Giáo án Ngữ văn 10 - Bài 5: Nghệ thuật truyền thống (chèo/ tuồng) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Bảo Trang - Trường THPT Bình Thạnh

Giáo án Ngữ văn 10 - Bài 5: Nghệ thuật truyền thống (chèo/ tuồng) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Bảo Trang - Trường THPT Bình Thạnh

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản chèo hoặc tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền.

- Biết thưởng thức vẻ đẹp, trân trọng và có ý thức phát huy giá trị nhân văn trong nghệ thuật và văn hóa truyền thống.

2. Về năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo tạo, năng lực hợp tác.

- Năng lực đặc thù:

+ Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản chèo hoặc tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền.

+ Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản. Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản; nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong văn bản chèo / tuồng.

 

docx 85 trang Phan Thành 05/07/2023 3270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Bài 5: Nghệ thuật truyền thống (chèo/ tuồng) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Bảo Trang - Trường THPT Bình Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 5. NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG 
(CHÈO/ TUỒNG)
NGỮ VĂN
LỚP
10
TÊN BÀI DẠY: TẠO LẬP THẾ GIỚI (THẦN THOẠI)
Môn học: Ngữ văn; lớp 10
Thời gian thực hiện: 9 tiết
I. MỤC TIÊU
Về kiến thức:
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản chèo hoặc tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền.
- Biết thưởng thức vẻ đẹp, trân trọng và có ý thức phát huy giá trị nhân văn trong nghệ thuật và văn hóa truyền thống.
2. Về năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo tạo, năng lực hợp tác.
- Năng lực đặc thù: 
+ Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản chèo hoặc tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền.
+ Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản. Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản; nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong văn bản chèo / tuồng.
+ Nêu được ý nghĩa tác động của văn bản chèo / tuồng đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.
+ Nhận biết tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,...
+ Viết được bản nội quy hoặc bảng hướng dẫn ở nơi công cộng.
+ Biết thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau; đưa ra được những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ ý kiến nào đó.
3. Về phẩm chất: Trân trọng và có ý thức phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV; Phiếu học tập. 
˗ Giấy A4, bút lông phục vụ cho hoạt động thảo luận nhóm. 
˗ Bài trình chiếu Power Point. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
PHẦN ĐỌC (4 tiết)
VĂN BẢN 1: QUAN ÂM THỊ KÍNH: THỊ MẦU LÊN CHÙA (1,5 tiết)
Hoạt động 1. Khởi động
Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản chèo.
Nội dung: Kích hoạt kiến thức nền của HS bằng kĩ thuật K-W-L.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; bảng kết quả K-W.
Tổ chức thực hiện:
Tổ chức trò chơi: Đuổi hình bắt chữ
Giáo viên cung cấp một số tranh ảnh, đoạn clip ngắn về một số loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.
Học sinh gọi tên loại hình nghệ thuật truyền thống tương ứng với gợi ý giáo viên cung cấp
Chèo
Cải lương
Tuồng
Hát ca trù 
(Hát ả đào)
Múa rối nước
Dân ca quan họ Bắc Ninh
Giao nhiệm vụ học tập:
+ Câu hỏi (K): Em biết gì về thể loại chèo? (đề tài, cốt truyện, nhân vật, lời thoại, ) 
+ Câu hỏi (W): Sau buổi học hôm nay, em muốn biết thêm gì về thể loại này?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ bằng kĩ thuật công não, phản hồi nhanh. 
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày, phát biểu theo lượt; GV ghi nhận lên bảng.
- Kết luận, nhận định: GV chốt ý và gợi mở những vấn đề về chèo sẽ giải quyết trong bài học. 
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu tri thức đọc hiểu 
a) Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản chèo như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền.
b) Nội dung: Tìm hiểu các tri thức ngữ văn cần thiết để đọc hiểu văn bản thuộc thể loại thần thoại. 
c) Sản phẩm: Câu trả lời trên phiếu học tập của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: HS đọc phần Tri thức ngữ văn về thể loại chèo trong SGK và tóm tắt vào phiếu học tập số 1. 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS làm phiếu học tập số 1; làm cá nhân. 
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày phiếu học tập; HS nhận xét, góp ý 
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá sản phẩm phiếu học tập và chốt ý về tri thức chung của thể loại chèo. 
+ Chèo cổ là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, kết hợp hài hòa nhiều chất liệu chất liệu: dân ca, múa dân gian, và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. 
+ Chèo được xem là một hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng.
+ Chèo tập trung thể hiện hành động dẫn dắt xung đột qua ngôn ngữ của nhân vật.
+ Đặc điểm của chèo cổ:
Đề tài: thường xoay quanh vấn đề giáo dục cách sống, cách ứng xử giữa người với người theo quan điểm đạo lý dân gian hoặc theo tư tưởng Nho giáo.
Tích truyện (cốt truyện): thường được xây dựng từ các nhân vật, hành động, sự việc có sẵn trong kho tàng truyện cổ dân gian hoặc trong giả sử.
Nhân vật: các loại hình nhân vật phổ biến của chèo bao gồm kép (nam chính), đào (nữ chính), hề (nhân vật hài hước, gây cười), mụ (nhân vật nữ lớn tuổi), lão (nhân vật nam lớn tuổi). Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ với tính cách không thay đổi.
Cấu trúc: gồm nhiều màn và cảnh, xảy ra trong một khung thời gian và không gian khác nhau.
Lời thoại: đảm nhiệm mọi vai trò: dẫn dắt xung đột, diễn tả hành động, khắc họa nhân vật, bối cảnh, đồng thời gián tiếp thể hiện tình cảm của tác giả dân gian. Bao gồm lời thoại của nhân vật và tiếng đế (tiếng nói trao đổi bàn luận của đại diện khán giả với nhân vật trong vở diễn). Hình thức thức gồm lời nói lời hát.
- GV mở rộng về tri thức về tiến trình phát triển của thể loại chèo. 
+ Chèo được hình thành từ thế kỷ 10, dưới thời nhà Đinh khi vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu chèo, người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung đã được nhà vua phong chức quan Ưu Bà chuyên truyền dạy nghề múa hát.
+ Đến thế kỷ 14, sự phát triển của sân khấu Việt Nam có một mốc quan trọng là thời điểm một con hát quân đội Nguyên Mông đã bị bắt ở Việt Nam tên gọi Lý Nguyên Cát. Qua đó lan tỏa nghệ thuật Kinh kịch của Trung Quốc vào Việt Nam, tác động trực tiếp đến các loại hình sân khấu tuồng, chèo. Các loại vai diễn cũng ảnh hưởng theo sự kiện này như đán nương (đào), quan nhân (kép), châu tử (tướng), sửu nô (hề),..
+ Vào thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông đã không cho phép biểu diễn chèo trong cung đình, do chịu ảnh hưởng của đạo Khổng. Chèo trở về với nông thôn, kịch bản lấy từ truyện viết bằng chữ Nôm. Chèo gắn liền với sinh hoạt đời sống, hội hè của người Việt. Đồng bằng châu thổ sông Hồng luôn là cái nôi của nền văn minh lúa nước của người Việt. 
+ Tới thế kỷ 18, hình thức chèo đã được phát triển mạnh ở vùng nông thôn Việt Nam và tiếp tục phát triển, đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ 19. 
+ Đầu thế kỷ 20, chèo được đưa lên sân khấu thành thị trở thành chèo văn minh. Có thêm một số vở mới ra đời dựa theo các tích truyện cổ tích, truyện Nôm như Tô Thị, Nhị Độ Mai.
+ Từ năm 2021, Nghệ thuật chèo đồng bằng sông Hồng được lập hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Hoạt động 2.2: Trải nghiệm văn bản 
a) Mục tiêu: 
+ Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản chèo như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền.
+ Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản. Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản; nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong văn bản chèo.
b) Nội dung: Đọc văn bản để phát triển kĩ năng theo dõi, suy luận, liên hệ và tìm hiểu khái quát về văn bản. 
c) Sản phẩm: Phần đọc của HS và câu trả lời của HS cho các câu hỏi trong SGK. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV cung cấp tranh ảnh sau và nêu câu hỏi Bạn hiểu thành ngữ “Oan Thị Kính” này như thế nào?
(Nguồn: 
- GV nhận xét “Oan Thị Kính” là thành ngữ chỉ nỗi oan ức vô cớ, không có cách nào thanh minh.
- Giao nhiệm vụ học tập: GV mời HS đọc văn bản, các HS khác lắng nghe và trả lời câu hỏi bên cạnh văn bản trong SGK. 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc văn bản, suy nghĩ các câu hỏi. 
- Báo cáo, thảo luận: HS trả lời nhanh các câu hỏi trải nghiệm văn bản. 
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét về kết quả đọc và các câu trả lời của HS. 
+ Nhân vật nhiều lời thoại nhất là Thị Mầu
+ Sự khác biệt trong thái độ của hai nhân vật: Thị Mậu: nói năng líu lo,không có điểm dừng, khá táo bạo; Thị Kính: kiệm lời, không muốn nói chuyện nhiều với Thị Mầu, luôn tránh né
+ Những từ ngữ miêu tả Kính Tâm trong lời của Thị Mầu “Đẹp như sao băng”, “Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang”. Có thể thấy Thị Mậu ham mê cái đẹp, háo sắc, lẳng lơ.
+ Đoạn hát ghẹo tiểu của Thị Mầu cho thấy Thị Mầu nghĩ tình yêu là: tự do, theo sở thích, mình thấy thích thì mình sẽ tiến đến, yêu là tự do yêu nhau
Hoạt động 2.3: Suy ngẫm và phản hồi 
a) Mục tiêu: 
+ Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản chèo như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền.
+ Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản. Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản; nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong văn bản chèo.
+ Nêu được ý nghĩa tác động của văn bản chèo đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.
b) Nội dung: Đọc hiểu văn bản để phản hồi các vấn đề thuộc văn bản. 
c) Sản phẩm: Phần đọc của HS, phần ghi chép, chú thích của HS, câu trả lời cho các câu hỏi Trải nghiệm cùng VB; các phiếu học tập. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp thành các nhóm (4-6 HS/nhóm); thảo luận thực hiện phiếu học tập số 2. 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ thảo luận và ghi vào phiếu học tập. 
- Báo cáo, thảo luận: Mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. 
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chốt ý các nội dung thảo luận theo định hướng sau: + Chỉ ra một số câu đối thoại, độc thoại, bàng thoại của nhân vật Thị Mầu, Thị Kính và tiếng đế trong văn bản
Nhân vật
Đối thoại
Độc thoại
Bàng thoại
Thị Mầu
Đây rồi nhé
Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi!
Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn
Thị Kính
A di đà Phật! Cô cho tôi biết tên để ghi vào lòng sớ
- A di đà Phật
Một nén cũng biên
Một đồng cũng kể
Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc..
Tiếng đế
(người xem)
Mười tư, rằm!
Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!
Từ đó ta thấy được: Thị Mầu: phóng khoáng, táo bạo, khác biệt với hình ảnh người phụ nữ truyền thống xưa; Thị Kính: trầm ổn, dịu dàng,mang mác buồn, hình ảnh đậm vẻ truyền thống của người phụ nữ thời phong kiến dù đã quy y cửa Phật
+ Lời thoại của Thị Mầu cho thấy tình cảm, cảm xúc của nhân vật đã thay đổi
Tươi vui, háo hức: Tôi lên chùa thấy tiểu mười ba/ Thấy sư mười bốn, vãi già mười lăm.
Rung động, phấn khởi: Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ.
Đắm chìm, kiên quyết: Tri âm chẳng tỏ tri âm/ Để tôi thương vụng nhớ thầm sầu riêng.
+ Lời thoại của Thị Mầu cho thấy nhân vật quan niệm về tình yêu và hạnh phúc là: có thể thấy nhân vật này khá phóng khoáng, tự do suy nghĩ về tình yêu. Thị Mầu nghĩ rằng chỉ cần là nhung nhớ, tương tư về người ta là mình có thể tự do đến bên người đó, không ngại quy giáo, lễ nghĩa. Là duyên thì mình đến ''Phải duyên thời lấy/ Chớ nghe họ hàng''.
+ Trong đoạn trích, quan điểm về Thị Mầu của tiếng đế chính là :''Dơ lắm! Mầu ơi!''. ''Sao lẳng lơ thế''. Tiếng đế coi Thị Mầu là một người phụ nữ không gia giáo, không chín chắn, lẳng lơ. Có thể nói một cái nhìn không hề tốt đẹp về nhân vật này. Nếu xét theo quan điểm truyền thống trong đoạn trích thì đây là một quan điểm hợp lý vì tính cách, hành xử của Thị Mầu không hề phù hợp với nề nếp, gi giáo mà người phụ nữ truyền thống xưa phải có
+ Cách ứng xử của nhân vật Thị Kính cho thấy nhân vật này có vẻ đẹp truyền thống theo dân gian Việt Nam: hiền dịu, hiểu lễ nghĩa, tài sắc vẹn toàn. Đây cũng là quan điểm của tác giả. Quan điểm này vẫn còn giá trị ở nhiều nơi, nhiều gia đình ở Việt Nam ngày nay
+ Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Thị Mầu lên chùa là một văn bản chèo: Đọan trích được lấy từ vở chèo Quan Âm Thị Kính; Nhân vật có đào thương- Thị Kính, đào lẳng- Thị Mầu; Có lời thoại của tiếng đế.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản chèo như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền. 
b) Nội dung: Tìm hiểu đặc điểm thể loại chèo. 
c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV giao HS thực hiện theo nhóm thực hiện vẽ sơ đồ tư duy về đặc trưng thể loại chèo được thể hiện qua văn bản Thị Mầu lên chùa. 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A4. GV chụp hình đưa lên máy chiếu. 
- Báo cáo, thảo luận: GV trình chiếu sơ đồ, HS thuyết minh về sản phẩm của nhóm.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét về hình thức và nội dung của sơ đồ tư duy.
- Giao nhiệm vụ học tập: GV cho HS xem đoạn clip ngắn sau:
- HS chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc cá nhân
VĂN BẢN 2 HUYỆN TRÌA XỬ ÁN (1,5 tiết)
1. Hoạt động 1. Khởi động
a) Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản tuồng.
b) Nội dung: Kích hoạt kiến thức nền của HS bằng kĩ thuật K-W-L.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; bảng kết quả K-W.
d) Tổ chức thực hiện:
- Tổ chức tìm hiểu: Ô cửa bí mật của nghệ thuật tuồng
- GV cho HS xem một trích đoạn phim ngắn: Thổ Hà - Nơi Gìn Giữ Nghệ Thuật Tuồng Cổ 
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ Câu hỏi (K): Em biết gì về thể loại tuồng? (đề tài, tích truyện nhân vật, cấu trúc, lời thoại, phương thức lưu truyền ) 
+ Câu hỏi (W): Sau buổi học hôm nay, em muốn biết thêm gì về thể loại này?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ bằng kĩ thuật công não, phản hồi nhanh. 
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày, phát biểu lần lượt theo các nội dung; GV ghi nhận lên bảng.
- Kết luận, nhận định: GV chốt ý và gợi mở những vấn đề về tuồng sẽ giải quyết trong bài học. 
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu tri thức đọc hiểu 
a) Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền.
b) Nội dung: Tìm hiểu các tri thức ngữ văn cần thiết để đọc hiểu văn bản thuộc thể loại tuồng. 
c) Sản phẩm: Câu trả lời trên phiếu học tập của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: HS đọc phần Tri thức ngữ văn về thể loại tuồng trong SGK và tóm tắt vào phiếu học tập số 1. 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS làm phiếu học tập số 3; làm cá nhân. 
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày phiếu học tập; HS nhận xét, góp ý 
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá sản phẩm phiếu học tập và chốt ý về tri thức chung của thể loại tuồng. 
+Khái niệm: Tuồng là một loại hình nghệ thuật tổng hợp kết hợp hài hòa điệu nói lối, các điệu hát của tuồng và một số chất liệu nghệ thuật dân gian khác. Tuồng được xem là một hình thức kể chuyện bằng sân khấu lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng, kịch bản Tuồng tập trung thể hiện hành động dẫn dắt xung đột qua ngôn ngữ của nhân vật. Tuồng thịnh hành vào thế kỷ XIX ở vùng Nam Trung Bộ tiêu biểu là Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng.
+ Phân loại: 
. Tiêu chí dựa vào: đề tài, nội dung, phạm vi lưu diễn, quy cách dàn dựng
. Tuồng phân thành hai loại chính tuồng pho (tuồng thầy) và tuồng đồ
Tuồng đồ thiên về hài hước châm biếm, ngôn ngữ mộc mạc, bình dân với lối diễn tự do, ít khoa trường, cách điệu, gần gũi với cuộc sống thường ngày và gần với kịch nói. Tiêu biểu: Nghêu, Sò, Ốc, Hến, Trương Đồ Nhục, Trương Ngáo 
+ Đặc điểm của tuồng đồ thể hiện qua nhiều yếu tố đề tài, tích truyện, nhân vật, cấu trúc lời thoại, phương thức lưu truyền.
+ Đề tài lấy từ đời sống thôn dã hoặc tích truyện có sẵn dựng thành những câu chuyện tình huống hài hước, những nhân vật phản diện hiện thân cho những thói hư tật xấu của một số hạng người trong xã hội phong kiến tiểu nông. 
Tuồng đồ do vậy thiên về trào lộng phê phán xã hội trên lập trường đạo đức của người bình dân khác với tuồng pho thường lấy đề tài từ sách truyện Trung Quốc với cảm hứng anh hung, đề cao lý tưởng Trung Quân theo lập trường nho giáo.
+ Tích truyện các vở tuồng đồ thường được xây dựng dựa trên một câu chuyện hay một tình huống hành động sự việc nào đó thường có sẵn trong kho tàng truyện dân gian gọi là tích truyện. Từ tích chuyện này các tác giả kịch bản viết thành kịch bản Tuồng (dưới dạng truyền miệng). Khi trình diễn, nghệ nhân trong các gánh tuồng có thể cải biên ít nhiều cho phù hợp với điều kiện diễn xuất, đối tượng người xem.
+ Nhân vật khác với tuồng pho, các loại hình nhân vật phổ biến trong tuần đồ gần gũi với chèo cổ, cũng bao gồm các vai: kép, đào, mụ, lão Nhân vật tiêu biểu cho các vai tuồng này thường mang tính ước lệ và tính cách không thay đổi thể hiện chủ yếu qua lời thoại và hành động của mình. Khi xuất hiện lần đầu, các nhân vật chính thường có lời xưng danh tự giới thiệu danh tính nghề nghiệp vị trí xã hội tính cách đặc điểm của nhân vật trong tuồng, một phần được biểu đạt qua cách hóa trang n,hất là qua các nét vẽ và màu sắc trên khuôn mặt diễn viên.
+ Lời thoại trong tuồng thường chủ yếu là đối thoại có xen độc thoại hay bàng thoại dưới hình thức nói ngâm hoặc hát và chủ yếu là văn vần.
+ Phương thức lưu truyền chủ yếu là truyền miệng. Tuồng đồ thường không được ghi chép thành quyển như tuồng pho. Do vậy mỗi gánh hát tuồng có thể lưu giữ một vốn kịch bản vở diễn riêng. Hơn nữa, cùng một tích tuồng, nghệ nhân trong các gánh tuồng có thể tạo dựng các lớp tuồng với các mảng miếng những điểm nhấn và độ co duỗi của vở diễn theo cách riêng của mình.
- GV mở rộng về tri thức về tiến trình phát triển của thể loại tuồng
Tuồng – Một loại hình nghệ thuật sân khấu mang tính cổ điển khá độc đáo của Việt Nam. Ngôn ngữ của tuồng là văn chương bác học kết hợp nhuần nhuyễn văn chữ Hán với văn nôm. Theo một số tư liệu thì tuồng ảnh hưởng của hí khúc (Trung Quốc) do quân lính nhà Nguyên bị giữ làm tù binh dưới thời nhà Trần (thế kỷ 13) biểu diễn. Nhưng tuồng Việt Nam có nét riêng của nó. Lúc đầu, tuồng chỉ xuất hiện ở miền Bắc, sau đó theo binh lính chúa Nguyễn vào Đàng Trong và phát triển cực thịnh ở đó.
Thông thường để có một vở diển ra mắt công chúng, trước hết phải có kịch bản, đạo diễn và một dàn diễn viên có tay nghề. Đặc biệt đối với tuồng đòi hỏi phải có những đào kép chính thật xuất sắc và kịch bản phải hay mới thu hút được người xem, cho dù khán giả chỉ là những người dân bình thường hay là các vị quan viên chức sắc. Trong nghệ thuật biểu diển tuồng, từng động tác diễn xuất, từng câu chữ của ca từ của người diễn viên khi thể hiện đều được bình phẩm ngay bởi tiếng trống chầu đặt trước khán giả.
Tài liệu “Nghệ thuật tuồng Việt Nam”, Hữu Ngọc – Lady borton chủ biên, NXB Thế giới Publishers Hà Nội – 2008.
Hoạt động 2.2: Trải nghiệm văn bản 
a) Mục tiêu: 
+ Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền.
+ Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản. Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản; nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong văn bản tuồng.
b) Nội dung: Đọc văn bản để phát triển kĩ năng theo dõi, suy luận, liên hệ và tìm hiểu khái quát về văn bản. 
c) Sản phẩm: Phần đọc của HS và câu trả lời của HS cho các câu hỏi trong SGK. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Trước khi đọc:
GV cung cấp tranh ảnh sau và nêu câu hỏi 
+ Bạn đã xem biểu diễn tuồng bao giờ chưa? Bạn có nhận xét gì về loại hình nghệ thuật truyền thống này ở hiện tại?
Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến - Ảnh cắt từ 
Thị Hến với thầy Nghêu trong tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến
Bạn biết gì về các con vật như nghêu, sò, ốc, hến, hàu, trìa ? Bạn nghĩ thế nào khi tên các con vật này được dung để đặt tên cho các nhân vật trong tác phẩm văn học?
- GV nhận xét tùy theo câu trả lời của HS, hướng HS có ý thức ủng hộ và bảo tồn các hình thức nghệ thuật truyền thống trong đó có tuồng.
- Giao nhiệm vụ học tập: GV đọc mẫu và mời HS đọc văn bản, các HS khác lắng nghe và trả lời câu hỏi bên cạnh văn bản trong SGK. 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc văn bản, suy nghĩ các câu hỏi trong phiếu học tập 4. 
- Báo cáo, thảo luận: HS trả lời nhanh các câu hỏi trải nghiệm văn bản. 
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét về kết quả đọc và các câu trả lời của HS. 
Hoạt động 2.3: Suy ngẫm và phản hồi 
a) Mục tiêu dạy học và hệ thống câu hỏi, bài tập: 
+ Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản chèo như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền.
+ Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản. Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản; nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong văn bản chèo.
+ Nêu được ý nghĩa tác động của văn bản chèo đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.
+ Yêu cầu cần đạt tổng hợp
b) Nội dung: Đọc hiểu văn bản để phản hồi các vấn đề thuộc văn bản. 
c) Sản phẩm: Phần đọc của HS, phần ghi chép, chú thích của HS, câu trả lời cho các câu hỏi Trải nghiệm cùng VB; các phiếu học tập. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp thành các nhóm (4-6 HS/nhóm); thảo luận 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ thảo luận. 
- Báo cáo, thảo luận: Mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. 
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chốt ý các nội dung thảo luận theo định hướng sau: 2.3.1. Lời thoại và mâu thuẫn xung đột kịch trong văn bản Tuồng đồ
Câu 1:
- Mục tiêu: Với văn bản này học sinh cần nhận biết đặc điểm của ngôn ngữ thơ tuồng đồ qua một số thành tố trong văn bản như lời đối thoại, độc thoại, bàng thoại của nhân vật và lời chỉ dẫn sân khấu nhân vật và số lượt lời; hình thức lời thoại bằng thơ; các yếu tố trên sen để biến lời thơ thành lời thoại khẩu ngữ
a. Nêu ví dụ về lời đối thoại, độc thoại, bàng thoại của nhân vật:
Đối thoại
Độc thoại
Bàng thoại
- Đế Hầu:
 Bắt tới chốn huyện nha,
Xin ngài ra xử đoàn 
- Huyện Trìa: 
Thôi, đây đã biết
Lựa đó phải thưa
Mụ đà nên tệ
Ông Huyện cũng xằng
Phen này ông bày thú mặt lang
Huếch với mụ ắt râu trụi lủi
. 
Tri huyện là mỗ
Nội hạt tiếng khen khen ta:
Cầm đường ngày tháng vào ra,
Hoa nguyệt mai thong thả
b. Nhân vật Huyện Trìa có số lượt lời nhiều nhất vì đây là trong phiên xử án, thuộc bổn phận của Huyện Trìa
Huyện Trìa là người cầm cân nảy mực vừa ba hoa vừa muốn làm ra vẻ công minh vừa muốn tán tỉnh lấy lòng Thị Hến, Thị Hên, lấn át Đề Hầu, dọa dẫm Trùm Sò,... Huyện Trùa năm giữ, thích nói gì thì thì nói, miệng nhà quan có gang có thép,... tác giả dân gian muốn lật tẩy bản chất của y, 
c. Chỉ ra một số dấu hiệu cho thấy các lời thoại của nhân vật trong văn bản trên mang đặc điểm của thơ hoặc văn vần
''Nội hạt tiếng khen khen ta
Cầm đường ngày tháng vào ra/
Hoa nguyệt hôm mai thong thả''
Đây là gieo vần ''a''. Cách gieo vần đặc trưng trong thơ ca
d.Trong lời thoại của nhân vật, một số từ ngữ lại được tách riêng ra hoặc đặt trong ngoặc đơn:
Cách thêm từ trong ngoặc đơn là để tăng tính khẩu ngữ và mức độ thân mật trong lời Huyện Trìa với Thị Hến
Chỉ có hai nhân vật nói một mình là Huyện và Đề. Đây như đoạn đệm chuyển lời trong tuồng, nâng cảm xúc của nhân vật lên cao
Câu 2: 
- Mục tiêu: HS chỉ ra được mâu thuẫn giữa các nhân vật trước và trong phiên toà; phân tích nguyên nhân làm nảy sinh, chuyển hoá màu thuẫn. 
Trước phiên toà, các mâu thuẫn nảy sinh chồng chéo, liên quan đến vụ bắt giữ, 
Kiện tụng: 
Mâu thuẫn giữa trộm Ốc, Lữ Ngao với vợ chồng Trùm Sò, Lê Hà [1] 
Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Thị Hến [2] – Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Đề Hầu [3] 
Trong phiên toà, các mâu thuẫn cũ tiếp tục phát triển: 
Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Thị Hến [2] – Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Đề Hầu [3] 
Đồng thời nảy sinh thêm các mâu thuẫn mới: 
Mâu thuẫn Huyện Tria với Đề Hậu [4] 
Mâu thuẫn Huyện Trìa với vợ chồng Trùm Sò [5] 
Nguyên nhân làm nảy sinh mâu thuẫn mới và trở thành màu thuẫn chính trong các màn kịch là do Đề Hầu và Huyện Trìa đều mê nhan sắc Thị Hến, đều muốn lấy lòng, ban ơn cho thị và xử ép Trùm Sò. 
2.3.2. Nhân vật Huyện Trìa, cung cách xử án và tiếng cười dân gian: 
- Mục tiêu: Nhận xét tính cách của Huyện Trìa qua ngôn ngữ bằng thoại, đối thoại, độc thoại của ông ta 
a.Nhận biết và chỉ ra một số lời bằng thoại, độc thoại, đối thoại của nhân vật Huyện Trìa. 
b.Phân tích tính cách Huyện Trìa qua các loại lời thoại. 
Bàng thoại (Ví dụ; tác dụng)
Độc thoal
(Ví dụ; tác dụng)
Đối thoại
(Ví dụ; tác dụng)
Tri huyện Trìa là mỗ
Luật không hay (thời ta) xử theo trí, Thẳng tay một mực ăn tiền/ Đơn từ già, trẻ, lạ quen,/ Nhắm mắt đánh đòn phát lạc/ Chỗ nào nhắm tốt tiến tốt bạc/ Lễ phù lưu hết mấy cũng lo,/ Quan ở trên dù cú, hay cò/ Đồ hành khiển nhiều mâm cũng đặng. 
Đã biết mặt lão Đề hay nói bậy/ Còn giơ hàm chú Lại nói cò cưa/ Lưng cù chầy hình khéo bơ sờ,/ Mồm xà cáng vinh râu ngoe ngoét. 
Này Thị Hến!/ Việc phải, không, vốn ta chưa tỏ,/ Thấy đơn cô chút chạnh lòng thương/ (Em) Phải năng lên hầu gần quan (Thời)/ Ai dám nói vụ oan gieo hoạ 
Nguyễn tang không phải đó,/ Tình trạng nghiệm là phi/ Ỷ phú gia hống hách,/ Hiếp quả phụ thân cô./ Cứ lấy đúng pháp công,/ Tội cả vợ lẫn chồng (Thôi) Ta thứ liền ông, liền mụ. 
Tác dụng: Bàng thoại tự hoạ chân dung của Huyện Tria: một viên quan sâu mọt với nhiều thói xấu. 
Tác dụng: Độc thoại tự bộc lộ tính cách hách dịch, đố kị của Huyện Tria trong quan hệ với thuộc cấp (Đề Hầu). 
Tác dụng: Đối thoại, phân quyết phơi bày lối xưng hô thớ lợ, xử kiện thiên vị, bất minh với động cơ mở ám của Huyện Trìa. 
àNhận định chung về tính cách của Huyện Trìa 
Qua lời những lời bàng thoại, độc thoại: Huyện Tria là viên quan mang nhiều thói hư tật xấu như háo sắc, dại gái, sợ vợ; tham tiền; thích nhàn hạ hưởng thụ, chểnh mảng việc công; đội trên (lo lót quan trên) đạp dưới (mắng nhiếc thuộc cấp); xử án ăn tiền, bất cần luật lệ,... 
Qua những lời đối thoại, phán quyết trong phiên toà: Quan huyện Trìa xử kiện bất minh. Vì háo sắc, Huyện Tria ngang nhiên biến công đường thành nơi tán tỉnh gái goá, xưng hô thớ lợi xét xử thiên vị, tuỳ tiện, bất minh (không quan tâm đến sự thật ai đúng, ai sai, ai vô tội, ai có tội,...). 
Màn kịch đã kết hợp và phát huy tác dụng của ngôn ngữ bàng thoại, độc thoại với đối thoại trong tuồng đồ để lột trần bản chất xấu xa, đen tối của nhân vật Huyện Tria – một hình tượng biếm hoạ có ý nghĩa phê phán sâu sắc 
Câu 4: 
Mục tiêu: Nhận xét về tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện qua ngôn ngữ kịch trong VB 
- Đặc trưng của kịch và việc đọc hiểu VB kịch (bao gồm Kịch bản tuồng/ chèo): Tất cả đều thể hiện qua ngôn ngữ nhân vật gắn với mâu thuẫn, xung đột và cách dẫn dắt, giải quyết mâu thuẫn xung đột trong VB. 
- Xác định các dấu hiệu, manh mối gián tiếp giúp nhận biết tình cảm, cảm xúc đối với sự việc, nhân vật của tác giả dân gian qua ngôn ngữ tuồng. 
+ Qua cách miêu tả sự việc/ hành động của nhân vật với thái độ đồng tình, ngợi ca hay bất đồng, phê phán,... (Hành động của nhân vật bao gồm: việc làm, động tác, hành vi, lời nói, suy nghĩ,... của nhân vật biểu hiện ra bên ngoài); cách dùng từ ngữ xưng hô, đặt tên nhân vật. Ví dụ: tình cảm, cảm xúc của tác giả gián tiếp bộc lộ qua quan niệm, suy nghĩ, cách hành xử của Huyện Trìa đối với vai trò, chức trách “đèn trời soi xét” của mình và cung cách xử án của y trong vụ việc liên quan đến Trùm Sò – Thị Hến; cái tên Tria (bên cạnh những cái tên Hầu, Sò, Nghêu, Hán,..) mà tác giả đặt cho nhân vật này cũng là một cách thể hiện thái độ, tình cảm. 
+ Qua đối thoại, độc thoại thể hiện thái độ, tình cảm, nhận xét của nhân vật khác đối với sự việc/ nhân vật. Ví dụ: đối thoại, độc thoại thể hiện thái độ, tình cảm, nhận xét của nhân vật Đề Hầu đối với Huyện Trìa hay của Huyện Tria đối với Đề Hầu 
- Xác định và nhận xét tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện qua ngôn ngữ kịch trong Huyện Tria xử án.
+ Huyện Tria – Đề Hầu, những kẻ “cầm cân nảy mực” thực thi công lí phê phán, cười cợt. Cách miêu tả các nét tính cách của Huyện Tria qua bàng thoại, độc thoại, đối thoại cho thấy điều đó. 
Hướng HS tập nhận xét dựa trên những bằng chứng lấy từ VB, tránh lối phán xét cảm tính, chung chung. 
2.2.3. Đề tài, cảm hứng chủ đạo, phương thức sáng tác, lưu truyền
Câu 5: 
Mục tiêu: Xác định đề tài, cảm hứng chủ đạo của VB; nguồn gốc tích truyện, phương thức sáng tác, lưu truyền 
 - Củng cố nhận thức về các khái niệm “đề tài”, “cảm hứng chủ đạo”. 
 - Khái quát và phát biểu đề tài, cảm hứng chủ đạo của VB Huyện Trùa xử án, báo cáo nhận xét về sản phẩm. 
+ Đề tài: những trò lố ở chốn huyện đường. 
+ Cảm hứng chủ đạo: phê phán, chế giễu cung cách xử án tuỳ tiện, bất chấp sự thật của những kẻ đại diện cho chính quyền nông thôn như Huyện Trìa, Đề Hầu. 
+ Nguồn gốc tích truyện: được xây dựng từ mô-tip truyện kể dân gian, ví dụ: mô-tip “mắc lõm” các nhân vật nam háo sắc bị người nữ cài vào tình thế phải chui xuống gầm giưởng, chui vào bu nhốt gà, treo lên giả làm cái chuông (khi bị thử đánh thì kêu lên “Na-mô-boong!”),.. 
+ Phương thức sáng tác, lưu truyền: truyền miệng nên có các dị bản. GV chỉ ra một số khác biệt giữa các dị bản để HS hiểu vấn đề. Ví dụ bản Nghêu, Sò, Ốc, Hến do Hoàng Trọng Miên giới thiệu, Nhà xuất bản trong SGK Đào Tấn, 1967, chỉ gồm 15 lớp (thiếu di 4 lớp so với bản hiện dùng Ngữ văn 10, bộ Châu trời sáng tạo), nhân vật “Su Nghêu” được gọi là “Thầy Nghêu”. 
2.3.4. Cảm nhận về kết quả của phiên tòa và những lưu ý về cách đọc VB tuồng
Mục tiêu: Phát biểu nhận xét gì về kết quả của phiên toà 
Đọc kĩ ba đoạn thoại: lời phản cuối cùng của Trùm Sò, lời tri ân của Thị Hến. 
Huyện Trìa phán: 
-Thế lão Lại đã bày, 
Làm tờ khai cho nó, 
 Nguyên tang không phải đó 
Tình trạng nghiệm là phi. 
Ý phú gọi hồng hách, 
Hiếp quả phụ thân cô,
 Cứ lấy đúng pháp công, 
Tội cả vợ lẫn chồng,
(Thôi) Ta thứ liều ông, liền mụ. 
- So sánh hai đoạn thoại của “bên nguyên” (vợ chồng Trùm Sò, nạn nhân mất của), “bên bị” (Thị Hến mua chứa của gian từ tên trộm Ốc): 
LỜI VỢ CHỒNG TRÙM SÒ
LỜI THỊ HIẾN
-Trời cao kêu chẳng thấu, 
Quan lớn dạy phải vàng, 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_10_bai_5_nghe_thuat_truyen_thong_cheo_tuong.docx