Kiến thức cơ bản và Bài tập Ngữ văn Lớp 11

Kiến thức cơ bản và Bài tập Ngữ văn Lớp 11

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- SGK tr.3.

- Mở rộng:

 + Thời đại xã hội (thế kỉ XVIII) đầy biến động, các phe phái, tập đoàn phong kiến tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau.

 + Hiệu là Hải Thượng Lãn Ông: ông già lười ở đất Thượng Hồng, lười có nghĩa là không nghĩ gì, không lo gì về con đường danh vọng.

 + Gia đình: có truyền thống học hành thi cử, đỗ đạt làm quan. Cha đẻ là quan Hữu Thị Lang Bộ Công.

 + Gần 30 tuổi, về sống tại quê mẹ thuộc xứ Đầu Thượng, xã Tĩnh Diễm, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.)

2. Tác phẩm Thượng kinh kí sự

- SGK tr.3.

- Mở rộng:

 + Thượng kinh kí sự là quyển cuối cùng trong bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh. Bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh được biên soạn trong thời gian gần 40 năm.

 + Thể loại kí sự: ghi chép lại sự việc có thật → cách quan sát tỉ mỉ, kể chuyện chi tiết và ghi lại những cảm nghĩ chân thực của tác giả trước sự việc.

 + Ghi lại những điều mắt thấy, tai nghe từ khi tác giả nhận được lệnh vào kinh chữa bệnh cho thế tử Cán ngày 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần (1782) đến lúc xong việc về tới nhà ở Hương Sơn ngày 2 tháng 11, tổng cộng là 9 tháng 20 ngày.

 + Tác phẩm mở đầu bằng cảnh sống ở Hương Sơn của một ẩn sĩ lánh đời. Bỗng có lệnh triệu vào kinh, Lãn Ông buộc phải lên đường. Từ đây, mọi việc diễn ra theo thời gian và đè nặng lên tâm trạng của tác giả.)

 

doc 30 trang yunqn234 7440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kiến thức cơ bản và Bài tập Ngữ văn Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1. Tác giả 
- SGK tr.3. 
- Mở rộng: 
	+ Thời đại xã hội (thế kỉ XVIII) đầy biến động, các phe phái, tập đoàn phong kiến tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau. 
	+ Hiệu là Hải Thượng Lãn Ông: ông già lười ở đất Thượng Hồng, lười có nghĩa là không nghĩ gì, không lo gì về con đường danh vọng. 
	+ Gia đình: có truyền thống học hành thi cử, đỗ đạt làm quan. Cha đẻ là quan Hữu Thị Lang Bộ Công. 
	+ Gần 30 tuổi, về sống tại quê mẹ thuộc xứ Đầu Thượng, xã Tĩnh Diễm, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.) 
2. Tác phẩm Thượng kinh kí sự 
- SGK tr.3. 
- Mở rộng: 
	+ Thượng kinh kí sự là quyển cuối cùng trong bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh. Bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh được biên soạn trong thời gian gần 40 năm. 
	+ Thể loại kí sự: ghi chép lại sự việc có thật → cách quan sát tỉ mỉ, kể chuyện chi tiết và ghi lại những cảm nghĩ chân thực của tác giả trước sự việc. 
	+ Ghi lại những điều mắt thấy, tai nghe từ khi tác giả nhận được lệnh vào kinh chữa bệnh cho thế tử Cán ngày 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần (1782) đến lúc xong việc về tới nhà ở Hương Sơn ngày 2 tháng 11, tổng cộng là 9 tháng 20 ngày. 
	+ Tác phẩm mở đầu bằng cảnh sống ở Hương Sơn của một ẩn sĩ lánh đời. Bỗng có lệnh triệu vào kinh, Lãn Ông buộc phải lên đường. Từ đây, mọi việc diễn ra theo thời gian và đè nặng lên tâm trạng của tác giả.) 
3. Văn bản 
- Vị trí: Đến kinh đô, Lê Hữu Trác được sắp xếp ở nhà người em của Quận Huy Hoàng Đình Bảo. Sau đó tác giả được đưa vào phủ chúa để khám bệnh cho thế tử Cán. Đoạn trích bắt đầu từ đó. 
- Ghi lại việc tác giả được triệu vào phủ chúa để khám bệnh kê đơn cho thế tử. 
II. ĐỌC − HIỂU VĂN BẢN 
1. Sự cao sang, quyền uy cùng cuộc sống hưởng thụ cực điểm của nhà chúa 
1.1. Quang cảnh tráng lệ, lộng lẫy, tôn nghiêm 
- Quang cảnh nơi phủ chúa được miêu tả theo trình tự không gian, theo bước chân của nhân vật thầy thuốc xưng "tôi" trong hành trình vào phủ chúa khám bệnh cho thế tử. 
- Các chi tiết miêu tả quang cảnh phủ chúa: 
	+ Vào phủ phải qua nhiều lần cửa, với những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp, ở mỗi cửa có vệ sĩ canh gác, ai muốn ra vào phải có thẻ. Trong khuôn viên phủ chúa có điếm Hậu mã quân túc trực để chúa sai phái đi truyền lệnh. Vườn hoa trong phủ chúa cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương. 
	+ Bên trong phủ là những nhà Đại đường, Quyển hồng, Gác tía với kiệu son, võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng và những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Đồ dùng tiếp khách ăn uống toàn là mâm vàng, chén bạc. 
	+ Chi tiết đặc sắc: Đến nội cung của thế tử phải qua năm, sáu lần trướng gấm. Trong phòng thắp nến, có sập thếp vàng, ghế rồng sơn son thếp vàng, trên bày nệm gấm, màn là che ngang sân, xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt. 
→ Quang cảnh phủ chúa cực kì tráng lệ, lộng lẫy, không đâu sánh bằng. Bản thân Lê Hữu Trác vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết cũng phải ngỡ ngàng trước quang cảnh đó. 
1.2. Cung cách sinh hoạt, lễ nghi, khuôn phép 
− Khi tác giả lên cáng vào phủ chúa thì có tên đầy tớ chạy đàng trước hét đường và cáng chạy như ngựa lồng. Trong phủ chúa người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi. → Chúa giữ vị trí trọng yếu và có uy quyền tối thượng trong triều đình. 
− Lời thơ của tác giả (Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm nhặt, Cả trời Nam sang nhất là đây!) minh chứng rõ thêm quyền uy nơi phủ chúa. 
− Những lời lẽ nhắc đến chúa Trịnh và thế tử đều phải hết sức cung kính, lễ độ: "Thánh thượng đang ngự ở đấy", "chưa thể yết kiến", "hầu mạch Đông cung thế tử" (xem mạch cho thế tử), "hầu trà" (cho thế tử uống thuốc), "phòng trà" (nơi thế tử uống thuốc). 
− Chúa Trịnh luôn luôn có phi tần chầu chực xung quanh. Tác giả không được thấy mặt chúa mà chỉ làm theo mệnh lệnh của chúa do quan Chánh đường truyền đạt lại; xem bệnh xong cũng không được phép trao đổi với chúa mà chỉ được viết tờ khải để quan Chánh đường dâng lên chúa. Nội cung trang nghiêm đến nỗi tác giả phải nín thở đứng chờ ở xa, khúm núm đến trước sập xem mạch. 
− Thế tử Trịnh Cán ư một cậu bé mới năm, sáu tuổi bị bệnh mà có đến bảy, tám thầy thuốc phục dịch và lúc nào cũng có mấy người đứng chầu hai bên. Khi vào xem bệnh, tác giả ư một cụ già ư phải quì lạy, xem mạch xong lại lạy bốn lạy trước khi lui ra. Khi muốn xem thân hình thế tử phải có một viên quan nội thần đến xin phép được cởi áo cho thế tử. 
→ Cung cách sinh hoạt phủ chúa Trịnh với những lễ nghi, khuôn phép, cách nói năng, người hầu kẻ hạ... cho thấy sự cao sang, quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa. 
⇒ Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa cho thấy quyền uy tối thượng nằm trong tay nhà chúa và nếp sống hưởng thụ cực kì xa hoa của chúa Trịnh Sâm cùng gia đình. Đồng thời nó còn cho thấy tài quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, nghệ thuật miêu tả sinh động; sự việc được thuật lại theo trình tự diễn ra; ngôn ngữ giản dị, mộc mạc. 
2. Hình tượng nhân vật "tôi" 
2.1. Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của nhân vật "tôi" 
− Dửng dưng trước những quyến rũ vật chất, không đồng tình trước cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do:
	+ Đứng trước cảnh phủ chúa xa hoa lộng lẫy, tấp nập người hầu kẻ hạ, tác giả đã nhận xét: Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường! và vịnh một bài thơ tả hết cái sang trọng, vương giả trong phủ chúa (với gác vẽ, rèm châu, hiên ngọc, vườn ngự có hoa thơm, chim biết nói, nghìn cửa lính gác nghiêm ngặt...), trong đó có lời khát quát: Cả trời Nam sang nhất là đây!. 
	+ Khi được mời ăn cơm sáng, tác giả nhận xét: Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia. 
	+ Đường vào nội cung của thế tử được tác giả cảm nhận: Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả. Cảnh nội cung cũng được miêu tả chi tiết như củng cố thêm cho những nhận xét của tác giả khi vừa vào đến phủ. 
	+ Nói về bệnh trạng của thế tử, tác giả nhận xét: Vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi. 
→ Mặc dù khen cái đẹp, cái sang nơi phủ chúa, song tác giả tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ vật chất nơi đây và không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do. 
− Lúc đầu có ý định chữa bệnh cầm chừng để tránh bị công danh trói buộc. Nhưng sau đó, ông thẳng thắn đưa ra cách chữa đúng bệnh, kiên trì giải thích, dù khác ý với các quan thái y. 
	+ Cách lí giải về bệnh tình của thế tử Trịnh Cán cho thấy Lê Hữu Trác là một thầy thuốc giàu kinh nghiệm: Đó là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi, bệnh mắc đã lâu, tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân thời xanh, tay chân gầy gò. Đó là vì nguyên khí đã hao mòn, thương tổn quá mức → môi trường sống đã ảnh hưởng đến sức khỏe của Trịnh Cán. 
	Ông hiểu rõ căn bệnh của thế tử nhưng lại sợ chữa có hiệu quả ngay sẽ được chúa tin dùng, bị công danh trói buộc: Nhưng sợ mình không ở lâu, nếu mình làm có kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi nó ràng buộc, không làm sao về núi được nữa. Để tránh chuyện này, cần chữa bệnh cầm chừng, cho thuốc vô thưởng vô phạt: Chi bằng ta dùng thứ thuốc hoà hoãn, nếu không trúng thì cũng không sai bao nhiêu. 
	+ Nhưng làm thế thì lại trái với y đức, trái lương tâm, phụ lòng của ông cha: Cha ông mình đời đời chịu ơn của nước, ta phải dốc hết cả lòng thành, để nối tiếp cái lòng trung của cha ông mình mới được. 
	+ Hai suy nghĩ này giằng co, xung đột nhau. Cuối cùng, lương tâm, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã thắng. Tác giả đã gạt sang một bên sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm và lương tâm người thầy thuốc. Khi đã quyết, tác giả thẳng thắn đưa ra những kiến giải hợp lí, thuyết phục, có cách chữa đúng bệnh và bảo vệ ý kiến của mình, mặc dù ý kiến đó trái với ý kiến của đa số thầy thuốc trong cung, làm cho quan Chánh đường ngần ngại tỏ ý kiến nói đi nói lại mấy lần. 
2.2. Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê Hữu Trác 
− Một thầy thuốc giỏi, bản lĩnh, giàu kinh nghiệm, y đức cao 
	+ Chẩn đoán đúng bệnh, đúng nguyên nhân: Vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi. → Hiểu rõ căn bệnh của thế tử. 
	+ Đưa ra những kiến giải hợp lí, thuyết phục, có cách chữa đúng bệnh và bảo vệ ý kiến của mình, mặc dù ý kiến đó trái với ý kiến của đa số thầy thuốc trong cung làm cho quan Chánh đường tỏ ý kiến nói đi nói lại mấy lần: "Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác. Thế là âm dương đều bị tổn hại, nay phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên và làm nguồn gốc cho cái hậu thiên. Chính khí ở trong mà thắng thì bệnh ở ngoài sẽ tự nó tiêu dần, không trị bệnh mà bệnh sẽ mất". 
→ Qua những chi tiết về việc chữa bệnh của Lê Hữu Trác, có thể thấy ông là một thầy thuốc giỏi, bản lĩnh, giàu kinh nghiệm và y đức cao. 
− Xem thường danh lợi, quyền quí, yêu tự do và nếp sống thanh đạm. 
	+ Mặc dù tận mắt chứng kiến sự quyến rũ của vật chất giàu sang (cảnh sống ở phủ chúa lộng lẫy đến mức ông không thể tưởng tượng nổi ư Khác gì ngư phủ đào nguyên thuở nào) và việc được hưởng thụ giàu sang nằm trong tầm tay, nhưng tác giả vẫn dửng dưng, không mảy may xúc động. → Khinh thường lợi danh, quyền quí, yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm, giản dị nơi quê nhà. 
	+ Ý muốn về núi của Hải Thượng Lãn Ông là một sự đối nghịch gay gắt với quan điểm sống của gia đình chúa Trịnh và bọn quan quyền dưới trướng. Không bình luận nhiều nhưng những thứ sơn son thếp vàng, võng điều áo đỏ, đèn đuốc lấp lánh, hương hoa ngào ngạt... đặt bên cạnh cốt cách thanh đạm của ông già áo vải ở nơi quê mùa (đối lập với thành thị) tự nó đã phơi bày sự tương phản giữa trong và đục. 
III. TỔNG KẾT 
1. Nghệ thuật 
− Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, miêu tả cụ thể, sống động, chọn lựa được những chi tiết "đắt", gây ấn tượng mạnh. 
− Lối kể chuyện hấp dẫn, chân thực, hài hước. 
− Kết hợp văn xuôi và thơ làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm, góp phần thể hiện một cách kín đáo thái độ của người viết. 
2. Nội dung 
Phản ánh quyền lực to lớn của Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa, hưởng lạc trong phủ chúa đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi, quyền quí của tác giả. 
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Quê hương của Lê Hữu Trác là
A. Huyện Đường Hào − Hải Dương
B. Huyện Quỳnh Lưu − Nghệ An
C. Huyện Mĩ Lộc − Nam Định
D. Huyện Gia Lâm − Hà Nội
Câu 2: Năm sinh và năm mất của tác giả là
A. 1524 - 1691
B. 1624 - 1719
C. 1720 - 1791
D. 1824 - 1891
Câu 3: Đoạn trích thuộc thể loại văn học nào?
A. Kí
B. Chiếu
C. Tùy bút
D. Tiểu thuyết chương hồi
Câu 4: Tên hiệu của tác giả Lê Hữu Trác là
A. Tuệ Tĩnh
B. Bạch Vân cư sĩ
C. La Sơn phu tử
D. Hải Thượng Lãn Ông.
Câu 5: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Tráo vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh cho ai?
A. Trịnh Doanh
B. Trịnh Cán
C. Trịnh Sâm
D. Trịnh Tông
Câu 6: Câu nào sau đây là lời nhận xét của Lê Hữu Trác về nguyên nhân bệnh của thế tử?
Do thế tử đam mê tửu sắc quá mức.
Do thế tử u uất vì tình duyên trắc trở.
Là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi.
Do thế tử u uất vì chưa được truyền ngôi.
Câu 7: Trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” có nói đến việc Lê Hữu Trác biết rõ nguyên nhân, luận giải hợp lí, thuyết phục và có cách chữa đúng bệnh cho thế tử Cán. Tuy nhiên, ông sợ chữa có hiệu quả ngay. Lê Hữu Trác có suy nghĩ đó là vì:
Ông cô kéo dài thời gian vì quyến luyến nơi quyền quý.
Cố kéo dài thời gian để được trả công nhiều hơn.
Vì ông quá yêu thương thế tử Cán, nên không nỡ rời xa.
Vì ông sợ chữa hiệu quả nhanh, được chúa yêu và tin dùng, bị công danh trói buộc.
Câu 8: Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” trích từ tác phẩm nào sau đây?
A. Vũ trung tuỳ bút
B. Vân Đài loại ngừ
C. Bạch Vân am tập.
D. Thượng kinh kí sự.
Câu 9: Tác giả có thái độ như thế nào trước cuộc sống xa hoa và hưởng lạc nơi nhà chúa?
Cảm thấy thích thú với cuộc sống xa hoa hưởng lạc nơi đây
Cảm thấy bức xúc, căm phẫn trước cuộc sống quá tiện nghi, sang trọng của những người quyền uy.
Tỏ rõ sự dưng dưng, không đồng tính với cuộc sống quá tiện nghi, quá sang trọng như vậy. 
Tác giả buồn rầu, thất vọng với cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa
Câu 10: Mục đích của Lê Hữu Trác khi vào phủ chúa Trịnh là
A. Đi thi.
B. Vua mời vào nghị sự.
C. Chữa bệnh cho thế tử.
D. Nhận chức quan.
Câu 11: Lê Hữu Trác nối danh với nghề nào dưới đây?
A. Hoạ sĩ
B. Viết văn
C. Dạy học về thuốc
D. Nghề y, viết sách và dạy về thuốc.
Câu 12: Trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”, có lời nhận xét của Lê Hữu Trác về nguyên nhân bệnh của thế tử Cán: “Là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá âm nên tạng phủ yếu đi”. Câu này có nghĩa là gì?
A. Thương cảm cho cảnh ngộ của thế tử.
B. Lo lắng cho thế tử.
C. Mỉa mai, phê phán lối sống “ngồi mát ăn bát vàng”.
D. Bộc lộ tình yêu thương thế tử Cán.
Câu 13: Tâm trạng của Lê Hữu Trác ở phần cuối tác phẩm “Thượng kinh kí sự” như thế nào?
Lo lắng cho cuộc sống của nhân dân ở kinh đô còn nhiều khốn khổ.
Tâm trạng đau xót vì chứng kiến cảnh quan lại ăn chơi xa xỉ, còn nhân dân thì lầm than.
Tâm trạng sung sướng vì được trở về quê nhà với đời sống tự do, được tiếp tục nghề y của mình.
D. Tâm trạng nuối tiếc vì rời xa chốn kinh thành phồn hoa.
Câu 14: Tác phẩm “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác phản ánh xã hội phong kiến Việt Nam giai đoạn nào sau đây?
A. Đầu thế kỉ XVII
B. Cuối thế kỉ XVII
C. Nửa đầu thế kỉ XVIII
D. Nửa cuối thế kỉ XIII
Câu 15: Điểm nổi bật về giá trị nghệ thuật trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác là:
Sự quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực và sắc sảo.
Sử dụng nhiều hình ảnh có tính cường điệu để miêu tả sự xa hoa trong phủ chúa.
Tình huống truyện bất ngờ, li kì.
D. Ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh và biểu cảm.
 Câu 16: Ý nào sau đây chưa chính xác về nội dung của đoạn trích
Miêu tả cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh và tầng lớp quan lại thực dân.
Thể hiện thái độ thờ ơ, dửng dưng thậm chí là châm biếm, mỉa mai của tác giả với cuộc sống sa hoa, giàu sang quyền quý trong phủ Chúa.
Người thầy thuốc chọn cách chữa bệnh cầm chừng, vô thưởng vô phạt để không vướng vào vòng danh lợi.
Cuộc sống ăn chơi, trụy lạc, sa đọa dẫn tới bện tật của cha con chúa Trịnh Sâm, Trịnh Cán
II. CÂU HỎI ĐỌC HIỂU
Câu 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
	Ông san mâm cơm cho tôi ăn. Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia. Ăn xong, thấy một viên là quan hầu cận chạy lại mời quan Chánh đường vào và bảo tôi đi theo. Đột nhiên,thấy ông ta mở một chỗ trống trong màn gấm rồi bước vào. Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả. Đi qua độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy, đến một cái phòng rộng, ở giữa phòng có một cái sập thếp vàng. Một người ngồi trên sập độ năm, sáu tuổi, mặc áo lụa đỏ. Có mấy người đứng hầu hai bên. Giữa phòng là một cây nến to cắm trên một cái giá bằng đồng. Bên sập đặt một cái ghế rồng sơn son thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm. Một cái màn là che ngang sân. Ở trong có mấy người cung nhân đang đứng xúm xít. Đèn sáp chiếu sáng, làm nổi màu mặt phấn và màu áo đỏ. Xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt. Xem chừng Thánh thượng thường vẫn ngồi trên ghế rồng này, nay người rút lui vào màn để tôi xem mạch Đông cung cho thật kĩ.
	Tôi nín thở đứng chờ ở xa. Quan Chánh đường truyền lệnh cho tôi lạy bốn lạy. Thế tử cười:
	− Ông này lạy khéo! 
	Quan Chánh đường lại truyền mệnh: 
	− Cụ già yếu, cho phép cụ ngồi hầu mạch.
	Tôi khúm núm đến trước sập xem mạch. Xem xong, nghe trong màn có tiếng nói nhỏ:
	− Cho ông ta xem cả thân hình nữa!
	Một viên quan nội thần đứng chầu đến bên sập xin phép thế tử. Thế tử đứng dậy, cởi áo, đứng bên giường cho tôi xem. Tôi xem kĩ tất cả lưng, bụng và chân tay một lượt. Quan Chánh đường lại truyền mệnh bảo tôi lạy tạ rồi đi ra. Tôi đứng dậy lạy bốn lạy. Thấy quan Chánh đường bảo một tiểu hoàng môn đưa tôi ra “phòng trà” ngồi.
(Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục - 2009, tr.6-7) 
Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? Giới thiệu vài nét về tác giả đó.
Nêu đại ý của văn bản.
 Người ngồi trên sập độ năm, sáu tuổi, mặc áo lụa đỏ là ai? Cảm nhận về hình tượng đó trong văn bản.
Tìm và phân tích các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của văn bản.
 Phân tích thái độ của nhân vật “tôi” trong văn bản.
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 - 10 câu), nêu ấn tượng của anh/ chị về quyền lực của nhà chúa được thể hiện trong văn bản.
III. LÀM VĂN
Đề 1: Cảm nhận bức tranh hiện thực nơi phủ chúa và thái độ của tác giả trước hiện thực đó.
Đề 2: Cảm nhận về con người Lê Hữu Trác qua đoạn trích.
Đề 3: Phân tích những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” (trích “Thượng kinh kí sự” - Lê Hữu Trác).
Đề 4: Có ý kiến cho rằng: Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” là bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh. Ý kiến khác lại khẳng định: Đoạn trích thể hiện nhân cách cao đẹp của nhân vật xưng “tôi”.
	Bằng cảm nhận về đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” (trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác) anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ về các ý kiến trên.
Đề 5: Từ đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” (trích “Thượng kinh kí sự” - Lê Hữu Trác), hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 - 600 từ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về những phẩm chất cần có của người thầy thuốc trong xã hội. 
TỰ TÌNH (HỒ XUÂN HƯƠNG)
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1. Tác giả 
− Hồ Xuân Hương (chưa rõ năm sinh năm mất) là một “thiên tài kì nữ” nhưng cuộc đời lại nhiều bất hạnh: 
	+ Bà là người có nhan sắc, thông minh, sắc sảo, tính tình tự do, phóng khoáng. 
	+ Muộn chồng và hai lần lấy chồng thì cả hai lần đều làm lẽ. 
− Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng. 
2. Văn bản 
− Xuất xứ: Bài thơ thuộc chùm thơ Tự tình (gồm ba bài: Tự tình bài I, Tự tình bài II, Tự tình bài III). Nhan đề: Tự tình là bộc lộ tâm tình. 
− Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật. 
− Bố cục: Đề - thực - luận - kết. 
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 
1. Hai câu đề 
− Câu thơ đầu tiên vẽ ra bối cảnh không gian, thời gian: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn. 
	+ Đêm khuya: khoảng thời gian, không gian thanh vắng, tịch mịch, mọi người đang say giấc nồng. Với người phụ nữ thì lẽ ra đó phải là khoảng thời gian, không gian hạnh phúc, được ngả đầu bên gối tay, bên hơi thở của chồng. Nhưng nhân vật trữ tình lại đang một mình đối diện với chính mình. 
	+ Âm thanh văng vẳng thể hiện sự tĩnh lặng, tịch mịch của không gian, tiếng trống canh dồn gấp gáp vừa thể hiện bước đi dồn dập của thời gian, sự hối thúc, nhắc nhở con người rằng tình yêu, tuổi trẻ cũng đang tàn lụi vừa cho thấy sự rối bời của tâm trạng nhân vật trữ tình. 
− Câu thơ thứ hai khắc sâu vào nỗi cô đơn, buồn tủi và bẽ bàng về duyên phận của nhân vật trữ tình: Trơ cái hồng nhan với nước non.
	+ Từ trơ đặt đầu câu có tác dụng nhấn mạnh. Trơ là tủi hổ, là bẽ bàng. 
	+ Nhịp điệu 1/3/3 nhấn mạnh hơn vào sự bẽ bàng. 
	+ Hai chữ hồng nhan để nói về dung nhan của thiếu nữ, ở đây lại đi với từ cái thì thật rẻ rúng, mỉa mai.
	+ Cái hồng nhan đơn độc, nhỏ bẻ lại đối với nước non rộng lớn, mênh mang càng tô đậm hơn ấn tượng về sự bẽ bàng, cay đắng.
	+ Câu thơ chỉ nói về một vế hồng nhan nhưng vẫn gợi lên vế bạc phận, vì vậy nỗi xót xa càng thấm thía, càng ngẫm lại càng đau. 
	+ Tuy nhiên, bên cạnh nỗi đau Xuân Hương là bản lĩnh Xuân Hương. Bản lĩnh ấy thể hiện ngay trong từ trơ. Trơ không chỉ là tủi hổ, bẽ bàng mà còn là thách thức. Trơ kết hợp với nước non thể hiện sự bền gan, thách đố. Nó giống với trơ trong câu thơ của Bà huyện Thanh Quan (Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt). 
=> Hai câu đề thể hiện nỗi niềm cô đơn, buồn tủi và bẽ bàng của nhân vật trữ tình giữa đêm khuya thanh vắng. 
2. Hai câu thực 
− Câu thơ thứ ba gợi lên hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa, cay đắng. 
	+ Đem rượu ra uống cho quên mối sầu là giải pháp thường thấy. Thế nhưng rượu cũng không làm khuây được nỗi cô đơn, bởi vì uống say rồi lại tỉnh. 
	+ Cụm từ say lại tỉnh gợi lên cái vòng quẩn quanh, tình duyên đã trở thành trò đùa của con tạo, càng say càng tỉnh, càng cảm nhận nỗi đau thân phận. 
− Câu thơ thứ tư là ngoại cảnh mà cũng là tâm cảnh, tạo nên sự đồng nhất giữa trăng và người. Hình tượng thơ chứa đựng bao sự éo le: trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn. Tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn. Hương rượu để lại vị đắng chát, hương tình thoảng qua để chỉ còn phận hẩm duyên ôi. Lời thơ thể hiện nỗi chán chường, đau đớn, ê chề trong nhân vật trữ tình. 
=> Như vậy, càng cố gắng để vượt thoát nỗi buồn, nhân vật trữ tình càng thấm thía hơn nỗi buồn, sự đau đớn.
3. Hai câu luận 
− Hai câu thơ tiếp theo sử dụng biện pháp đảo ngữ để nhấn mạnh trạng thái của thiên nhiên, cũng là tâm trạng của con người:
	“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
	Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
	+ Những sinh vật nhỏ bé hèn mọn, còn hèn mọn hơn cả cỏ nội hoa hèn như đám rêu kia mà cũng không chịu mềm yếu. Nó phải mọc xiên ngang mặt đất. Đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hơn, lại phải nhọn hoắt lên để đâm toạc chân mây. 
	+ Những động từ mạnh xiên, đâm được kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh. Rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây như vạch đất vạch trời mà hờn oán, không chỉ phẫn uất mà còn là phản kháng. Những từ ngữ này cũng thể hiện phong cách rất Xuân Hương (cảnh vật trong thơ Xuân Hương bao giờ cũng sinh động và căng đầy sức sống ư một sức sống mãnh liệt ngay cả trong tình huống bi thương). 
4. Hai câu kết 
− Nếu ở trên, tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện gián tiếp bằng thủ pháp tả canhe ngụ tình thì dường như đến đây, sự chán chường đã lên đến tột cùng, thốt ra thành lời than thở: 
	Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
	Mảnh tình san sẻ thí con con!
	+ “Ngán” là chán ngán, ngán ngẩm . Từ “lại” thứ hai chỉ sự lặp đi lặp lại. HXH đã quá ngán ngẩm nỗi đời éo le, bạc bẽo. Mùa xuân đi rồi mùa xuân trở lại với thiên nhiên, nhưng với con người thì mùa xuân qua không bao giở trở lại. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân.
	+ Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến, nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần, làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn: “mảnh tình san sẻ tí con con”. “Mảnh tình” đã bé lại còn san sẻ thành ra ít ỏi, chỉ còn “tí con con”, nên càng xót xa tội nghiệp.
=> Câu thơ không chỉ là tâm trạng của người đã mang thân đi làm lẽ mà nó còn là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, khi với họ hạnh phúc luôn là chiếc chăn quá hẹp. 
III. TỔNG KẾT 
1. Nghệ thuật 
− Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn: các từ tả âm thanh (văng vẳng trống canh dồn), tả cảm giác (trơ, say lại tỉnh, ngán), tả động thái (xiên ngang, đâm toạc), tả thời gian (xuân đi xuân lại lại), diễn đạt sự bé mọn, tầm thường của tình cảm (mảnh tình san sẻ tí con con). 
− Tả cảnh sinh động. 
− Đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ (nghệ thuật đảo ngữ, tương phản và sắc thái ý nghĩa của các từ ngữ: trơ, văng vẳng, cái hồng nhan, với nước non). 
2. Nội dung 
Bản lĩnh của Hồ Xuân Hương được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch: vừa buồn tủi, phẫn uất trước tình cảnh éo le vừa cháy bỏng khao khát được sống hạnh phúc. 
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1: Ý nào sau đây không đúng khi nói về tiểu sử của Hồ Xuân Hương 
A. Là nữ sĩ tài năng, là hiện tượng văn học trung đại Việt Nam.
B. Xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo, con của vợ lẽ
C. Là nhà thơ mà cuộc đời với nhiều trắc trở. 
D. Bà có một cuộc sống gia đình hạnh phúc, giàu sang
Câu 2: Từ "mảnh" trong câu thơ cuối của bài Tự tình (bài II) cho thấy cái tình mà Hồ Xuân Hương nhận được:
A. Hầu như không có.
B. Mong manh, dễ vỡ.
C. Vụn vặt, thoáng qua.
D. Nhỏ bé, ít ỏi.
Câu 3: Từ láy "văng vẳng" trong câu thơ "Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom" của bài Tự tình II gợi cảm giác về điều gì?
A. Tiếng trống thưa thớt, xa xăm.
B. Thời gian càng trở nên khuya khoắt hơn.
C. Một không gian rộng và tĩnh mịch.
D. nhỏ bé, ít ỏi.
Câu 4: Điểm độc đáo trong các sáng tác của tác giả Hồ Xuân Hương là:
Trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.
Đậm chất trữ tình, lấy đề tài tình yêu của mình làm nguồn cảm hứng cho thơ ca.
Khai thác triệt để những khía cạnh của tình yêu để đưa vào đề tài thơ của mình.
Mang đậm triết lí nhân sinh, cảm thông sâu sắc với những số phận bất hạnh.
Câu 5: Hai câu thơ nào sau đây bộc lộ một sức sống mãnh liệt, cố vươn lên đế thoát khỏi số phận ngay cả trong tình huống buồn đau nhất?
A. Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn/ Trơ cái hồng nhan với nước non
B. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh/ Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
C. Xiên ngang mặt đất rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn
D. Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại/ Mảnh tình san sẻ tí con con!
Câu 6: Tiếng "trống canh dồn" trong Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương không thông báo điều gì?
A. Sự tĩnh lặng của không gian, sự trôi chảy gấp gáp của thời gian.
B. Thời gian trôi nhanh.
C. Sự thao thức của con người.
D. Một điều chẳng lành sắp xảy ra.
Câu 7: Nhận định nào đúng về hai từ "xuân" trong câu "Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại" trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương?
A. Là hai từ đồng nghĩa.
B. Là hai từ gần nghĩa.
C. Là hai từ khác nghĩa.
D. Là hai từ trái nghĩa.
Câu 8: Đọc bài thơ “Tự tình II”, anh (chị) nhận thấy khát vọng gì của nữ sĩ Hồ Xuân Hương?
A. Khát vọng công danh, sự nghiệp
B. Khát vọng hạnh phúc lứa đôi
C. Khát vọng cuộc sống ấm no, hạnh phúc
D. Khát vọng sống, khát vọng tình duyên trọn vẹn, khát vọng hạnh phúc
Câu 9: Những hình ảnh được nói đến trong hai câu luận của bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương không phải là hình ảnh của ngoại cảnh, mà là hình ảnh của tâm trạng. Đó là tâm trạng gì?
Tâm trạng buồn khổ, muốn có sự đồng cảm và sẻ chia để vượt qua bi kịch tinh thần.
Tâm trạng bị dồn nén, bức bối, muốn đập phá, muốn được giải thoát khỏi sự cô đơn, chán chường.
Tâm trạng chán chường, tuyệt vọng, không còn niềm tin vào tình yêu.
Tâm trạng buồn chán, cô đơn lặp đi lặp lại trong một thời gian dài tạo nên sự nhàm chán.
Câu 10: Nghĩa của từ "ngán" trong câu "Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại" trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương là:
A. Chán nản đến mức hoang mang, dao động.
B. Cảm thấy không yên lòng.
C. Không còn thích thú, thiết tha gì nữa.
D. Ngại đến mức sợ hãi.
Câu 11: Những dòng nào sau đây nói về ý nghĩa nhân văn trong bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương?
Là sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người phụ nữ và sự cố gắng vươn lên trên số phận, nhưng cuối cùng rơi vào bi kịch.
Là lời ca buồn về số phận người phụ nữ có tình duyên dở dang
C. Là ý chí vươn lên mạnh mẽ của người phụ nữ từng chịu nhiều bất hạnh
D. Là tiếng kêu thống thiết về nỗi đau duyên tình và khát vọng hạnh phúc
Câu 12: Bài thơ Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương chủ yếu được viết với giọng điệu:
A. Hờn oán.
B. Buồn đau
C. Nhớ thương
D. Căm giận.
Câu 13: Sự giống nhau trong tâm trạng của Hồ Xuân Hương thể hiện trong bài “Tự tình I” và “Tự tình II” là :
A. Sự căm thù chế độ phong kiến thối nát
B. Buồn tủi, xót xa và phẫn uất trước duyên phận
C. Sự thách thức cuộc đời
D. Buồn đau, chán chường vì cuộc đời nhạt nhẽo, vô vị
II. CÂU HỎI ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu phía dưới:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Phô vẻ hồng nhan mấy nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên qua mặt đất, rêu từng đám,
Đâm thủng chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại đến,
Mối tình san sẻ thí con con!
(Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục ư 2009, tr.19)
 Chỉ ra những lỗi sai trong văn bản và sửa lại cho đúng với nguyên tác.
Văn bản được sửa đúng do ai sáng tác? Giới thiệu vài nét về tác giả của văn bản. Nêu ý nghĩa nhan đề của văn bản.
 Nhân vật trữ tình giãi bày tâm trạng trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh đó thể hiện cảnh ngộ nào của nhân vật?
 Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong hai câu thực.
 Nhận xét về cách sắp đặt từ ngữ trong hai câu luận. Cách sắp đặt như thế mang lại hiệu quả diễn đạt như thế nào?
Giải thích ý nghĩa của hai từ “xuân” và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu kết.
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 ư 12 dòng) nêu cảm nhận của anh/ chị về cuộc đời, số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
III. LÀM VĂN
Đề 1: Phân tích bài thơ “Tự tình II” của nhà thơ Hồ Xuân Hương.
Đề 2: Có ý kiến cho rằng: Thơ Hồ Xuân Hương thể hiện rất sâu sắc niềm khao khát hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ý kiến khác lại khẳng định: Thơ Hồ Xuân Hương bộc lộ một cách chân thực tâm trạng bi kịch của nứ sĩ.
Bằng cảm nhận về bài thơ “Tự tình II”, anh/ chị hãy bình luận về các ý kiến trên.
Đề 3: Phân tích vẻ đẹp ngôn từ của bài thơ “Tự tình II” (Hồ Xuân Hương)
HAI ĐỨA TRẺ (THẠCH LAM)
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
Thạch Lam (1910 - 1942), tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân, sinh tại Hà Nội.
Gia đình:
Xuất thân trong một gia đình công chức gốc quan lại. Nhƣng những trang viết của Thạch Lam lại thường hướng đến đời sống của những người lao động nghèo.
Hai anh trai ruột là Nhất Linh và Hoàng Đạo. Cả ba anh em đều là thành viên của Tự lực văn đoàn. " Gia đình có truyền thống văn chương.
Cuộc đời:
Thuở nhỏ sống ở quê ngoại - phố huyện Cẩm Giàng - Hải Dương " không gian nghệ thuật trở đi trở lại trong sáng tác của Thạch Lam. Sau học ở Hà Nội.
Sau khi đỗ tú tài, ông ra làm báo, viết văn.
Con người: Đôn hậu và rất tinh tế.
Sự nghiệp văn học:
Đặc điểm văn chương:
Là nhà văn viết theo khuynh hướng văn học lãng mạn nhưng hầu hết những sáng tác của Thạch Lam đều mang màu sắc hiện thực.
Có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ, có biệt tài về truyện ngắn.
Phong cách nghệ thuật:
Thường viết những truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác nội tâm nhân vật

Tài liệu đính kèm:

  • dockien_thuc_co_ban_va_bai_tap_ngu_van_lop_11.doc