Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 7+8 - Năm học 2021-2022

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 7+8 - Năm học 2021-2022

I. Mục Tiêu:

 1. Kiến thức:

- Học xong bài này học sinh phải.

 - Biết & trình bày được quy trình xác định độ chua.

- Xác định được độ pH của các mẫu đất bằng các thiết bị thông thường.

 2. Kỹ năng:

 - Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo, phương pháp làm việc khoa học.

 - Có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn vệ sinh trong quá trình thực hành.

 3. Thái độ:

II. Phương pháp: Tổ chức theo từng nhóm nhỏ.

III. Phương tiện:

 1. Chuẩn bị của thầy:

 - Làm thí nghiệm trước, để nắm vững quy trình.

 - Giáo viên chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1khay, 1ống nhỏ giọt, 1lọ chỉ thị màu,.

 - Pha dung dịch KCL có nồng độ 1N. Câu 74 gram KCL khô và pha vào 1 lít nước cất.

 - Pha dung dịch chỉ thị màu tổng hợp.

 1. Chuẩn bị của trò:

 - Kẻ 2 bảnh: Kết quả thí nghiệm và bảng học sinh tự đánh giá trước vào giấy.

 - Mỗi nhóm học sinh chuẩn bị 3 mẫu đất và thìa nhựa.

IV. Tiến trình bài giảng:

 1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ:

 Thế nào là phản ứng của dung dịch đất? Độ chua của đất được xác định bằng chỉ số nào?

 3. Thực hành: Mở bài: Để xác định độ chua của đất, chúng ta làm thí nghiệm trong bài thực hành hôm nay.

 

docx 6 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 4120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 7+8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 17/9/2021
Ngày dạy : 10A4: 20/9/2021
Bài 8 : Thực hành 
Tiết 7: XÁC ĐỊNH ĐỘ CHUA CỦA ĐẤT
I. Mục Tiêu:
	1. Kiến thức:
- Học xong bài này học sinh phải.
	- Biết & trình bày được quy trình xác định độ chua.
- Xác định được độ pH của các mẫu đất bằng các thiết bị thông thường.
	2. Kỹ năng:
	- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo, phương pháp làm việc khoa học.
	- Có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn vệ sinh trong quá trình thực hành.
	3. Thái độ:
II. Phương pháp: Tổ chức theo từng nhóm nhỏ.
III. Phương tiện:
	1. Chuẩn bị của thầy:
	- Làm thí nghiệm trước, để nắm vững quy trình.
	- Giáo viên chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1khay, 1ống nhỏ giọt, 1lọ chỉ thị màu,.....
	- Pha dung dịch KCL có nồng độ 1N. Câu 74 gram KCL khô và pha vào 1 lít nước cất.
	- Pha dung dịch chỉ thị màu tổng hợp.
	1. Chuẩn bị của trò: 
	- Kẻ 2 bảnh: Kết quả thí nghiệm và bảng học sinh tự đánh giá trước vào giấy.
	- Mỗi nhóm học sinh chuẩn bị 3 mẫu đất và thìa nhựa.
IV. Tiến trình bài giảng:
	1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ:
	 Thế nào là phản ứng của dung dịch đất? Độ chua của đất được xác định bằng chỉ số nào?
	3. Thực hành: Mở bài: Để xác định độ chua của đất, chúng ta làm thí nghiệm trong bài thực hành hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1: Tổ chức tiết học.
- Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 3 à 5 học sinh ( tuỳ lớp) phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
- Phát dụng cụ cho các nhóm.
- Nhắc nhở ý thức tổ chức kỷ luật, vệ sinh trong thực hành.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn quy trình thực hành:
- Giáo viên vừa làm mẫu vừa ghi tóm tắt lên bảng.
+ Bước 1: Lấy mẫu đất bằng dao có thể tích bằng hạt bắp đặt vào giữa muỗng.
+ Bước 2: Dùng ống nhỏ giọt lấy dung dịch chỉ thị màu tổng hợp và nhỏ từ từ từng giọt vào mẫu đất trong muỗng.
+ Bước 3: Sau 1 phút, nghiêng muỗng cho nước trong mẫu đất lọc ra khỏi đất nhưng đất vẫn ở trong thìa. So sánh màu nước trong muỗng với màu nước trong thang màu chuẩn, nếu phù hợp thì đọc chỉ số pH ở thang màu chuẩn.
* Hoạt động 3: Học sinh tiến hành thực hành.
- Giáo viên quan sát nhắc nhở học sinh làm đúng quy trình, giữ vệ sinh nơi làm việc.
- Nhóm trưởng có nhiệm vụ nhắc nhở các thao tác thực hành, các thành viên thay nhau thực hiện các thao tác ; cân đất, cho dung dịch KCL 1N vào... 
- Lưu ý: Tránh làm đổ nước trong muỗng ra ngoài, nhất là tránh làm đổ thang màu chuẩn.
- Yêu cầu: Mỗi nhóm thực hiện với 2 mẫu đất, mỗi mẫu làm 3 lần, được 3 chỉ số pH, sau đó lấy trị số tb, ghi kết quả vào mẫu báo cáo.
- Học sinh bắt đầu thực hành.
4. Tổng kết bài học:
	- Gọi học sinh trình bày quy trình thực hành.
	- Nhóm báo cáo kết quả: mẫu đất lấy ở đâu, pH =?	
	- Nhận xét về giờ thực hành về các mặt.
	+ Công việc chuẩn bị của học sinh.
	+ Kỹ thuật, vệ sinh trong tiết học.
	- Nộp báo cáo thực hành cần ghi rõ:
	+ Tên nhóm.... ngày... tháng.. năm.
	+ Tên bài thực hành.
	+ Bảng 1: Kết quả thực hành.
	+ Bảng 2: Đánh giá kết quả.
	5. Dặn dò: 
	Sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến hiện tượng xói mòn 
Ngày soạn : 17/9/2021
Ngày dạy : 10A4: 20/9/2021
Bài 9
Tiết 8: BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT XÁM BẠC MÀU, ĐẤT XÓI MÒN MẠNH TRƠ SỎI ĐÁ
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	- Học sinh nêu được sự hình thành, tính chất của đất xám bạc màu.
	- Biết và trình bày được các biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất xám bạc màu.
- Nêu được nguyên nhân gây xói mòn đất, tính chất của đất xói mòn mạnh và biện pháp cải tạo, hướng sử dụng của loại đất này.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng, phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên đất.
II. Phương pháp:
 Hỏi đáp + thảo luận nhóm.
III. Phương tiện:
1. Chuẩn bị của thầy:
- Tranh ảnh về xói mòn đất và biện pháp khắc phục.
- Phiếu học tập và đáp án.
- Tranh ảnh liên quan đến đất xám bạc màu.
2. Chuẩn bị của trò:
- Nội dung bài học.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định:
2. Mở bài
Xói mòn đất ảnh hưởng như thế nào đến độ phì nhiêu của đất? Vậy làm thế nào để cải tạo đất? Chúng ta học bài hôm nay.
3. Phát triển bài:
NỘI DUNG BÀI
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 Đất Việt Nam có đặc điểm:
- Điều kiện khí hậu nóng ẩm à chất hữu cơ và mùn dễ bị khoáng hoá.
- Chất dinh dưỡng dễ hoà tan, bị rửa trôi.
- 70% phân bố ở vùng đồi núi à bị xói mòn mạnh thoái hoá. Trong đó đáng lưu ý là đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, đất mặn, đất phèn
I. Cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu:
Mục tiêu:
 - Tăng độ phì nhiêu của đất.
 - Nâng cao năng suất cây trồng.
1. Điều kiện – nguyên nhân hình thành:
- Hình thành giữa vùng giáp ranh đồng bằng và miền núi.
- Địa hình dốc thoải à Rửa trôi mạnh.
- Tập quán canh tác lạc hậu à Đất thoái hoá mạnh.
- Chặt phá rừng.
2. Tính chất của đất xám bạc màu.
- Tầng đất mặn mỏng.
- Thành phần cơ giới nhẹ.
- Thường khô hạn.
- Chua đến rất chua.
- Nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn.
- VSV ít, hoạt động yếu.
3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng:
a. Biện pháp cải tạo:
- Xây dựng bờ rừng, bờ thửa, tưới tiêu hợp lí, khắc phục hạn hán, tạo mộ trường thuận lợi cho VSV phát triển.
- Cày sâu dần tăng độ dày tầng đất mặt.
- Bón vôi giảm độ chua.
- Luân canh, chú ý cây họ đậu, cây phân xanh, tăng cường VSV cố định đạm, khắc phục tình trạng nghèo dinh dưỡng.
- Bón phân hữu cơ và phân hoá học hợp lí, khắc phục tình trạng nghèo dinh dưỡng, tăng lượng mùn tạo môi trường thuận lợi cho VSV hoạt động và phát triển.
b. Hướng sử dụng:
- Do được hình thành ở địa hình dốc thoải nên dễ thoát nước, thành phần cơ giới nhẹ nên dễ cày bừa vì vậy có thể trồng được nhiều loại cây lương thực.
II. Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
1. Nguyên nhân gây xói mòn:
- Mưa lớn phá vỡ kết cấu đất.
- Địa hình dốc tạo thành dòng chảy rửa trôi.
- Chặt phá rừng giảm độ che phủ à Tốc độ dòng chảy lớn.
2. Tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
- Hình thái phẫu diện không hoàn chỉnh.
- Cát sỏi chiếm ưu thế.
- Chua, nghèo mùn, nghèo chất dinh dưỡng.
- VSV ít, hoạt động yếu.
3. Cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh.
 Có biện pháp công trình và biện pháp nông học.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của đất Việt Nam.
- Đất Việt Nam có đặc điểm gì?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất xám bạc màu.
- Chuyển tiếp: Trước hết chúng ta tìm hiểu về đất xám bạc màu.
- Mục tiêu của hoạt động cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu là gì?
- Những điều kiện và nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất xám bạc màu là gì?
- Đất xám bạc màu có những tính chất gì cần chú ý?
Chuyển tiếp: Từ những tính chất của đất xám bạc màu đã nêu trên chúng ta có thể đề ra các biện pháp cải tạo.
- Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, hoàn thành phiếu học tập: biện pháp cải tạo đất xám bạc màu.
- Hãy kể tên một số loại cây được trồng trên đất xám bạc màu.
Chuyển tiếp: Muốn đất có độ phì nhiêu trở lại thì phải có biện pháp cải tạo.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu biện pháp cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
Học sinh thảo luận các câu hỏi.
- Xói mòn đất là gì?
- Nguyên nhân nào gây xói mòn?
- Xói mòn đất thường xảy ra ở vùng nào? Đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp đất nào chịu tác động của xói mòn mạnh hơn.
- Hãy cho biết tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá?
Chuyển tiếp: Từ các nguyên nhân và đặc điểm đã nêu, có thể đề xuất các biện pháp khắc phục như thế nào?
- Yêu cầu học sinh thảo luận tìm ra các biện pháp cải tạo và tác dụng của các biện pháp cải tạo đó.
- Nghiên cứu thông tin SGK trả lời.
- Học sinh thảo luận trả lòi câu hỏi.
- Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời.
- Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời.
Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập khi nghiên cứu SGK và vận sụng kiến thức của mình.
- Ngô, xắn, lúa, lạc, đậu, vừng.
- Là quá trình phá huỷ lớp đất mặt và tầng đất dưới do nước mưa, nước tưới, tuyết tan, gió.
Nước muă roi phá huỷ kết cấu đất, bào mòn đất mặn, địa hình dốc làm xói mòn, rử trôi.
- Do chặt phá rừng, nhất là rừng đầu nguồn làm nước mưa các vùng đồi núi, đồi trọc càng lớn...
- Thường xảy ra ở vùng đồi núi có dốc. Đất lâm nghiệp chịu tác động mạnh hơn vì đất lâm nghiệp thường ở vùng đồi núi.
- Hoạt động theo nhóm tìm ra biện pháp và tác dụng của nó bằng thông tin SGK và kiến thức của mình.
	4. Củng cố:
	a. Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu và xói mòn mạnh trơ sỏi đá có đặc điểm gì chung.
	 ( Mưa lớn phá vỡ kết cấu của đất, địa hình dốc nên quả trình rửa trôi mạnh )
	b. So sánh tính chất của đất xám bạc màu và xói mòn mạnh.
( Giống: Tầng đất mặt mỏng, đất thường khô hạn, chua, nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn, VSV ít, hoạt động kém. Khác: Đất xám bạc màu tầng đất mặt có.thành phần cơ giới nhẹ. Đất xói mìn mạnh, tầng đất bị bào mòn mạnh trơ sỏi đá, cát sỏi chiếm ưu thế).
5. Dặn dò:
- Trả lời câu hỏi cuối bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_10_tiet_78_nam_hoc_2021_2022.docx