Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 67: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục – Trích Truyền kì mạn lục) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Duy Hoài Nam

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 67: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục – Trích Truyền kì mạn lục) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Duy Hoài Nam

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Thấy được phẩm chất dũng cảm, kiên cường, trọng công lí, chính nghĩa và tinh thần dân tộc của nhân vật Ngô Tử Văn.

- Thấy được cách kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính của tác giả.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức.

- Một số đặc trưng cơ bản của thể loại truyền kì.

- Vẻ đẹp của nhân vật Ngô Tử Văn - đại diện cho người trí thức nước Việt dũng cảm, kiên cường, yêu chính nghĩa, trọng công lí và có tinh thần dân tộc mạnh mẽ.

- Niềm tin chính nghĩa luôn thắng gian tà và lời nhắn nhủ: phải đấu tranh đến cùng để tiêu diệt cái ác, cái xấu.

- Cốt truyện giàu kịch tính; kết cấu truyện chặt chẽ; cách dẫn chuyện khéo léo, kể chuyện linh hoạt; miêu tả sinh động, hấp dẫn.

- Thấy được nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn của tác giả.

2. Kĩ năng.

- Đọc, tóm tắt một số tác phẩm tự sự trung đại.

- Phân tích nhân vật trong truyện truyền kì.

3. Thái độ.

- Tự nhận thức, xác định giá trị chân chính của con người trong cuộc sống.

- Học tập theo lối sống khẳng khái, cương trực, dám đương đầu với thử thách.

- Yêu chính nghĩa và tự hào về người trí thức nước Việt.

C. PHƯƠNG PHÁP.

Vấn đáp, diễn giảng, phân tích-tổng hợp, gợi tìm, thuyết trình.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định lớp.

- Lớp trưởng báo cáo sỉ số lớp.

- Lớp phó học tập báo cáo tình hình soạn bài.

 

docx 10 trang yunqn234 8770
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 67: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục – Trích Truyền kì mạn lục) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Duy Hoài Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25
Tiết PPCT: 67
Ngày soạn: 7/3/2020
Ngày dạy: 
Lớp dạy: 10.8
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Thủy
Giáo sinh thực hiện: Nguyễn Duy Hoài Nam
GIÁO ÁN SOẠN GIẢNG
CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN (tiếp theo)
(Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục)
-Nguyễn Dữ-
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Thấy được phẩm chất dũng cảm, kiên cường, trọng công lí, chính nghĩa và tinh thần dân tộc của nhân vật Ngô Tử Văn.
- Thấy được cách kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính của tác giả.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức.
- Một số đặc trưng cơ bản của thể loại truyền kì.
- Vẻ đẹp của nhân vật Ngô Tử Văn - đại diện cho người trí thức nước Việt dũng cảm, kiên cường, yêu chính nghĩa, trọng công lí và có tinh thần dân tộc mạnh mẽ. 
- Niềm tin chính nghĩa luôn thắng gian tà và lời nhắn nhủ: phải đấu tranh đến cùng để tiêu diệt cái ác, cái xấu. 
- Cốt truyện giàu kịch tính; kết cấu truyện chặt chẽ; cách dẫn chuyện khéo léo, kể chuyện linh hoạt; miêu tả sinh động, hấp dẫn. 
- Thấy được nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn của tác giả.
2. Kĩ năng.
- Đọc, tóm tắt một số tác phẩm tự sự trung đại.
- Phân tích nhân vật trong truyện truyền kì.
3. Thái độ.
- Tự nhận thức, xác định giá trị chân chính của con người trong cuộc sống.
- Học tập theo lối sống khẳng khái, cương trực, dám đương đầu với thử thách.
- Yêu chính nghĩa và tự hào về người trí thức nước Việt.
C. PHƯƠNG PHÁP. 
Vấn đáp, diễn giảng, phân tích-tổng hợp, gợi tìm, thuyết trình.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp.
- Lớp trưởng báo cáo sỉ số lớp.
- Lớp phó học tập báo cáo tình hình soạn bài.
2. Dạy bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động
GV: Mời 1 HS nhắc ngắn gọn lại kiến thức tiết đầu.
GV dẫn bài: Để tìm hiểu rõ hơn về tác phẩm thì tiếp theo đây chúng ta sẽ qua phần d. Cuộc đối chất ở Minh ti.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung Ngô Tử Văn trong cuộc đối chất ở Minh ti.
GV: Tại sao lại có vụ kiện ở âm phủ? 
Hồn ma tên tướng giặc đã làm những 
việc gì?
HS suy nghĩ, trả lời.
GV nhận xét, chốt ý: 
Vì hồn ma tên tướng giặc kiện Ngô Tử Văn đốt đền/Giả mạo Thổ thần, làm hại dân, qua mặt Diêm Vương)
GV: Vì sao hồn tên tướng giặc gây tội 
ác như vậy mà vẫn tồn tại?
HS: Suy nghĩ, trả lời. 
GV nhận xét, chốt ý:
Vì các thần ở các đền miếu lân cận ăn của đút lót nên bao che cho kẻ ác, vì các phán quan của Diêm Vương chưa làm hết trách nhiệm, không theo sát thực tế). 
GV: Tinh thần, thái độ, lời nói của Tử 
Văn trên đường bị quỷ sứ bắt đi, trong
điện và trước Diêm Vương như thế nào? Kết quả của cuộc xét xử ra sao? (GV hướng dẫn HS bằng bảng phụ)
Lần
Hồn ma tướng giặc
Diêm vương
Ngô Tử Văn
1
Khúm núm, kêu oan, tỏ vẻ nhún nhường.
Quát mắng Tử Văn, bên vực hồn ma.
Điềm nhiên, không run sợ, cứng cỏi kêu oan.
2
Đổi giọng nhân nghĩa, rộng lượng.
Cử người đến đền Tản Viên lấy chứng cớ.
Đề nghị Diêm Vương đến đền Tản Viên xác minh.
3
Bị nhốt vào ngục Cửu U.
Trừng phạt hồn ma, giải oan và ban thưởng cho Tử Văn.
Được minh oan và ban thưởng.
GV: Nêu ý nghĩa của việc Diêm Vương xử kiện?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: nhận xét, chốt ý:
Thể hiện niềm tin của con người thời trung đại: bên cạnh cõi trần còn có một thế giới khác là âm phủ, nơi con người sau khi chết sẽ đến để nhận sự phán xét và thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống.
Thao tác 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung Ngô Tử Văn nhận chức phán sự
GV: Chức phán sự là chức quan như 
thế nào? Tại sao Tử Văn nhận chức 
này? Việc nhậm chức của Tử Văn có ý
nghĩa như thế nào?
HS: Suy nghĩ trả lời.
* Quan phán sự: chức quan trông coi việc xử án ngày xưa (xem xét các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án), là chức quan thực thi công lí.
- Tử Văn nhận chức phán sự là bởi 
chàng là người chính trực, dũng cảm, trọng lẽ phải. Chàng muốn thực hiện công lí, diệt trừ gian tà, ác bá.
- Ý nghĩa việc nhậm chức:
- Hồn ma tên tướng giặc xâm lược với bản chất gian xảo, tham lam hung ác, đáng bị vạch mặt và trừng trị.
- Thánh thần, quan lại ở cõi âm vì tham tiền đã tiếp tay cho kẻ ác, kẻ xấu, gây nên bao nỗi khổ cho người dân lương thiện. 
-> Đây cũng là hình chiếu cho những bất công trong xã hội đương thời: quan lại tham nhũng, vua xa dân, người tốt chịu bất công, oan trái. 
Thao tác 3: Tìm hiểu ý nghĩa của tác phẩm
GV: Tác giả ngụ ý điều gì qua tác phẩm?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV nhận xét, chốt ý: 
Phê phán xã hội đương thời làm cho con người ta phải chịu nhiều bất công, oan trái và lời nhắn nhủ hãy đấu tranh đến cùng vì chính nghĩa.
Thao tác 4: Tìm hiểu nghệ thuật kể 
chuyện của tác phẩm
GV: Qua tác phẩm, em thấy được cách kể chuyện của tác giả như thế nào?
HS suy nghĩ, trả lời.
GV nhận xét, chốt ý:
- Nghệ thuật kể chuyện rất hấp dẫn, sử dụng yếu tố kì ảo dày đặc, xen lẫn chuyện người, chuyện thần, chuyện ma, thế giới thực - ảo, trần thế - địa ngục, việc chết đi - sống lại, người trần bên cạnh quỷ sứ, Thổ công, Diêm Vương, 
-> Tăng tính li kì, hấp dẫn.
-> Là phương thức đặc biệt để chuyên chở nội dung và cảm hứng hiện thực (là cách phản ánh hiện thực thâm thúy, sâu sắc)
- Giàu kịch tính:
+ Phần trình bày (mở đầu): giới thiệu nhân vật (tên, quê quán, tính cách, phẩm chất).
+ Khai đoạn (thắt nút): hành động đốt đền tà của Tử Văn.
+ Phát triển: Tử Văn lên cơn sốt, gặp tên tướng giặc và Thổ thần, bị bắt xuống âm phủ trị tội.
+ Đỉnh điểm (cao trào): Diêm Vương chấp nhận yêu cầu đối chất của Tử Văn.
+ Kết thúc (mở nút): tên tướng giặc bị trị tội, Tử Văn được ban thưởng.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
2. Tác phẩm.
a. Tác phẩm “ Truyền kì mạn lục”.
b. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
1. Xuất xứ.
2. Bố cục.
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Nhân vật Ngô Tử Văn.
a. Hoàn cảnh xuất thân.
b. Hành động đốt đền tà.
c. Ngô Tử Văn gặp viên Bách hộ họ Thôi và Thổ Thần.
d. Cuộc đối chất ở Minh ti.
* Trên đường xuống Phong Đô.
- Cảnh tượng: “Gió tanh, sóng xám, hơi lạnh thấu xương hình dáng nanh ác”.
- Tinh thần, thái độ của Tử Văn: điềm nhiên, không hề khiếp sợ. Một mực đòi kêu oan, đòi phán xét công khai, minh bạch “Ngô soạn này oan uổng”.
-> Nghệ thuật tương phản đặc sắc.
* Trước mặt Diêm Vương
Lần
Hồn ma tướng giặc
Diêm vương
Ngô Tử Văn
1
Khúm núm, kêu oan, tỏ vẻ nhún nhường.
Quát mắng Tử Văn, bên vực hồn ma.
Điềm nhiên, không run sợ, cứng cỏi kêu oan.
2
Đổi giọng nhân nghĩa, rộng lượng.
Cử người đến đền Tản Viên lấy chứng cớ.
Đề nghị Diêm Vương đến đền Tản Viên xác minh.
3
Bị nhốt vào ngục Cửu U.
Trừng phạt hồn ma, giải oan và ban thưởng cho Tử Văn.
Được minh oan và ban thưởng.
* Kết quả xét xử
 Chính nghĩa chiến thắng, Ngô Tử Văn được trở về trần gian.
* Ý nghĩa của việc Diêm Vương 
xử kiện:
- Thể hiện niềm tin của con người thời trung đại.
- Thể hiện khát vọng công lí chưa thực hiện được trong cuộc sống trần thế của người xưa.
- Có ý nghĩa khuyên răn con người sống đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác.
e. Ngô Tử Văn nhận chức phán sự
- Là một phần thưởng xứng đáng.
- Khích lệ mọi người dũng cảm đấu
tranh chống cái ác, bảo vệ công lí.
2. Ý nghĩa tác phẩm
- Truyện phê phán cái xã hội đương thời bất công, khiến con người chịu oan trái.
- Nhắn nhủ hãy đấu tranh đến cùng để chống lại cái ác, cái xấu.
3. Nghệ thuật kể chuyện.
- Kết cấu truyện giàu kịch tính với những tình tiết lôi cuốn.
- Cách dẫn dắt truyện hợp logic khéo léo; cách kể tả sinh động, hấp dẫn.
III. Tổng kết.
1. Nội dung
- Ca ngợi tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước Việt.
- Bài học nhân sinh về chính - tà, thiện - ác
2. Nghệ thuật
- Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ.
- Dẫn dắt khéo léo, nhiều chi tiết gây sự chú ý, hấp dẫn.
- Cách kể chuyện và miêu tả sinh động, hấp dẫn.
- Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, nhưng vẫn mang nét hiện thực.
- Sử dụng kiểu kết thúc có hậu, ở hiền gặp lành, ác giả ác báo của văn học dân gian.
Hoạt động 3: Thực hành
GV: đặt ra một số câu hỏi trắc nghiệm. 
HS suy nghĩ, trả lời.
GV nhận xét, chốt lại.
Câu 1: Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm ra đời vào thế kỉ nào?
A. XIV.
B. XVI.
C. XV.
D. XIII.
-> Đáp án B
Câu 2: Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ, chi tiết nào đóng vai trò làm nền cho việc triển khai hàng loạt các chi tiết hoang đường, kì ảo?
A. Chi tiết tên Bách hộ đến đòi Tử Văn dựng trả ngôi đền.
B. Chi tiết Tử Văn thấy khó chịu, rồi nổi lên một con sốt nóng sốt rét sau khi đốt đền.
C. Chi tiết lũ quỷ Dạ Xoa đến dẫn Tử Văn xuống âm phủ.
D. Chi tiết viên Thổ công đến nói với Tử Văn sự thực.
-> Đáp án B
Câu 3: Nhận xét nào dưới đây về Nguyễn Dữ là không chính xác?
A. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, từng đi thi và đã ra làm quan, nhưng không bao lâu thì từ quan lui về ở ẩn.
B. Ông là tác giả truyện truyền kì nổi tiếng nhất thời kì văn học trung đại Việt Nam.
C. Ông chưa rõ năm sinh, năm mất người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
D. Ông sống vào khoảng thế kỉ XVI.
-> Đáp án A
Câu 4: Tên tác phẩm “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ có nghĩa là:
A. Tập sách ghi chép những chuyện kì lạ và được lưu truyền.
B. Tập sách ghi chép những chuyện hoang đường.
C. Tập sách ghi chép mạn những chuyện kì lạ và được lưu truyền.
D. Tập sách ghi chép những chuyện kì lạ.
-> Đáp án C
Câu 5: Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ, Ngô Tử Văn đốt đền vì lí do gì?
A. Vì muốn diệt trừ kẻ giả danh là thần mà lại tác yêu tác quái trong dân gian.
B. Vì không tin vào điều mê tín, dị đoan.
C. Vì muốn thể hiện thái độ cao ngạo của mình.
D. Vì muốn giúp đỡ viên Thổ công.
-> Đáp án A
Hoạt động 4: Vận dụng
GV: Hãy tóm tắt tác phẩm chuyện chức phán sự đền Tản Viên?
HS suy nghĩ, trả lời.
GV nhận xét.
	Định hướng làm bài
- Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ khảng khái, chính trực đã đốt đền của một tên hung thần vốn là tướng giặc xâm lược, trừ hại cho dân.
- Tên hung thần đe dọa nhưng tử Văn đã được Thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của hắn, đồng thời chỉ dẫn cách đối phó.
- Ngô Tử Văn bị quỷ sứ bắt xuống âm phủ. Trước mặt Diêm Vương, Ngô Tử Văn đã dũng cảm tố cáo tội ác của tên hung thần với đầy đủ chứng cớ. Cuối cùng công lí được khôi phục, kẻ ác bị trừng trị, Thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại.
- Ngô Tử Văn được Thổ thần tiến cử giữ chức phán sự đền Tản Viên.
Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo
GV: Từ nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ, viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về đức tính cương trực của tuổi trẻ hôm nay?
HS thực hiện nhiệm vụ:
HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ (Buổi học tới).
Định hướng làm bài
- Ngô Tử Văn tên Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang tính tình khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà không chịu được. Trong làng có 1 ngôi đền thiêng nhưng cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, tên Bách Hộ họ Thôi là tên tướng giặc bại trận chết ở đó rồi làm yêu làm quái trong dân gian. Tử Văn tức giận đốt đền làm tướng giặc mất nơi nương náu bèn hiện trong mơ đe doạ nhưng Tử Văn không sợ. Chiều tối có 1 người tự xưng là Thổ công đến kể về việc bị cướp đền, tạm lánh ở đền Tản Viên và bày cho chàng cách ứng xử khi bị bắt xuống Minh Ti. Đến đêm, Tử Văn bị quỷ sứ bắt đi. Chàng cứng cỏi vượt qua những áp lực, cản trở để làm rõ trắng đen và nỗ lực của chàng đã làm Diêm Vương sinh nghi cho người đến đền Tản Viên chứng thực. Quả đúng như lời Tử Văn nói nên Diêm Vương đã xử tội tướng giặc và cho Tử Văn sống lại. Thổ công cảm kích, hiện về mời Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên. Chàng vui vẻ nhận lời rồi thu xếp việc nhà sau đó không bệnh mà mất.
Đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu :
- Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành.
- Nội dung : Từ đức tính cương trực của nhân vật Ngô Tử Văn, thí sinh liên hệ đến đức tính cương trực trong cuộc sống, cụ thể :
+ Giải thích: Cương trực là cứng cỏi và ngay thẳng. Người cương trực là người giữ mình trong sạch, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi.
+ Ý nghĩa của đức tính: cương trực thể hiện một con người mạnh mẽ, không run sợ trước cái ác, cái xấu. Vì thế, họ luôn có niềm tin làm nên chiến thắng, vượt qua mọi thử thách của hoàn cảnh, biết đấu tranh đến cùng trước những thế lực xấu xa.
+ Phê phán lối sống giả tạo, nhụt chí, yếu hèn.
+ Bài học nhận thức và hành động cho bản thân: hiểu được ý nghĩa của đức tính cương trực, biết đấu tranh phê bình và tự phê bình, tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_tiet_67_chuyen_chuc_phan_su_den_tan_v.docx