Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong câu chuyện "Chuyện chức phán đền Tản Viên"

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong câu chuyện "Chuyện chức phán đền Tản Viên"

“Con thuyền” chở đầy những khát khao và hi vọng của con người ta từ bao đời nay - con thuyền chứa đựng tinh hoa của nền văn học trung đại Việt Nam. Từ thời xa xưa, trôi theo dòng chảy văn học, người đương thời luôn tin vào chính nghĩa, rằng công lý sẽ chiến thắng gian tà, rằng cái thiện sẽ dặp tắt cái ác. Và trên con thuyền ấy, một trang sách được mở ra, bỏ qua mọi định kiến của xã hội bộn bề, dẫn dắt lữ khách đến với bến bờ của chân lý cuộc đời. Áng văn “Truyền kỳ mạn lục” là một điển hình của nền văn học trung đại Việt Nam. Nơi có câu truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một trong những tùy bút đặc sắc lúc bấy giờ của Nguyễn Dữ. Khắc họa nên bức tranh gần gũi với chủ đề người anh hùng đại diện cho chính nghĩa để chống lại thế lực gian tà. Trong câu truyện ấy, hình ảnh nhân vật Ngô Tử Văn hiện lên là một vị anh minh, cương trực, là lẻ phải của công lý và là ý nghĩa của chân lý cuộc đời này.

 Về Nguyễn Dữ, ông là một trong những tác giả tiêu biểu của nền văn học trung đại vào khoảng thế kí XVI, cái tên Nguyễn Dữ đã để lại dấu ấn với tập truyện “Truyền kỳ mạn lục” nổi tiếng mà đặc biệt trong ấy là truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” với nhân vật Ngô Tử Văn đại diện cho tầng lớp trí thức nước Việt. Tác phẩm được viết bằng chữ Hán theo thể loại văn xuôi truyền kỳ, ra đời trong khoảng thời gian tác giả cáo quan về ở ẩn. Qua đó nói lên được hiện thực xã hội đương thời và tinh thần dân tộc. Càng bồi dưỡng thêm lòng yêu chính nghĩa, đồng thời bộc lộ được quan điểm sống của Nguyễn Dữ và tấm lòng của ông với cuộc đời.

 Trong câu truyện, Ngô Tử Văn vốn là người khẳng khái, chính trực. Trong làng có một ngôi đền thiêng, kể từ khi có tên tướng giặc nhà Minh tử trận thì hồn hắn tác quái. Chàng tức giận đốt đền để trừ hại cho dân nhưng sau đó lại bị lên cơn sốt mê man, chàng thấy tên hung thần đe dọa bắt chàng xuống âm phủ. Nhưng Ngô Tử Văn được Thổ thần giúp đỡ, khi chàng bị bắt xuống âm phủ, trước mặt Diêm Vương, Tử Văn đã tố cáo tội ác của tên hung thần để rồi hắn ta bị trừng trị. Thổ thần được phục chức còn Tử Văn được đưa về trần gian. Một tháng sau thổ thần tiến cử Tử Văn giữ chức phán sự đền Tản viên để trả ơn nghĩa.

 

docx 4 trang yunqn234 16310
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong câu chuyện "Chuyện chức phán đền Tản Viên"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong câu chuyện :”Chuyện chức phán đền Tản Viên”:
	Bài làm
“Con thuyền” chở đầy những khát khao và hi vọng của con người ta từ bao đời nay - con thuyền chứa đựng tinh hoa của nền văn học trung đại Việt Nam. Từ thời xa xưa, trôi theo dòng chảy văn học, người đương thời luôn tin vào chính nghĩa, rằng công lý sẽ chiến thắng gian tà, rằng cái thiện sẽ dặp tắt cái ác. Và trên con thuyền ấy, một trang sách được mở ra, bỏ qua mọi định kiến của xã hội bộn bề, dẫn dắt lữ khách đến với bến bờ của chân lý cuộc đời. Áng văn “Truyền kỳ mạn lục” là một điển hình của nền văn học trung đại Việt Nam. Nơi có câu truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một trong những tùy bút đặc sắc lúc bấy giờ của Nguyễn Dữ. Khắc họa nên bức tranh gần gũi với chủ đề người anh hùng đại diện cho chính nghĩa để chống lại thế lực gian tà. Trong câu truyện ấy, hình ảnh nhân vật Ngô Tử Văn hiện lên là một vị anh minh, cương trực, là lẻ phải của công lý và là ý nghĩa của chân lý cuộc đời này.
	Về Nguyễn Dữ, ông là một trong những tác giả tiêu biểu của nền văn học trung đại vào khoảng thế kí XVI, cái tên Nguyễn Dữ đã để lại dấu ấn với tập truyện “Truyền kỳ mạn lục” nổi tiếng mà đặc biệt trong ấy là truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” với nhân vật Ngô Tử Văn đại diện cho tầng lớp trí thức nước Việt. Tác phẩm được viết bằng chữ Hán theo thể loại văn xuôi truyền kỳ, ra đời trong khoảng thời gian tác giả cáo quan về ở ẩn. Qua đó nói lên được hiện thực xã hội đương thời và tinh thần dân tộc. Càng bồi dưỡng thêm lòng yêu chính nghĩa, đồng thời bộc lộ được quan điểm sống của Nguyễn Dữ và tấm lòng của ông với cuộc đời.
	Trong câu truyện, Ngô Tử Văn vốn là người khẳng khái, chính trực. Trong làng có một ngôi đền thiêng, kể từ khi có tên tướng giặc nhà Minh tử trận thì hồn hắn tác quái. Chàng tức giận đốt đền để trừ hại cho dân nhưng sau đó lại bị lên cơn sốt mê man, chàng thấy tên hung thần đe dọa bắt chàng xuống âm phủ. Nhưng Ngô Tử Văn được Thổ thần giúp đỡ, khi chàng bị bắt xuống âm phủ, trước mặt Diêm Vương, Tử Văn đã tố cáo tội ác của tên hung thần để rồi hắn ta bị trừng trị. Thổ thần được phục chức còn Tử Văn được đưa về trần gian. Một tháng sau thổ thần tiến cử Tử Văn giữ chức phán sự đền Tản viên để trả ơn nghĩa.
	Mở đầu câu truyện, nhân vật chính Ngô Tử Văn được giới thiệu rõ ràng về gốc gác, lai lịch cho ta thấy hình dung đầu về nhân vật. Ngô Tử Văn tên là Soạn, là người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Một cách tự nhiên và đơn giản, tác giả đã khắc họa đôi nét về nhân vật, đây cũng là lối giới thiệu rất đặc trưng của văn xuôi trung đại. “Chàng là một người cương trực song cũng nóng nảy”, đó không phải chỉ là lời đánh giả chủ quan mà còn là một cái nhìn đầy khách quan “Vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”. Khéo léo chính là cách phát họa phẩm chất đầy thẳng thắn của nhân vật bằng ngòi bút vô cùng ngắn gọn của tác giả:” thấy sự gian tà là không chịu được” cũng phần nào bộc lộ được tiền đề cho hành động quyết liệt của nhân vật sau này. Không vòng vo, Tử Văn đã đến với người đọc một cách vô cùng chân thật mang hình bóng của một bậc tri thức, một nhà Nho cương trực.
	Qua trận chiến với tên hung thần tên Bách họ Thôi, Ngô Tử Văn làm dậy lên tinh thần dũng cảm, cương quyết trước lũ gian tà, thực hiện đúng với một người nho giáo có tri thức biết phân biệt phải trái đúng sai. Nghe tin trong làng có ngôi đền bị yêu quái họ Thôi quấy nhiễu, hẳn là do hắn ta phải tử trận trong chiến trường, đi cướp nước, cướp nơi trú ngụ của thổ thần nước mà lại con tác oai tác quái hại dân trong làng thì không đáng phải thờ, Tử Văn liền nổi nóng, bộc trực trước tên “hung thần yêu quái”, không chịu đứng nhìn cái ác đang hoành hành. Hành động ấy càng khiến người đọc thêm ngưỡng mộ thái độ kiên quyết trước cái ác, cái xấu của Tử Văn. Một hôm, chàng “tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”. Chàng “đốt đền”, hẳn đó không phải là việc mà ai cũng dám làm, bởi đền miếu là nơi cầu tín ngưỡng, linh thiêng “mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn”. Nếu chỉ nhìn thoáng qua thì ai cũng nghĩ đây là một hành động bồng bột, thiếu suy nghĩ của một tên nóng giận. Nhưng không, chàng hiểu rất rõ tính linh thiêng của thần thánh, dất trời , từ việc chuẩn bị kĩ càng để thật trang nghiêm, tôn kính trước thần linh và nó cũng như là một trong những nét văn hóa của nhân dân trung đại đương thời và của một con người có học. “Tử Văn vung tay không cần gì”, thứ gọi là bản lĩnh dám đương đầu với khó khăn, thử thách để giành lấy chính nghĩa, mang lại bình yên cho dân làng của chàng. “Gan vàng dạ sắt”- chàng lao vào vì bất bình, tất cả vì lợi ích của nhân dân, không phân biệt là con người hay ma quỷ, lẻ công bằng đều được chàng thực thi. Phải chăng lòng gan dạ và ý thức trách nhiệm làm chàng thêm mạnh mẽ dù cho đó có là nơi nguy hiểm đến nào đi nữa. Bất chấp hậu quá xấu cho bản thân, đó là thái độ dứt khoát của một con người tri thức, bởi nó không đáng trách vì hợp lòng dân. Ngô Tử Văn là một con người đầy khảng khái, cương trực, dũng cảm vì dân mà trừ hại.
	Sự khẳng khái của chàng một lần nữa thể hiện qua thái độ coi thường tên tướng giặc. Hồn ma tướng giặc buông lời mắng mỏ, đe dọa, quyết kiện Tử Văn xuống tận Diêm Vương. Tuyên chiến với một kẻ thù đầy hiểm ác, hành động ngồi “vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên” của Tử Văn trước lời đe dọa của tên tướng giặc không phải là hành động bất cẩn của kẻ liều mà là hành động tự tin của người nắm được chính nghĩa trong tay. Chính bởi chính nghĩa mà chàng được ơn xá thần linh trên cao phù trợ giúp. Thổ Công- một người từng bị đánh đuổi khỏi nơi trú ngụ của mình, không dám đấu tranh, “phải đến nương tựa đền Tản Viên”. Thổ Công đã giúp chàng hiểu rõ được bộ mặt xảo trá của kẻ thù, hiểu được trước mắt có biết bao khó khăn đang chờ chàng mà mách kế tiếp thêm động lực cho Tử Văn trong cuộc chiến đầy cam go ấy.
	Trận chiến sinh tử đang ngày một gây cấn hơn khi tên hung thần hộ Thôi làm phép yêu ma khiến chàng bị lên cơn sốt nóng sốt rét, đầu lảo đảo, rồi chàng bị hai tên quỷ sứ lôi xuống địa phủ. Tình thế không hề đơn giản, nó khốc liệt và dai dẳng, đó không còn là trần thế, mà là cả nơi cõi âm hiu quạnh. Chàng sắp phải đối mặt với những thứ nguy hiểm nhưng tinh thần khảng khái ấy vẫn không bị lu mờ mà còn sáng hơn bao giờ hết. Cảnh địa phủ rùng rợn với quỷ sứ hung ác, con sông đầy gió tanh sóng xám. Tử Văn bị bọn quỷ lôi đi rất nhanh, bị phán xét lạnh lùng là kẻ “tội sâu ác nặng, không được liệt vào hàng khoan giảm”, bị kết thêm tội ngoan cố bướng bỉnh nhưng chàng chẳng hề nhụt chí, chẳng hề lùi bước, một mực kêu oan đòi phán xét công khai, minh bạch. Đối diện trước Diêm Vương, chàng kêu to khẳng định: “Ngô Soạn là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng”. Vẫn vững lòng tin, Tử Văn đấu tranh vạch tội tên tướng giặc bằng những lí lẽ cứng cỏi, bằng chứng không thể chối cãi, giọng điệu rất đanh thép vững vàng. Chàng đã bảo vệ được lẻ phải của mình, kiên quyết đấu tranh trước công lí. Kết quả, chàng đã chiến thắng được hồn ma gian tà của tên tướng giặc, bảo toàn được sự sống của mình. Tử Văn được đưa về lại trần thế và được Thổ công tiến cử làm chân phán sự ở đền thánh Tản Viên. Chàng đã trừng trị thích đáng tên hung yêu tác quái họ Thôi. Dân gian được bình an còn Thổ công được trả lại đền. Ngô Tử Văn đã giành lại được cái gọi là chính nghĩa cho mình, cho mọi người, cho xã hội. Chiến thắng ấy có ý nghĩa vô cùng to lớn, cho thấy Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ ngay thẳng, cương trực, không vì sợ hãi trước quyền lực mà trở nên khúm núm, khuất phục trước điều gian tà, là người luôn tin vào chính nghĩa và lẻ phải.
	Qua cuộc đấu tranh đầy cam go, Tử Văn đã không hề chùn bước mà chống lại cái ác, càng làm bệt lên vẻ đẹp của một con người chính trực mà anh minh, khảng khái, dũng cảm bảo vệ công lí đến cùng, là một con người đáng tự hào cho dân nước Việt. Từ đó, tác giả Nguyễn Dữ khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà, thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, bộc lộ quyết tâm mãnh liệt đấu tranh trừng trị cái xấu, cái ác. Kết thúc có hậu chứng tỏ Nguyễn Dữ đã truyền cho đọc giả nguồn cảm hứng yêu nước bao đời, tinh thần chống giặc ngoại xâm qua hình ảnh của nhân vật toàn diện Ngô Tử Văn.
	Truyện gây ấn tượng với những chi tiết kỳ ảo, lôi cuốn chỉ có trong văn học trung đại làm cho nghệ thuật kể chuyện một thêm sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính của tác giả Truyền kì mạn lục. Với cốt truyện đầy kịch tính, cùng cách xây dựng nhân vật điển hình, sắc nét, ngôn ngữ trau chuốt, súc tích. Càng tô thêm màu tỉ mĩ cho hành động cao đẹp của nhân vật.
	Thông qua cuộc đấu tranh của Ngô Tự Văn, ta thấy được một trí thức nước Việt khảng khái, cứng cỏi, qua đó bộc lộ niềm tin vào công lí, vào việc chính nghĩa sẽ thắng gian tà. Song càng bồi thêm lòng yêu công lí và niềm tự hào về trí thức nước Việt. Đồng thời, truyện cũng phản ảnh thế giới thực của con người với đầy rẫy những sự việc xấu xa như tham quan dung túng cho kẻ xấu, hay công lí bị che mắt.
	Cuộc chiến đấu không khoan nhượng của Ngô Tử Văn như một tấm gương phản chiếu cốt cách cao đẹp, bản lĩnh cứng cỏi cùng thái độ kiên quyết trước cái ác. Hình tượng Ngô Tử Văn như một lời kêu gọi, một lời động viên , cổ vũ thôi thúc nguồn tri thức giành lấy công bằng cho xã hội, chính nghĩa là thứ sẽ tồn tại ở bất cứ nơi đâu khi nơi đó có “kẻ sĩ, không kiêng sợ sự cứng cỏi”.
P/s: Hãy tha thứ những lỗi nhỏ nhặt của đứa trẻ tội nghiệp này nghen cô :3 (À mà lần này con mở bài có 1 đoạn à hjhj J)

Tài liệu đính kèm:

  • docxphan_tich_nhan_vat_ngo_tu_van_trong_cau_chuyen_chuyen_chuc_p.docx