Giáo án Vật lý Lớp 12 - Tiết 4: Chuyển động thẳng biến đổi đều (Tiếp)

Giáo án Vật lý Lớp 12 - Tiết 4: Chuyển động thẳng biến đổi đều (Tiếp)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nắm được khái niệm vận tốc tức thời.

- Nêu được khái niệm của chuyển động thẳng biến đổi đều, chuyển động thẳng nhanh dần đều và chậm dần đều.

- Viết được phương trình vận tốc, vẽ được đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng nhanh dần đều

- Viết được công thức tính quãng đường đi trong chuyển động thẳng nhanh dần đều; mối quan hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được; phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều

- Nắm được đặc điểm của chuyển động thẳng chậm dần đều về gia tốc, vận tốc, quãng đường đi được và phương trình chuyển động. Nêu được ý nghĩa vật lí của các đại lượng trong công thức đó.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng giải một số bài tập đơn giản về chuyển động thẳng biến đổi đều.

- Bước đầu giải được bài toán đơn giản về chuyển động thẳng nhanh dần đều . Biết cách viết biểu thức vận tốc từ đồ thị vận tốc – thời gian và ngược lại .

 

docx 4 trang yunqn234 6610
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 12 - Tiết 4: Chuyển động thẳng biến đổi đều (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
TIẾT 4 – BÀI 3. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU (Tiếp)
Lớp
10A 
10A 
10A 
10A 
10A 
Ngày dạy
 / / 
 / /
 / /
 / /
 / /
Sĩ số
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được khái niệm vận tốc tức thời.
- Nêu được khái niệm của chuyển động thẳng biến đổi đều, chuyển động thẳng nhanh dần đều và chậm dần đều.
- Viết được phương trình vận tốc, vẽ được đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng nhanh dần đều 
- Viết được công thức tính quãng đường đi trong chuyển động thẳng nhanh dần đều; mối quan hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được; phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều 
- Nắm được đặc điểm của chuyển động thẳng chậm dần đều về gia tốc, vận tốc, quãng đường đi được và phương trình chuyển động. Nêu được ý nghĩa vật lí của các đại lượng trong công thức đó.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng giải một số bài tập đơn giản về chuyển động thẳng biến đổi đều.
- Bước đầu giải được bài toán đơn giản về chuyển động thẳng nhanh dần đều . Biết cách viết biểu thức vận tốc từ đồ thị vận tốc – thời gian và ngược lại .
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Chuẩn các kiến thức liên quan tới bài học.
- Chuẩn bị một số ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi đều.
2. Học sinh
- Ôn lại kiến thưc bài chuyển động thẳng đều và đọc bài trước khi tới lớp.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút): Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 
- Thế nào là chuyển động thẳng biến đổi đều, nhanh dần đều? 
- Công thức tính gia tốc, vận tốc, quãng đường trong chuyển động thẳng nhanh dần đều?
3. Bài mới:
Hoạt động 1 (10 phút): Tìm mối liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường. Lập phương trình chuyển động thẳng nhanh dần đều.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
GV: Dựa vào công thức tính vận tốc v = vo + at
và quãng đường s = vot + at2 trong chuyển động thẳng đều yêu cầu HS khử t để được công thức cần tìm.
 HS: Trả lời.
 GV: Hướng dẫn HS tìm phương trình chuyển động thẳng nhanh dần đều.
 HS: Lập phương trình chuyển động thẳng nhanh dần đều.
 4. Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều
v2 – vo2 = 2as
 5. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều.
x = xo + vot + at2
Hoạt động 2 (20 phút ): Nghiên cứu chuyển động thẳng chậm dần đều.
 GV: Hướng dẫn HS tự lập công thức tính gia tốc của chuyện động thẳng chậm dần đều tương tự như đối với trường hợp của chuyển động thẳng nhanh dần đều.
 HS: Lập công thức tính gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều.
 GV: Trong trường hợp chuyển động chậm dần đều thì gia tốc và vectơ gia tốc có đặc điểm gì?
 HS: Trả lời.
 GV: Nhận xét và kết luận.
 HS: Lắng nghe và ghi nhận.
 GV: Yêu cầu HS nhắc lại về công thức tính vận tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều sau đó suy ra công thức tính vận tốc trong chuyển động chậm dần đều.
 HS: Trả lời.
 GV: Giới thiệu đồ thị vận tốc.
 HS: Lắng nghe và ghi nhận.
 GV: Chứng minh hoàn toàn tương tụ như với chuyển động thẳng nhanh dần đều, GV cho HS tự biến đổi tìm ra công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động.
 HS: Trả lời.
III. Chuyển động thẳng chậm dần đều
 1. Gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều
a) Công thức tính gia tốc.
a == 
 Nếu chọn chiều của các vận tốc là chiều dương thì v < vo. Gia tốc a có giá trị âm, nghĩa là ngược dấu với vận tốc.
b) Vectơ gia tốc.
 Ta có : 
 Vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng chậm dần đều ngược chiều với vectơ vận tốc.
 2. Vận tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều
a) Công thức tính vận tốc.
v = vo + at
 Trong đó, a ngược dấu với v0.
b) Đồ thị vận tốc – thời gian.
 Đồ thị vận tốc cũng có dạng đường thẳng.
 3. Công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều
a) Công thức tính đường đi
s = vot + at2
 Trong đó, a ngược dấu với vo.
b) Phương trình chuyển động 
x = xo + vot + at2
 Trong đó a ngược dấu với vo.
Hoạt động 3 (8 phút): Củng cố, vận dụng
 GV cho HS làm một số bài tập trắc nghiệm:
 Câu 1. Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều thì:
A. v luôn âm.
B. a luôn âm.
C. a và v luôn cùng dấu với nhau.
D. a và v luôn trái dấu nhau.
 Câu 2. Trong các công thức sau công thức nào là công thức tính quãng đường trong chuyển động thẳng nhanh dần đều
A. 
B. 
C. 
D. Cả A, B, C đều sai.
D
B
Hoạt động 4 (1 phút): Hướng dẫn về nhà
 GV giao bài tập về nhà cho HS: Những bài còn lại trong SGK liên quan đến chuyển động chậm dần đều.
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_10_tiet_4_chuyen_dong_thang_bien_doi_deu.docx