Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 49: Đồ thị của hàm số y=ax² (a khác 0)

Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 49: Đồ thị của hàm số y=ax² (a khác 0)

1. Kiến thức:

- Biết được dạng đồ thị hàm số , phân biệt được chúng trong hai trường hợp và .

- Hiểu được đặc điểm của đồ thị hàm số .

- Biết được ý nghĩa của đồ thị hàm số trong thực tiễn và trong nghiên cứu hàm số.

2. Kĩ năng:

- Vẽ được đồ thị của hàm số với là một số cụ thể.

3. Tư duy và thái độ:

- Chủ động, tích cực, tự giác tham gia các hoạt động học tập

- Tư duy các vấn đề toán học logic và có hệ thống

4. Định hướng và phát triển năng lực:

- Năng lực quan sát, dự đoán.

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực tư duy.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

 

docx 7 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 4020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 49: Đồ thị của hàm số y=ax² (a khác 0)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Lê Thế Dũng
Ngày soạn:
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Đại 9 – Tiết 49: ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được dạng đồ thị hàm số , phân biệt được chúng trong hai trường hợp và .
- Hiểu được đặc điểm của đồ thị hàm số .
- Biết được ý nghĩa của đồ thị hàm số trong thực tiễn và trong nghiên cứu hàm số.
2. Kĩ năng:
- Vẽ được đồ thị của hàm số với là một số cụ thể.
3. Tư duy và thái độ:
- Chủ động, tích cực, tự giác tham gia các hoạt động học tập
- Tư duy các vấn đề toán học logic và có hệ thống
4. Định hướng và phát triển năng lực:
- Năng lực quan sát, dự đoán.
- Năng lực giao tiếp.	
- Năng lực tư duy.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuẩn kĩ năng
- Đồ dùng dạy học: Phấn, thước kẻ, máy tính, bảng phụ, 
- Học liệu: Các câu hỏi tạo vấn đề, dự kiến được các tình huống có thể xảy ra và cách sử lý, các câu hỏi gợi ý, hướng dẫn HS khi gặp khó khăn trong quá trình thảo luận 
2. Chuẩn bị của HS
- Cần ôn lại tính chất của hàm số .
- Có đầy đủ sách, vở và đồ dùng học tập.
III. Tổ chức dạy học
1. Hoạt động khởi động
Quan sát và liên tưởng 
Hình bên là hình ảnh một quả bóng nảy trên mặt đất được chụp lại với tốc độ 25 hình mỗi giây. Quỹ đạo mà quả bóng vạch ra là một đường cong trơn giống một chữ U quay ngược. 
Tia nước từ vòi phun lên cao rồi rơi xuống đều vạch ra những đường cong có hình dạng chữ U quay ngược
Các đường cong nói trên được cho là có hình dạng giống đồ thị của hàm số . Vậy để hiểu rõ hơn về hính dáng của đồ thị ta cùng đi tìm hiểu bài “ ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ ”
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới : Đồ thị của hàm số 
HĐTP 1: Gợi động cơ
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm thực hiện nhiệm vụ sau:
Nhóm 1: 
a, Điền vào chỗ trống các giá trị của y tương ứng với mỗi giá trị của x trong bảng sau:
x
-3
-2
-1
0
1
2
3
9
b, Từ bảng trên, hãy viết tiếp vào chỗ chấm ( ) để được tọa độ một số điểm thuộc đồ thị hàm số , rồi xác định điểm đó trên hệ trục tọa độ Oxy ( theo mẫu):
c, Đồ thị hàm số là đường cong đi qua các điểm 
d, Hãy nhận xét một vài đặc điểm của đồ thị hàm số bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
Đồ thị nằm phía trên hay phía dưới trục hoành?
Vị trí các điểm A, A’ đối với trục Oy? Tương tự đối với các cặp điểm B,B’ và C,C’
 Điểm nào là điểm thấp nhất của đồ thị.
Nhóm 2: 
a, Điền vào chỗ trống các giá trị của y tương ứng với mỗi giá trị của x trong bảng sau:
x
-3
-2
-1
0
1
2
3
-9
b, Từ bảng trên, hãy viết tiếp vào chỗ chấm ( ) để được tọa độ một số điểm thuộc đồ thị hàm số , rồi xác định điểm đó trên hệ trục tọa độ Oxy ( theo mẫu):
c, Đồ thị hàm số là đường cong đi qua các điểm 
d, Hãy nhận xét một vài đặc điểm của đồ thị hàm số bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
Đồ thị nằm phía trên hay phía dưới trục hoành?
Vị trí các điểm A, A’ đối với trục Oy? Tương tự đối với các cặp điểm B,B’ và C,C’
 Điểm nào là điểm cao nhất của đồ thị.
HĐTP 2: Hình thành kiến thức mới
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
Dựa vào hoạt động của các nhóm trên. Cả lớp hãy hoàn thành cho cô nhiệm vụ học tập sau:
?. Điền vào chỗ chấm để hoàn thành nhận xét sau:
Đồ thị hàm số là một đường cong đi qua . Và nhận trục Oy làm trục .. Đường cong đó gọi là một parabol với đỉnh O.
Nếu a>0 thì đồ thị nằm phía trục hoành, O là điểm của đồ thị.
Nếu a<0 thì đồ thị nằm phía trục hoành, O là điểm của đồ thị.
Vậy theo các em để vẽ được đồ thị hàm số cần trải qua mấy bước
HS suy nghĩ, dự đoán và trả lời.
Nhận xét
Đồ thị hàm số là một đường cong đi qua gốc tọa độ và nhận trục Oy làm trục đối xứng Đường cong đó gọi là một parabol với đỉnh O.
Nếu a>0 thì đồ thị nằm phía trên trục hoành, O là điểm thấp nhất của đồ thị.
Nếu a<0 thì đồ thị nằm phía dưới trục hoành, O là điểm cao nhất của đồ thị.
2. Vẽ đồ thị hàm số 
Cách vẽ đồ thị hàm số 
Bước 1: Lập bảng giá trị (tọa độ của một số điểm thuộc đồ thị).
Bước 2: Biểu diễn các điểm có tọa độ được xác định trong bảng giá trị trên mặt phẳng tọa độ.
Bước 3: Vẽ Parabol.
3, Chú ý ( SGK- Tr 35)
HĐTP 3: Củng cố trực tiếp
GV đưa ra bài tập, Hs hoạt động theo cặp đôi
VD: Lập bảng giá trị của hàm số ứng với x=0; x=1; x=2; x=3 rồi điền vào các ô trống những giá trị tương ứng với x=-1; x=-2; x=-3
a, Giải thích tại sao lại làm được như vậy.
b, Vẽ đồ thị hàm số vào vở.
3. Hoạt động vận dụng
Bài 1: Cho hai hàm số: 
a, Hoàn thành hai bảng giá trị sau, rồi vẽ hai đồ thị trên cùng mặt phẳng tọa độ.
b, Nhận xét tính đối xứng của hai đồ thị với trục Ox.
c, Trong các điểm sau, điểm nào thuộc đồ thị hàm số ?
Bài 2: Cho ba hàm số: 
Vẽ đồ thị của ba hàm số này trên cùng một mặt phẳng tọa độ.
Tìm trên mặt phẳng tọa độ 3 điểm A,B,c có cùng hoành độ -1,5, xác định tung độ tương ứng của chúng.
Với mỗi hàm số trên tìm giá trị của x để hàm số đó có giá trị lớn nhất.
Bài 3: Biết rằng đường cong trong hình bên là một Parabol .
Tìm hệ số a.
Tìm tung độ điểm thuộc Parabol và có hoành độ 
Xác định điểm thuộc Parabol có tung độ .
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Trong thực tế, chúng ta gặp rất nhiều hiện tượng, sự vật có hình dạng của Parabol 
Các em hãy về nhà tìm thêm các công trình kiến trúc có hình dạng một Parabol.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_9_tiet_49_do_thi_cua_ham_so_yax_a_khac_0.docx