chiếu, bổ sung, đóng góp ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn cuộc sống
b. Nội dung: bài tập phần Vận dụng SGK
c. Sản phẩm học tập: đáp án bài tập phần Vận dụng SGK
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu: Hãy liệt kê một số công nghệ, sản phẩm công nghệ sử dụng trong gia đình em; đánh giá về tác động của công nghệ, sản phẩm công nghệ đó với cuộc sống của em và gia đình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, thảo luận, đưa ra ý kiến trình bày, thống nhất đáp án.
- GV quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ khi HS cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện HS các nhóm đứng dậy trình bày: 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết thúc bài học. 
*Hướng dẫn về nhà
Xem lại kiến thức đã học ở bài 1 
Xem trước nội dung bài 2: Hệ thống kĩ thuật
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
BÀI 2: HỆ THỐNG KĨ THUẬT (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm về hệ thống kĩ thuật
- Biết được các thành phần chính của một hệ thống kĩ thuật
2. Phát triển năng lực
- Năng lực công nghệ: Nhận biết và mô tả được hệ thống kĩ thuật.
- Năng lực chung: 
Năng lực tự học: biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp
Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.
2. Phát triển phẩm chất
Có hứng thú và quan tâm tìm hiểu cấu trúc hệ thống kĩ thuật.
Có thái độ học tập tích cực để tìm hiểu về hệ thống kĩ thuật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
SGK, SGV, Giáo án.
Hình ảnh về sơ đồ mô tả hệ thống kĩ thuật.
Máy tính, máy chiếu (nếu có)
2. Đối với học sinh:
Đọc trước bài trong SGK. 
Tìm hiểu và đọc trước tài liệu có liên quan đến hệ thống kĩ thuật.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức của HS, sự tò mò, thích thú và mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo.
b. Nội dung: GV trình chiếu hình ảnh, đặt câu hỏi, HS thảo luận, trả lời
c. Sản phẩm học tập: HS bước đầu đưa ra được nguyên lí làm việc của mạch điều khiển tự động bật/tắt đèn theo ánh sáng môi trường.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu hình ảnh, đưa ra câu hỏi: Quan sát hình dưới đây và cho biết nguyên lí làm việc của mạch điện điều khiển tự động bật/ tắt đèn theo ánh sáng môi trường? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, quan sát, tìm ra nguyên lí.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 bạn ngẫu nhiên đứng dậy nêu ý kiến của bản thân
- GV mời HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chốt lại nguyên lí hoạt động: Khi có nguồn điện và tín hiệu điều khiển (ánh sáng mặt trời) thì bóng đèn gắn công tắc cảm ứng ánh sáng sẽ bật hoặc tắt theo ánh sáng môi trường.
- GV dẫn dắt vào bài mới: Như chúng ta thấy, trong cuộc sống xuất hiện rất nhiều hệ thống kĩ thuật. Hệ thống kĩ thuật có khái niệm và cấu trúc như thế nào thì hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ở Bài 2. Hệ thống kĩ thuật. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm hệ thống kĩ thuật
a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS hiểu được khái niệm cơ bản về hệ thống kĩ thuật.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I trong sgk và câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS ghi được khái niệm cơ bản hệ thống kĩ thuật, kể tên các thiết bị đầu vào, đầu ra của một hệ thống kĩ thuật.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I, trả lời câu hỏi: Hệ thống kĩ thuật là gì?
- GV chiếu hình 2.2 yêu cầu HS quan sát và cho biết: 
+ Đầu vào, đầu ra và bộ phận xử lí trong hệ thống kĩ thuật cảnh báo cháy là những thiết bị nào?
+ Để hệ thống cảnh báo cháy hoạt động có cần tất cả tín hiệu đầu vào hay không?
- GV giao nhiệm vụ HS tìm hiểu thêm thông tin về tên các thiết bị đầu vào và đầu ra khác của hệ thống cảnh báo cháy.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS đưa ra khái niệm hệ thống kĩ thuật.
- GV mời 1 – 2 bạn HS đứng dậy chỉ ra đầu vào, đầu ra và tiến trình kĩ thuật của hệ thống cảnh báo cháy.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV cho HS xem video giới thiệu hệ thống báo cháy (từ đầu -> 1:56) 
I. Khái niệm về hệ thống kĩ thuật
- Hệ thống kĩ thuật là mô hình tổng thể chỉ ra mối quan hệ, tương tác kĩ thuật giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra và tiến trình kĩ thuật.
- Hệ thống kĩ thuật cảnh báo cháy bao gồm:
+ Đầu vào: đầu báo khói, đầu báo nhiệt, nút ấn báo cháy.
+ Tiến trình kĩ thuật: tủ trung tâm báo cháy.
+ Đầu ra: chuông báo cháy, còi kết hợp đèn chớp, đèn báo vị trí.
*Lưu ý: Để hệ thống báo cháy hoạt động KHÔNG cần tất cả tín hiệu đầu vào.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu trúc của một hệ thống kĩ thuật
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được cấu trúc, phân loại của hệ thống kĩ thuật.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; hướng dẫn HS nghiên cứu mục II trong sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS ghi được khái niệm cơ bản về cấu trúc, phân loại của hệ thống kĩ thuật. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình bày: Cấu trúc của một hệ thống kĩ thuật có ba thành phần chính: Đầu vào, bộ phận xử lí và đầu ra. Trong đó, tùy theo từng nhiệm vụ cần thực hiện mà các phần tử của ba thành phần trên là khác nhau (ở hình 2.3).
+ Đầu vào: vật liệu, năng lượng, thông tin cần xử lí.
+ Đầu ra: vật liệu, năng lượng, thông tin đã xử lí.
+ Bộ phận xử lí: Tùy theo từng nhiệm vụ, bộ phận xử lí có thể thực hiện một hoặc nhiều chức năng gồm: biến đổi, vận chuyển, lưu trữ vật liệu, năng lượng, thông tin. 
- GV lấy ví dụ: Máy xát gạo thực hiện chức năng biến đổi vật liệu, hệ thống truyền tải và phân phối điện thực hiện chức năng vận chuyển năng lượng. Bộ nhớ ngoài máy tính thực hiện chức năng lưu trữ thông tin.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2.4 sgk và cho biết sự khác nhau giữa hệ thống kĩ thuật mạch kín và hệ thống kĩ thuật mạch hở.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK, lắng nghe GV trình bày, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- GV mời đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập.
II. Cấu trúc của một hệ thống kĩ thuật
- Cấu trúc của một hệ thống kĩ thuật có 3 phần chính:
+ Đầu vào
+ Bộ phận xử lí
+ Đầu ra.
- Phân loại hệ thống kĩ thuật:
+ Hệ thống kĩ thuật mạch hở
+ Hệ thống kĩ thuật mạch kín.
- Hệ thống mạch điện hở không có tín hiệu phản hồi. Ngược lại, hệ thống mạch kín có tín hiệu phản hồi.
=> Hệ thống kĩ thuật mạch kín thường được sử dụng trong lĩnh vực điều khiển và tự động hóa.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi phần Luyện tập sgk.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS xác định được đầu vào, đầu ra của máy tăng âm và của bàn là.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh, yêu cầu HS xác định đầu vào, đầu ra của máy tăng âm và của bàn là bằng cách hoàn thiện sơ đồ dưới đây: 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, suy luận, tìm ra đáp án bài tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi 2 bạn đứng dậy hoàn thành 2 sơ đồ tương ứng
Hình 2.5. Hệ thống kĩ thuật của máy tăng âm
Đầu vào: Tín hiệu âm
Đầu ra: Âm lượng của loa
Hình 2.6. Hệ thống kĩ thuật của bàn là
Đầu vào: Điện năng, mức điều chỉnh nhiệt độ
Đầu ra: Nhiệt tỏa ra
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV HS khác đối chiếu, bổ sung, đóng góp ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để nghiên cứu và xây dựng cấu trúc hệ thống kĩ thuật cụ thể. Xác định loại mạch của hệ thống đó.
b. Nội dung: GV cho HS hoạt động theo nhóm, thảo luận, hoàn thành hệ thống kĩ thuật.
c. Sản phẩm học tập: Đưa ra được cấu trúc hệ thống kĩ thuật máy sinh tố và máy điều hòa nhiệt độ trong gia đình.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu:
 + Nhóm 1, 3: Xây dựng cấu trúc hệ thống kĩ thuật của máy xay sinh tố và cho biết đó là hệ thống loại mạch nào?
 + Nhóm 2, 4: Xây dựng cấu trúc hệ thống kĩ thuật của máy điều hòa nhiệt độ và cho biết đó là hệ thống loại mạch nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, thảo luận, đưa ra ý kiến trình bày, thống nhất đáp án.
- GV quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ khi HS cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện HS các nhóm đứng dậy trình bày:
Nội dung
Máy xay sinh tố
Máy điều hòa nhiệt độ
Đầu vào
Hoa quả, nước đá, sữa và các nguyên liệu khác.
Nhiệt độ cài đặt, khí ga điều hòa.
Bộ phận xử lí
Máy xay
Máy điều hòa
Đầu ra
Hoa quả được xay và trộn đều với nước đá và nguyên liệu
Không khí ở cửa ra của điều hòa có nhiệt độ theo nhiệt độ được cài đặt
Tín hiệu phản hồi
Không
Nhiệt độ của không khí tại cửa ra của điều hòa.
Loại mạch
Mạch hở
Mạch kín
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết thúc bài học. 
*Hướng dẫn về nhà
Xem lại kiến thức đã học ở bài 2
Xây dựng cấu trúc hệ thống kĩ thuật của một số vật dụng trong nhà (ấm siêu tốc, quạt điện ).
Xem trước nội dung bài 3. Công nghệ phổ biến.
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
BÀI 3: CÔNG NGHỆ PHỔ BIẾN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Kể được tên một số công nghệ phổ biến.
- Tóm tắt được nội dung cơ bản của một số công nghệ phổ biến.
2. Phát triển năng lực
- Năng lực công nghệ: nêu tóm tắt được nội dung cơ bản của một số công nghệ phổ biến.
- Năng lực chung: 
Năng lực tự học: biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp. 
Năng lực giải quyết vấn đề: xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.
3. Phẩm chất
Có hứng thú và quan tâm tìm hiểu công nghệ phổ biến.
Có thái độ học tập tích cực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
SGK, SGV, Giáo án.
Máy tính, máy chiếu (nếu có)
Sơ đồ, tranh ảnh SGK phóng to.
2. Đối với học sinh:
Đọc trước bài trong SGK. 
Đồ dùng học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức của HS, sự tò mò, thích thú và mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo.
b. Nội dung: Quan sát và cho biết Hình 3.1 mô tả công nghệ nào? Hãy liệt kê các sản phẩm của công nghệ đó mà em biết. Hãy kể tên một một số công nghệ khác mà em biết.
c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu: Quan sát và cho biết Hình 3.1 mô tả công nghệ nào? Hãy liệt kê các sản phẩm của công nghệ đó mà em biết. Hãy kể tên một một số công nghệ khác mà em biết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, quan sát.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 bạn ngẫu nhiên đứng dậy nêu ý kiến của bản thân:
Hình 3.1 SGK mô tả công nghệ hàn, 
Sản phẩm của công nghệ hàn rất đa dạng như khung nhà xưởng, cầu, vật dụng gia đình.... 
Một số công nghệ khác như: công nghệ đúc, công nghệ gia công cắt gọt, công nghệ điện – quang.....
- GV mời HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài: Công nghệ rất đa dạng, phong phú, chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó công nghệ trong lĩnh vực luyện kim – cơ khí; công nghệ trong lĩnh vực điện - điện tử là phổ biến. Vậy đặc điểm của các nhóm lĩnh vực trên có đặc điểm như thế nào, chúng ta tìm hiểu Bài 3: Công nghệ phổ biến.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về công nghệ luyện kim
a. Mục tiêu

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_10_hoc_ki_1_nam_hoc_2022_2023_hanh_tin.docx