Giáo án Ngữ văn 10 - Học kì 2 - Năm học 2022-2023 - Tổ Ngữ văn - Trường THPT Hoàng Hoa Thám

Giáo án Ngữ văn 10 - Học kì 2 - Năm học 2022-2023 - Tổ Ngữ văn - Trường THPT Hoàng Hoa Thám

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 6

- Phân tích đánh giá được giá trị thẩm mỹ của một số yếu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.

- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản, phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản, nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc, thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.

- Nhận biết được lỗi về trật tự từ và cách sửa

- Viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức, nghệ thuật và tác dụng của chúng.

- Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học ( theo lựa chọn cá nhân), nghe và nắm bắt được ý kiến, quan điểm của người nói, biết nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó.

- Biết trân trọng, gìn giữ những kỉ niệm, đồng thời có trách nhiệm với hiện tại và tương lai.

 

docx 359 trang Phan Thành 05/07/2023 1740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Học kì 2 - Năm học 2022-2023 - Tổ Ngữ văn - Trường THPT Hoàng Hoa Thám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 6: NÂNG NIU KỈ NIỆM (THƠ)
..................................................
Môn: Ngữ văn 10 – Lớp:
Số tiết : 12 tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 6
Phân tích đánh giá được giá trị thẩm mỹ của một số yếu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.
Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản, phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản, nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc, thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.
Nhận biết được lỗi về trật tự từ và cách sửa
Viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức, nghệ thuật và tác dụng của chúng.
Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học ( theo lựa chọn cá nhân), nghe và nắm bắt được ý kiến, quan điểm của người nói, biết nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó.
Biết trân trọng, gìn giữ những kỉ niệm, đồng thời có trách nhiệm với hiện tại và tương lai.
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../....
 TIẾT : VĂN BẢN 1: CHIẾC LÁ ĐẦU TIÊN
MỤC TIÊU 
Mức độ yêu cầu cần đạt
Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mỹ của một số yếu tố trong thơ như từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp đối, chủ thể trữ tình.
Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản
Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc, thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.
Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng 
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chiếc lá đầu tiên
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Chiếc lá đầu tiên
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất	
- Trân trọng những kỉ niệm tươi đẹp của tuổi học trò.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
 Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Chiếc lá đầu tiên
Nội dung: : GV tổ chức cho HS chia sẻ về những kỉ niệm ở dưới mái trường THCS và đặt câu hỏi gợi mở vấn đề
 Sản phẩm: Câu trả lời của HS và đáp án về những kỉ niệm với trường cũ
Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi gợi mở: Những kỉ niệm đáng nhớ nhất của mình về mái trường THCS mà mình từng theo học
GV mở đoạn video về ngôi trường cùng hình ảnh cây phượng già....
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS lắng nghe yêu cầu của GV, xung phong chia sẻ những kỉ niệm đáng nhớ và lần gần nhất mình trở về thăm trường cũ trước lớp 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS nêu cảm nghĩ về trường cũ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét đánh giá 
GV dẫn dắt vào bài: Quá khứ và kỉ niệm luôn là một điều vô cùng đặc biệt đối với hiện tại và tương lai. Những kỉ niệm vui sẽ giúp con người có thêm động lực cũng như nguồn năng lương tích cực đối với cuộc sống, còn những kỉ niệm buồn sẽ giúp chúng ta có thêm những bài học kinh nghiệm. Tình cảm tuổi học trò luôn là một thứ tình cảm trong sáng và tuyệt vời nhất. Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn lại những kỉ niệm tuổi học trò với tình yêu trong sáng qua Bài 1 – Tiết 1- Chiếc lá đầu tiên.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Chiếc lá đầu tiên 
Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Chiếc lá đầu tiên
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Chiếc lá đầu tiên
Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
	DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả tác phẩm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà:
+ Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Hoàng Nhuận Cầm và tác phẩm Chiếc lá đầu tiên.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. 
Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào SHS, tóm tắt về nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- GV bổ sung
+ Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Chiếc lá đầu tiên được sáng tác vào mùa hè năm 1971, những phải đến hơn 10 năm sau bài thơ mới được hoàn thành. Bài thơ ban đầu có tên là “Trường ơi, chào nhé”. 
+ 2 khổ đầu tiên được tác giả viết khi ông bước chân vào cánh cửa đại học, khi đó ông vừa bước qua “tuổi khăn quàng, phấn trắng, nắng vô tâm”.
+ Khổ thơ tiếp theo ông viết khi nhập ngũ. Lúc đó là những cảm xúc đã được chắt lọc qua thời gian cùng nỗi nhớ trường lớp, bạn bè, thầy cô, nhớ về tuổi học trò đầu tiên.
+ Khổ cuối cùng của bài thơ ra đời vào thời điểm sau ngày 30/4/1975 khi đất nước vừa thống nhất, Hoàng Nhuận Cầm trở lại khoa Văn, trường đại học Tổng hợp tiếp tục cuộc đời sinh viên. Trong khoảnh khắc đứng lặng lẽ trên sân trường, ông biết rằng tất cả tuổi thanh xuân đã gửi lại ở trong những cánh rừng lửa đạn, còn trước mắt mình là thế hệ tiếp nối.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. Cuộc đời – sự nghiệp
- Hoàng Nhuận Cầm sinh 1952 mất 2021 quê quán Hà Nội.
- Ông được mệnh danh là nhà thơ của học sinh, sinh viên bởi có nhiều tác phẩm viết về kỉ niệm của tuổi trẻ, tình yêu với giọng điệu trẻ trung, sôi nổi.
- Ngoài việc làm thơ, ông còn viết kịch bản phim, tham gia đóng phim
b. Tác phẩm
- Hoàng Nhuận Cầm có 1 số tập thơ nổi tiếng như: Xúc xắc mùa thu ( 1992), Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến (2007).
- Trong đó, tác phẩm Chiếc lá đầu tiên được in trong tập Xúc xắc mùa thu NXB hội Nhà văn xuất bản năm 1992.
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Chiếc lá đấu tiên
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Chiếc lá đấu tiên
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Chiếc lá đấu tiên.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Bố cục và thể thơ
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà:
+ Xác định thể thơ cùng phương thức biểu cảm chính của tác phẩm Chiếc lá đầu tiên
+ Bài thơ Chiếc lá đầu tiên gồm có mấy phần? Ý nghĩa từng phần?
+ Ý nghĩa nhan đề Chiếc lá đầu tiên gợi cho em suy nghĩ gì?
- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Dựa vào kiến thức và văn bản đã chuẩn bị ở nhà hãy cho biết:
+ Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm là gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chốt kiến thức
Nhiệm vụ 3: Tình cảm của chủ thể trữ tình dành cho nhân vật em
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Dựa vào phần chuẩn bị tại nhà em hãy trả lời các câu hỏi sau đây:
+ Tình cảm của chủ thể trữ tình dành cho nhân vật em được thể hiện như thế nào?
+ Những hình ảnh “hoa súng tím”, “chùm phượng hồng”, “tiếng ve” có tác dụng gì để diễn tả cảm xúc của nhà thơ?
+ Việc sử dụng đại từ nhân xưng “ anh”, “một người”, “tôi” là chỉ ai? Việc sử dụng đại từ đó có tác dụng thế nào?
HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng yêu cầu của GV, sau đó thảo luận theo cặp để tóm tắt.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trình bày phần tóm tắt trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 4: Nỗi nhớ của chủ thể trữ tình với bạn bè, thầy cô
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS
+ Nỗi nhớ tình cảm của chủ thể trữ tình dành cho thầy cô, bạn bè được thể hiện như thế nào?
+ Biện pháp tu từ có tác dụng như thế nào trong viêc khắc họa nỗi nhớ đó?
HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng yêu cầu của GV, sau đó thảo luận theo cặp để tóm tắt.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trình bày phần tóm tắt trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 5: Cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS
GV đặt câu hỏi dành cho HS
+ Hình ảnh mái tóc hiện lên 2 lần trong bài có liên hệ gì với nhau không?
+ Chủ thể trữ tình thể hiện tình cảm gì trong 2 khổ cuối?
+ Hình ảnh chiếc lá buổi đầu tiên hiện lên ở cuối bài có ý nghĩa gì?
HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng yêu cầu của GV, sau đó thảo luận theo cặp để tóm tắt.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trình bày phần tóm tắt trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 6: Tổng kết
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành các nhóm (4-6 HS), yêu cầu HS: 
+ Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo nhóm để xác định nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- HS rút ra kết luận về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số nhóm xác định nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
1. Thể thơ, bố cục và phương thức biểu đạt
- Thể thơ: tự do
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
- Bố cục:
+ 2 khổ thơ đầu: nỗi nhớ về nhân vật em.
+ 4 khổ thơ tiếp theo: nỗi nhớ về ngôi trường cũ.
+ 2 khổ thơ còn lại: Cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Ý nghĩa nhan đề tác phẩm
“ Chiếc lá đầu tiên” là hình ảnh biểu tượng. Nó là hình ảnh tượng trưng cho tình yêu đầu tiên mới chớm nở, cho cuộc hẹn hò đầu tiên, cho kỉ niệm đầu tiên,...cho những bâng khuâng lạ lẫm đầu tiên của tuổi học trò. Những gì mang tính chất “đầu tiên” thường ban sơ, trong trẻo, vì thế nó sẽ để lại ấn tượng sâu đậm trong kí ức con người. 
Nhìn chung hình ảnh đầu tiên sẽ gợi cho người đọc những sự trong sáng, ngây thơ cũng những xúc cảm khó quên.
2.Cảm hứng chủ đạo của bài thơ
Cảm xúc mãnh liệt, xuyên suốt bài thơ là niềm tha thiết nhớ trường lớp, nhớ thầy cô, là tình yêu tuổi học trò trong sáng. 
Tình cảm nhân vật trữ tình dành cho nhân vật “em”
 Hai câu thơ đầu là dòng hồi ức của tác giả về khoảng thời gian tươi đẹp với nhân vật em.
Tác giả dùng câu hỏi nhưng không cần sự hồi đáp như một sự nuối tiếc khe khẽ. “Em thấy không, tất cả đã xa rồi”
=> Câu thơ thể hiện sự tiếc nuối, nỗi nhớ của tác giả về quá khứ tươi đẹp ngày ấy.
Thời gian là một thứ gì đó vô cùng đáng sợ nó nhẹ nhàng, âm thầm nhưng lại kéo theo bao nhiêu kỉ niệm cùng với tình cảm của con người. “Tiếng thở của thời gian” là một phép ẩn dụ nhẹ nhàng không cần số đếm chẳng cần cụ thể bao lâu song nó cũng khiến cho người đọc cảm nhận được sự xa xôi, hoài niệm. Thời gian cũng trở nên lắng đọng cảm xúc tình cảm của con người.
Hình ảnh “hoa súng tím”, “cành phượng hồng” và “tiếng ve” những hình ảnh quen thuộc gắn liền với tuổi học trò được tác giả lồng ghép thật khéo để thể hiện cảm xúc của nhân vật. Hình ảnh hoa súng tím như là sự đọng lại, sự dồn tự để cháy lên một lần cuối của con đường học trò sắp kết thúc. “Chùm phượng hồng” gợi cảm giác bồi hồi, nuối tiếc làm ai đã đánh rơi những phút ban đầu. “Tiếng ve” là âm thanh đặc trưng của mùa hạ, cũng là mùa chia tay của lứa tổi học trò hồn nhiên
Tất cả các hình ảnh như “phượng hồng” , “tiếng ve”, “hoa súng tím” được tác giả nhân hóa nhằm thể hiện nỗi nhớ buồn thương da diết, và sự bâng khuâng của chủ thể về một miền kí ức học trò xa xôi.
Đại từ nhân xưng “ta”, “tôi” hay “anh” thực chất cũng chính là một mà thôi. Đó là chủ thể trữ tình song nó được đặt tương quan ở nhiều mối quan hệ khác nhau: anh là tương quan với em, tôi tương quan với bạn, ta .Sự thay đổi tinh tế trong việc sử dụng các đại từ nhân xưng đã giúp tác giả bộc lộ cảm xúc của chính mình và nói thay tâm trạng của người khác, nhờ vậy bài thơ dễ dàng chạm đến cảm xúc của nhiều người và tìm được tiếng nói đồng cảm. Khi thì chủ thề là anh vì muốn gửi gắm những nỗi niềm riêng tư với em –mối tình đầu của anh; khi thì chủ thể là tôi vì muốn được chia sẻ những cảm xúc của lòng mình với bạn (tất cả mọi người, trong đó có em). Khi thì chủ thể trữ tình lại là ta trong cuộc trò chuyện cùng hoa mướp, lúc ấy ta vừa là tâm tình với chính mình vừa muốn bộc lộ với những người khác. Cảm xúc trào dâng mãnh liệt vượt qua ranh giới những nỗi niềm riêng.
Từ người trong câu thơ “Có lẽ một người đã bắt đầu yêu” có thể hiểu là chỉ chung cho tất cả ai đang có những rung động đầu đời, những cũng có thể hiểu chính là anh, tôi, ta hay nói cách khác là chủ thể trữ tình. “Người” ấy đang khám phá, dự đoán cảm xúc tình yêu mới chớm nở của chính mình, của người khác được thể hiện qua cụm từ “có lẽ”.
Tình cảm của chủ thể trữ tình dành cho thầy cô, bạn bè
Nỗi nhớ của chủ thề trữ tình dành cho trường, lớp cho thầy cô gắn liền với hình ảnh “lớp học” bâng khuâng, “sân trường”, nỗi nhớ ấy khắc khoải da diết, bồn chồn Mà tác giả đã so sánh như “nhớ về với mẹ” .Nó luôn thường trực và nung nấu trong lòng chủ thể trữ tình.
Biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc: nhớ; nỗi nhớ; cứ; muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu; những chuyện năm nao, những chuyện năm nào,... sử dụng từ láy “bâng khuâng”, “xôn xao”, “lao xao” .
Diễn tả ấn tượng sâu đậm về những kỉ niệm tuổi học trò, sự tuôn trào của cảm xúc lúc lắng đọng, lúc chơi vơi, đồng thời tạo nhạc điệu da diết, xao xuyến cho bài thơ.
Việc sử dụng đối thoại ở khổ thơ thứ 5:
“- Có một nàng Bạch Tuyết các bạn ơi
Với lại bảy chú lùn rất quấy!”
“- Mười chú chứ, nhìn xem, trong lớp ấy”
Trích dẫn trực tiếp lời đùa cợt tinh nghịch của bạn học nhằm làm sống động không khí tươi vui của tuổi học trò qua cái nhìn của chủ thể trữ tình
Giúp người đọc hình dung ra một khung cảnh lớp học vui nhộn, hồn nhiên. Nơi ấy có “nàng Bạch Tuyết” – chính là cô giáo và “những chú lùn rất quấy” là những cậu học sinh tinh nghịch, nhí nhảnh.
Đan xen các mẩu đối thoại mang yếu tố tự sự vào mạch trữ tình, kết hợp biểu cảm gián tiếp với cảm xúc trực tiếp khiến cho lời thơ trở nên đa dạng, linh hoạt, âm vang nhiều giọng nói, kỉ niệm càng được khơi sâu, tươi tắn và đáng nhớ hơn.
Cảm xúc của chủ thể trữ tình
Hình ảnh mái tóc xuất hiện 2 lần trong bài. Lần đầu trong câu thơ “Trên trán thầy tóc chớ bạc thêm” và lần thứ 2 “Thôi hết thời bím tóc trắng ngủ quên”. Mái tóc của thầy bạc màu thời gian, chở theo biết bao nhiêu chuyến học trò. “bím tóc trắng ngủ quên” là mái tóc của lũ học trò ngây thơ, hồn nhiên. Một mái đầu bạc màu thời gian và một mái đầu biểu trưng cho sự kế tiếp. Tưởng chừng không có sự liên quan nhưng nó lại có sự kết nối kế tiếp từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Cảm xúc chủ đạo chủ thể trữ tình thể hiện ở 2 khổ thơ cuối đó là sự ngậm ngùi, nuối tiếc về một thời đã qua. Hình ảnh “bím tóc ngủ quên”, “quả ngọt”, “hoa mướp”, “cây bàng hẹn hò” chứa đựng cả một miền kí ức gắn với tuổi học trò của chủ thể trữ tình. Những hình ảnh tưởng chừng đơn giản, bình dị nhưng chứa đựng biết bao nhiêu nỗi niềm hoài niệm của nhà thơ.
Chiếc lá đầu tiên là hình ảnh có tính biểu tưởng. Đó có thể là hình ảnh tượng trưng cho tình yêu đầu tiên mới chớm nở, cho cuộc hẹn hò đầu tiên, cho kỉ niệm đầu tiên, buổi học, năm học đầu tiên, cho những xao xuyến, bâng khuâng lạ lẫm đầu tiên của tuổi học trò. Những gì có tính chất “đầu tiên” thường ban sơ, ngây ngô, trong trẻo, vì vậy chúng rất đẹp và để lại ấn tưởng sâu đậm trong kí ức con người. Vì vậy, cho dù được hiểu với nghĩa nào thì hình ảnh “đầu tiên” đều gợi lên sự trong sáng, thơ ngây và những cảm xúc khó quên 
Tổng kết
Nội dung
- Bài thơ là kí ức của tác giả về những kỉ niệm tuổi học trò với hình ảnh trường cũ, lớp học, bạn bè, thầy cô và cả tình yêu đầu đời trong sáng ngây ngô của mình.
- Bài thơ thể hiện tình cảm trong sáng, là nỗi bâng khuâng, là gắn bó thiết tha vừa ấm áp ngọt ngào, vừa chân thật hồn nhiên.
2. Nghệ thuật
- Sử dụng các biện pháp tu từ điệp ngữ, nhân hóa, từ láy... làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho bài thơ.
- Từ ngữ giàu cảm xúc.
- Hình ảnh chân thật, giản dị gần gũi.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản Chiếc lá đầu tiên đã học.
b. Nội dung: GV chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời.
c. Sản phẩm học tập: HS tìm những hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình và nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Gv đặt câu hỏi: Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình. Từ đó, nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, dựa vào văn bản để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS cho mỗi câu để trả lời, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:
+ Những từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả trong bài thơ: xa rồi, yêu dấu, nhớ, biết mấy, các bạn ơi, ta ơi, ôi.
+ Những âm thanh, hình ảnh đặc biệt được dùng để thể hiện gián tiếp tình cảm của tác giả: tiếng ve, tiếng cười, lớp học, cây bàng, hoa phượng, trò nghịch ngợm của tuổi học sinh, mái tóc bạc của thầy, màu tím của hoa súng, màu đỏ của hoa phượng, màu vàng của hoa mướp,...
+ Cảm hứng chủ đạo: ngợi ca pha lẫn tiếc nuối những kỉ niệm tuyệt đẹp của tuổi hoa niên, của tình yêu đầu đời.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về nội dung bài thơ, thực hành các tiết mục sân khấu hóa trên lớp.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát Bài tập sáng tạo: Hãy sử dụng một trong những cách sau đây: ngâm thơ, đọc diễn cảm, hoạt cảnh sân khấu hóa, vẽ tranh, phổ nhạc,... để thể hiện cách cảm nhận của mình về bài thơ.
c. Sản phẩm: HS sân khấu hóa các tiết mục trên lớp.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm chuẩn bị 5 – 7 phút tiết mục sân khấu hóa của mình: Hãy sử dụng một trong những cách sau đây: ngâm thơ, đọc diễn cảm, hoạt cảnh sân khấu hóa, vẽ tranh, phổ nhạc,... để thể hiện cách cảm nhận của mình về bài thơ.
- GV gợi ý: GV hướng dẫn HS các tiết mục như: ngâm thơ (có diễn cảnh), vẽ tranh về nội dung bài thơ, phổ nhạc bài thơ,...
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm chuẩn bị tiết mục trong 5 – 7 phút, thực hiện nhanh trên lớp để GV đánh giá.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá dựa trên ý tưởng sáng tạo của HS.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn tập bài Chiếc lá đầu tiên.
+ Soạn bài: Tây Tiến.
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: .../.../ 
TIẾT : VĂN BẢN 2: TÂY TIẾN
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mỹ của một số yêu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản.
- Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc.
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Tây Tiến;
- Năng lực cảm nhận, phân tích các thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của thơ với các văn bản khác có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
 - Trân trọng, yêu quý anh bộ đội cụ Hồ .
- Có ý thức trách nhiệm với học tập, tình yêu quê hương đất nước: chủ động, tích cực học tập, sáng tạo. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10 (tập 2), soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Tây Tiến.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ.
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về những hiểu biết của mình về những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi mở: Em hãy nêu một số hiểu biết của mình về nhà thơ Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát ảnh / video, lắng nghe GV kể chuyện.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp:
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, khen ngợi HS có chia sẻ, cảm nhận tinh tế.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Tây Tiến là bản tráng ca hào hùng của những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Hình tượng người lính hào hoa đã được Quang Dũng khắc họa vô cùng tinh tế cùng với đó là hình ảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ nhưng không kém phần hiểm trở. Để hiểu rõ hơn về hình tượng người lính oai hùng hãy cùng tìm hiểu về bài học hôm nay Bài 2 – Tây Tiến- Tiết 1.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin cơ bản về tác giả Quang Dũng và Tây Tiến.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về văn bản Tây Tiến.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Tây Tiến.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả tác phẩm và bố cục
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS
Dựa vào văn bản trong SHS cùng với phần chuẩn bị trước ở nhà hãy trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu một số hiểu biết của em về tác giả Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến?
+ Nhan đề Tây Tiến gợi cho em suy nghĩ gì?
HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo nhóm để xác định câu hỏi
- GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Bút danh là Quang Dũng tên thật là ùi Đình Diệm
- Năm sinh – năm mất: 1921 – 1988
- Quê quán: 	làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
- Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Tuy nhiên, thành công nổi bật của Quang Dũng là ở lĩnh vực thơ ca.
- Thơ của ông, nhất là những bài nổi tiếng như Đôi mắt, người Sơn Tây,... được nhiều thế hệ người đọc yêu thích, bởi đó là tiếng nói của một tâm hồn phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ:
- Bài thơ Tây Tiến được in trong tập Mây đầu ô (1986).
b. Hoàn cảnh sáng tác:
- Tây Tiến là tên gọi của trung đoàn Tây Tiến, được thành lập vào năm 1947.
- Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã sáng tác bài thơ này tại Phù Lưu Chanh (một làng cũ thuộc 
c. Nhan đề: 
+ Bài thơ ban đầu có tên là Nhớ Tây Tiến, sau được đổi là Tây Tiến. Ông đã lượt bỏ chữ nhớ khiến cho nhan đề thi phẩm trở nên cô đọng, tạo ra sự chắc khỏe, rắn rỏi đem đến cho ta hình dung về miền Tây Bắc rộng lớn, thăm thẳm, hùng vĩ.
+ Tây Tiến có thể hiểu là tên của một binh đoàn, nơi Quang Dũng từng công tác, cũng có thể hiểu là tiến về phía tây, hướng hành quân của binh đoàn Tây Tiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới.
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và ý nghĩa của bài thơ Tây Tiến.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về VB Tây Tiến.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học Tây Tiến.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS đọc lại văn bản rồi tiến hành trả lời các câu hỏi gợi ý sau đây:
+ Xác định thể thơ?
+ Bố cục bài thơ gồm có mấy phần? Ý nghĩa của từng phần?
+ Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo nhóm để xác định bố cục bài thơ và nội dung chính của từng đoạn. Từ đó chỉ ra mạch cảm xúc của bài thơ.
- HS rút ra kết luận về bố cục, nội dung chính và mạch cảm xúc của bài thơ.
- GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Đại diện nhóm HS đứng dậy trả lời
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- GV bổ sung:
Mạch cảm xúc và tâm trạng là sợi dây liên kết cả bốn đoạn của bài thơ. Bài thơ được viết trong nỗi nhớ trào dâng, trong những kỷ niệm đầy ắp về đoàn quân Tây Tiến cùng với cảnh trí thiên nhiên miền Tây thơ mộng. Tài hoa của hồn thơ Quang Dũng đã làm cho những kí ức và kỷ niệm của mình như được sống cùng người đọc
Nhiệm vụ 2: Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên hùng vĩ nơi núi rừng Tây Tiến
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS
Hình ảnh thiên nhiên Tây Tiến hiện lên như thế nào qua ngòi bút của Quang Dũng?
Chủ thể trữ tình đã bộc lộ nỗi nhớ Tây Tiến qua hệ thống hình ảnh và từ ngữ nào? Nó có tác dụng ra sao?
HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo nhóm để xác định câu hỏi
- GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
Nhiệm vụ 3: Hình tượng người lính Tây Tiến
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
Dựa vào văn bản trong SHS cùng phần chuẩn bị ở nhà trước đó hãy trả lời các câu hỏi sau:
+ Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên như thế nào ở đoạn 3?
+ So sánh hình ảnh người lính Tây Tiến ở đoạn 2 và đoạn 3?
HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo nhóm để xác định câu hỏi
- GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
Nhiệm vụ 4: Lời thề Tây Tiến
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS
GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS
Tinh thần chung của một thời Tây Tiến được thể hiện như thế nào?
HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo nhóm để xác định câu hỏi
- GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
Nhiệm vụ 5: Tổng kết
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS tổng kết nội dung và ý nghĩa của văn bản Tây Tiến
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chốt kiến thức è Viết lên bảng.
Đọc văn bản
Thể thơ: Thất ngôn
Bố cục: được chia thành 4 phần bao gồm:
+ Phần 1: 14 câu đầu: Những cuộc hành quân đầy gian khổ của đoàn quân Tây Tiến giữa thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng đầy thơ mộng trữ tình.
+ Phần 2: 8 câu tiếp theo: Những kỉ niệm đẹp thắm tình q

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_10_hoc_ki_2_nam_hoc_2022_2023_to_ngu_van_tru.docx