Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 7: Một số tính chất của đất trồng (Bản hay)

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 7: Một số tính chất của đất trồng (Bản hay)

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ

- Trình bày được khái niệm đất trồng, keo đất, khả năng hấp phụ của đất.

- Trình bày được khái niệm phản ứng của dung dịch đất, các phản ứng của dung dịch đất.

- So sánh được keo âm và keo dương về cấu tạo.

- Phân biệt độ chua hoạt tính và độ chua tiềm tàng.

Vận dụng được kiến thức về đất trồng vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp hiệu quả.

NĂNG LỰC CHUNG

Tìm hiểu được các loại đất có ở địa phương, cách nhận biết các loại đất phổ biến.

Đánh giá sản phẩm phiếu học tập số 1,2 của nhóm và nhóm khác; rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý cho từng thành viên.

 - Phối hợp được với các bạn trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập số 1,2.

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Tích cực nghiên cứu và thu thập nội dung liên quan đến đất trồng ở địa phương, gia đình thông qua tìm hiểu trên mạng, hỏi người thân.

Nhận xét, đánh giá công bằng, góp ý chân thành phiếu học tập số 1,2.

 

doc 12 trang Dương Hải Bình 31/05/2022 6150
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 7: Một số tính chất của đất trồng (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 10
Bài 7: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG
Thời lượng: 1 tiết
(Mục III. Độ phì nhiêu của đất (HS tự học)) 
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC	
Phẩm chất, năng lực
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Mã hóa của YCCĐ
NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ
Nhận thức công nghệ
- Trình bày được khái niệm đất trồng, keo đất, khả năng hấp phụ của đất.
[a3.1]
- Trình bày được khái niệm phản ứng của dung dịch đất, các phản ứng của dung dịch đất.
[a3.1]
- So sánh được keo âm và keo dương về cấu tạo.
[a3.2]
- Phân biệt độ chua hoạt tính và độ chua tiềm tàng.
[a3.2]
Sử dụng công nghệ
Vận dụng được kiến thức về đất trồng vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp hiệu quả.
[c3.1]
NĂNG LỰC CHUNG 
Năng lực tự chủ và tự học
Tìm hiểu được các loại đất có ở địa phương, cách nhận biết các loại đất phổ biến.
[TCTH.1.1]
Năng lực giao tiếp và hợp tác
Đánh giá sản phẩm phiếu học tập số 1,2 của nhóm và nhóm khác; rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý cho từng thành viên. 
[GTHT.7]
 - Phối hợp được với các bạn trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập số 1,2.
[GTHT.3]
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Phẩm chất chăm chỉ
Tích cực nghiên cứu và thu thập nội dung liên quan đến đất trồng ở địa phương, gia đình thông qua tìm hiểu trên mạng, hỏi người thân.
[CC.1.2]
Phẩm chất trách nhiệm
Nhận xét, đánh giá công bằng, góp ý chân thành phiếu học tập số 1,2.
[TT.2]
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1. Khởi động 
(5 phút)
- Máy chiếu, máy tính.
- HS chuẩn bị tìm hiểu nội dung để chơi trò chơi ô chữ.
- Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ liên quan đến đất trồng.
Hoạt động 2. Tìm hiểu keo đất và khả năng hấp phụ của đất.
 (20 phút)
- Cốc thủy tinh, đũa khuấy. 
- Phiếu học tập số 1.
- Tranh, ảnh về cấu tạo keo đất.
- Đọc trước bài học.
- Xem và cập nhật thông tin (tìm kiếm các thông tin của bài học trên mạng internet).
- Đất khô giã nhuyễn, đường, nước sạch.
Hoạt động 3. Phản ứng của dung dịch đất. 
(15 phút) 
- Phiếu học tập số 2.
- Tranh, ảnh về đất chua, đất mặn.
- Đọc trước bài học.
- Xem và cập nhật thông tin (tìm kiếm các thông tin của bài học trên mạng internet).
Hoạt động 4. Luyện tập và vận dụng (5 phút)
- Máy chiếu, máy tính.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học
(thời gian)
Mục tiêu
(STT của YCCĐ)
Nội dung dạy học
trọng tâm
PP/KTDH
chủ đạo
Phương án đánh giá
Hoạt động 1. Khởi động
(5 phút)
[a3.1]
Giới thiệu, dẫn dắt HS vào chủ đề bài học.
- PP trò chơi.
- Kĩ thuật tia chớp.
Đánh giá trực tiếp trên câu trả lời của HS thông qua các tiêu chí đã nêu ở bước chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2. Tìm hiểu keo đất và khả năng hấp phụ của đất.
 (20 phút)
[CC.1.2]
[GTHT.3]
[a3.1]
[a3.2]
[GTHT.7]
[TT.2]
I. Keo đất và khả năng hấp phụ của đất.
1. Keo đất.
2. Khả năng hấp phụ của đất.
- PP trực quan.
- PP dạy học giải quyết vấn đề.
- Đánh giá dựa trên câu trả lời của học sinh.
- GV đánh giá dựa trên thang điểm đã thống nhất với HS thông qua thực hiện nhiệm vụ ở PHT số 1. (Rubic đánh giá hoạt động nhóm).
Hoạt động 3. Phản ứng của dung dịch đất. 
(15 phút)
[TT.2]
[GTHT.7]
[a3.1]
[a3.2]
[c3.1]
[GTHT.3]
II. Phản ứng của dung dịch đất.
1. Phản ứng chua của đất.
2. Phản ứng kiềm của đất.
- KT khăn trải bàn.
- PP dạy học hợp tác.
- HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. GV đánh giá và nhận xét chung.
- Đánh giá trực tiếp dựa trên sản phẩm hoạt động của học sinh (phiếu học tập số 2). 
(Thang đánh giá hoạt động nhóm).
Hoạt động 4. Luyện tập và vận dụng 
(5 phút)
[CC.1.2]
[TT.2]
Củng cố, khắc sâu thêm nội dung kiến thức đã tìm hiểu trong tiết học.
PP động não
- Đánh giá dựa trên câu trả lời của học sinh.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1. Khởi động (5 phút)
1. Mục tiêu: Tạo tình huống gắn kết với [a3.1]
2. Tổ chức hoạt động 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Tổ chức trò chơi Chiếc nón kỳ diệu đoán ô chữ: Câu hỏi: Có 8 chữ cái với các gợi ý lần lượt như sau:
+ là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất;
+ là nơi thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
+ Hình ảnh về đất trồng.
 (Từ khóa : Đất trồng)
- Sử dụng kỹ thuật “ tia chớp” yêu cầu HS nêu nhanh các câu ca dao, tục ngữ liên quan đến đất trồng, vai trò của đất trồng trong sản xuất nông nghiệp.
- GV nhận xét, bổ sung và dẫn dắt HS vào bài mới.
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh tích cực tham gia trò chơi Chiếc nón kỳ diệu.
- Học sinh tích cực trả lời các câu ca dao, tục ngữ liên quan đến đất trồng, vai trò của đất trồng trong sản xuất nông nghiệp.
- HS chú ý lắng nghe.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời ô chữ trong trò chơi “Chiếc nón kỳ diệu” và các câu hỏi nhanh.
- GV nhận xét, đánh giá các câu trả lời của HS và dẫn dắt HS vào bài học.
3. Sản phẩm học tập
- Đưa ra ô chữ chính xác.
- Nêu đúng các câu ca dao, tục ngữ liên quan đến đất trồng, vai trò của đất trồng trong sản xuất nông nghiệp.
4. Phương án đánh giá
Đánh giá trực tiếp trên câu trả lời của HS thông qua các tiêu chí đã nêu ở bước chuyển giao nhiệm vụ học tập. Mỗi câu trả lời nhanh và chính xác nhất sẽ đạt 1 điểm cộng. Riêng từ khóa trò chơi “Chiếc nón kỳ diệu”, nếu HS trả lời đúng từ khóa ngay từ gợi ý đầu tiên sẽ đạt 2 điểm cộng.
* Kết nối hoạt động 2: Trong trồng trọt giống cây trồng quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Ngoài giống, đất trồng cũng đóng góp một phần quan trọng cho cây trồng, đất tốt, đầy đủ chất dinh dưỡng cây mới có thể sinh trưởng - phát triển tốt. Bây giờ, chúng ta sẽ cùng 
nhau tìm hiểu về một số tính chất của đất trồng. Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu về keo đất và khả năng hấp phụ của đất.
Hoạt động 2. Tìm hiểu keo đất và khả năng hấp phụ của đất. (20 phút)
1. Mục tiêu: [CC.1.2], [GTHT.3], [a3.1], [a3.2], [GTHT.7], [TT.2]
2. Tổ chức hoạt động
- Nguồn học liệu: SGK công nghệ 10, SGK công nghệ 7.
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Nhiệm vụ 1:
 + GV biểu diễn thí nghiệm: Có 2 cốc thủy tinh. 
* Cốc 1: Đựng đường cho nước sạch vào khuấy đều.
* Cốc 2: Đựng đất bột, đổ nước sạch vào khuấy đều.
 Sau khi để lắng đọng thì yêu cầu HS quan sát và cho biết nước ở hai cốc có gì khác nhau? Giải thích. Từ đó yêu cầu HS rút ra khái niệm keo đất.
- Nhiệm vụ 2: 
+ GV treo sơ đồ hình 7: Sơ đồ cấu tạo keo đất. Yêu cầu HS quan sát sơ đồ em hãy cho biết keo đất có cấu tạo gồm mấy lớp? Đó là những lớp nào? 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
+ Chia lớp thành 4 nhóm.
+ Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo, thảo luận và chốt kiến thức (tóm tắt nội dung học tập tương ứng).
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ 1:
+ HS quan sát thí nghiệm và nhận xét:
 * Nước ở cốc hòa đất thì đục còn nước ở cốc hòa đường thì trong.
 * Giải thích: Đường đã hòa tan trong nước nên nước chứa đường trong, còn nước pha đất thì đục vì các phần tử nhỏ của đất không hòa tan trong nước mà ở trạng thái lơ lửng trong nước.
 + HS rút ra khái niệm keo đất: 
Keo đất là những phần tử có kích thước khoảng dưới 1µm, không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù (trạng thái lơ lửng trong nước).
GV quan sát, hỗ trợ HS.
- HS thực hiện nhiệm vụ 2:
 + HS quan sát hình 7 và trả lời gồm 3 lớp: 
Nhân.
Lớp ion quyết định điện.
Lớp ion bù:
Lớp ion bất động.
Lớp ion khuếch tán.
- Lớp chia thành 4 nhóm và thực hiện theo yêu cầu của phiếu học tập số 1. 
- Nhóm trưởng phân công công việc cho các thành viên, các thành viên trong nhóm phải tích cực tham gia hoạt động nhóm. Thư kí tổng hợp các nội dung hoàn chỉnh phiếu học tập số 1. 
 - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.
 - GV nhận xét, bổ sung.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Gọi đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả phiếu học tập. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
3, Sản phẩm học tập
- Câu trả lời của HS khi thực hiện nhiệm vụ 1.
- Câu trả lời của HS khi thực hiện nhiệm vụ 2 và phiếu học tập số 1.
4, Phương án đánh giá
- Giáo viên kết luận: Các nội dung theo yêu cầu.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá chung.
Đánh giá thông qua tiêu chí thể hiện trên Rubic đánh giá hoạt động nhóm (phụ lục 1 đính kèm) với hình thức kiểm tra đánh giá là đánh giá thường xuyên.
* Kết nối hoạt động 3: Chúng ta vừa tìm hiểu về keo đất và khả năng hấp phụ của đất. Để biết được các phản ứng của dung dịch đất, chúng ta chuyển sang nội dung tiếp theo.
Hoạt động 3. Phản ứng của dung dịch đất. (15 phút)
1. Mục tiêu: [TT.2], [a3.1], [a3.2], [c3.1], [GTHT.3], [GTHT.7].
2. Tổ chức hoạt động:
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Dung dịch đất có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất và độ phì nhiêu của đất. Dung dịch đất là bộ phận linh hoạt nhất. Nó tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành đất, vào các phản ứng lý, hoá, sinh học, vào sự trao đổi chất dinh dưỡng của cây. Vì thế dung dịch đất sẽ quyết định các phản ứng xảy ra trong đất như: phản ứng chua, phản ứng kiềm, Phản ứng của đất còn gọi là phản ứng của dung dịch đất. Phản ứng của dung dịch đất chính là các quá trình hoá học hay lý - hoá học diễn ra trong đất.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm:
+ Nghiên cứu nội dung phần II bài 7 trang 23 SGK CN10.
+ Áp dụng kỹ thuật khăn trải bàn để tổ chức cho HS hoàn thành phiếu học tập số 2 trong thời gian 7 phút.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo, thảo luận và chốt kiến thức (tóm tắt nội dung học tập tương ứng).
 *GV cho HS quan sát một số hình ảnh về đất có phản ứng chua và đất có phản ứng kiềm.
ĐẤT PHÈN
ĐẤT MẶN
 * GV giảng giải thêm về ý nghĩa thực tế của việc tìm hiểu về phản ứng của dung dịch đất.
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Lớp chia thành 4 nhóm và thực hiện theo yêu cầu của PHT. 
- Nhóm trưởng phân công công việc cho các thành viên. Thư kí tổng hợp các nội dung hoàn chỉnh PHT. 
- Báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
- Quan sát hình ảnh về đất mặn, đất phèn.
- Lắng nghe GV giảng giải thêm về ý nghĩa thực tế của việc tìm hiểu phản ứng của dung dịch đất.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Gọi đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả phiếu học tập. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập số 2.
4. Phương án đánh giá: 
- Học sinh tự đánh giá và nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá chung.
- Giáo viên kết luận:
+ Các nội dung theo yêu cầu.
+ Phân tích ưu nhược điểm của các nhóm.
 + Biểu dương nhóm học sinh có thành tích tốt trong học tập.
Đánh giá thông qua tiêu chí thể hiện trên thang đo đánh giá hoạt động nhóm (phụ lục 2 đính kèm) với hình thức kiểm tra đánh giá là đánh giá thường xuyên.
Hoạt động 4. Luyện tập và vận dụng (5 phút)
1. Mục tiêu: [CC.1.2][TT.2]
2. Tổ chức hoạt động 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 Sử dụng kỹ thuật “ Động não” để HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm (phụ lục 3 đính kèm).
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh tích cực tham gia trả lời các câu hỏi và đúng trọng tâm.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
- GV nhận xét, đánh giá các câu trả lời của HS.
3. Sản phẩm học tập
HS trả lời đúng các câu hỏi trắc nghiệm.
4. Phương án đánh giá
Đánh giá học sinh trực tiếp qua câu trả lời.
HS trả lời đúng mỗi câu đạt được 2 điểm, trả lời sai 0 điểm.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC 
A. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI
Bài 7: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG (LỚP 10)
I. Keo đất và khả năng hấp phụ của đất.
1. Keo đất
a. Khái niệm
 Keo đất là những phần tử có kích thước khoảng dưới 1µm, không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù (trạng thái lơ lửng trong nước).
b. Cấu tạo keo đất.
	Keo âm	 Keo dương
- Nhân: Nằm trong cùng.
- Kế đến là lớp ion quyết định điện:
+ Lớp này mang điện âm à Keo âm.
+ Lớp này mang điện dương à Keo dương.
- Ngoài cùng là lớp ion bù gồm 2 lớp: (lớp ion bất động và lớp ion khuếch tán): Mang điện trái dấu với lớp ion quyết định điện.
2. Khả năng hấp phụ của đất.
Khả năng giữ lại các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ như hạt limon, hạt sét ; hạn chế sự rửa trôi chúng dưới tác động của nước mưa, nước tưới gọi là khả năng hấp phụ của đất.
II. Phản ứng của dung dịch đất. 
Phản ứng của dung dịch đất chỉ tính chua, kiềm hoặc trung tính của đất. Phản ứng dung dịch đất do nồng độ H+ và OH- quyết định.
+ Nếu [ H+] > [OH -] đất có phản ứng chua.
+ Nếu [ H+] = [OH -] đất có phản ứng trung tính.
+ Nếu [ H+] < [OH -] đất có phản ứng kiềm. 
1. Phản ứng chua của đất.
a. Độ chua hoạt tính: 
Độ chua hoạt tính là độ chua do H+ trong dung dịch đất gây nên.
b. Độ chua tiềm tàng: 
Độ chua tiềm tàng do ion H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên.
2. Phản ứng kiềm của đất.
- Đất chứa các muối kiềm Na2CO3, CaCO3 ... các muối này thủy phân tạo thành NaOH và Ca(OH)2 làm cho đất hóa kiềm.
- Ý nghĩa của việc tìm hiểu phản ứng của dung dịch đất trong sản xuất nông nghiệp: Bố trí cây trồng cho phù hợp, bón phân, bón vôi để cải tạo độ phì nhiêu của đất.
III. Độ phì nhiêu của đất (HS tự học). 
(theo HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MÔN CÔNG NGHỆ (Kèm theo Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT))
B. CÁC HỒ SƠ KHÁC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm Tên các thành viên: ..
Câu 1. Hãy quan sát sơ đồ Hình 7. Sơ đồ cấu tạo của keo đất (SGK, trang 22) và làm việc theo nhóm hoàn thành bảng sau: 
	Keo âm	 Keo dương
So sánh cấu tạo keo âm và keo dương
Keo âm
Keo dương
Giống nhau
 ..
 ..
 ..
Khác nhau
Câu 2. Thế nào là khả năng hấp phụ của đất? Em hãy đề xuất 3 biện pháp làm nâng cao khả năng hấp phụ của đất.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm Tên các thành viên: ..
Yêu cầu: 
Em hãy vận dụng những hiểu biết qua đọc thông tin nội dung Mục II SGK Công Nghệ bài 7, trang 23 kết hợp với suy luận để trả lời các câu hỏi sau: 
Câu 1. Thế nào là phản ứng của dung dịch đất? Phản ứng của dung dịch đất do yếu tố nào quyết định?
 .. .. . ....................................
 .
Câu 2. Phân biệt độ chua hoạt tính và độ chua tiềm tàng của đất.
 .. . ....................................
Câu 3. Thế nào là phản ứng kiềm của đất? Việc nghiên cứu các phản ứng của dung dịch đất có ý nghĩa gì trong sản xuất nông, lâm nghiệp?
C. CÁC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
Rubic đánh giá hoạt động nhóm (nhiệm vụ 2 - hoạt động 2).
Tiêu chí đánh giá
Mức độ đánh giá
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Mức 5
Nội dung 1: So sánh cấu tạo keo âm và keo dương.
Nêu chưa đủ ý, chỉ đúng 1 nội dung trong phần so sánh.
Nêu chưa đủ ý, đúng 2 nội dung trong phần so sánh.
Nêu chưa đủ ý, đúng 3 nội dung trong phần so sánh.
Nêu chưa đủ ý, đúng 4 nội dung trong phần so sánh.
Nêu đầy đủ và chính xác các nội dung trong phần so sánh.
Điểm
1
2
3
4
5
Nội dung 2: Khái niệm khả năng hấp phụ của đất và đề xuất 3 biện pháp tăng tính hấp phụ của đất.
Nêu chưa đủ khái niệm về khả năng hấp phụ của đất.
Nêu đầy đủ khái niệm khả năng hấp phụ của đất, chưa đề xuất được biện pháp tăng tính hấp phụ của đất.
Nêu đầy đủ khái niệm khả năng hấp phụ của đất và đề xuất được 1 biện pháp tăng tính hấp phụ của đất.
Nêu đầy đủ khái niệm khả năng hấp phụ của đất và đề xuất được 2 biện pháp tăng tính hấp phụ của đất.
Nêu đầy đủ khái niệm khả năng hấp phụ của đất và đề xuất đủ 3 biện pháp tăng tính hấp phụ của đất.
Điểm
1
2
3
4
5
PHỤ LỤC 2
 Thang đánh giá kết quả hoạt động nhóm (hoạt động 3)
STT
Nhóm
Sản phẩm hoạt động nhóm và thang điểm
Kết quả 
(Điểm)
Chưa hoàn thành (0-4 điểm)
Hoàn thành
(6-7 điểm)
Hoàn thành tốt
(8-9 điểm)
Hoàn thành rất tốt (10 điểm)
Tự đánh giá
Nhóm khác đánh giá
GV đánh giá
1
1
2
2
3
3
4
4
PHỤ LỤC 3
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Những phần tử có kích thước nhỏ < 1µm, không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù là:
A. Limon. 
B. Sét.
C. Keo đất. 
D. Keo dương.
Câu 2: Cấu tạo của keo đất theo thứ tự từ trong ra ngoài:
A. Nhân – Lớp ion quyết định điện – Lớp ion bù
B. Lớp ion quyết định điện – Lớp ion bù – Nhân
C. Lớp ion bù – Lớp ion quyết định điện – Nhân
D. Nhân – Lớp ion bù – Lớp ion quyết định điện
Câu 3: Dinh dưỡng trong đất ít rửa trôi khi:
	A. Khả năng hấp phụ của đất cao.	
B. Thành phần cơ giới đất nhẹ.
	C. Đất ngập nước thường xuyên.	
D. Phản ứng của dung dịch đất kiềm.
Câu 4: Đất cho phản ứng kiềm chứa nhiều muối:
A. Fe2(SO4)3, Al2(SO4)3 B. NaCl, Na2SO4
C. Na2CO3, CaCO3 D. KCl, K2SO4
Câu 5: Độ chua tiềm tàng tạo ra do:
A. Al3+ trên keo đất.	
B. H+ trong dung dịch đất.
C. H+ và Al3+trong dung dịch đất gây nên.	
D. H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_10_bai_7_mot_so_tinh_chat_cua_dat_tron.doc