Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 21: Khái quát lịch sử Tiếng Việt - Nguyễn Duy Hoài Nam

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 21: Khái quát lịch sử Tiếng Việt - Nguyễn Duy Hoài Nam

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nắm được các khái niệm họ, dòng, nhánh ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng; hiểu được quan niệm về nguồn gốc, các thời kì phát triển của tiếng Việt, hệ thống chữ viết của tiếng Việt cùng những đặc điểm của chữ quốc ngữ.

- Bồi dưỡng và nâng cao tình cảm quý trọng tiếng Việt bởi vì đó chính là di sản lâu đời và quý giá của dân tộc.

- Vận dụng các đặc điểm của chữ quốc ngữ nhằm viết đúng, kĩ năng phát hiện và sửa chữa những sai sót về chính tả.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức

- Khái niệm về nguồn gốc ngôn ngữ, về quan hệ họ hàng, dòng, nhánh ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng : họ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn - Khmer, nhánh Việt Mường. Một số biểu hiện về quan hệ gần gũi giữa tiếng Việt với tiếng Mường và những ngôn ngữ khác cùng họ, dòng, nhánh.

- Những điểm chủ yếu trong tiến trình phát triển lịch sử của tiếng Việt qua các thời kì : dựng nước, Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, độc lập tự chủ, Pháp thuộc và từ sau Cách mạng tháng Tám 1945.

- Chữ viết của tiếng Việt : chữ Nôm và chữ quốc ngữ (những nét chính trong lịch sử hình thành, nguyên tắc cấu tạo, ưu điểm cơ bản của chữ quốc ngữ).

2. Kĩ năng

- Phối hợp kiến thức cơ bản về lịch sử tiếng Việt và lịch sử chữ viết của tiếng Việt với kiến thức về tiến trình văn học Việt Nam và những thành tựu văn học chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ.

- Vận dụng đặc điểm của chữ quốc ngữ vào việc rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả trong văn bản.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp:

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

 

docx 14 trang yunqn234 7520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 21: Khái quát lịch sử Tiếng Việt - Nguyễn Duy Hoài Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 	Lớp: 10.8	
PPCT: 	GVHD: Nguyễn Kim Thủy 
Ngày dạy: 	GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam
GIÁO ÁN SOẠN GIẢNG
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được các khái niệm họ, dòng, nhánh ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng; hiểu được quan niệm về nguồn gốc, các thời kì phát triển của tiếng Việt, hệ thống chữ viết của tiếng Việt cùng những đặc điểm của chữ quốc ngữ.
- Bồi dưỡng và nâng cao tình cảm quý trọng tiếng Việt bởi vì đó chính là di sản lâu đời và quý giá của dân tộc.
- Vận dụng các đặc điểm của chữ quốc ngữ nhằm viết đúng, kĩ năng phát hiện và sửa chữa những sai sót về chính tả.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức 
- Khái niệm về nguồn gốc ngôn ngữ, về quan hệ họ hàng, dòng, nhánh ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng : họ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn - Khmer, nhánh Việt Mường. Một số biểu hiện về quan hệ gần gũi giữa tiếng Việt với tiếng Mường và những ngôn ngữ khác cùng họ, dòng, nhánh.
- Những điểm chủ yếu trong tiến trình phát triển lịch sử của tiếng Việt qua các thời kì : dựng nước, Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, độc lập tự chủ, Pháp thuộc và từ sau Cách mạng tháng Tám 1945.
- Chữ viết của tiếng Việt : chữ Nôm và chữ quốc ngữ (những nét chính trong lịch sử hình thành, nguyên tắc cấu tạo, ưu điểm cơ bản của chữ quốc ngữ).
2. Kĩ năng 
- Phối hợp kiến thức cơ bản về lịch sử tiếng Việt và lịch sử chữ viết của tiếng Việt với kiến thức về tiến trình văn học Việt Nam và những thành tựu văn học chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ. 
- Vận dụng đặc điểm của chữ quốc ngữ vào việc rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả trong văn bản.
3. Thái độ 
- Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: 
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Tổ chức dạy và học bài mới:
I. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 
Hoạt động của Thầy và trò
Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển
- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ và phát sinh tình huống học tập.
 - Nhiệm vụ: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
 - Phương thức: hoạt động cá nhân hoặc cặp đôi
 - Sản phẩm: học sinh trả lời đúng vấn đề đã đặt ra
 - Tiến trình thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ: Sau đây là một đoạn chat trên fb của A và B. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ được sử dụng để trong dấu “”?
A: "chẹp, lĩnh lương roài" "chả bít có nên mua cái áo len cánh dơi hông, uh chả hỉu còn mode không nữa""hix hix..".(Chẹp lĩnh lương rồi, chả biết có nên mưa cái áo len cánh dơi không, ui chả hiểu còn mốt nữa không híc híc.. ) 
B: "sao thía? kêu ca ký rì?" (Sao thế? Kêu ca cái gì?)
A: "Lương thì như bèo, giá thì như diều. Mún mua nhìu thứ sao được với mí đồng còi" (Lương thì như bèo, giá thì như diều. Muốn mua nhiều thứ sao được với mấy đồng còi)
 B: "nghe thảm wá, tốt nhất là kím nhìu xiền vào" (Nghe thảm quá, tốt nhất là kiếm nhiều tiền vào).
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Những câu chữ trong dấu “” là viết theo ngôn ngữ chat, không tuân theo chuẩn hoá của tiếng Việt. Vì thế, nó làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Tiếng Việt là của dân tộc Việt, có sự hình thành và phát triển lâu đời. Ngày nay, trong thời đại công nghệ, một bộ phận giới trẻ đã sử dụng TV lệch chuẩn như ví dụ trên.
 Nhằm giúp các em nắm được một cách khái quát những tri thức cốt lõi về cội nguồn, quan hệ họ hàng của tiếng Việt và quan hệ tiếp xúc giữa tiếng Việt và một số ngôn ngữ khác trong khu vực và nhận thức những quá trình phát triển của tiếng Việt gắn bó với lịch sử phát triển của dân tộc của đất nước, ngày hôm nay chúng ta học bài “Khái quát lịch sử tiếng Việt”.
- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng thú. 
II. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1: Lịch sử phát triển của Tiếng Việt 
 - Mục tiêu: Giải quyết vấn đề, hình thành kiến thức.
 - Nhiệm vụ: Hs đọc ngữ liệu SGK, nêu những nội dung chính.
 - Phương thức: trả lời cá nhân.
 - Sản phẩm: Hs phát biểu, thể hiện năng lực giao tiếp ngôn ngữ.
 - Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK tr .., trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi vào giấy A4.
- Em hiểu gì về nguồn gốc của tiếng Việt? Thế nào là nguồn gốc bản địa?
- Lập sơ đồ về nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt?
- Mối quan hệ của tiếng Việt và tiếng Hán diễn ra ntn trong thời gian này?
- Dưới thời kì độc lập, tự chủ, tiếng Việt đã có sự phát triển ntn? Sự ra đời của chữ Nôm có ý nghĩa gì?
- Chữ quốc ngữ phát triển và có vai trò ntn trong thời kì Pháp thuộc?
- Vị trí của tiếng Việt?
- Các cách xây dựng thuật ngữ tiếng Việt?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm việc cá nhân, cặp đôi 
Bước 3: Báo cáo kết quả: HS trình bày kiến thức
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: GV trực tiếp phân tích, nhận xét, đánh giá
Gv dẫn dắt: Suốt 1000 năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, tiếng Việt đã có sự tiếp xúc lâu dài và sâu rộng nhất với tiếng Hán. Các vương triều PK Trung Quốc đều có âm mưu đồng hóa nước ta, chèn ép tiếng Việt nặng nề. Nhưng tiếng Việt ko những ko bị xóa bỏ mà ngày càng trở nên phong phú, giàu đẹp hơn...
 Gợi mở: Các cách vay mượn tiếng Hán và Việt hóa tiếng Hán? 
Hs đọc sgk.
- Gv dẫn dắt: Từ thế kỉ XVII, các giáo sĩ phương Tây đã sáng tạo chữ quốc ngữ (dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt)...
A-KIẾN THỨC 
I-Lịch sử phát triển của Tiếng Việt 
Tiếng việt thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn – Khơmer, nhánh Việt Mường. Lịch sử của tiếng Việt gắn bó với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam .
1-Thời kỳ dựng nước :
Chưa có nhiều tư liệu về thời kì này, mới chỉ biết một số nét về cơ cấu ngôn ngữ ( tiếng Việt thời kì này chưa có thanh điệu, còn có một số phụ âm kép như tl, kl, pl và các âm cuối như l –h –, ) Nhưng có thể khẳng định rằng : Ngay từ thời dựng nước, trong quá trình giao hoà với nhiều dòng ngôn ngữ trong vùng, tiếng Việt với cội nguồn Nam Á đã sớm tạo dựng được 1 cơ sở vững chắc để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển trước sự xâm nhập ồ ạt của ngôn ngữ văn tự Hán ở những thế kỉ đầu công nguyên .
2-Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc :
-Chính sách đồng hoá của phong kiến phương Bắc tiếng Việt bị chèn ép
-Nhưng người Việt vẫn đấu tranh để bảo tồn và phát triển ngôn ngữ dân tộc :vay mượn từ ngữ Hán theo cách Việt hoá để làm phong phú tiếng Việt : Việt hoá về âm đọc ( cách đọc Hán Việt ); Việt hoá bằng cách rút gọn, đảo vị trí, đổi nghĩa hoặc thu hẹp, mở rộng nghĩa từ ngữ Hán ; Việt ; Việt hoá dưới hình thức sao phỏng, dịch nghĩa )
3-Thời kì độc lập tự chủ 
-Một mặt, việc học tập ngôn ngữ văn tự Hán được các triều đại phong kiến Việt Nam chủ động đẩy mạnh, do đó 1 nền văn chương chữ Hán mang sắc thái Việt Nam đã hình thành và phát triển , đồng thời việc vay mượn từ ngữ Hán theo hướng Việt hoá cũng làm phong phú các phương tiện biểu đạt của tiếng Việt 
-Mặt khác, với ý thức độc lập tự chủ cao, chữ Nôm được sáng chế. Với chữ Nôm tiếng Việt ngày càng khẳng định ưu thế trong sáng tác thơ văn, một nền văn học chữ Nôm đã ra đời và đạt được những thành tựu xuất sắc .
4-Thời kì Pháp thuộc :
-Tiếng Việt vẫn tiếp tục bị chèn ép, ngôn ngữ hành chính, ngoại giao, giáo dục là tiếng Pháp 
-Với sự thông dụng của chữ quốc ngữ và sự tiếp xúc với văn hóa phương Tây, văn chương, sách báo bằng chữ quốc ngữ hình thành và phát triển , hệ thống thuật ngữ khoa học bằng tiếng Việt cũng hình thành và phát triển dần dần .
5-Thời kì sau Cách mạng tháng tám đến nay 
-Tiếng Việt có địa vị xứng đáng
-Các chức năng xã hội của tiếng Việt được mở rộng. Tiếng Việt được sử dụng là ngôn ngữ quốc gia ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội . Nó trở thành một ngôn ngữ đa chức năng 
Qua hàng ngàn năm phát triển , tiếng Việt ngày càng trở nên phong phú, tinh tế, uyển chuyển, có đầy đủ khả năng đảm đương vai trò ngôn ngữ quốc gia trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2: Chữ viết của tiếng Việt 
- Mục tiêu: Nắm vững kiến thức về Chữ viết của tiếng Việt 
 - Nhiệm vụ: HS tích hợp kiến thức lịch sử, ngôn ngữ để tìm hiểu
 - Phương thức: hoạt động cá nhân
 - Sản phẩm: Hs đưa ra kết quả.
 - Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK tr .., trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi vào giấy A4.
-Chữ viết của Tiếng Việt có lịch sử phát triển như thế nào? 
-Những ưu điểm và hạn chế của chữ Nôm ?
-Những ưu điểm và hạn chế của chữ quốc ngữ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm việc cá nhân, cặp đôi 
Bước 3: Báo cáo kết quả: HS trình bày kiến thức
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: GV trực tiếp phân tích, nhận xét, đánh giá
II-Chữ viết của tiếng Việt :
-Theo truyền thuyết và dã sử : người Việt có thứ chữ cỗ trông như “đàn nòng nọc đang bơi” , nhưng chưa tìm thấy chứng tích rõ ràng, chắc chắn.
-Chữ Nôm : một hệ thống chữ viết ghi âm, dùng chữ Hán hoặc bộ phận chữ Hán được cấu tạo lại để ghi tiếng Việt theo nguyên tắc ghi âm tiết, trên cơ sở cách đọc chữ Hán của người Việt (âm Hán Việt)
+Chữ Nôm là một thành quả văn hóa lớn lao, biểu hiện ý thức độc lập tự chủ cao của dân tộc và là phương tiện sáng tạo nên một nền văn học chữ Nôm ưu tú .
+Nhưng chữ Nôm còn nhiều nhược điểm, không thể đánh vần được, học chữ nào biết chữ ấy. Hơn nữa, muốn học chữ Nôm một cách thuận lợi, phải có một vốn chữ Hán nhất định .
-Chữ Quốc ngữ : do một số giáo sĩ phương Tây, với sự giúp sức của nhiều thế hệ người Việt Nam sáng chế vào nửa đầu thế kỷ XVII, nhằm phục vụ cho việc thuyết giảng đạo Thiên Chúa lúc bấy giờ.
+Chữ quốc ngữ dựa trên bộ chữ cái La tinh , theo nguyên tắc ghi âm vị : Trải quan quá trình cải tiến hàng thế kỉ nên đã đạt tới độ hoàn thiện : giữa chữ và âm, giữa cách viết và cách đọc có sự phù hợp ở mức độ cao. Đó là loại chữ dễ viết, dễ học, dễ đọc, dễ nhớ.
+Nhớ những ưu thế rõ rệt nên chữ quốc ngữ càng ngày được nhân dân ta sử dụng rộng rãi, vượt khỏi mục đích sáng chế ban đầu. Ngày nay nó đã đóng vai trò công cụ đắc lực trong hoạt động giao tiếp ở mọi lĩnh vực của xã hội . 
3: Hướng dẫn luyện tập
- Mục tiêu: Làm bài luyện tập trong SGK
 - Nhiệm vụ: hệ thống được kiến thức cơ bản
 - Phương thức: hoạt động cá nhân
 - Sản phẩm: trả lời các câu hỏi do GV đặt ra
 - Tiến trình thực hiện:
*HS đọc phần ghi nhớ SGK
B-LUYỆN TẬP:
*Bài tập 3 SGK trang 40
* Bổ sung:
 1. Nêu 1 số ví dụ để minh họa cho các biện pháp Việt hóa từ ngữ Hán được vay mượn 
- Việt hóa theo hình thức sao phỏng,dịch sang tiếng Việt : Bô lão =người cao tuổi ;cẩm thạch = đá hoa ...
- Việt hóa theo kiểu rút gọn,đảo vị trí ,thay đổi yếu tố : Chính đại quang minh = quang minh chính đại , chính thị = đích thị 
III. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
– Mục tiêu: Làm bài 
– Nhiệm vụ: GV và HS cùng thực hiện
– Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân
– Sản phẩm:
– Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ : GV giao bài tập
1.Trình bày ưu điểm của chữ quốc ngữ với tư cách là công cụ phụ trợ của TV ?
2.Tìm thêm ví dụ minh họa cho 3 cách thức đặt thuật ngữ khoa học : 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả: HS thực hiện trả lời các câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét kết quả bài làm
1.Trình bày ưu điểm của chữ quốc ngữ với tư cách là công cụ phụ trợ của TV ?
Gợi ý:
HS phát biểu những cảm nhận của cá nhân nhưng cần dưa trên một số ý cơ bản sau:
- Chữ quốc ngữ đơn giản về hình thức kết cấu.
- Giữa chữ và âm, giữa cách viết và cách đọc có sự phù hợp ở mức độ khá cao.
- Chỉ cần học thuộc bảng chữ cái và cách ghép vần là có thể đọc được tất cả mọi từ trong tiếng Việt.
2.Tìm thêm ví dụ minh họa cho 3 cách thức đặt thuật ngữ khoa học : 
-Phiên âm thuật ngữ khoa học theo Phương Tây : Container =công-ten-nơ ;laser = la-de...
- Vay mượn thuật ngữ khoa học ,kỹ thuật qua tiếng Trung quốc : bán dẫn ,nguyên sinh, côn trùng học ...)
 - Đặt từ ngữ thuần Việt : máy tính 
IV. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
– Mục tiêu: Làm bài vận dụng
– Nhiệm vụ: GV và HS cùng thực hiện
– Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân
– Sản phẩm:
– Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ : GV giao bài tập
Viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) thuyết minh về bệnh zi-ka. Chỉ ra những từ Hán việt, những thuật ngữ khoa học được sử dụng trong đoạn văn đó.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả: HS thực hiện trả lời các câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét kết quả bài làm
- Tích hợp TLV về văn thuyết minh, tìm thông tin trên mạng, báo chí để hoàn thành đoạn văn. Chỉ ra được từ ngữ theo yêu cầu.
V. HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
– Mục tiêu: HS vận dụng sáng tạo.
– Nhiệm vụ: GV giao bài tập cho học sinh về nhà
– Phương thức thực hiện: HS làm việc cá nhân
– Sản phẩm: Bài viết trên giấy a4
– Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ :
+ Sưu tầm một số từ ngữ mới được đưa vào sử dụng để làm phong phú cho Tiếng Việt
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS đánh giá.
Bước 3: Báo cáo kết quả: 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét tuyên dương một vài bài tiêu biểu (Tiết học sau). 
+ Tìm hiểu qua mạng, sách báo 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Khởi động 
GV kiểm tra bài cũ và phát sinh tình huống học tập.
GV (chia nhóm và phát phiếu học tập cho mỗi nhóm) đặt câu hỏi: Sau đây là một đoạn chat trên facebook của A và B. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ được sử dụng để trong dấu “”?
A: "chẹp, lĩnh lương roài" "chả bít có nên mua cái áo len cánh dơi hông, uh chả hỉu còn mode không nữa""hix hix..".(Chẹp lĩnh lương rồi, chả biết có nên mưa cái áo len cánh dơi không, ui chả hiểu còn mốt nữa không híc híc.. ) 
B: "sao thía? kêu ca ký rì?" (Sao thế? Kêu ca cái gì?)
A: "Lương thì như bèo, giá thì như diều. Mún mua nhìu thứ sao được với mí đồng còi" (Lương thì như bèo, giá thì như diều. Muốn mua nhiều thứ sao được với mấy đồng còi)
 B: "nghe thảm wá, tốt nhất là kím nhìu xiền vào" (Nghe thảm quá, tốt nhất là kiếm nhiều tiền vào).
HS suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét, chốt ý: Những câu chữ trong dấu ngoặc kép là viết theo ngôn ngữ chat, không tuân theo chuẩn hoá của tiếng Việt. Vì thế, nó làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
GV giới thiệu bài mới: Tiếng Việt là của dân tộc Việt, có sự hình thành và phát triển lâu đời. Ngày nay, trong thời đại công nghệ, một bộ phận giới trẻ đã sử dụng Tiếng Việt lệch giống như ví dụ trên.
 Nhằm giúp các em nắm được một cách khái quát những tri thức cốt lõi về cội nguồn, quan hệ họ hàng của tiếng Việt và quan hệ tiếp xúc giữa tiếng Việt và một số ngôn ngữ khác trong khu vực và nhận thức những quá trình phát triển của tiếng Việt gắn bó với lịch sử phát triển của dân tộc của đất nước, ngày hôm nay chúng ta đi vào bài mới, chính là “Khái quát lịch sử tiếng Việt”.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Thao tác 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu phần lịch sử phát triển của Tiếng Việt
GV: Em hiểu gì về nguồn gốc của tiếng Việt? Thế nào là nguồn gốc bản địa?
- Lập sơ đồ về nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt?
- Mối quan hệ của tiếng Việt và tiếng Hán diễn ra ntn trong thời gian này?
GV: Dưới thời kì độc lập, tự chủ, tiếng Việt đã có sự phát triển ntn? Sự ra đời của chữ Nôm có ý nghĩa gì?
GV: Chữ quốc ngữ phát triển và có vai trò ntn trong thời kì Pháp thuộc?
GV:Vị trí của tiếng Việt?
- Các cách xây dựng thuật ngữ tiếng Việt?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm việc cá nhân, cặp đôi 
Bước 3: Báo cáo kết quả: HS trình bày kiến thức
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: GV trực tiếp phân tích, nhận xét, đánh giá
Gv dẫn dắt: Suốt 1000 năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, tiếng Việt đã có sự tiếp xúc lâu dài và sâu rộng nhất với tiếng Hán. Các vương triều PK Trung Quốc đều có âm mưu đồng hóa nước ta, chèn ép tiếng Việt nặng nề. Nhưng tiếng Việt ko những ko bị xóa bỏ mà ngày càng trở nên phong phú, giàu đẹp hơn...
 Gợi mở: Các cách vay mượn tiếng Hán và Việt hóa tiếng Hán? 
Hs đọc sgk.
- Gv dẫn dắt: Từ thế kỉ XVII, các giáo sĩ phương Tây đã sáng tạo chữ quốc ngữ (dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt)...
I. Lịch sử phát triển của Tiếng Việt 
Tiếng việt thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn – Khơmer, nhánh Việt Mường. Lịch sử của tiếng Việt gắn bó với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam .
1-Thời kỳ dựng nước :
Chưa có nhiều tư liệu về thời kì này, mới chỉ biết một số nét về cơ cấu ngôn ngữ ( tiếng Việt thời kì này chưa có thanh điệu, còn có một số phụ âm kép như tl, kl, pl và các âm cuối như l –h –, ) Nhưng có thể khẳng định rằng : Ngay từ thời dựng nước, trong quá trình giao hoà với nhiều dòng ngôn ngữ trong vùng, tiếng Việt với cội nguồn Nam Á đã sớm tạo dựng được 1 cơ sở vững chắc để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển trước sự xâm nhập ồ ạt của ngôn ngữ văn tự Hán ở những thế kỉ đầu công nguyên .
2-Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc :
-Chính sách đồng hoá của phong kiến phương Bắc tiếng Việt bị chèn ép
-Nhưng người Việt vẫn đấu tranh để bảo tồn và phát triển ngôn ngữ dân tộc :vay mượn từ ngữ Hán theo cách Việt hoá để làm phong phú tiếng Việt : Việt hoá về âm đọc ( cách đọc Hán Việt ); Việt hoá bằng cách rút gọn, đảo vị trí, đổi nghĩa hoặc thu hẹp, mở rộng nghĩa từ ngữ Hán ; Việt ; Việt hoá dưới hình thức sao phỏng, dịch nghĩa )
3-Thời kì độc lập tự chủ 
-Một mặt, việc học tập ngôn ngữ văn tự Hán được các triều đại phong kiến Việt Nam chủ động đẩy mạnh, do đó 1 nền văn chương chữ Hán mang sắc thái Việt Nam đã hình thành và phát triển , đồng thời việc vay mượn từ ngữ Hán theo hướng Việt hoá cũng làm phong phú các phương tiện biểu đạt của tiếng Việt 
-Mặt khác, với ý thức độc lập tự chủ cao, chữ Nôm được sáng chế. Với chữ Nôm tiếng Việt ngày càng khẳng định ưu thế trong sáng tác thơ văn, một nền văn học chữ Nôm đã ra đời và đạt được những thành tựu xuất sắc .
4-Thời kì Pháp thuộc :
-Tiếng Việt vẫn tiếp tục bị chèn ép, ngôn ngữ hành chính, ngoại giao, giáo dục là tiếng Pháp 
-Với sự thông dụng của chữ quốc ngữ và sự tiếp xúc với văn hóa phương Tây, văn chương, sách báo bằng chữ quốc ngữ hình thành và phát triển , hệ thống thuật ngữ khoa học bằng tiếng Việt cũng hình thành và phát triển dần dần .
5-Thời kì sau Cách mạng tháng tám đến nay 
-Tiếng Việt có địa vị xứng đáng
-Các chức năng xã hội của tiếng Việt được mở rộng. Tiếng Việt được sử dụng là ngôn ngữ quốc gia ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội . Nó trở thành một ngôn ngữ đa chức năng 
Qua hàng ngàn năm phát triển , tiếng Việt ngày càng trở nên phong phú, tinh tế, uyển chuyển, có đầy đủ khả năng đảm đương vai trò ngôn ngữ quốc gia trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
II-Chữ viết của tiếng Việt :
-Theo truyền thuyết và dã sử : người Việt có thứ chữ cỗ trông như “đàn nòng nọc đang bơi” , nhưng chưa tìm thấy chứng tích rõ ràng, chắc chắn.
-Chữ Nôm : một hệ thống chữ viết ghi âm, dùng chữ Hán hoặc bộ phận chữ Hán được cấu tạo lại để ghi tiếng Việt theo nguyên tắc ghi âm tiết, trên cơ sở cách đọc chữ Hán của người Việt (âm Hán Việt)
+Chữ Nôm là một thành quả văn hóa lớn lao, biểu hiện ý thức độc lập tự chủ cao của dân tộc và là phương tiện sáng tạo nên một nền văn học chữ Nôm ưu tú .
+Nhưng chữ Nôm còn nhiều nhược điểm, không thể đánh vần được, học chữ nào biết chữ ấy. Hơn nữa, muốn học chữ Nôm một cách thuận lợi, phải có một vốn chữ Hán nhất định .
-Chữ Quốc ngữ : do một số giáo sĩ phương Tây, với sự giúp sức của nhiều thế hệ người Việt Nam sáng chế vào nửa đầu thế kỷ XVII, nhằm phục vụ cho việc thuyết giảng đạo Thiên Chúa lúc bấy giờ.
+Chữ quốc ngữ dựa trên bộ chữ cái La tinh , theo nguyên tắc ghi âm vị : Trải quan quá trình cải tiến hàng thế kỉ nên đã đạt tới độ hoàn thiện : giữa chữ và âm, giữa cách viết và cách đọc có sự phù hợp ở mức độ cao. Đó là loại chữ dễ viết, dễ học, dễ đọc, dễ nhớ.
+Nhớ những ưu thế rõ rệt nên chữ quốc ngữ càng ngày được nhân dân ta sử dụng rộng rãi, vượt khỏi mục đích sáng chế ban đầu. Ngày nay nó đã đóng vai trò công cụ đắc lực trong hoạt động giao tiếp ở mọi lĩnh vực của xã hội . 
4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà
- Tìm các ví dụ tiêu biểu về các tác phẩm văn học Việt Nam viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ.
- Nhận thức thêm về sự phát triển của tiếng Việt thông qua quá trình mở rộng các chức năng : thời xưa, tiếng Việt chỉ có chức năng làm công cụ giao tiếp trong sinh hoạt và chức năng sáng tạo văn chương, đến thời kì hiện đại mới hình thành và phát triển dần các chức năng trong các lĩnh vực báo chí, khoa học, chính luận, hành chính.
- Soạn bài: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_tuan_21_khai_quat_lich_su_tieng_viet.docx