Phân tích 18 câu đầu “Trao duyên”

Phân tích 18 câu đầu “Trao duyên”

MỞ BÀI : Nguyễn Du - đại thi hào của dân tộc Việt Nam và là danh nhân văn hóa thế giới. Sự nghiệp văn học của ông thành công cả về chữ Hán lẫn chữ Nôm . Làm nên tên tuổi của Nguyễn Du phải kể đến tác phẩm “ Truyện Kiều”- một tác phẩm chứa đựng tinh thần nhân đạo sâu sắc, đề cao giá trị con người và lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến thối nát. Và hơn thế nữa nó phản ảnh chân thực giấc mơ tự do công lí mà hình tượng người anh hùng Từ Hải được Nguyên Du miêu tả thông qua đoạn trích “Chí khí anh hùng” chính là tiêu biểu nhất cho điều này.

“Nửa năm hương lửa đương nồng

Trựơng phu thoắt đã động lòng bốn phương

Trông vời trời bể mênh mang

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.

Nàng rằng: “ Phận gái chữ tòng

Chàng đi thiếp cùng một lòng xin đi”

Từ rằng: “Tam phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”

“Bao giờ mười vạn tinh binh

Tiếng chiêng dậy đất, bóng cây rợp đường

Làm cho rõ mặt phi thường

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia

Bằng này bốn bể không nhà,

Theo càng thêm bận biết là đi đâu?

Đành lòng chờ đó ít lâu,

Chầy chăng là một năm sau vội gì!”

Quyết lời dứt áo ra đi

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.

 

docx 4 trang Dương Hải Bình 31/05/2022 6000
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích 18 câu đầu “Trao duyên”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích 18 câu đầu “Trao Duyên”
I . MỞ BÀI : Nguyễn Du - đại thi hào của dân tộc Việt Nam và là danh nhân văn hóa thế giới. Sự nghiệp văn học của ông thành công cả về chữ Hán lẫn chữ Nôm . Làm nên tên tuổi của Nguyễn Du phải kể đến tác phẩm “ Truyện Kiều”- một tác phẩm chứa đựng tinh thần nhân đạo sâu sắc, đề cao giá trị con người và lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến thối nát. Và hơn thế nữa nó phản ảnh chân thực giấc mơ tự do công lí mà hình tượng người anh hùng Từ Hải được Nguyên Du miêu tả thông qua đoạn trích “Chí khí anh hùng” chính là tiêu biểu nhất cho điều này. 
“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trựơng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.
Nàng rằng: “ Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cùng một lòng xin đi”
Từ rằng: “Tam phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”
“Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng cây rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
Bằng này bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”
Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.
II. THÂN BÀI
Tác giả Nguyễn Du:
Nguyễn Du – người con của miền đất sông Lam, núi Hồng ở Hà Tĩnh, sinh ra trong gia đình có truyền thống khoa bản. Sống trong thời đại mà chiến tranh của những tập đoàn phong kiến chà đạp lên con người, cuộc đời của ông trải qua bao năm thăng trầm gió bụi. Tất cả đã kết tinh nên thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, đời đời ghi nhớ. 
Truyện Kiều:
Truyện Kiều- một trong những kiệt tác văn học hàng đầu của dân tộc, mang nhiều giá trị vĩnh cửu. Nguyễn Du dựa vào cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, thế nhưng chính ông đã đem tài năng của mình vào để thay đổi số phận của tác phẩm. Ông biến nó thành viên ngọc sáng của phương Đông, trải qua bao thế kỉ vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học.
3 . Vị trí và nhan đề : 
Sau khi bị mắc bẫy và rơi vào chốn lầu xanh lần thứ hai, Từ Hải xuất hiện giúp Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh. Nhưng tình yêu giữa Thúy Kiều và Từ Hải vẫn không thể nào che khuất đi ước mơ gây dựng một sự nghiệp lớn lao ở con người này. Đó chính là lí do mà khi mối tình của họ vừa chớm nở được “nửa năm” thì Từ Hải đã tiếp tục lên đường với khát khao cháy bỏng gây dựng sự nghiệp của mình. Đoạn trích miêu tả cảnh Từ Hải từ biệt Thúy Kiều để ra đi. Có thể nói trong đoạn trích này, Nguyễn Du đã xây dựng một hình tượng nhân vật Từ Hải hoàn toàn mới so với hình tượng nhân vật này trong “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, ở “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, hình tượng Từ Hải giống như một tướng cướp đã bị lược bỏ, thay vào đó là một hình tượng Từ Hải như một vị anh hùng tuyệt đẹp, phi thường. Hình tượng này là sự hợp nhất của hình tượng nhân vật có tính ước lệ và hình tượng con người vũ trụ với nét vĩ đại, lớn lao.
1. Bốn câu thơ đầu khắc họa thật đậm, thật rõ nét hình ảnh của Từ Hải trước lúc lên đường:
“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trựơng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.
Từ- Kiều đang sống nồng nàn, hạnh phúc đứa lôi thì chàng chợt nghĩ đến chí lớn chưa thành, chí khí của một người anh hùng đã thúc giục chàng lên đường. Từ Hải là người có chí khí, khao khát vẫy vùng, không gì kiềm chế được “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”. Hiểu thấu được khát khao ấy, Nguyễn Du đã trân trọng gọi nhân vật của mình bằng hai tiếng “trượng phu” – người đàn ông có chí lớn, là một bậc anh hùng với hàm ý khâm phục, ngợi ca. “Động lòng bốn phương”, một hình ảnh ước lệ thể hiện chí khí anh hùng của người làm trai, không bị ràng buộc bởi gia đình, vợ con mà để để ở bốn phương để làm nên sự nghiệp phi thường kết hợp với nghệ thuật sử dụng từ ngữ tinh tế “thoắt”, cách xử sự dứt khoát, khác thường của Từ Hải đối với cảnh sống gia đình chật hẹp tù túng để thể hiện rằng TH không phải là con người của những đam mê thông thường mà là con người của sự nghiệp anh hùng. Từ láy “mênh mang” miêu tả không gian trời bể mênh mông, nơi mà bậc hào kiệt thỏa chí vẫy vùng với những đam mê, lí tưởng. Hình ảnh cuối cùng “Thanh gươm yên ngựa” và “lên đường thẳng rong” diễn tả tư thế cùa TH sẳn sàng lên đường, một mình, một ngựa, một thanh gươm, nói lời chia biệt với Thúy Kiều bởi rằng hình ảnh ấy chính là lẽ sống, là sự nghiệp chính nghĩa của TH nên chàng quyết chí ra đi để thực hiện lí tưởng hoài bão. Nhà phê bình Hoài Thanh có đại ý nhận xét rằng: thanh gươm, yên ngựa tưởng chừng như che đậy cả trời đất, không gian bốn phương và trời bể mới là nơi đất sống, nơi mà tráng chí tung hoành.
-> Bằng bút pháp ước lệ, lí tưởng hóa cảm hứng vũ trụ, hình ảnh anh hùng TH hiện lên thật phi thường, có khát vọng, hoài bão lên đường, tung hoành 4 phương.
2. Sau lời viết về tâm trạng và quyết định của Từ Hải là lời đối thoại của đội vợ chồng:
Nàng rằng: “ Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cùng một lòng xin đi”
Trong cảnh chia li, Tk không cản, chỉ xin đi theo chồng. Chử “tòng” này không theo quan niệm “tam tòng tứ đức” của Khổng Tử mà là “tòng phu”: theo chồng đi chinh chến để tiếp sức, chia sẽ nhiệm vụ. Tk không đơn thuần là chung thủy mà còn chung lí tưởng với TH, Kiều không muốn sống xa người yêu và không muốn cơ đơn, tâm lí chung của những người phụ nữ. 
3. Thế nhưng, trái với mong mỏi của nàng, Từ Hải ngăn cản: 
Từ rằng: “Tam phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”
Mới nghe qua thì cứ tưởng Th đang trách Kiều chưa thoát khỏi tình cảm thông thường của nữ nhi, Kiều đi theo chỉ thêm vướng bận, nhưng đằng sau đó, TH hàm ý động viên, khuyên Kiều hãy thoát khỏi tình cảm thông thường để làm người vợ cùa anh hùng. Từ Hải không bịn rụn, quyến luyến, không vì tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả. 
4. Sau đó, chàng hứa hẹn về một tương lai thành công với thái độ rất mực tự tin: 
“Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng cây rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia Bằng này bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”
Hình ảnh “tiếng chiêng- bóng tịnh- mười vạn tinh binh” tượng trưng cho niềm tin và lí tưởng anh hùng với hình ảnh đoàn quân oai hùng như che rợp cả bầu trời. Những lời thốt lên từ người anh hùng không hề mang tính chất khoa trương mà đầy quả quyết chắc chắn thể hiện niềm tin sắt đá của nhân vật vào cơ đồ mà mình tạo dựng. -> Lời lẽ ngắn gọn nhưng dứt khoát đã góp phần làm cho niềm tin mãnh liệt của Từ truyền sang cho Kiều và lan tỏa ra khắp tất thẩy bạn đọc.
Từ Hải còn thể hiện chí khí của mình ở việc cho rằng Thúy Kiều đi theo sẽ “càng thêm bận” nhưng sâu thẳm bên trong là sự lo lắng cho Kiều khi đi theo sẽ phải chịu cực khổ, nay đây mai đó:
“Bằng này bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?”
Chàng còn dám khẳng định chắc chắn thời gian mà mình sẽ quay về đó là khoảng thời gian một năm. Từ Hải khuyên Kiều ở nhà đợi chàng trở về trong sự chiến thắng vẻ vang, hiển hách:
“Đành lòng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì.”
5. Đoạn trích kết lại với hai câu thơ gây ấn tượng sâu đậm bở hình ảnh ước lệ:
“Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”
Trong thơ ca trung đại cổ điển ,hành động “dứt áo ra đi” mang tính chất lưu luyến bịn rịn chẳng nỡ rời xa. Thế nhưng, đặt trong đoạn trích và đặt trong hình tượng Từ Hải thì đó lại thể hiện sự mạnh mẽ, quyết đoán của bậc nam nhi, toát lên cốt cách quyết tâm sắt đá của TH để hướng tới mục đích hoài bão. Điển tích “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi” mượn ý của Trang Tử, hình ảnh có vẻ đẹp kì vĩ, tượng trưng cho người anh hùng có lí tưởng, khát vọng cao đẹp, bản lĩnh phi thường. Hình ảnh TH hiện lên thật đẹp, hào hùng trong cảm hứng anh hùng ca, giàu chất lãng mạn và cũng là nơi mà Nguyễn Du gửi gắm ước mơ công lí, chính nghĩa.
6. đánh giá :
Với đoạn trích “Chí khí anh hùng”, Nguyễn Du đã xây dựng được một hình tượng người anh hùng lí tưởng hoàn toàn mới. Có thể nói Nguyễn Du đã thực sự thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật này chính bằng tài năng nghệ thuật khi sử dụng bút pháp ước lệ, cảm hứng vũ trụ kết hợp với sự đam mê văn chương của mình. “Truyện Kiều” nói chung và đoạn trích “Chí khí anh hùng” nói riêng xứng đáng là kiệt tác văn học dân tộc, đóng góp lớn cho nền VHVN về đề tài lên án xã hội phong kiến tàn ác.
III. Kết bài 
Với thể thơ lục bát , xây dựng hình tượng nhân vật bằng khuynh hướng lí tưởng hóa người anh hùng bằng bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ, sử dụng từ ngữ tinh tế, giàu sức biểu cảm ; điển tích, tất cả được phối hợp một cách sáng tạp tuyệt hảo đã để lại ấn tượng trong người đọc hình ảnh về lí tưởng người anh hùng TH, một con người có phẩm chất, chí khí phi thường và còn là ước mơ công lí của Nguyễn Du. Từ Hải còn là một tấm gương để dựa vào đó, con người ta sống có nghị lực, ước mơ, khát vọng, dám nghĩ dám làm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxphan_tich_18_cau_dau_trao_duyen.docx