Tiểu luận Giáo dục học 2 - Chuyên đề 11: Những nội dung giáo dục mới

Tiểu luận Giáo dục học 2 - Chuyên đề 11: Những nội dung giáo dục mới

 CẤU TRÚC BÀI THUYẾT TRÌNH

Chuyên đề 11: Những nội dung giáo dục mới

I. Giáo dục môi trường

II. Giáo dục giới tính

 NỘI DUNG CHÍNH

A) MỞ ĐẦU

Xem clip tìm từ khóa về những nội dung giáo dục mới.

Giới thiệu 2 nội dung chính cần tìm hiểu.

B) PHẦN THÂN

I. Giáo dục môi trường

1. Khái niệm

 Môi trường là tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh bao quanh Trái Đất, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống và sự phát triển của mọi lĩnh vực sống.

 Ô nhiễm môi trường là môi trường bị nhiễm các chất độc hại, nhiễm bẩn hoặc tiếng ồn quá giới hạn cho phép, hoặc do sự khai thác của con người làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, phá vỡ cân bằng hệ sinh thái.

 Nguyên nhân ô nhiễm môi trường:

- Chặt rừng khai thác gỗ, đốt rừng làm nương đã làm mất khả năng giữ nước của rừng đầu nguồn, gây lũ lụt vào mùa mưa,hạn hán vào mùa khô, sinh vật mất nơi sinh sống, sự cân bằng hệ sinh thái bị phá hoại.

- Do các hoạt động khai thác khác nhau của con người làm cho đất đai kiệt quệ, địa hình bị sói mòn, diện tích hoang hóa đồi trọc ngày một tăng.

- Khai thác quá mức đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Khí thải công nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước, bầu khí quyển, tầng ozon

- Giao thông vận tải phát triển gây tiếng ồn quá mức chịu đựng của con người, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khí thải giao thông làm ô nhiễm bầu khí quyển

- Chất thải sinh hoạt cũng là một nguồn góp phần đáng kể vào việc làm ô nhiễm môi trường.

 Giáo dục môi trường là quá trình tác động làm thức tỉnh mọi người, trong đó một bộ phận quan trọng là thế hệ trẻ có nhận thức đúng về môi trường và ý nghĩa sống còn của việc bảo vệ môi trường, thường xuyên quan tâm đến môi trường, hình thành các kỹ năng bảo vệ môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân, gia đình và cả nhân loại.

 Các loại môi trường bị ô nhiễm: môi trường đất, không khí, môi trường bị ô nhiễm bởi tiếng ồn.

2. Nội dung giáo dục môi trường

 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường:

- Bảo vệ nơi sinh sống và phát triển của quần xã sinh vật và tôn trọng sự cân bằng của hệ sinh thái.

 

docx 16 trang yunqn234 8540
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Giáo dục học 2 - Chuyên đề 11: Những nội dung giáo dục mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON
@ & ?
MÔN GIÁO DỤC HỌC 2
CHUYÊN ĐỀ 11: NHỮNG NỘI DUNG GIÁO DỤC MỚI
	GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THỊ THU TRANG
	THỰC HIỆN: NHÓM 10 – LỚP CĐTHBK40
2016 – 2017
DANH SÁCH NHÓM
Ka’ Vẩn (Nhóm trưởng)
Nguyễn Thị Bích Hằng
Nguyễn Thị Thu Thảo
Lê Thị Thảo
Đỗ Phương Linh
Đỗ Hoàng Thùy Dương
Trần Thị Ánh
Nguyễn Thị Thiên Hiếu
CẤU TRÚC BÀI THUYẾT TRÌNH
Chuyên đề 11: Những nội dung giáo dục mới
Giáo dục môi trường
Giáo dục giới tính
NỘI DUNG CHÍNH
MỞ ĐẦU
Xem clip tìm từ khóa về những nội dung giáo dục mới.
Giới thiệu 2 nội dung chính cần tìm hiểu.
PHẦN THÂN
Giáo dục môi trường
Khái niệm
Môi trường là tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh bao quanh Trái Đất, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống và sự phát triển của mọi lĩnh vực sống.
Ô nhiễm môi trường là môi trường bị nhiễm các chất độc hại, nhiễm bẩn hoặc tiếng ồn quá giới hạn cho phép, hoặc do sự khai thác của con người làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, phá vỡ cân bằng hệ sinh thái.
Nguyên nhân ô nhiễm môi trường:
Chặt rừng khai thác gỗ, đốt rừng làm nương đã làm mất khả năng giữ nước của rừng đầu nguồn, gây lũ lụt vào mùa mưa,hạn hán vào mùa khô, sinh vật mất nơi sinh sống, sự cân bằng hệ sinh thái bị phá hoại.
Do các hoạt động khai thác khác nhau của con người làm cho đất đai kiệt quệ, địa hình bị sói mòn, diện tích hoang hóa đồi trọc ngày một tăng.
Khai thác quá mức đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Khí thải công nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước, bầu khí quyển, tầng ozon 
Giao thông vận tải phát triển gây tiếng ồn quá mức chịu đựng của con người, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khí thải giao thông làm ô nhiễm bầu khí quyển 
Chất thải sinh hoạt cũng là một nguồn góp phần đáng kể vào việc làm ô nhiễm môi trường.
Giáo dục môi trường là quá trình tác động làm thức tỉnh mọi người, trong đó một bộ phận quan trọng là thế hệ trẻ có nhận thức đúng về môi trường và ý nghĩa sống còn của việc bảo vệ môi trường, thường xuyên quan tâm đến môi trường, hình thành các kỹ năng bảo vệ môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân, gia đình và cả nhân loại.
Các loại môi trường bị ô nhiễm: môi trường đất, không khí, môi trường bị ô nhiễm bởi tiếng ồn.
Nội dung giáo dục môi trường
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường:
Bảo vệ nơi sinh sống và phát triển của quần xã sinh vật và tôn trọng sự cân bằng của hệ sinh thái.
Có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, đấu tranh chống lại những hành vi ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, không khai thác bừa bãi tài nguyên, tàn phá thiên nhiên. 
Có ý thức giữ gìn sự trong lành của môi trường sống hàng ngày của con người ở mọi nơi mọi chỗ.
Bồi dưỡng kiến thức về môi trường, bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường.
Tìm hiểu về môi trường, hệ sinh thái.
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và tác hại của nó (ô nhiễm đất, bầu khí quyển, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm nước, thuốc trừ sâu, ).
Rèn luyện và hình thành thói quen giữ vệ sinh, bảo đảm sự trong lành của môi trường sống xung quanh con người, tham gia tích cực vào các hoạt động giữ gìn và làm sạch môi trường.
Các con đường giáo dục môi trường cho học sinh
Thông qua qua giảng dạy các bộ môn khoa học tự nhiên và xã hội , đặc biệt là các môn học có nội dung tri thức có thể khai thác bằng cách lồng ghép, tích hợp hoặc theo mô đun để giáo dục môi trường có hiệu quả như môn Sinh học, Địa lí, Đạo đức, GDCD.
Tổ chức trao đổi, tọa đàm, tranh luận qua các buổi sinh hoạt về môi trường và bảo vệ môi trường cũng như các hoạt động cụ thể.
Tổ chức cho học sinh tham gia vào việc bảo vệ môi trường: tuyên truyền, cổ động, trồng cây, chăm sóc hoa, chim, cây cảnh, dọn vệ sinh, diệt ruồi, muỗi, bọ gậy 
Tham quan, du lịch môi trường sinh thái, danh lam thắng cảnh, rừng nguyên sinh, các môi trường tự nhiên và thiên nhiên nhân tạo.
Khen thưởng các cá nhân và tập thể học sinh thực hiện tốt các qui định về vệ sinh môi trường, ngăn ngừa những hành vi vô ý thức xâm phạm phá hoại thiên nhiên, ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái và môi trường sống 
Giáo dục giới tính
Việc đưa chương trình giáo dục giới tính vào trường phổ thông là việc làm có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Giáo dục giới tính có thể hiểu là một bộ phận, là chiều sâu của giáo dục dân số. Giáo dục giới tính tốt sẽ làm tăng hiệu quả dân số.
Khái niệm và mục đích của giáo dục giới tính
Khái niệm
Giới tính là những đặc điểm riêng biệt về giải phẫu sinh lí cơ thể và những đặc trưng về tâm lí ( hứng thú, tình cảm, xúc cảm, tính cách, năng lực, nhận thức..) tạo nên sự khác biệt giữa giới nam và nữ.
Giáo dục giới tính là chương trình giáo dục đề cập tới vấn đề giới tính, nhằm giúp cho người học có những hiểu biết về giới tính, cảm thấy an toàn và tự do trong việc biểu hiện cảm xúc liên quan đến đời sống giới tính, trên cơ sở đó hình thành thái độ, hành vi ứng xử giới tính đúng đắn.
Mục đích
Trang bị cho HS những kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Giúp họ hình thành thái độ và hành vi đúng đắn trong các mối quan hệ khác giới, biết cách giải quyết các vấn đề liên quan đến tình cảm, tình yêu.
Giúp cho họ vượt qua những khó khăn trong tuổi vị thành niên một cách an toàn để xây dựng cuộc sống lành mạnh, có văn hóa và hướng tới cuộc sống hạnh phúc trong tương lai.
Giúp họ có kiến thức và khả năng phòng tránh những bệnh lây lan qua đường tình dục, đặc biệt là HIV/AIDS.
Ý nghĩa
Ảnh hưởng trực tiếp tới giáo dục dân số, cung cấp những kiến thức khoa học về dân số kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản, về hạnh phúc gia đình giúp cho HS có hiểu biết và ý thức làm chủ trong các quan hệ tình bạn, tình yêu và hôn nhân sau này, thực hiện được mục tiêu và nội dung của giáo dục dân số trong thế hệ trẻ - một bộ phận rất quan trọng trong dân cư.
Là con đường hữu hiệu ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm qua con đường tình dục, đặc biệt là HIV/AIDS.
Giúp cho thanh thiếu niên học sinh hình thành thái độ, hành vi đúng đắn trong các mối quan hệ khác giới, biết làm chủ trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến tình yêu, hôn nhân, gia đình, xây dựng cuộc sống lành mạnh, có văn hóa, hướng tới cuộc sống hạnh phúc.
Có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển tâm lý của thanh thiếu niên học sinh.
Nội dung giáo dục
Dạy cho học sinh kiến thức về sự phát triển của con người:
Kiến thức về giải phẫu, sinh lí 
Cấu tạo, chức năng của các cơ quan sinh dục nam, nữ.
Tuổi dậy thì.
Sinh sản và sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Các mối quan hệ của con người:
Quan hệ gia đình: cha mẹ, con cái, ông bà, anh chị em 
Các mối quan hệ xã hội.
Quan hệ bạn bè.
Tình yêu nam nữ.
Quan hệ hôn nhân, gia đình.
Kỹ năng xác định các giá trị xã hội: lí tưởng, lẽ sống, hạnh phúc gia đình, dân tộc, con cái ( trai, gái, tình yêu, cuộc sống, tình bạn ).
Các con đường giáo dục
Thông qua giảng dạy các môn khoa học tự nhiên và xã hội, bằng các hình thức tích hợp hay lồng ghép: sinh học, đạo đức, giáo dục công dân 
Thông qua các cuộc hội thảo, sinh hoạt các câu lạc bộ thanh niên về tình bạn, tình yêu, hôn nhân, gia đình 
Thông qua tài liệu sách báo về giải phẫu sinh lí về tuổi trẻ hạnh phúc, về hôn nhân gia đình 
Thông qua tư vấn của các chuyên gia tâm lí, sinh học và y học.
Tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn giao lưu với học sinh
Tiến sĩ Vũ Thu Hương (Giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học trường ĐHSP Hà Nội) dùng “quần nhỏ” giáo dục giới tính cho học sinh
Thông qua các buổi sinh hoạt văn hóa. Văn nghệ với chủ đề tình yêu, hôn nhân. 
Tình huống
Em Hoàng Ngọc B ( học sinh lớp 9) và em Nguyễn Văn A (học sinh lớp 8) yêu nhau. Trong một lần đi chơi vào tối ngày Noel, do không kiểm soát được tình cảm và hành động của mình, em B có thai. Vì lo sợ, em giấu bố mẹ và phải nghỉ học khi thai lớn. Em A cũng phải nghỉ học và làm đám cưới với B. Em có nhận xét gì về sự việc trên? Theo em, B sẽ gặp những khó khăn gì khi mang thai sớm?
Cách xử lý tình huống
A và B hành động nông nổi, thiếu suy nghĩ. Mặt khác, giấu chuyện xảy ra với người lớn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Những khó khăn B phải gặp khi mang thai sớm: phải nghỉ học, bản thân ở trong tâm trạng hoang mang, căng thẳng, lo lắng; tương lai bị ảnh hưởng; dễ bị gia đình và xã hội phân biệt đối xử, kết hôn vội vàng và có nguy cơ thất bại, dễ bị xảy thai, sức khỏe suy yếu, sau khi sinh con khó xin việc làm. Đối với đứa con, nguy cơ bị gia đình và xã hôi phân biệt đối xử trước mắt và trong tương lai do bị gia đình ruồng bỏ, con bị suy dinh dưỡng, tuổi thơ bất hạnh.
Bài học sư phạm
Phương pháp giảng dạy cần lồng ghép trong nhiều chương trình môn học chứ không riêng gì môn khoa học lớp 5.
Các thầy cô không nên đặt suy nghĩ của mình vào suy nghĩ của các em. Nếu các thầy cô sử dụng ngôn ngữ khoa học với một thái độ nghiêm túc thì các em cũng sẽ tiếp nhận một cách vui vẻ. Đồng thời, thầy cô cũng phải có sự đổi mới phương pháp giảng dạy như lồng ghép vào các buổi ngoại khóa, giúp các em tiếp cận một cách dễ dàng. Dạy giới tính cho trẻ cần chú ý đến phương thức và thái độ.
Giáo viên phải lưu ý từ ngữ chuẩn mực và phù hợp với lứa tuổi, giới tính của trẻ.
Ngoài ra giáo viên cần nắm được một số kỹ năng tự bảo vệ, cách thức ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
Khi thầy cô nắm vững các kiến thức về giới tính, cộng thêm sự cởi mở, thân thiện, gần gũi trong giao tiếp sẽ giúp các em cận những kiến thức về giới tính một cách hứng thú hơn.
PHẦN KẾT
CÂU HỎI CỦNG CỐ:	
Câu 1: Hãy cho biết có bao nhiêu nội dung chính về giáo dục môi trường? Kể tên?
Có 2 nội dung chính về giáo dục môi trường bao gồm:
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
Bồi dưỡng kiến thức về môi trường, bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường.
Câu 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành câu dưới đây:
Môi trường là tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh bao quanh Trái Đất, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống và sự phát triển của mọi lĩnh vực sống.
Câu 3: Hãy cho biết những tác nhân gây ô nhiễm không khí?
Khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp chưa qua xử lý.
Khí thải từ các phương tiện giao thông.
Khí thải sinh hoạt từ các hộ gia đình (đun nấu, sử dụng nhiên liệu).
Do các hiện tượng tự nhiên: núi lửa, cháy rừng, 
Câu 4: Theo bạn, nên giáo dục cho trẻ những gì để trẻ không bị xâm hại?
Dạy trẻ về giới tính và các vùng nhạy cảm trên cơ thể.
Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm.
Không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác nhất là người khác giới.
Tránh xa người lại mặt, không cho người lạ mặt vào nhà khi trẻ ở nhà một mình.
Dạy cho trẻ chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác để đề phòng trong trường hợp không may trẻ bị tấn công.
Câu 5: Theo bạn, nên giáo dục giới tính cho trẻ khi nào?
Nên giáo dục giới tính cho trẻ từ khi trẻ lên 3.

Tài liệu đính kèm:

  • docxtieu_luan_giao_duc_hoc_2_chuyen_de_11_nhung_noi_dung_giao_du.docx