Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Chương trình học kỳ I

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Chương trình học kỳ I

Tiết 3 - BÀI 3: SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG

I/ Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng

- Biết được quy trình sản xuất giống cây trồng

2. Kỹ năng

- Rèn luyện cho học sinh khả năng quan sát, nhận biết, làm việc với sgk, làm việc theo nhóm.

- Rèn cho học sinh khả năng phân tích, so sánh, khái quát.

3. Thái độ

 - Có ý thức và hứng thú tham gia các hoạt động học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm

- Năng lực tự học: Học sinh tự giác, chủ động xác định nhiệm vụ học tập, mục tiêu học tập phù hợp với bản thân và nỗ lực, tự lực thực hiện các nhiệm vụ được giao để thực hiện mục tiêu học tập. Chịu khó, chủ động đọc tài liệu, ghi chép thông tin cần thiết và nội dung thảo luận khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực sáng tạo

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

1. Máy tính , máy chiếu, tranh trong SGK, đồ dùng dạy học

2. Giáo viên:tài liệu sách chuẩn kiến thức kĩ năng, SGK.

3. Học sinh: Nghiên cứu ở nhà trước bài học, SGK

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

A. KHỞI ĐỘNG

 1. Mục tiêu: đã có ở phần trên

 2. Phương thức:

- Chuyển giao nhiệm vụ

GV kiểm tra bài cũ song dẫn vào bài mới

Để có được giống mới đưa vào sản xuất đại trà phải theo cac quy trình nghiêm ngặt. Các quy trình đó thể hiện như thế nào? Ta nghiên cứu bài số 3 sản xuất GCT

- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

+ Học sinh lắng nghe GV dẫn vào bài

- Báo cáo kết quả

+ Học sinh lắng nghe GV dẫn vào bài

- Đánh giá, nhận xét

+ Học sinh lắng nghe GV dẫn vào bài

 

docx 54 trang yunqn234 9250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Chương trình học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 - BÀI 1: BÀI MỞ ĐẦU
I/ Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Biết được vị trí,vai trò và tầm quan trọng của các ngành nông,lâm,ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
- Biết được những thuận lợi và khó khăn của đk tự nhiên, xã hội của nước ta ảnh hưởng đến phát triển nông, lâm, ngư nghiệp.
	- Tình phát triển của nghành N,L,NN của nước ta hiện nay
	- Phương hướng, nhiệm vụ phát triển của nghành N,L,NN của nước ta hiện nay
2. Kỹ năng 
- Kỹ năng, kỹ xảo: Rèn luyện cho học sinh khả năng quan sát, nhận biết, làm việc với sgk, làm việc theo nhóm.
- Tư duy: rèn cho học sinh khả năng phân tích, so sánh, khái quát.
3. Thái độ
- Biết tiếp cận tình hình thực tiến nông,lâm,ngư nghiệp của nước ta trong thời gian hiện tại và tương lai. HS tăng thêm lòng yêu quê hương,đất nước có ý tưởng hướng nghiệp vào nghề nông,lâm,ngư nghiệp.
- Luôn coi trọng sự hợp tác với các bạn trong nhóm và sự hỗ trợ của thầy, cô giáo trong suốt quá trình thực hiện các hoạt động.
	- Có ý thức và hứng thú tham gia các hoạt động học tập. 
4. Định hướng phát triển năng lực	
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Có khả năng phát hiện vấn đề, đề xuất cách giải quyết vấn đề hợp lí, hiệu quả: Chủ động vận dụng kiến thức đã học trong bài học vào việc giải quyết các vấn đề phát hiện trong bài học.
- Năng lực tự học: Học sinh tự giác, chủ động xác định nhiệm vụ học tập, mục tiêu học tập phù hợp với bản thân và nỗ lực, tự lực thực hiện các nhiệm vụ được giao để thực hiện mục tiêu học tập. Chịu khó, chủ động đọc tài liệu, ghi chép thông tin cần thiết và nội dung thảo luận khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực sáng tạo
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC 
1. Máy tính , máy chiếu, tranh trong SGK, đồ dùng dạy học 
2. Giáo viên: tài liệu sách chuẩn kiến thức kĩ năng, SGK.
3. Học sinh: Nghiên cứu ở nhà trước bài học, SGK
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. KHỞI ĐỘNG
 1. Mục tiêu: đã có ở phần trên
 2. Phương thức: 
- Chuyển giao nhiệm vụ
GV cho học sinh quan quan sát một số bức ảnh và trả lời câu hỏi sau
(?) Theo em nước ta có những thuận lợi nào để phát triển SX nông, lâm, ngư nghiệp?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
* Học sinh:
- Nhận nhiệm vụ.
- Phân công nhiệm vụ, giới hạn thời gian cho từng các nhân.
- Thực hiện, hoàn thành câu hỏi.
* Giáo viên: 
- Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
- Báo cáo kết quả
+ HS: Khí hậu, đất đai của nước ta thích hợp cho ST, PT của nhiều cây trồng và vật nuôi, nhân dân ta chăm chỉ, cần cù
- Đánh giá, nhận xét
+ Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
( Chiếu nội dung kiến thức mới cho học sinh dễ quan sát)
+ HS: Khí hậu, đất đai của nước ta thích hợp cho ST, PT của nhiều cây trồng và vật nuôi, nhân dân ta chăm chỉ, cần cù
3. Gợi ý sản phẩm: 
+ HS: Khí hậu, đất đai của nước ta thích hợp cho ST, PT của nhiều cây trồng và vật nuôi. Sau đó gv dẫn vào bài
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1
I. Tầm quan trọng của sản xuất nông lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
1. Ngành nông lâm ngư nghiệp đóng góp một phần không nhỏ và cơ cấu tổng sản phẩm trong nước.
 - Chuyển giao nhiệm vụ
-GV: Nêu các nhiệm vụ học sinh cần thực hiện: cho hs quan sát hình 1.1 sgk
(?) Cơ cấu tổng SP nước ta được đóng góp bởi những nghành nào?
(?) Trong đó ngành nông lâm, ngư nghiệp đóng góp như thế nào?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ Nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi
- Báo cáo kết quả
+ Công nghiệp và xây dựng, dịch vụ, nghành nông lâm ngư nghiệp
+ Ngành nông lâm, ngư nghiệp đóng góp 1/4 đến 1/5 vào cơ cấu tổng SP trong nước
- Đánh giá, nhận xét
+ Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
( Chiếu nội dung kiến thức mới cho học sinh dễ quan sát)
+ Ngành nông lâm, ngư nghiệp đóng góp 1/4 đến 1/5 vào cơ cấu tổng SP trong nước
2. Ngành nông lâm, ngư nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến
- Chuyển giao nhiệm vụ
-GV: Nêu các nhiệm vụ học sinh cần thực hiện:
(?) Em hãy nêu 1 số SP của nông lâm, ngư nghiệp được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ Nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi
- Báo cáo kết quả
+ Công nghiệp chế biến sữa, thủy hải sản đóng hộp...... 
- Đánh giá, nhận xét
+ Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
( Chiếu nội dung kiến thức mới cho học sinh dễ quan sát)
+ Công nghiệp chế biến sữa, thủy hải sản đóng hộp..... 
3. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp có vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hoá xuất khẩu
- Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Nêu các nhiệm vụ học sinh cần thực hiện: cho hs quan sát bảng 1 sgk
(?) Phân tích bảng 1 có NX gì về giá trị hàng nông sản, lâm sản hàng hóa sản xuất khẩu qua các năm?
Kể tên một số SP nước ta thường xuất khẩu ra nước ngoài?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ Nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi
- Báo cáo kết quả
+ Tăng hàng năm và thu về hàng triệu đo la Mỹ/năm
+ Lúa, gạo, Thịt, cá..
- Đánh giá, nhận xét
+ Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
( Chiếu nội dung kiến thức mới cho học sinh dễ quan sát)
+ Tăng hàng năm và thu về hàng triệu đo la Mỹ/năm
+ Lúa, gạo, Thịt, cá..
4. Hoạt động nông lâm ngư nghiệp còn chiếm trên 50% tổng số lao động tham gia vào các ngành kinh tế
- Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Nêu các nhiệm vụ học sinh cần thực hiện: cho hs quan sát hình 1.2 sgk
(?) em có nhận xét gì về lực lượng lao động phân bố trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp so với các ngành khác ?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ Nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi
- Báo cáo kết quả
+ Chiếm hơn 50 % tổng số lao động xã hội, nước ta vẫn là nước sản xuất N,L,NN là chủ yếu
- Đánh giá, nhận xét
+ Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
( Chiếu nội dung kiến thức mới cho học sinh dễ quan sát)
 + Chiếm hơn 50 % tổng số lao động xã hội, nước ta vẫn là nước sản xuất N,L,NN là chủ yếu
Hoạt động 2
II. Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta.
1. Thành tựu
- Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Nêu các nhiệm vụ học sinh cần thực hiện: hs đọc SGk mục II
(?) Thành tựu nổi bật nhất của ngành nông, lâm, ngư nghiệp?
(?) Cho ví dụ 1 số SP của ngành nông lâm, ngư nghiệp đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế 
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ Nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi
- Báo cáo kết quả
a. Thành tựu nổi bật nhất là sản xuất lương thực tăng liên tục
b. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp là bước đầu đã hình thành một số ngành sản xuất hàng hóa với các vùng sản xuất tập trung, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu
c. 1 số SP của ngành nông , lâm, ngư nghiệp đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế
+ Một số SP xuất khẩu ra thị trường quốc tế Gạo, cà phê, tôm, cá tra, gỗ, cá basa...
- Đánh giá, nhận xét
+ Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
( Chiếu nội dung kiến thức mới cho học sinh dễ quan sát)
a. Thành tựu nổi bật nhất là sản xuất lương thực tăng liên tục
b. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp là bước đầu đã hình thành một số ngành sản xuất hàng hóa với các vùng sản xuất tập trung, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu
c. 1 số SP của ngành nông , lâm, ngư nghiệp đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế
+ Một số SP xuất khẩu ra thị trường quốc tế Gạo, cà phê, tôm, cá tra, gỗ, cá basa...
2. Hạn chế
- Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Nêu các nhiệm vụ học sinh cần thực hiện: 
(?) Theo em tình hình SX nông ,lâm ngư nghiệp hiện nay còn có những hạn chế gì?
(?) Tại sao năng suất, chất lượng SP còn thấp?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ Nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi
- Báo cáo kết quả
+ Năng suất và chất lượng sản phẩm còn thấp
+ Hệ thống giống cây trồng, vật nuôi, cơ sở bảo quản , chế biến nông, lâm thuỷ sản còn lạc hậu và chưa đáp ứng được yêu cầu của nền SX hàng hoá chất lượng cao
- Đánh giá, nhận xét
+ Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
( Chiếu nội dung kiến thức mới cho học sinh dễ quan sát)
+ Năng suất và chất lượng sản phẩm còn thấp
+ Hệ thống giống cây trồng, vật nuôi, cơ sở bảo quản , chế biến nông, lâm thuỷ sản còn lạc hậu và chưa đáp ứng được yêu cầu của nền SX hàng hoá chất lượng cao
Hoạt động 3
III/ Phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp nước ta 
- Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Nêu các nhiệm vụ học sinh cần thực hiện: GV vẽ hình một bông hoa
(?) Trong thời gian tới ngành nông, lâm, ngư nghiệp nước ta cần thực hiện những phương hướng, nhiệm vụ gì?
(?) Làm thế nào để chăn nuôi có thể trở thành 1 ngành SX chính trong điều kiện dịch bệnh như hiện nay?
(?) thế nào là 1 nền NN sinh thái?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ Nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi
+ chia lớp thành 3 nhóm 
+ Cá nhân tiếp nhân, thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả
1. Tăng cường sản xất lương thực để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
2. Đầu tư phát triển chăn nuôi để đưa ngành này thành ngành sản xuất chính.
3. Xây dựng một nền nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái - một nền nông nghiệp sản xuất đủ lương thực, thực phẩm đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu nhưng không gây ô nhiễm và suy thoái môi trường.
4. áp dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
5. Đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch để giảm bớt hao hụt sản phẩm và nâng cao chất lượng nông, lâm, thuỷ sản.
+ Tiêm phòng cho đàn gia súc, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để hạn chế dịch bệnh
+ Nền nông nghiệp sinh thái ( tức là nền NN sạch từ khâu giống đên khâu thu hoạch) 
- Đánh giá, nhận xét
+ Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
( Chiếu nội dung kiến thức mới cho học sinh dễ quan sát)
1. Tăng cường sản xất lương thực để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
2. Đầu tư phát triển chăn nuôi để đưa ngành này thành ngành sản xuất chính.
3. Xây dựng một nền nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái - một nền nông nghiệp sản xuất đủ lương thực, thực phẩm đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu nhưng không gây ô nhiễm và suy thoái môi trường.
4. áp dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
5. Đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch để giảm bớt hao hụt sản phẩm và nâng cao chất lượng nông, lâm, thuỷ sản.
+ Tiêm phòng cho đàn gia súc, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để hạn chế dịch bệnh
+ Nền nông nghiệp sinh thái ( tức là nền NN sạch từ khâu giống đên khâu thu hoạch) 
GV giải thích thêm phần câu hỏi phụ cho hs dễ hiểu
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Em hãy nên vai trò của ngành nông, lâm trong nền kinh tế quốc dân?
Câu 2: Nêu những thành tựu và hạn chế của ngành nông, lâm, ngư nghiệp?
Câu 3: Nêu những nhiệm vụ chính của sản xuất nông, lâm ngư nghiệp?
Đáp án
Câu 1:
+ Ngành nông lâm ngư nghiệp đóng góp một phần không nhỏ và cơ cấu tổng sản phẩm trong nước
+ Ngành nông lâm, ngư nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến
+ Ngành nông, lâm, ngư nghiệp có vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hoá xuất khẩu
+ Hoạt động nông lâm ngư nghiệp còn chiếm trên 50% tổng số lao động tham gia vào các ngành kinh tế
Câu 2:
+Thành tựu nổi bật nhất là sản xuất lương thực tăng liên tục
+Ngành nông, lâm, ngư nghiệp là bước đầu đã hình thành một số ngành sản xuất hàng hóa với các vùng sản xuất tập trung, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu
+1 số SP của ngành nông , lâm, ngư nghiệp đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế
Câu 3: 
+ Tăng cường sản xất lương thực để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
+ Đầu tư phát triển chăn nuôi để đưa ngành này thành ngành sản xuất chính.
+ Xây dựng một nền nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái - một nền nông nghiệp sản xuất đủ lương thực, thực phẩm đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu nhưng không gây ô nhiễm và suy thoái môi trường.
+ áp dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
+ Đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch để giảm bớt hao hụt sản phẩm và nâng cao chất lượng nông, lâm, thuỷ sản.
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
- Các em sau khi học song bài này áp dụng cho gđ và địa phương và biết tình hình nông, lâm, ngư nghiệp từ đó vận dụng cho gđ và địa phương mình để ngày càng phát triển mạnh nghề này.
- Các em có thể tìm hiểu thêm trên mạng internet, tivi.....
E. Rút kinh nghiệm.
..........................................................................................................................................
Tiết 2 - BÀI 2: KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG
I/ Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm, mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.
- Trình bày được mục đích, nội dung chủ yếu của 3 loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng cần thực hiện trước khi đưa các giống mới chọn tạo hoặc mới nhập nội vào sản xuất đại trà.
- Phân biệt và chỉ ra được mối liên hệ giữa 3 loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng: Thí nghiệm so sánh giống, thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật, thí nghiệm sản xuất quảng cáo.
2. Kĩ năng
 - Vận dụng được kiến thức mới hình thành để giải quyết vấn đề được phát hiện trong bài học và một số tình huống sử dụng giống cây trồng trong thực tiễn
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát.
3. Thái độ	- Có ý thức và hứng thú tham gia các hoạt động học tập. 
4. Định hướng phát triển năng lực
Trên cơ sở xác định vấn đề và nội dung học như trên, quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh trong bài học này chú trọng vào việc phát triển những năng lực sau cho học sinh:
- Năng lực phát hiện vấn đề 
- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề thông qua việc tự nghiên cứu và vận dụng kiến thức về khảo nghiệm giống cây trồng để giải quyết một số tình huống sử dụng giống cây trồng trong thực tiễn.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC 
1. Máy tính , máy chiếu, tranh ảnh về các thí nghiệm khảo nghiệm GCT, băng hình về hội nghị đầu bờ (gồm hoạt động báo cáo và khảo sát thực tế) 
2. Giáo viên: tài liệu sách chuẩn kiến thức kĩ năng, SGK.
3. Học sinh: Nghiên cứu ở nhà trước bài học, SGK 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. KHỞI ĐỘNG
 1. Mục tiêu: đã có ở phần trên
 2. Phương thức: 
GV giới thiệu một đoạn băng hình hoặc nêu 1 tình huống hoặc tổ chức cho HS diễn một tiểu phẩm ngắn trong thời gian 3-4 phút có nội dung chính như sau: một địa phương nào đó đưa một giống lúa hoặc giống cây ăn quả... mới chọn tạo hoặc mới nhập nội vào sản xuất không qua khảo nghiệm giống (do khi đi tham quan nơi trồng giống cây đó thấy cây cho năng suất cao, chất lượng tốt). 
- Chuyển giao nhiệm vụ
GV cho học sinh quan quan sát suy nghĩ qua xem băng hình hoặc tiểu phẩm, HS phát hiện vấn đề :“Vì sao đưa giống mới chọn tạo hoặc mới nhập nội vào sản xuất không qua khảo nghiệm, kết quả không được như mong muốn, thậm chí không cho thu hoạch? Khảo nghiệm giống cây trồng mới bằng cách nào để đảm bảo gieo trồng đạt kết quả tốt khi đưa vào sản xuất?”
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
 - GV yêu cầu một số HS dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân để thử đưa ra các câu trả lời cho vấn đề các em phát hiện.
- Báo cáo kết quả
- Kết quả là cây sinh trưởng phát triển kém, năng suất rất thấp, thậm chí là mất mùa. 
- Đánh giá, nhận xét
+ Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
( Chiếu nội dung kiến thức mới cho học sinh dễ quan sát)
- Nhận xét các câu trả lời của HS và chuyển tiếp sang hoạt động 2.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1
I. Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng
 - Chuyển giao nhiệm vụ
-GV: Nêu các nhiệm vụ học sinh cần thực hiện:
- GV tổ chức cho HS nghiên cứu mục I –SGK, sau đó trả lời câu hỏi 
 	 1, Khảo nghiệm giống cây trồng nhằm đích gì?
	2, Muống khai thác tối đa hiệu quả cua giống cần khảo nghiệm về đặc điểm nào?
	3, Giả sử một giống lúa ở nước ngoài có sản lượng cao, phẩm chất gạo tốt, ta nhập nội rồi đưa vào sản xuất đại trà ngay, không qua khảo nghiệm. Kế quả sẽ ntn? Vi sao?
	4, Em hãy nêu tóm tắt mục đich, ỹ nghĩa của công tác khảo nghiệm GCT?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ Nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi
Báo cáo kết quả
1, Khảo nghiệm giống là để đánh giá khách quan chính xác đặc điểm của giống có phù hợp với điều kiện tự nhiên và hề thống luân canh của vùng sản xuất hay không
2, Về kĩ thuật canh tác của giống như: thười vụ, chế độ làm đất, chăm bón....
3, có thể tố, nhưng thường là không hiệu quả vì không thích hợp vơi điều kiện thổ nhưỡng, không có quy trình hợp lí...
4, Khảo nghiệm giúp ta đánh giá khách quan chính xác đặc điểm của giống để có thể công nhận kịp thời đưa vào hệ thống luân canh của khu vực
- Xác định được những yêu cầu kĩ thuật của giống và hướng sử dụng giống để từ đó khai thác tối đa hiệu quả của giống
- Đánh giá, nhận xét
+ Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
( Chiếu nội dung kiến thức mới cho học sinh dễ quan sát)
- GV giải thích và kết luận hoạt động 1 Mục đích, ý nghĩa của công tác KN GCT
- Khảo nghiệm giúp ta đánh giá khách quan chính xác đặc điểm của giống để có thể công nhận kịp thời đưa vào hệ thống luân canh của khu vực
- Xác định được những yêu cầu kĩ thuật của giống và hướng sử dụng giống để từ đó khai thác tối đa hiệu quả của giống
Hoạt động 2
II. Tìm hiểu các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng
1. Thí nghiệm so sánh giống
- Chuyển giao nhiệm vụ
-GV: Nêu các nhiệm vụ học sinh cần thực hiện: 
1, Giống mới được bố trí so sánh với giống nào? Và nhằm mục đích gì?
2, Cho quan sát hình 2.1 SGK xác định đâu là giống mới cần KN và đâu là giống đại trà được làm đối chứng ? So sánh giống cần chú ý các chỉ tiêu nào?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ Nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi
	- Báo cáo kết quả
1, So sánh với giống phổ biến được sản xuất đại trà nhằm xác định giống mới có tính ưu việt gì
2, Giống mới cần khảo nghiệm là KN1, giống đại trà làm đối chứng ( CR203).
So sánh các chỉ tiêu như: sinh trưởng, phát triển, năng suất , chất lượng, khẳ năng chống chịu với điều kiện môi trường..
Đánh giá, nhận xét
+ Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
( Chiếu nội dung kiến thức mới cho học sinh dễ quan sát)
+ So sánh với giống phổ biến được sản xuất đại trà nhằm xác định giống mới có tính ưu việt gì
+ So sánh các chỉ tiêu như: sinh trưởng, phát triển, năng suất , chất lượng, khẳ năng chống chịu với điều kiện môi trường..
- GV giải thích nếu kết quả sao sánh cho thấy giống mới vượt trội so với giống đại trà thì gửi đến trung tâm khao nghiệm giống quốc gia để tiếp tục khảo nghiệm trên mạng lưới toàn quốc. Chuyển sang hoạt động 3
Hoạt động 3
2. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật
- Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Nêu các nhiệm vụ học sinh cần thực hiện: 
1, mục đích của thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật là gì?
2, Thí nghiệm kiểm tra được tiến hành trong phạm vi nào?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ Nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi
	- Báo cáo kết quả
1, Nhằm kiểm tra những đề xuất của cơ quan chọn tạo giống để xây dựng quy trình kĩ thuật, chuẩn bị cho mở rộng sản xuất đại trà
2, Phạm vị khảo nghiệm giông quốc gia
Đánh giá, nhận xét
+ Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
( Chiếu nội dung kiến thức mới cho học sinh dễ quan sát)
+ Nhằm kiểm tra những đề xuất của cơ quan chọn tạo giống để xây dựng quy trình kĩ thuật, chuẩn bị cho mở rộng sản xuất đại trà
+ Phạm vị khảo nghiệm giông quốc gia
GV giải thích thêm sau khi khảo nghiệm về so sánh giống và thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật các yêu cầu kĩ thuật của giống, nếu đáp ứng yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận giống Quốc gia đồng thời xây dựng kĩ thuật gieo trồng và cho phép phổ biến rộng trong sản xuất. Chuyển ý
Hoạt động 4
3. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo
- Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Nêu các nhiệm vụ học sinh cần thực hiện: 
1, Giống mới với những điều kiện gì sẽ được tổ chức thí nghiệm sản xuất quảng cáo?
2, Thí nghiệm sản xuất quảng cáo nhằm mục đích gì?
3, làm thế nào để giống mới được tuyên truyền rộng rãi và được đưa và sản xuất đại trà?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ Nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi
	- Báo cáo kết quả
1, Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận giống quốc gia
2, Tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà
3, Tổ chức hội nghị đầu bờ, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người đều biết về giống mới( GV có thể chiếu bằng hình giải thích thêm)
Đánh giá, nhận xét
+ Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
( Chiếu nội dung kiến thức mới cho học sinh dễ quan sát)
+ Tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà
+ Tổ chức hội nghị đầu bờ, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người đều biết về giống mới.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Bài tập 1. hãy khoanh tròn vào đáp án đúng. Giống được cấp giấy chứng nhận quốc gia khi giống đáp ứng yêu cầu khi đã tổ chức thí nghiệm:
A. Thí nghiệm sao sánh giống
B. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật
C. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo
D. Không cần thí nghiệm
( Đáp án B)
- GV kết luận những nội dung chính của hoạt động 4 
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
Tìm đọc sách khoa học kĩ thuật hoặc tra cứu trên mạng internet để tìm hiểu yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh và quy trình kĩ thuật gieo trồng một loại cây trồng mới chưa có ở địa phương. Nên chọn loại cây hoa hoặc rau có thời gian sinh trưởng ngắn, dễ theo dõi. Sau đó làm thí nghiệm so sánh giống hoặc thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật bằng cách thực hiện một biện pháp kĩ thuật đơn giản, nhanh cho kết quả như chế độ phân bón hoặc mật độ gieo trồng.... Theo dõi và ghi chép kết quả thu thập được.
E. Rút kinh nghiệm.
..........................................................................................................................................
Tiết 3 - BÀI 3: SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG
I/ Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng
- Biết được quy trình sản xuất giống cây trồng
2. Kỹ năng 
- Rèn luyện cho học sinh khả năng quan sát, nhận biết, làm việc với sgk, làm việc theo nhóm.
- Rèn cho học sinh khả năng phân tích, so sánh, khái quát.
3. Thái độ
	- Có ý thức và hứng thú tham gia các hoạt động học tập. 
4. Định hướng phát triển năng lực	
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm
- Năng lực tự học: Học sinh tự giác, chủ động xác định nhiệm vụ học tập, mục tiêu học tập phù hợp với bản thân và nỗ lực, tự lực thực hiện các nhiệm vụ được giao để thực hiện mục tiêu học tập. Chịu khó, chủ động đọc tài liệu, ghi chép thông tin cần thiết và nội dung thảo luận khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực sáng tạo
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC 
1. Máy tính , máy chiếu, tranh trong SGK, đồ dùng dạy học 
2. Giáo viên:tài liệu sách chuẩn kiến thức kĩ năng, SGK.
3. Học sinh: Nghiên cứu ở nhà trước bài học, SGK 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. KHỞI ĐỘNG
 1. Mục tiêu: đã có ở phần trên
 2. Phương thức: 
- Chuyển giao nhiệm vụ
GV kiểm tra bài cũ song dẫn vào bài mới
Để có được giống mới đưa vào sản xuất đại trà phải theo cac quy trình nghiêm ngặt. Các quy trình đó thể hiện như thế nào? Ta nghiên cứu bài số 3 sản xuất GCT
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ Học sinh lắng nghe GV dẫn vào bài
- Báo cáo kết quả
+ Học sinh lắng nghe GV dẫn vào bài
- Đánh giá, nhận xét
+ Học sinh lắng nghe GV dẫn vào bài
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1
I. Mục đích của công tác SX GCT
 - Chuyển giao nhiệm vụ
-GV: Nêu các nhiệm vụ học sinh cần thực hiện: gọi một học sinh đọc mục I sgk. GV tóm tắt 
- Thế nào là thuần chủng? 
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ một học sinh đọc mục I sgk
- Báo cáo kết quả
GV tóm tắt
+ Duy trì , củng cố độ thuần chủng, sức sống và tính trạng điển hình của giống
+ Tạo ra số lượng giống cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà
+ Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất
(độ thuần chủng của giống là nói tới kiểu gen đồng hợp của giống)
- Đánh giá, nhận xét
+ Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
( Chiếu nội dung kiến thức mới cho học sinh dễ quan sát)
+ Duy trì , củng cố độ thuần chủng, sức sống và tính trạng điển hình của giống
+ Tạo ra số lượng giống cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà
+ Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất
 Hoạt động 2
II. Hệ thống sản xuất giống cây trồng
- Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Nêu các nhiệm vụ học sinh cần thực hiện: 
Yêu cầu hs quan sát hình 19 sgk và trả lời
1, Hệ thống sản xuất giống cây trồng bắt đầu từ đâu và khi nào kết thúc?
2, Tìm hiểu sgk, hãy cho biết hệ thống sản xuất hạt giống gồm những giai đoạn nào?
3, Thế nào là hạt giống SNC?
4, Nhiệm vụ vảu giai đoạn 1 là gì? Nơi nào có nhiệm vụ sản xuất hạt giống SNC?
5,Thế nào là hạt giống nguyên chủng và hạt giống xác nhận? Cơ quan nào thực hiện sản xuất hạt NC và sản xuất hạt XN?
6, Tại sao hạt SNC và hạt NC cần được sản xuất tại các cơ sở sản xuất giống chuyên ngành?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ Nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi
- Báo cáo kết quả
+ Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
( Chiếu nội dung kiến thức mới cho học sinh dễ quan sát)
1, Bắt đầu từ nhân hạt giống do cơ sở nhân tạo giống nhà nước cung cấp đến khi có được hạt xác nhận
2, Gồm 3 giai đoạn:
SẢN XUẤT HẠT SNC
SẢN XUẤT HẠT NC
SẢN XUẤT HẠT 
XN
SẢN XUẤT ĐẠI TRÀ
GĐ 1
GĐ 2
GĐ 3
3, Là hạt giống có chất lượng và độ thuần khiết cao
4, giai đoạn 1 cso nhiệm vụ duy trì, phục tráng và sản xuất hạt SNC và do các xí nghiệp, trung tâm sản xuất giống chuyên trách thực hiện
5, Hạt nguyên chủng: là hạt giống chất lượng cao được nhân ra từ hạt SNC, hạt giống xác nhận được nhân ra từ hạt NC cung cấp cho sản xuất
Các công ty và trung tâm GCT có chức năng sx hạt NC, các cơ sở nhân giống sx ra hạt XN
6, Vì đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao và sự theo dõi chặt chẽ, chống pha tạp, đảm bảo duy trì và củng cố kiểu gen thuần chủng của giống
- Đánh giá, nhận xét
1, Bắt đầu từ nhân hạt giống do cơ sở nhân tạo giống nhà nước cung cấp đến khi có được hạt xác nhận
SẢN XUẤT HẠT SNC
SẢN XUẤT HẠT NC
SẢN XUẤT HẠT 
XN
SẢN XUẤT ĐẠI TRÀ
GĐ 1
GĐ 2
GĐ 3
2, Gồm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 : sx hạt giống SNC; giai đoạn 2 sản xuất hạt giống NC; giai đoạn 3: sảng xuất hạt giống XN
3, Là hạt giống có chất lượng và độ thuần khiết cao
4, giai đoạn 1 cso nhiệm vụ duy trì, phục tráng và sản xuất hạt SNC và do các xí nghiệp, trung tâm sản xuất giống chuyên trách thực hiện
5, Hạt nguyên chủng: là hạt giống chất lượng cao được nhân ra từ hạt SNC, hạt giống xác nhận được nhân ra từ hạt NC cung cấp cho sản xuất
Các công ty và trung tâm GCT có chức năng sx hạt NC, các cơ sở nhân giống sx ra hạt XN
6, Vì đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao và sự theo dõi chặt chẽ, chống pha tạp, đảm bảo duy trì và củng cố kiểu gen thuần chủng của giống
Hoạt động 3
III. Quy trình sản xuất giống cây trồng
1. Sản xuất giống cây trồng nông nghiệp
a. Sản xuất giống ở cây tự thụ phấn
* Sơ đồ duy trì
 - Chuyển giao nhiệm vụ
-GV: Nêu các nhiệm vụ học sinh cần thực hiện: GV cheo sơ đồ hình 3.2 lên bảng yêu cầu học sinh quan sát, lưu ý cac ô gạch chéo là biểu tượng cho các dòng không đạt yêu cầu nên không thụ phấn.
- hs thảo luận
1, quan sát sơ đồ hình 3.2 em hãy cho biết quy trình sản xuất GCT tự thụ phân từ hạt tác giả thường diễn ra trong mấy năm? Nhiệm vụ của từng năm tương ứng là gì ?
2, Em hãy cho biết trong sản xuất giống cây trồng đã áp dụng hình thức chọn lọc nào?
 - Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ Nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi
- Báo cáo kết quả
1, đáp án như hình 3.2 sgk
2, Chọn lọc các thể ở năm thứ 1 và năm thứ 2
- Đánh giá, nhận xét
+ Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
( Chiếu nội dung kiến thức mới cho học sinh dễ quan sát)
- đáp án như hình 3.2 sgk
- Chọn lọc các thể ở năm thứ 1 và năm thứ 2
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. em hãy cho biết mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng? 
Đáp án: đã có ở phần I
2. Hãy cho biết hệ thống sản xuất GCT gồm những giai đoạn nào?
Đáp án: Sản xuất hạt giống SNC, Sản xuất hạt giống NC, Sản xuất hạt giống XN
3. Vật liệu khởi đầu để sản xuất hạt giống SNC bao gồm những vật liệu nào?
Đáp án: ( hạt tác giả, giống nhập nội, giống thoái hóa)
 D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
Tìm đọc sách khoa học kĩ thuật hoặc tra cứu trên mạng internet, sách báo để tìm hiểu yêu cầu về sản xuất giống cây trồng.
E. Rút kinh nghiệm.
..........................................................................................................................................
Tiết 4 - Bài 4: SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG
I/ Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
	- Nắm được quy trình sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo, sản xuất giống ở cây trồng nhân giống vô tính và sản xuất giống cây rừng
2. Kỹ năng 
- Kỹ năng, kỹ xảo: Rèn luyện cho học sinh khả năng quan sát, nhận biết, làm việc với sgk, làm việc theo nhóm.
- Tư duy: rèn cho học sinh khả năng phân tích, so sánh, khái quát.
3. Thái độ
- Luôn coi trọng sự hợp tác với các bạn trong nhóm và sự hỗ trợ của thầy, cô giáo trong suốt quá trình thực hiện các hoạt động.
	- Có ý thức và hứng thú tham gia các hoạt động học tập. 
4. Định hướng phát triển năng lực	
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm
- Năng lực tự học: Học sinh tự giác, chủ động xác định nhiệm vụ học tập, mục tiêu học tập phù hợp với bản thân và nỗ lực, tự lực thực hiện các nhiệm vụ được giao để thực hiện mục tiêu học tập. 
- Năng lực sáng tạo
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC 
1. Máy tính , máy chiếu, tranh trong SGK, đồ dùng dạy học 
2. Giáo viên: Tài liệu sách chuẩn kiến thức kĩ năng, SGK...
3. Học sinh: Nghiên cứu ở nhà trước bài học, SGK 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. KHỞI ĐỘNG
 1. Mục tiêu: đã có ở phần trên
 2. Phương thức: 
- Chuyển giao nhiệm vụ
Sau khi đánh giá, cho chấm điểm, GV nêu vấn đề: như các em vừa trình bày hai quá trình

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_10_chuong_trinh_hoc_ky_i.docx