Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài: Kiểm tra giữa học kì I - Năm học 2022-2023 - Cao Thị Thùy Dương

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài: Kiểm tra giữa học kì I - Năm học 2022-2023 - Cao Thị Thùy Dương

Nhận biết:

- Nêu được vai trò của ánh sáng đối với sinh trưởng, phát triển của cây trồng, năng suất và chất lượng của sản phẩm trồng trọt.

- Nêu được vai trò của nhiệt độ đối với sinh trưởng, phát triển của cây trồng, năng suất và chất lượng của sản phẩm trồng trọt.

- Nêu được vai trò của nước và độ ẩm đối với sinh trưởng, phát triển của cây trồng, năng suất và chất lượng của sản phẩm trồng trọt.

- Nêu được vai trò của đất trồng đối với sinh trưởng, phát triển của cây trồng, năng suất và chất lượng của sản phẩm trồng trọt.

- Nêu được vai trò của dinh dưỡng đối với sinh trưởng, phát triển của cây trồng, năng suất và chất lượng của sản phẩm trồng trọt.

- Nêu được vai trò của kĩ thuật canh tác đối với sinh trưởng, phát triển của cây trồng, năng suất và chất lượng của sản phẩm trồng trọt.

Thông hiểu:

- Phân tích được các mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt.

Vận dụng:

- Vận dụng được kiến thức về mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính để có biện pháp điều chỉnh, xử lý trong trồng trọt theo mong muốn của con người.

 

docx 12 trang Phan Thành 04/07/2023 1450
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài: Kiểm tra giữa học kì I - Năm học 2022-2023 - Cao Thị Thùy Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 15/10/2022
Trường : THCS – THPT Cửa Việt Giáo viên : Cao Thị Thùy Dương
Tổ : Khoa học tự nhiên
TÊN BÀI DẠY :
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
Môn : Công nghệ. Lớp : 10B1
Thời gian thực hiện (số tiết) : Tuần 7(1tiết)
Tiết 14
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
MÔN: CÔNG NGHỆ 10 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
TT
Nội dung kiến thức
Đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
% tổng
điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Số CH
Thời gian (phút)
Số CH
Thời gian (phút)
Số CH
Thời gian (phút)
Số CH
Thời gian (phút)
Số CH
Thời gian (phút)
TN
TL
1
Chủ đề 1: Giới thiệu chung về trồng trọt
Bài 1. Trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
1
0,75
0
0
0
0
0
0
3
0
6,0
0,75
Bài 2. Phân loại cây trồng
1
0,75
1
1,5
0
0
0
0
Bài 3. Mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt
3
2,25
1
1,5
3
2,25
0
0
7
0
6,0
1,75
2
Chủ đề 2: Đất trồng
Bài 4. Thành phần và tính chất của đất trồng
4
3,0
5
7,5
0
0
1
5
18
3
33,0
7,5
Bài 5. Biện pháp cải tạo, sử dụng và bảo vệ đất trồng
3
2,25
2
9,5
2
5,75
0
0
Bài 6. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số giá thể trồng cây
4
3,0
0
0
0
0
0
0
Tổng
16
12
8
20
5
8
1
5
28
3
45
100
Tỉ lệ (%)
40
30
20
10
Tỉ lệ chung (%)
70
30
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
MÔN: CÔNG NGHỆ 10 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
TT
Nội dung kiến thức
Đơn vị 
kiến thức
Mức độ kiến thức, kĩ năng 
cần kiểm tra, đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
1
Chủ đề 1: Giới thiệu chung về trồng trọt
Bài 1. Trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Nhận biết:
- Trình bày được vai trò và triển vọng của trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
- Nêu được một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ trong trồng trọt.
Thông hiểu:	
- Phân tích tác dụng của các thành tựu nổi bật trong trồng trọt ứng dụng công nghệ cao
- Hiểu được ý nghĩa của việc áp dụng cơ giới hóa trong trồng trọt. 
- Vận dụng:
- Trình bày được những yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt.
1 
0 
0
0
Bài 2. Phân loại cây trồng
Nhận biết:
- Biết được các tiêu chí để phân loại cây trồng.
Thông hiểu:
- Phân loại được các nhóm cây trồng theo nguồn gốc, đặc tính sinh vật học và mục đích sử dụng.
Vận dụng:
- Phân loại được các loại cây trồng ở địa phương
1
1
0
0
Bài 3. Mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt
Nhận biết:
- Nêu được vai trò của ánh sáng đối với sinh trưởng, phát triển của cây trồng, năng suất và chất lượng của sản phẩm trồng trọt. 
- Nêu được vai trò của nhiệt độ đối với sinh trưởng, phát triển của cây trồng, năng suất và chất lượng của sản phẩm trồng trọt. 
- Nêu được vai trò của nước và độ ẩm đối với sinh trưởng, phát triển của cây trồng, năng suất và chất lượng của sản phẩm trồng trọt. 
- Nêu được vai trò của đất trồng đối với sinh trưởng, phát triển của cây trồng, năng suất và chất lượng của sản phẩm trồng trọt.
- Nêu được vai trò của dinh dưỡng đối với sinh trưởng, phát triển của cây trồng, năng suất và chất lượng của sản phẩm trồng trọt.
- Nêu được vai trò của kĩ thuật canh tác đối với sinh trưởng, phát triển của cây trồng, năng suất và chất lượng của sản phẩm trồng trọt.
Thông hiểu:
- Phân tích được các mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt. 
Vận dụng: 
- Vận dụng được kiến thức về mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính để có biện pháp điều chỉnh, xử lý trong trồng trọt theo mong muốn của con người.
3
1
3
0
2
Chủ đề 2. Đất trồng
Bài 4. Thành phần và tính chất của đất trồng
Nhận biết:
- Nêu được khái niệm, thành phần, tính chất của đất trồng. 
- Trình bày được tính chua, tính kiềm và trung tính của đất trồng. 
- Nêu được các thành phần cơ bản của đất trồng và vai trò của của từng thành phần đối với cây trồng.
- Nêu được khái niệm keo đất và vai trò của keo đất. 
- Nêu được các phản ứng của dung dịch đất. 
- Nêu được ý nghĩa của việc nắm vững phản ứng của dung dịch đất trong sản xuất. 
 Thông hiểu: 
- Mô tả được cấu tạo của keo đất. 
- Phân biệt được hạt keo âm, hạt keo dương về cấu tạo. 
- Giải thích được cơ sở xác định được đất chua, đất kiềm, đất trung tính.
- Hiểu được ý nghĩa của hiện tượng trao đổi ion của keo đất. 
 Vận dụng:
- Đề xuất được biện pháp cải tạo và sử dụng hợp lý đất chua, đất kiềm.
4
5 
0
1
Bài 5. Biện pháp cải tạo, sử dụng và bảo vệ đất trồng
Nhận biết:
- Nêu được các biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng. 
- Nêu được các đặc điểm, nguyên nhân gây ra đất chua, đất mặn, đất xám bạc màu. 
. –Nêu được cơ sở khoa học của biện pháp sử dụng cải tại đất chua, đất mặn và đất bạc màu. 
Thông hiểu: 
- Hiểu được cơ sở khoa học của biện pháp cải tạo đất chua, đăt mặn và đất xám bạc màu 
- Giải thích được mối liên hệ giữa nguyên nhân hình thành và tính chất của đất làm cơ sở xác định được các biện pháp cải tạo và hướng sử dụng hợp lí đối với từng loại đất trồng. 
Vận dụng: 
- Vận dụng được kiến thức để sử dụng đất trồng hợp lí ở địa phương đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Đề xuất được biện pháp cải tạo, bảo vệ đất tại địa phương giúp cây trồng ngày càng phát triển. 
3
1
2
0
Bài 6. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số giá thể trồng cây
Nhận biết:
- Kể tên được các loại giá thể trồng cây hữu cơ tự nhiên và giá thể trồng cây vô cơ. 
– Nêu được một số ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất đất/giá thể trồng cây. 
- Nêu đặc điểm của một số loại giá thể trồng cây phổ biến. - Nêu được ý nghĩa của trồng cây bằng giá thể. 
Thông hiểu:
 - Mô tả được các bước sản xuất một số loại giá thể trồng cây. - Phân biệt được thành phần, ưu, nhược điểm và qui trình sản xuất các loại giá thể trồng cây. 
Vận dụng:
Vận dụng kiến thức để đề xuất loại giá thể phù hợp với đối tượng cây trồng tại địa phương.
Phân biệt được giá thể tự nhiên và giá thể trơ cứng. 
 4
0
0
Tổng
16
8
5
1
ĐỀ RA:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: “Giá thể có hàm lượng kali lớn giúp cây cứng cáp, chống rét tốt.” là đặc điểm của loại giá thể nào sau đây?
	A. Xơ dừa.	B. Trấu hun. 	C. Mùn cưa.	D. Than bùn.
Câu 2: Ánh sáng tác động đến cây trồng thông qua yếu tố nào sau đây?
	A. Cả 3 đáp án trên	B. Thời gian chiếu sáng
	C. Cường độ chiếu sáng	D. Chất lượng ánh sáng
Câu 3: Khả năng hấp phụ của đất do thành phần nào quyết định?
	A. Phần lỏng. 	B. Chất vô cơ.	C. Phần rắn.	D. Keo đất. 
Câu 4: Mỗi một hạt keo đất có cấu tạo như thế nào?
	A. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion bất động.
	B. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bất động→ lớp ion khuếch tán.
	C. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion khuếch tán.
	D. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion khuếch tán → lớp ion bất động.
Câu 5: Thời kì khủng hoảng nước của loài cây lấy củ thường rơi vào giai đoạn:
	A. Giai đoạn ra hoa B. Giai đoạn sinh trưởng, sinh dưỡng
	C. Giai đoạn cây mới nảy mầm D. Giai đoạn củ hình thành và phát triển
Câu 6: Mục đích chính của nhà trồng cây là để:
	A. Kiểm soát các yếu tố môi trường trồng trọt B. Hạn chế sâu, bệnh gây hại cây trồng
	C. Dễ quản lí D. Hạn chế ánh sáng, nước mưa
Câu 7: Các loại cây trồng lúa mì, đậu Hà Lan, lê, táo, lựu , su hào thuộc nhóm cây trồng
	A. Nhóm cây ôn đới	B. Nhóm cây á nhiệt đới
	C. Nhóm cây nhiệt đới	D. Nhóm cây cận nhiệt đới
Câu 8: Để giảm độ chua cho đất, người ta thường làm gì? 
	A. Bón phân đạm.	B. Bón phân ure.	C. Bón phân kali.	D. Bón vôi.
Câu 9: Đất chua có đặc điểm nào sau đây?
	A. Trong đất chứa nồng độ muối (NaCl, Na2SO4 ) dưới 2,56%.
	B. Trong dung dịch đất có nồng độ H+ nhỏ hơn nồng độ OH-.
	C. Trong đất chứa nồng độ muối (NaCl, Na2SO4 ) trên 2,56%.
	D. Trong dung dịch đất có nồng độ H+ lớn hơn nồng độ OH-.
Câu 10: Việc sử dụng giá thể trồng cây trong trồng trọt có ý nghĩa nào sau đây?
	A. Dễ trồng, chăm sóc thuận tiện, cây chậm phát triển. B. Sạch bệnh nhưng cây sinh trưởng chậm.
	C. Cây trồng sinh trưởng và phát triển kém. 	D. Dễ trồng, chăm sóc thuận tiện.
Câu 11: Thành phần của đất trồng bao gồm 
	A. phần lỏng, phần rắn, phần khí, sinh vật đất.
	B. phần lỏng, phần rắn, phần khí, động vật đất.
	C. phần lỏng, chất vô cơ, phần khí, vi sinh vật đất.
	D. phần lỏng, chất hữu cơ, phần khí, sinh vật đất.
Câu 12: Giá thể trồng cây hữu cơ tự nhiên gồm những loại nào sau đây?
	A. Than bùn, mùn cưa, trấu hun, đất phù sa. B. Than bùn, mùn cưa, đá perlite, đất sét.
	C. Than bùn, mùn cưa, trấu hun, xơ dừa. D. Than bùn, mùn cưa, trấu hun, gốm.
Câu 13: Đặc điểm của đất xám bạc màu là
	A. đất chứa nhiều muối NaCl, Na2SO4 B. đất có tầng canh tác mỏng.
	C. đất chứa nhiều Al3+, Fe3+ tự do. D. vi sinh vật có ích hoạt động mạnh.
Câu 14: Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình quang hợp của cây trồng?
	A. Ánh sáng.	B. Nước và độ ẩm.	C. Đất trồng.	D. Nhiệt độ.
Câu 15: Cho các biện pháp cải tạo đất mặn:
(1). Bón phân cân đối phân đạm, lân, kali.
(2). Xây dựng hệ thống kênh mương để thau rửa, tiêu mặn.
(3). Trồng cây chịu mặn, nuôi trồng thủy sản.
(4). Bón vôi để đẩy Na+ ra khỏi keo đất
Các biện pháp đúng là
	A. (2), (4), (3). 	B. (1), (2), (3),(4). 
	C. (1), (2), (4).	D. (2), (3), (1).
Câu 16: Tác dụng của biện pháp thủy lợi trong cải tạo đất xám bạc màu?
	A. Nâng cao độ pH, cải tạo tính chất vật lý của đất
	B. Hạn chế rửa trôi các các cation kiềm trong đất.
	C. Tăng độ phì nhiêu cho đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.
	D. Tránh sự rửa trôi chất dinh dưỡng trong đất.
Câu 17: Năng suất, chất lượng của cây trồng phụ thuộc chủ yếu vào:
	A. Kĩ thuật canh tác B. Giống cây trồng C. Dinh dưỡng	D. Ánh sáng, nhiệt độ
Câu 18: Ở keo đất âm, thành phần nào của keo đất mang điện tích âm? 
	A. Lớp ion khuếch tán.	B. Lớp ion không di chuyển.
	C. Lớp ion quyết định điện.	D. Nhân keo đất.
Câu 19: Trong trồng trọt người ta phân loại cây trồng theo các tiêu chí nào?
	A. Cây nhiệt đới, cây ôn đới.
	B. Cây lâu năm, cây hằng năm.
	C. Nguồn gốc, đặc tính sinh học, mục đích sử dụng.
	D. Cây lương thực, cây ăn quả, cây dược liệu.
Câu 20: Để sử dụng và bảo vệ đất trồng cần áp dụng biện pháp nào sau đây?
	A. Bón phân vô cơ liên tục trong nhiều năm.
	B. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên đất trồng.
	C. Chọn cây trồng phù hợp với từng loại đất.
	D. Trồng độc canh một loại cây trồng trong thời gian dài.
Câu 21: Đất rất chua có độ pH là bao nhiêu? 
	A. pH = 6,6.	B. pH ≥ 7,6.	C. pH từ 4,5-5,5.	D. pH < 4,5.
Câu 22: Thời kì khủng hoảng nước của loài rau ăn lá thường rơi vào giai đoạn:
	A. Giai đoạn ra hoa tạo quả
	B. Giai đoạn sinh trưởng, sinh dưỡng
	C. Giai đoạn thu hoạch lá
	D. Giai đoạn cây mới nảy mầm
Câu 23: Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến quá trình sinh lý của cây trồng:
	A. Làm ức chế sự xuân hóa
	B. Làm giảm hiệu suất quang hợp, tăng hiệu suất hô hấp
	C. Làm giảm hiệu suất quang hợp và hô hấp
	D. Làm tăng hiệu suất quang hợp, kích thích xuân hóa
Câu 24: Những phần tử có kích thước nhỏ hơn 1micromet, không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù được gọi là gì? 
	A. Sỏi. B. Sét. C. Keo đất. 	D. Limon. 
Câu 25: Yếu tố nào quyết định khả năng hấp phụ của đất?
	A. Số lượng hạt cát B. Số lượng keo đất C. Số lượng hạt limon	D. Cây trồng
Câu 26: Trong trồng trọt người ta thắp đèn cho cây thanh long nhằm mục đích chính:
	A. Giúp cây sinh trưởng phát triển tốt
	B. Kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày giúp phân hóa mầm hoa
	C. Hạn chế sâu bệnh hại cây
	D. Quả mau to
Câu 27: Đặc điểm của giá thể than bùn là
	A. được thủy phân trong điều kiện kị khí. B. được xay nghiền và nung ở nhiệt độ cao.
	C. được hun đốt trong điều kiện kị khí. D. được ủ với chế phẩm vi sinh vật.
Câu 28: Khả năng trao đổi ion của keo đất có tác dụng gì đối với cây trồng?
	A. Chất dinh dưỡng trong đất ít bị rửa trôi. B. Cây trồng được cung cấp đẩy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng.
	C. Phản ứng dung dịch đất luôn ổn định. D. Nhiệt độ đất luôn điều hòa.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1 ( 1 điểm): So sánh đất xám bạc màu với đất phèn về nguyên nhân hình thành và đặc điểm của đất
Câu 2( 1 điểm): Theo em cần làm gì để tăng độ pH của đất chua và giảm độ pH của đất kiềm?
Câu 3 ( 1 điểm): Ở địa phương em có những loại đất trồng nào? Người ta thường trồng những loại cây gì trên đất đó? 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM
PHẦN TRẮC NGHIỆM: 0,25 điểm/câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11
Câu 12
Câu 13
Câu 14
B
A
D
B
D
A
A
D
D
D
A
C
B
A
Câu 15
Câu 16
Câu 17
Câu 18
Câu 19
Câu 20
Câu 21
Câu 22
Câu 23
Câu 24
Câu 25
Câu 26
Câu 27
Câu 28
A
D
B
C
C
C
D
B
C
C
B
B
A
B
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: So sánh đất xám bạc màu với đất phèn
Chỉ tiêu so sánh
Đất xám bạc màu
Đất phèn
Điểm
Nguyên nhân hình thành
- Địa hình: dốc thoải nên dễ bị xói mòn và rửa trôi các hạt sét, keo và chất dinh dưỡng.
- Đá mẹ: đất hình thành trên các loại đá mẹ (đá cát, đá magma acid,...) có tính chua, rời, không có kết cấu nên không giữ được chất dinh dưỡng.
- Khí hậu: mưa nhiều, nhiệt độ cao (quá trình phong hoá, phân huỷ các chất nhanh).
- Con người: tập quán canh tác lạc hậu nên đất bị thoái hoá mạnh.
- Đất phèn thường được hình thành và phát triển ở những vùng địa mạo đầm lầy, rừng ngập mặn, cửa sông có địa hình trũng, khó thoát nước. 
- Đất phèn là sản phẩm bồi tụ phù sa kết hợp với vật liệu sinh phèn (xác sinh vật chứa nhiều lưu huỳnh) và muối phèn.
0,5 điểm
Đặc điểm của đất
tầng đất mặt mỏng, lớp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ (tỉ lệ cát lớn, lượng sét và keo ít), màu xám trắng, đất thường bị khô hạn; hầu hết có tính chua (pH < 4,5), nghèo chất dinh dưỡng, nghèo mùn; vi sinh vật trong đất ít, hoạt động yếu.
- Màu sắc: màu đen hoặc nâu ở tầng đất mặt, có mùi đặc trưng của lưu huỳnh và H2S. 
- Thành phần cơ giới của đất nặng, tầng đất mặt cứng, nhiều vết nứt nẻ khi khô hạn. 
- Đất có độ phì nhiêu thấp, rất chua (trị số pH < 4). 
- Hàm lượng nhôm di động Al3+rất cao 
- Hàm lượng hữu cơ trong đất ở mức khá, giàu kali.
0,5 điểm
Câu 
Đáp án
Điểm
Câu 2: 
Để tăng độ pH của đất chua cần:
+ Bón phân lân.
+ Bón phân hữu cơ đã hoai mục.
+ Bón vôi.
- Để giảm độ pH của đất kiềm cần:
+ bổ sung các nguyên tố gây axit hóa như: Lưu huỳnh, sắt sunphat, .
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3
Học sinh kể được loại đất trồng ở địa phương
Học sinh kể được loại cây trồng phổ biến ở địa phương
0,5 điểm
0,5 điểm
Kí duyệt của tổ trưởng
Lê Thị Thanh Hà

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_10_bai_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_nam_hoc.docx