Giáo án Ngữ văn Lớp 10 (Tích hợp) - Chủ đề: Truyện tự sự dân gian Việt Nam
Giới thiệu chủ đề:
Chủ đề tích hợp: Truyện tự sự dân gian Việt Nam gồm 5 bài, thực hiện trong 8 tiết, từ tiết 9 đến tiết 16 theo PPCT
1. Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn). (2 tiết)
2. Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy. (2 tiết)
3. Tấm Cám. (2 tiết)
4. Chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự. (1 tiết)
5. Tóm tắt văn bản tự sự. (1 tiết)
I.MỤC TIÊU KHI XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ.
1/Kiến thức
a. Kiến thức chung
Giúp HS: Nắm được đặc điểm thể loại của VHDG như: Sử thi, Truyện cổ tích, truyền thuyết.
b. Kiến thức cụ thể của từng phần:
- Nắm được đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng kiểu “nhân vật anh hùng sử thi”, về nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ.
- Qua phân tích một truyền thuyết cụ thể, nắm được đặc trưng chủ yếu của truyền thuyết: Kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố tưởng tượng, phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử.
- Nắm được giá trị, ý nghĩa của truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ: Từ bi kịch mất nước của cha con An Dương Vương và bi kịch tình yêu của Mị Châu - Trọng Thuỷ, nhân dân muốn rút ra và trao quyền lại cho các thế hệ sau, bài học lịch sử về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu của kẻ thù xâm lược trong công cuộc giữ nước. Điều đáng lưu ý là bài học lịch sử đó cần đặt trong bối cảnh hiện tại vừa hội nhập với thế giới vừa phải giữ an ninh, chủ quyền đất nước.
- Hiểu được nội dung của truyện cổ tích Tấm Cám, nhận thức được tính chất, ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột diễn ra trong truyện Tấm Cám, ý nghĩa của sự biến hóa của Tấm.
- Nắm được giá trị nghệ thuật của truyện của truyện cổ tích “Tấm Cám”
- Sau khi đã học các văn bản tự sự trong cùng chủ đề, học sinh sẽ nhận biết thế nào là sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự.
-Tóm tắt được các văn bản tự sự vừa học trong chủ đề, và các văn bản tự sự khác
CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP Chủ đề: TRUYỆN TỰ SỰ DÂN GIAN VIỆT NAM Giới thiệu chủ đề: Chủ đề tích hợp: Truyện tự sự dân gian Việt Nam gồm 5 bài, thực hiện trong 8 tiết, từ tiết 9 đến tiết 16 theo PPCT Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn). (2 tiết) Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy. (2 tiết) Tấm Cám. (2 tiết) Chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự. (1 tiết) Tóm tắt văn bản tự sự. (1 tiết) I.MỤC TIÊU KHI XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ. 1/Kiến thức a. Kiến thức chung Giúp HS: Nắm được đặc điểm thể loại của VHDG như: Sử thi, Truyện cổ tích, truyền thuyết. b. Kiến thức cụ thể của từng phần: - Nắm được đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng kiểu “nhân vật anh hùng sử thi”, về nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ. - Qua phân tích một truyền thuyết cụ thể, nắm được đặc trưng chủ yếu của truyền thuyết: Kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố tưởng tượng, phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử. - Nắm được giá trị, ý nghĩa của truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ: Từ bi kịch mất nước của cha con An Dương Vương và bi kịch tình yêu của Mị Châu - Trọng Thuỷ, nhân dân muốn rút ra và trao quyền lại cho các thế hệ sau, bài học lịch sử về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu của kẻ thù xâm lược trong công cuộc giữ nước. Điều đáng lưu ý là bài học lịch sử đó cần đặt trong bối cảnh hiện tại vừa hội nhập với thế giới vừa phải giữ an ninh, chủ quyền đất nước. - Hiểu được nội dung của truyện cổ tích Tấm Cám, nhận thức được tính chất, ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột diễn ra trong truyện Tấm Cám, ý nghĩa của sự biến hóa của Tấm. - Nắm được giá trị nghệ thuật của truyện của truyện cổ tích “Tấm Cám” - Sau khi đã học các văn bản tự sự trong cùng chủ đề, học sinh sẽ nhận biết thế nào là sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự. -Tóm tắt được các văn bản tự sự vừa học trong chủ đề, và các văn bản tự sự khác 2/ Về kĩ năng - Biết cách phân tích một văn bản sử thi anh hùng để thấy được giá trị của sử thi về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt là cách sử thi mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lí tưởng về một cuộc sống hoà hợp và hạnh phúc - Rèn thêm kĩ năng phân tích truyện dân gian để có thể hiểu đúng ý nghĩa của những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết. - Rèn kĩ năng đọc kể, phân tích nhân vật qua mâu thuẫn, xung đột trong truyện cổ tích thần kì - Bước đầu chọn được sự việc và chi tiết tiêu biểu khi viết một bài văn tự sự đơn giản. - Biết ghi nhận những sự việc chi tiết xảy ra trong cuộc sống và trong tác phẩm để viết một bài văn tự sự. 3. Về thái độ, phẩm chất - Coi trọng việc đọc hiểu văn bản văn học dân gian. - Yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, biết sống yêu thương, nhân ái, khoan dung, có trách nhiệm với bản thân,cộng đồng, đất nước. - Có ý thức tìm hiểu những nét đặc sắc của văn hóa vùng miền trên đất nước. - Hình thành cho HS phẩm chất yêu quê hương đất nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù và xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng. - Giáo dục cho HS tình yêu đối với người lao động, biết sống yêu thương, nhân ái, khoan dung - Giáo dục cho HS niềm tin và cái thiện, vào lẽ công bằng, vào chính nghĩa trong cuộc sống và trong xã hội. - Biết đấu tranh vì cái thiện, vì lẽ phải, công bằng xã hội. - Coi trọng việc chon sự việc và chi tiết tiêu biểu khi viết hoặc tóm tắt một văn bản tự sự - Có ý thức tự học, tự chủ, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng. 4. Định hướng năng lực: - Năng lực đọc hiểu văn bản , - Năng lực giao tiếp, - Năng lực giải quyết vấn đề, - Năng lực công nghệ thông tin, - Năng lực sử dụng ngôn ngữ, - Năng lực tổng hợp vấn đề, - Năng lực tự học, - Năng lực vận dụng kiến thức liên môn II.Sản phẩm - Vẽ tranh được gợi ra từ các tác phẩm -Sân khấu hóa được các trích đoạn đặc sắc từ các tác phẩm -Ghi chép sổ tay các tư liệu liên quan III.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1.Chuẩn bị của giáo viên: - Sách giáo khoa, giáo án/ thiết kế bài học, câu hỏi và bài tập kiểm tra đánh giá. - Phiếu học tập cho học sinh. - Các Slides trình chiếu về hình ảnh - Phiếu học tập cho hs điền thông tin trong quá trình tìm hiểu văn bản - Kế hoạch phân công nhiệm vụ cho hs, thời gian biểu làm việc cùng HS. 2.Chuẩn bị của học sinh: - Yêu cầu HS xem lại kiến thức về văn học dân gian, chuẩn bị thực hiện HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG qua việc tìm hiểu văn hóa vùng miền của Việt Nam. - Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu sách giáo khoa bài “Chiến thắng Mtao Mxây – Trích sử thi Đăm Săn”, “Tấm Cám”, “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy”. + Tìm các tư liệu liên quan đến chủ đề bài học: Tranh ảnh, lịch sử, các bài thơ.... + Soạn các câu hỏi trong từng phần và làm các bài trong phần luyện tập. IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 9 -10 Ngày soạn: Đọc văn Ngày dạy: CHIẾN THẮNG MTAO - MXÂY (Trích Sử thi Đăm Săn) HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG *Mục tiêu: Tạo tâm thế học sinh bước vào bài mới *Phương pháp: quan sát, thuyết trình *Nội dung: - GV chiếu cho HS xem một số hình ảnh về Tây Nguyên và các miền quê khác. Câu hỏi nhanh: Trong các hình ảnh trên, hình ảnh nào thuộc văn hóa đặc trưng của Tây Nguyên? - GV dẫn dắt: Địa danh Tây Nguyên khá quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Chúng ta biết đến Tây Nguyên với di sản Cồng Chiêng đã được công nhận là di sản văn hoá thế giới. Nhưng Tây Nguyên không chỉ có thế.Tây Nguyên còn được biết đến với tư cách là cái nôi của những trường ca - sử thi anh hùng của dân tộc Việt Nam. Và trong đó “sử thi Đăm Săn” của dân tộc Ê- đê là tiêu biểu hơn cả. Chúng ta cùng tìm hiểu một đoạn trích để thấy được giá trị của tác phẩm đồng thời cũng thấy được đặc trưng tiêu biểu của sử thi. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI *Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng kiểu “nhân vật anh hùng sử thi”, về nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ. *Phương pháp: phát vấn, đàm thoại, làm việc nhóm . *Nội dung : Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nét chung về tác phẩm - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân đọc phần tiểu dẫn SGK và tóm tắt những nét chính về: + Khái niệm sử thi và phân loại sử thi + Tóm tắt sử thi Đăm Săn + Vị trí của đoạn trích : + Nêu bố cục đoạn trích: ( theo kĩ thuật trình bày 1 phút): - HS đọc 3 phút - Sau khi hs trả lời, GV nhận xét và chốt lại vấn đề GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản 1. GV hướng dẫn hs tìm hiểu hình tượng người anh hùng Đăm Săn trong cuộc chiến đấu với MTMX Mục tiêu: HS làm nổi bật vẻ đẹp người anh hùng Đăm Săn. Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận nhóm., Bàn tay nặn bột. Phương tiện: Giấy A0, máy tính, máy chiếu. - GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm trình bày một vấn đề (theo kĩ thuật trình bày 1 phút ): + Nhóm 1: ĐS đến tận chân cầu thang nhà MTMX khiêu chiến như thế nào ? + Nhóm 2: Miêu tả cuộc chiến ở chặng 2 + Nhóm 3: Miêu tả cuộc chiến ở chặng 3 + Nhóm 4: Lời kêu gọi của ĐS có ý nghĩa như thế nào ? thể hiện thái độ gì của chàng ? - Chi tiết miếng trầu do Hơnhị ném ra giúp ĐS có thêm sức mạnh thể hiện điều gì? HS thảo luận 5-7 phút Đại diện các nhóm trả lời Các nhóm khác bổ sung GV nhận xét và chuẩn kiến thức Tiết 2 * GV cho HS khởi động tiết học bằng câu hỏi kiểm tra bài cũ : Câu hỏi: Qua trận đánh với Mtao Mxây, Đăm Săn hiện lên với những phẩm chất nào? GV hướng dẫn HS tìm hiểu cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng Mục tiêu: HS làm nổi bật ý nghĩa cảnh ăn mừng chiến thắng của người anh hùng Đăm Săn. Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận nhóm.Bàn tay nặn bột, kĩ thuật khăn trải bàn. Phương tiện: Giấy A0, máy tính, máy chiếu - GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm trình bày một vấn đề (theo kĩ thuật trình bày 1 phút ): - Nhóm 1: Cuộc chiến đấu giữa ĐS và MTMX có gây cho em cảm giác ghê rợn không ? Vì sao ? - Nhóm 2: ĐS đã mở tiệc ăn mừng chiến thắng như thế nào ? - Nhóm 3: Hình tượng ĐS có gì nổi bật trong cảnh ăn mừng chiến thắng. - Nhóm 4: Đặc sắc nghệ thuật khi khắc họa cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng HS thảo luận 5-7 phút Đại diện các nhóm trả lời Các nhóm khác bổ sung GV nhận xét và chốt lại vấn đề theo chuẩn kiến thức-kĩ năng GV hướng dẫn học sinh tổng kết . a.Mục tiêu: HS nắm được những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của văn bản. b. Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày vấn đề... - GV yêu cầu hs tổng kết về nội dung và nghệ thuật ( theo kĩ thuật trình bày một phút ) - Sau khi hs trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. I. Tìm hiểu chung 1. Khái niệm sử thi: - Là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân cổ đại. - Sử thi ra đời vào thời điểm nối tiếp sau thần thoại, tức là từ thế giới thần linh chuyển sang thế giới con người. 2. Phân loại sử thi: - Sử thi dân gian Việt Nam được chia làm hai loại: + Sử thi thần thoại: Đẻ đất đẻ nước (Mường), kể về sự hình thành thế giới, sự ra đời của muôn loài, sự hình thành các dân tộc và các vùng cư trú cổ đại của họ, sự xuất hiện nền văn minh buổi đầu. + Sử thi anh hùng: Đăm Săn, Đăm Di kể về cuộc đời của các tù trưởng cũng như sự nghiệp anh hùng của họ. 3. Sử thi Đăm Săn a. Tóm tắt tác phẩm: (sgk) b.Xuất xứ đoạn trích - Đoạn trích nằm ở phần giữa của tác phẩm kể về việc Đăm Săn đánh thắng từ trưởng Sắt (Mtao Mxây) cứu vợ. c. Bố cục đoạn trích: 2 phần - Đoạn 1: Từ đầu đem bêu ngoài đường: Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây. - Đoạn 2: còn lại: Lễ ăn mừng chiến thắng của dân làng II. Đọc - hiểu văn bản 1. Hình tượng người anh hùng Đăm Săn trong cuộc chiến đấu với MTMX a. Nguyên nhân - MTMX lừa lúc ĐS cùng với tôi tớ đi làm rẫy đã kéo đến cướp phá buôn làng của ĐS và bắt Hnhij về làm vợ - Hành động đó của MTMX khiến cho ĐS cảm thấy danh dự của một tù trưởng bị xúc phạm, hạnh phúc gia đình và sự bình yên của buôn làng bị đe dọa. Vì vậy, ĐS quyết tâm cầm khiên đi chiến đấu... - Cuộc chiến được chia làm ba chặng: + Chặng 1: Đăm Săn khiêu chiến + Chặng 2: Mtao M xây rung khiên múa + Chặng 3: Đăm Săn múa khiên b. Chặng1: Đăm Săn khiêu chiến - Đăm Săn đến tận nhà Mtao Mxây để thách thức . Đó là hành động đường hoàng, quang minh chính đại, chiến đấu vì chính nghĩa. - Mtao Mxây từ chối, chọc tức ĐS bằng thái độ ngạo mạn : “ta không cơ mà”. - Trước thái độ của Mtao Mxây, Đăm Săn tỏ thái độ quyết liệt, dồn kẻ thù vào một trong hai sự lựa chọn: “Ngươi không xuống mà xem.” - Mtao Mxây đồng ý đi xuống với thái độ sợ hãi, rụt rè, do dự “Khoan diêng, khoan! Để ta nhé!” và “ta sợ ngươi đâm khi ta đang đi lắm”. - Như vây, trước khi bước vào cuộc chiến đấu thực sự Đăm Săn đã chiến thắng bằng trí tuệ thông minh sáng suốt của mình, thể hiện rõ tính cách đường hoàng thẳng thắn của vị anh hùng. b. Chặng2: Mtao M xây rung khiên múa - Mtao Mxây được miêu tả với ngoại hình dữ tợn và hung hãn như một vị thần. Nhưng dáng của hắn đồng thời cũng do dự, tần ngần “Trông hắn sương sớm” - Đường khiên của hắn tỏ ra non yếu, kém cỏi “Khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô”. Thế là hắn vẫn hợm hĩnh, đánh đòn tâm lí ĐS “Thế ngươi không biết hay sao? - Hắn tỏ ra khiếp đảm trước đường khiên rắn rỏi, dứt khoát của đối phương “MTMX bước cao cái chão cột trâu”. Hắn đâm bừa đối phương để tự vệ vì không còn làm chủ được bản thân mình nữa. - Đăm Săm hiện lên với đầy đủ phẩm chất, vẻ đẹp của vị anh hùng trong chiến trận. - Chàng nhường cho kẻ thù ra đòn trước. Khi đối thủ múa khiên, chàng thản nhiên đứng nhìn không chút sợ hãi, với một thái độ đầy tự tin và bản lĩnh “ĐS không nhúc nhích” c. Chặng 3: Đăm Săn múa khiên - Cách chàng múa khiên không chỉ đẹp mà còn rất hùng mạnh khiến cho kẻ thù càng lâm vào thế yếu ớt không thể chống cự, hoàn toàn bị động. “ĐS rung khiên múa ... phía tây” - Nghệ thuật phóng đại, tượng trưng, so sánh làm nổi bật sức mạnh của người anh hùng ĐS, vẻ đẹp và sức mạnh ấy sánh ngang với thiên nhiên, vũ trụ. d. Lời kêu gọi của ĐS và thái độ dân làng đối với Đăm Săn + Trong thời gian 2 tù trưởng giao chiến, dân làng của 2 tù trưởng không tham dự. Nhưng khi Mtao mxây chết, dân làng của hắn đã hồ hởi đi theo Đăm săn. + Trong lời gọi “ơ nghìn chim sẻ ” những tôi tớ trước đây của Mtao Mxây và những tôi tớ trước đây chỉ thuộc Đăm Săn giờ đây đều có địa vị bình đẳng với nhau và tôi tớ của Đăm Săn : “đoàn người cõng nước”. - Dân làng không quan tâm tới cái chết của Mao Mxây mà họ chỉ mong muốn một cuộc sống ổn định trong một cộng đồng thịnh vượng. Mọi người đi theo Đăm Săn, tôn vinh Đăm Săn vì chàng đã giúp cho khát vọng của họ thành hiện thực. -> Thể hiện đầy đủ ý nghĩa xã hội - lịch sử lớn lao của chiến công mà Đăm Săn đạt được. Đồng thời cũng nói lên bản chất thẩm mĩ của kiểu nhân vật anh hùng sử thi. - Chi tiết miếng trầu của Hơ Nhị có ý nghĩa sâu sắc. Hnhị là biểu tượng cho sức mạnh cộng đồng thị tộc. Miếng trầu của nàng ném ra mang ý nghĩa biểu tượng cho sức mạnh cộng đồng thị tộc tiếp sức cho người anh hùng. Nó cũng chứng tỏ ở thời đại sử thi, mỗi cá nhân không thể tách rời cộng đồng. 2. Cảnh ăn mừng chiến thắng a. Cuộc chiến đấu giữa ĐS và MTMX không gây cho ta cảm giác ghê rợn. Vì đó không phải là cuộc tàn sát đẫm máu, mà đó là cuộc chiến đấu bảo vệ hạnh phúc gia đình và sự bình yên của bộ tộc. - Bằng chứng là sau khi giết chết MTMX, ĐS đã không tàn sát tôi tớ, giày xéo đất đai của kẻ bại trận, mà ĐS đã đi đến từng nhà gõ vào gạch, đạp vào phên mỗi nhà trong làng để thuyết phục, thu nạp, kêu gọi tôi tớ, dân làng của MTMX sáp nhập vào bộ tộc của mình khiến bộ tộc của chàng càng giầu có, hùng mạnh. Với cách hành xử đó ĐS đã trở thành tù trưởng nhân hậu, bao dung. b. ĐS mở tiệc ăn mừng chiến thắng: - ĐS ra lệnh cho tôi tớ đánh lên nhiều loại cồng chiêng. Biểu tượng cho sự giầu có, uy danh, bình yên và hạnh phúc - ĐS ra lệnh cho tôi tớ bắt lợn, giết trâu để dâng thần cúng tổ tiên, cầu cho bộ tộc tai qua nạn khỏi bình yên vô sự. ĐS đã giữ gìn và xây đắp truyền thống đạo lí tốt đẹp của con người TN. - Nhà ĐS tưng bừng, rộn rã, khách đến đông nghịt, các tù trưởng xa gần đều thán phục... c. ĐS nổi bật trong ngày hội chiến thắng: - Sức mạnh và vẻ đẹp của Đăm Săn trong ngày ăn mừng chiến thắng được miêu tả bằng cái nhìn đầy ngưỡng mộ của nhân dân. Đó là cái nhìn từ bên dưới nhìn lên thể hiện sự sùng kính, tự hào. Đó là vẻ đẹp của cộng đồng, sức mạnh của cộng đồng. + Giữa đám đông, Đăm Săn nổi bật với mái tóc dài, uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán. + Vẻ đẹp của anh hùng còn được mô tả trong sự ngợi ca, khâm phục của cả buôn: Ngực quấn chéo tấm mền chiến, đôi mắt long lanh tràn đầy sức trai, tiếng tăm lẫy lừng. + Hình dáng: Bắp chân to bằng cây xà ngang - Tác giả sử dụng nghệ thuật phóng đại để mô tả vẻ đẹp của Đăm Săn. Đó chính là vẻ đẹp thô sơ, hoang dã là sức mạh của người Ê Đê. Giọng văn trang trọng, hào hùng đã làm nổi bật vẻ đẹp của Đăm Săn, vị anh hùng đại diện cho cộng đồng thị tộc. 3. Tổng kết 1. Nội dung: Ca ngợi chiến công của người anh hùng, tiêu diệt kể thù tước đoạt vợ, phá vỡ cuộc sống bình yên của dân lành.Sử thi đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật anh hùng đã có công bảo vệ cộng đồng, khẳng định một cách đầy tự hào sự tồn tại và phát triển của xã hội cộng đồng. 2. Nghệ thuật: - Biện pháp khoa trương cường điệu được sử dụng triệt để trong việc miêu tả người anh hùng lí tưởng của bộ tộc, làm cho người anh hùng đẹp toàn diện, từ lí tưởng, thể chất, hành động. - Sử dụng ngôn ngữ : Ngôn ngữ đối thoại linh hoạt, giàu kịch tính, ngôn ngữ người kể chuyện hấp dẫn, sinh động. - Hình ảnh ví von so sánh, giàu nhạc điệu, gắn với lời ăn tiếng nói của người Tây Nguyên. - Kết cấu đối xứng. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP *Mục tiêu: củng cố kiến thức vừa học *Phương pháp: thực hành *Nội dung: Bài tập luyện tập SGK- tr36 Gợi ý: - Hình tượng ông trời: Thời đại sử thi là thời đại chuyển từ xã hội thần linh sang xã hội con người. Nên các dân tộc luôn có những vị thần bảo trợ. Ông trời là vị thần giúp đỡ và chỉ giúp đỡ cho những con người chiến đấu vì lợi ích cộng đồng. Con người không thể chiến thắng nếu không có sự giúp sức của thần linh. Bản thân Đăm Săn và Hơ Nhị cũng có nguồn gốc xuất thân thần linh. - Song thần linh chỉ là cố vấn cho người anh hùng, còn quyết định vẫn là con người. Đăm Săn cũng có nguồn gốc thần linh, điều này cho thấy ở Đăm Săn còn hội tụ sức mạnh của cội nguồn. Như vậy người anh hùng tập trung mọi sức mạnh để làm nên chiến thắng. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, MỞ RỘNG *Mục tiêu: mở rộng kiến thức liên quan bài học, phát huy năng khiếu của học sinh *Phương pháp: tìm tòi nghiên cứu, sáng tạo *Nội dung: - Vẽ tranh được gợi ra từ văn bản - Sân khấu hóa đoạn tiêu biểu trong văn bản Tiết 11 - 12 Ngày soạn: Đọc văn Ngày dạy: TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THỦY HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG *Mục tiêu: tạo tâm thế cho học sinh vào bài học *Phương pháp: quan sát/ chơi trò chơi *Nội dung: - GV chiếu cho HS xem một số hình ảnh về thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) GV đặt câu hỏi: Hình ảnh vừa xem đã gợi nhớ cho em về vị vua anh hùng nào trong lịch sử dân tộc ? -HS trả lời câu hỏi: - Hoặc khởi động bằng cách cho lắp ghép các hình ảnh, các từ ngữ rồi ghép thành từ khóa: CỔ LOA - GV dẫn dắt: “ Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm lỡ đặt trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”. Từ trong truyền thuyết câu chuyện Mị Châu -Trọng Thuỷ đã đi vào trong thơ ca, có lẽ bởi chính sự đặc sắc và nét hấp dẫn mà nó đem lại. Để hiểu sâu sắc hơn chúng ta cùng tìm hiểu truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI *Mục tiêu: - Qua phân tích một truyền thuyết cụ thể, nắm được đặc trưng chủ yếu của truyền thuyết: Kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố tưởng tượng, phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử. - Nắm được giá trị, ý nghĩa của truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ: Từ bi kịch mất nước của cha con An Dương Vương và bi kịch tình yêu của Mị Châu - Trọng Thuỷ, nhân dân muốn rút ra và trao quyền lại cho các thế hệ sau, bài học lịch sử về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu của kẻ thù xâm lược trong công cuộc giữ nước. Điều đáng lưu ý là bài học lịch sử đó cần đặt trong bối cảnh hiện tại vừa hội nhập với thế giới vừa phải giữ an ninh, chủ quyền đất nước. *Phương pháp: phát vấn, đàm thoại, thuyết trình, làm việc nhóm *Nội dung: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt I. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nét chung về tác phẩm -Mục tiêu: HS nắm được khái niệm, đặc trưng của truyền thuyết và những nét cơ bản về văn bản Truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ. - Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày vấn đề, đọc tích cực. GV yêu cầu HS làm việc cá nhân đọc phần tiểu dẫn SGK (kĩ thuật đọc tích cực) và thực hiện các yêu cầu sau: - Nêu khái niệm truyền thuyết ? - Đặc trưng cơ bản của truyền thuyết ? - Những hiểu biết về truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ” : Xuất xứ, tóm tắt, bố cục ? Sau khi HS trình bày, GV chốt lại những kiến thức cơ bản. GV: Chiếu một đoạn clíp về di tích Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) II. Hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu về nhân vật An Dương Vương a. GV yêu cầu HS tìm hiểu vai trò của vua ADV trong công cuộc xây thành, chế nỏ chiến thắng Triệu Đà: -Mục tiêu: HS làm nổi bật được vai trò của ADV trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. - Phương pháp, kĩ thuật: Hoạt đọng nhóm, bàn tay nặn bột. GV yêu cầu HS làm việc nhóm (theo kĩ thuật khăn trải bàn) để trả lời câu hỏi sau: -Nhóm 1: Phân tích vai trò của vua ADV trong công cuộc xây thành giữ nước ? - Nhóm 2:Tìm những chi tiết liên quan đến ADV trong việc chế tạo nỏ thần ? - Nhóm 3: Nhận xét về thái độ của nhân dân đối với vua ADV trong buổi đầu dựng nước ? - Nhóm 4:Tìm các chi tiết và sắp xếp chúng vào từng cột theo bảng sau: (GV phát phiếu học tập cho nhóm 4) Cốt lõi lịch sử Chi tiết thần kì b. GV hướng dẫn HS tìm hiểu những sai lầm của vua ADV dẫn đến thất bại. GV yêu cầu HS làm vịêc theo nhóm (theo kĩ thuật công đoạn) để trả lời câu hỏi sau: - Nhóm 1: Phân tích sai lầm thứ nhất của ADV đã chủ quan lơ là mất cảnh giác như thế nào ? - Nhóm 2: Phân tích sai lầm thứ hai của ADV đã chủ quan khinh địch ? - Nhóm 3: Phân tích sai lầm thứ ba của ADV đã không giáo dục con về trách nhiệm quốc gia ? - Nhóm 4: Rút ra bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù ? HS thảo luận 5-7 phút Đại diện nhóm trình bày Các nhóm khác bổ sung GV nhận xét và chốt lại vấn đề theo chuẩn KT-KN 2/GV hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật Mị Châu. Mục tiêu: HS thấy được các nét tính cách trong một con người của Mị Châu . - - - Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày một phút. GV yêu cầu HS làm việc cá nhân (theo kĩ thuật trình bày 1 phút) để trả lời câu hỏi: + Tác giả dân gian đã giới thiệu MC như thế nào ? + Rùa vàng đã kết tội MC là giặc đúng hay sai ? vì sao ? + Theo em, MC đáng thương hay đáng trách ? hãy lí giải bằng đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng ? + Thái độ của nhân dân đối với MC như thế nào ? Sau khi HS trao đổi , GV nhận xét và chốt lại những kiến thức cơ bản. GV hướng dẫn HS tìm hiểu về nhân vật Trọng Thủy Mục tiêu: HS thấy được các nét tính cách của Trọng Thủy Phương pháp, kĩ thuật: Hoạt động nhóm, khăn trải bàn. GV : Yêu cầu HS làm việc theo nhóm (theo kĩ thuật khăn trải bàn) để trả lời câu hỏi sau: - Nhóm 1: Tìm những chi tiết liên quan đến nhân vật Trọng Thủy và đánh giá về những chi tiết đó ? - Nhóm 2:Vì sao lại cho rằng TT vừa là kẻ xâm lược ? - Nhóm 3: Vì sao lại cho rằng TT là nạn nhân của chiến tranh ? - Nhóm 4: Chi tiết “ngọc trai-giếng nước” có phải là chi tiết ca ngợi tình yêu chung thuỷ không ? HS thảo luận 5-7 phút Đại diện mỗi nhóm trình bày Các nhóm khác có thể hỏi và bổ sung. GV nhận xét và chốt lại những kiến thức cơ bản theo chuẩn KT-KN III. GV hướng dẫn học sinh tổng kết lại những ý cơ bản của đoạn trích ( Kĩ thuật trình bày một phút) HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi: + Chỉ ra yếu tố lịch sử và kì ảo trong truyền thuyết ? + Nêu bài học lịch sử ? + Nêu đặc sắc nghệ thuật ? Sau khi HS trình bày GV nhận xét và chốt lại theo chuẩn KT I. Tìm hiểu chung 1. Khái niệm truyền thuyết: Là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vất lịch sử theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc, cộng đồng 2. Đặc trưng: - Truyền thuyết phản ánh lịch sử một cách độc đáo. Sự phản ánh lịch sử của truyền thuyết không phải là sao chép mà lựa chọn và sáng tạo. - Những nhân vật và sự kiện lịch sử đều có thực ngoài đời nhưng không phải nhân vật sự kiện nào cũng trở thành trung tâm của truyền thuyết. - Yếu tố lịch sử và thần kì hòa quyện vào nhau 3. Truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ - Di tích Cổ Loa. - Xuất xứ: Truyện trích từ “truyện Rùa vàng” trong Lĩnh nam chích quái vào thế kỉ XV. - Tóm tắt tác phẩm: - Bố cục: Tìm hiểu tác phẩm qua các nhân vật II. Tìm hiểu tác phẩm 1. Nhân vật An Dương Vương a. Vai trò của An Dương Vương trong sự nghiệp xây thành, làm nỏ đánh thắng Triệu Đà. - An Dương Vương xây thành rất khó khăn, gian khổ đắp đến đâu lở tới đó. Nhưng nhà vua không nản chí đã lập đàn trai giới cầu đảo bách thần. Không phụ tấm lòng thành của nhà vua rùa vàng đã hiện lên giúp ADV xây dựng thành công Loa Thành. - ADV có tầm nhìn xa trông rộng, khống chỉ xây thành nhà vua còn nghĩ đến việc chế tạo vũ khí đánh giặc ngoại xâm . Thần Kim Quy đã tháo vuốt giúp nhà vua chế tạo nỏ thần linh diệu. - An Dương Vương được thần Kim Quy giúp đỡ vì nhà vua đã kiên trì xây thành, không sợ khó khăn, có ý thức đề cao cảnh giác, chuẩn bị tốt vũ khí trước khi giặc đến. Tác giả dân gian đã thể hiện lòng ngưỡng mộ và ngợi ca công lao to lớn của An Dương Vương. - Chi tiết thần linh giúp đỡ nhằm mục đích: + Lí tưởng hoá việc xây thành . + Tổ tiên ông cha đời trước luôn luôn ngầm giúp đỡ cho con cháu đời sau.Con cháu đời sau nhờ sau nhờ cha ông mà thêm hiển hách. Cha ông nhờ con cháu càng rạng danh. Đây chính là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. - Câu nói của thần Kim Quy : “Vận nước ” một mặt thể hiện thuyết thiên mệnh của nhà nho, mặt khác cũng đề cao vai trò của con người (mưu sự tại thiên, hành sự tại nhân). Đây cũng là lời răn dạy đối với các bậc đế vương muôn đời. b. Những sai lầm của vua ADV - Sau thành công An Dương Vương đã chủ quan lơ là mất cảnh giác: + Quyết định nhận lời cầu hoà, ADV không nhận ra dã tâm nham hiểm của kẻ địch, đó chỉ là kế hoãn binh để củng cố quân sự thực hiện mưu đồ mới. + Nhận lời cầu hôn và cho Trọng Thuỷ ở trong Loa Thành ba năm, khác nào nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà. - ADV chủ quan khinh địch: + Sau chiến thắng không rèn luyện binh đao, bố phòng quân sự mà chỉ lo an hưởng tuổi già + Dựa vào sức mạnh của nỏ thần mà chủ quan khinh địch (giặc đến chân thành ) -> ADV đã đánh mất mình, không còn là vị vua anh minh, mất cảnh giác cao độ với kẻ thù - ADV đã lơ là trong việc giáo dục con về ý thức trách nhiệm công dân với đất nước - Khi bị kẻ thù truy đuổi ADV cùng con gái lên ngữa chạy ra biển, nhà vua cầu cứu Rùa vàng , Rùa vàng hiện lên kết tội Mị Châu là giặc. ADV rút gươm chếm chết MC, cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa vàng xuống biển. An Dương Vương đã đứng trên quyền lợi của dân tộc, thẳng tay trừng trị kẻ có tội dù là con gái yêu của mình. Đây là sự lựa chọn giữa tình nhà và nghĩa nước. - ADV mặc dù có công lớn xây dựng đất nước nhưng lại để đất nước rơi vào tay giặc. Nhưng với nhân dân ADV vẫn là một vị vua anh minh, sáng suốt, có công lớn với dân tộc. Chính vì vậy nhân dân đã xây dựng lên chi tiết hoá thân kì ảo của ADV. * Bài học lịch sử: + Phải luôn đề cao cảnh giác đối với kẻ thù. + Giáo dục về lòng yêu nước, trách nhiệm của mỗi công dân với đất nước + Luôn đặt việc nước cao hơn việc nhà. 2. Nhân vật Mị Châu - Mị Châu là một cô công chúa ngây thơ,cả tin, vô tình trao bí mật quốc gia vào tay giặc mà không biết. - Là một công chúa Mị Châu đã sơ ý để cho mọi bí mật quốc gia rơi vào tay kẻ thù. Nàng bị kết tội là giặc là một bản án đanh thép và xứng đáng. - Thái độ của nhân dân: Vừa nghiêm khắc nhưng cũng thấu tình đạt lí: + Nàng đã mắc tội trực tiếp dẫn đến việc nước mất nên nàng phải trả giá một cách bi đát: bị chính cha mình giết. + Nhưng đồng thời nhân dân cũng thể hiện thái độ cảm thông với nàng Như vậy, Mị Châu là một cô gái vừa đàng thương vừa đáng trách. 3. Nhân vật Trọng Thuỷ - Trọng Thủy là một nhân vật khá phức tạp, vừa là kẻ xâm lược, vừa là nạn nhân của chiến tranh - Lúc đầu TT đơn thuần chỉ là một tên gián điệp theo lệnh cha, sang làm rể cho Âu Lạc, thực hiện âm mưu lấy cắp bí mật quốc gia. Nhưng trong thời gian ở rể TT đã có cảm tình thật sự với MC. - TT vẫn hoàn thành nhiệm vụ với vua cha.Nhưng sau đó y đã ôm xác MC khóc và tự tử ở giếng. Cái chết của Trọng Thủy cho ta thấy sự bế tắc, sự ân hận muộn màng của y. TT chẳng qua cũng chỉ là một nạn nhân của chiến tranh. Bi kịch của Trọng Thủy là bi kịch của nạn nhân của âm mưu chính trị mâu thuẫn và bế tắc trong và sau cuộc chiến tranh xâm lược. Và cũng giống như Mị Châu, y có phần đáng thương. - Chi tiết ngọc trai –Giếng nước chỉ là sự chiêu tuyết, bao dung của nhân dân dành cho MC, chứng thực tấm lòng trong sáng của nàng. Đây không phải là chi tiết ca ngợi tình yêu chung thuỷ.Nó chỉ hoá giải hận thù, nói lên truyền thống ứng xử bao dung của dân tộc ta. III.Tổng kết 1.Yếu tố lịch sử và kì ảo - Yếu tố lịch sử: ADV xây thành, chế nỏ, chiến thắng Triệu Đà sau lại thua trận và đã tự sát. - Yếu tố kì ảo: Sứ Thanh giang giúp vua xây thành, móng rùa chế nỏ thần, cái chết của ADV, sự hoá thân của MC. 2. Bài học lịch sử: - Tinh thần cảnh giác thường trực trước âm mưu đen tối của kẻ thù. - Trách nhiệm lãnh đạo của người đứng đầu quốc gia: ý thức cảnh giác, tầm nhìn xa trông rộng, quyết sách đúng đắn, nhất là với vận mệnh của đất nước. - Bài học về mối quan hệ riêng – chung. 3. Đặc sắc nghệ thuật - Cốt truyện lịch sử được truyền thuyết hoá nên li kì, hấp dẫn. - Kết hợp hài hoà giữa các yếu tố hùng và bi, xây dựng hình ảnh giàu chất tư tưởng HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP *Mục tiêu: Củng cố kiến thức, kĩ năng vừa học *Phương pháp: thực hành, đọc, trình bày *Nội dung: Bài tập luyện tập SGK- tr43 GV yêu cầu hs làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi Sau khi hs trả lời GV nhận xét và chốt lại vấn đề ADV đã tự tay chém đầu người con gái duy nhất của mình nhưng dân gian lại dựng đền và am thờ hai cha con bên cạnh nhau. Cách xử lí như vậy rất phù hợp với đạo lí của dân tộc ta. Nó thể hiện sự bao dung đối với những đứa con trót có thời lầm lỡ, gây tai họa cho nhân dân nhưng cuối cùng đã hối hận và chịu hình phạt thích đáng. Đó cũng là đức tính nhân hậu của nhân dân ta HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, MỞ RỘNG *Mục tiêu: mở rộng tư liệu liên quan bài học, phát huy năng lực của học sinh... *Phương pháp: tìm tòi nghiên cứu, sáng tạo, quan sát thực tế... *Nội dung: -Có thể tổ chức hoặc khuyến khích học sinh tham quan di tích Cổ Loa - Vẽ tranh được gợi ra từ tác phẩm -Sân khấu hóa 1 trích đoạn từ tác phẩm Tiết 13 - 14 Ngày soạn: Đọc văn Ngày dạy: TẤM CÁM HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG *Mục tiêu: tạo tâm thế học tập cho học sinh *Phương pháp: quan sát, thuyết trình *Nội dung: - GV chiếu đoạn clip ngâm thơ “Truyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mĩ Dạ ( nếu có đk). HỎI NHANH: trong clip , mấy lần nhà thơ nhắc đến từ “truyện cổ” tích? - GV dẫn dắt vào bài học: Đã từ lâu, truyện cổ tích trong những câu chuyện của bà của mẹ đã gắn liền với tuổi thơ của mỗi chúng ta. Những câu chuyện giản dị mà ẩn chứa bao bài học nhân
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_10_tich_hop_chu_de_truyen_tu_su_dan_gian.docx