Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

1. Tình huống cần giải quyết

Em có một người bạn mới quen ở xa, em và bạn chưa có điều kiện gặp gỡ nhau. Em hãy gửi qua email cho bạn một bức thư giới thiệu về quê hương mình.

2. Mục tiêu: Giúp bạn hiểu rõ hơn quê hương của mình về:

+ Nguồn gốc của vùng đất.

+ Vị trí địa lí.

+ Đặc điểm địa hình.

+ Lịch sử đấu tranh.

+ Hoạt động kinh tế.

3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống

Cần kết hợp các tri thức khách quan ở địa phương:

- Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Hậu Lộc.

- Đặc điểm địa lý, địa hình của huyện Hậu Lộc.

- Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của huyện.

4. Giải pháp giải quyết tình huống

Để giải quyết tình huống này, chúng em đã vận dụng các kiến thức liên môn của các môn:

- Lịch sử: giúp chúng em biết về nguồn gốc, truyền thống của quê hương.

- Địa lí: giúp chúng em biết về vị trí địa lí, địa hình, đặc điểm phát triển kinh tế.

- Giáo dục công dân: giáo dục chúng em bài học lòng yêu nước và niềm tự hào về truyền thống của quê hương.

- Ngữ văn: giúp chúng em sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn thuyết minh (dưới dạng một bức thư).

- Tin học: giúp chúng em tra cứu thông tin trên mạng Internet, soạn thảo và trình bày văn bản.

 

doc 12 trang yunqn234 5160
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
1. Tình huống cần giải quyết 
Em có một người bạn mới quen ở xa, em và bạn chưa có điều kiện gặp gỡ nhau. Em hãy gửi qua email cho bạn một bức thư giới thiệu về quê hương mình.
2. Mục tiêu: Giúp bạn hiểu rõ hơn quê hương của mình về: 
+ Nguồn gốc của vùng đất.
+ Vị trí địa lí.
+ Đặc điểm địa hình.
+ Lịch sử đấu tranh.
+ Hoạt động kinh tế.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
Cần kết hợp các tri thức khách quan ở địa phương:
- Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Hậu Lộc.
- Đặc điểm địa lý, địa hình của huyện Hậu Lộc.
- Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của huyện.
4. Giải pháp giải quyết tình huống
Để giải quyết tình huống này, chúng em đã vận dụng các kiến thức liên môn của các môn:
- Lịch sử: giúp chúng em biết về nguồn gốc, truyền thống của quê hương. 
- Địa lí: giúp chúng em biết về vị trí địa lí, địa hình, đặc điểm phát triển kinh tế. 
- Giáo dục công dân: giáo dục chúng em bài học lòng yêu nước và niềm tự hào về truyền thống của quê hương.
- Ngữ văn: giúp chúng em sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn thuyết minh (dưới dạng một bức thư).
- Tin học: giúp chúng em tra cứu thông tin trên mạng Internet, soạn thảo và trình bày văn bản.
5. Bài viết
Lan thân mến!
Mình rất vui khi nhận được thư của bạn, mình càng vui hơn khi biết học kì I vừa qua bạn đạt học sinh giỏi toàn diện với 8,5đ. Bạn giỏi thật đấy! Còn mình, mình chỉ đạt học sinh khá với 7,8đ thôi, nhưng mình sẽ phấn đấu để cuối năm cả hai chúng mình đều là học sinh giỏi, bạn nhé!
 Bạn nói rất yêu quê hương. Mình cũng vậy, mình yêu quê mình nhiều lắm! Mình sẽ giới thiệu quê mình với bạn, biết đâu, với sở thích thích đi du lịch bạn sẽ chọn quê mình là điểm đến đầu tiên! Mình nói vậy vì mình biết bạn rất mong bọn mình gặp nhau, phải thế không cô bạn đáng yêu của tôi?
Mình được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hậu Lộc – một vùng đất của xứ Thanh. Nơi đây nơi chứng kiến biết bao nhiêu thế hệ anh hùng đã hi sinh xương máu để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Nơi đây còn là một mảnh đất phù sa màu mỡ với nhiều điều thú vị mà mình muốn giới thiệu với bạn.
 	Hậu Lộc quê mình là một huyện ven biển, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 25km về phía đông bắc. Phía bắc giáp Nga Sơn và Hà Trung; phía nam và phía tây giáp Hoằng Hóa; phía đông giáp với biển Đông. Quê mình có diện tích khoảng 141,5km2, nơi đây có đủ các dạng địa hình từ đồng bằng đến vùng núi và ven biển. Huyện mình có hệ thống sông đào khá dày đặc. Hằng năm cung cấp nước tưới cho nông nghiệp và thoát lũ vào mùa mưa. Do vậy Hậu Lộc quê mình là nơi có ít hạn hán và ngập lụt.
Bản đồ hành chính huyện Hậu Lộc
Trước đây, Hậu lộc là vùng đất của người bộ lạc Dư Phát, trực thuộc bộ tộc Cửu Chân. Qua rất nhiều lần đổi tên, mảnh đất này chính thức lấy tên là Hậu lộc cho đến nay. Huyện mình là một vùng đất cổ, có nhiều di tích lịch sử văn hoá lâu đời và nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, độc đáo. Hậu Lộc có nền văn hoá khảo cổ nổi tiếng thuộc hậu kỳ đá mới và sơ kỳ thời đại đồng thau: “ Văn hoá Hoa Lộc”. Theo gia phả của một số dòng họ thì thời Trần Hậu Lộc cũng có các bô lão đi dự hội nghị Diên Hồng và cuộc chiến đấu chống quân Nguyên Mông diễn ra khá ác liệt ở một số địa điểm thuộc huyện Hậu Lộc, gần cửa biển Lạch Trường.
Hậu Lộc có Hòn Nẹ là một hòn đảo nhỏ nằm ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, Biển Đông, nó nằm cách đất liền huyện Hậu Lộc khoảng 6 km về phía Đông, cách bờ biển Hoằng Hoá khoảng 5 km về phía Đông Bắc và cách bờ biển Nga Sơn khoảng 6 km về phía Nam. Hòn Nẹ nằm ở tọa độ 19°54'46" độ vĩ Bắc và 106°00'32" độ kinh Đông.
Đảo có đồn trú của một đơn vị bộ đội biên phòng của quân đội nhân dân Việt Nam.
Hòn Nẹ có đền thờ Long Vương. Hàng năm vào ngày 15 tháng 5 âm lịch là ngày “Trời đất giao hòa”, dân chài ven biển Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa lại tổ chức các đoàn thuyền rồng ra đảo làm lễ hội cầu mưa thuận gió hoà, sóng yên biển lặng.
Cũng tại Hòn Nẹ, vào tháng 7 năm 1964, các chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam đã chọn Hòn Nẹ làm nơi phục kích để đánh đuổi sự khiêu khích và vi phạm chủ quyền của tàu khu trục Maddox trong "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ"
Hòn đảo này hiện đang được bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa quản lý. Đảo Nẹ còn gắn liền với 1 tích về tình mẫu tử và trong tích đó thì còn gắn liền với cả 2 ngọn núi của huyện Hậu Lộc.
Đứng trên bờ biển từ đất liền thuộc hai huyện Nga Sơn, Hậu Lộc (Thanh Hóa) và Kim Sơn (Ninh Bình) nhìn rất rõ Hòn Nẹ, những chiều biển động, bạn có thể nhìn rất rõ từng con sóng biển xô vào bọt tung lên trắng xóa.
 Hòn Nẹ nhìn từ Nga Sơn Các chiến sĩ bộ đội biên phòng Đảo Nẹ
 Nếu bạn đặt chân đến nơi đây thì bạn sẽ cảm nhận được khí hậu đặc trưng của miền Bắc Trung Bộ. Trời thường khá lạnh vào mùa đông và mùa hè nhiệt độ khoảng 37oC-38oC . Nhờ có vị trí địa lí và khí hậu thuận lợi nên nền kinh tế Hậu lộc tương đối phát triển và đa dạng về nhiều ngành nghề. 
Với lợi thế hơn 12km chiều dài bờ biển thì Hậu lộc có tới 6/27 xã phát triền nghề nuôi trồng và khai thác thủy hải sản. Vùng biển này từ trước tới nay là nguồn lợi vô cùng to lớn cung cấp cho Hậu lộc hàng nghìn tấn thủy hải sản mỗi năm . Trong đó nhiều loại quý hiếm như: cá thu, cá chim, tôm he, sò huyết, ... Người dân Hậu lộc có truyền thống đánh bắt thủy hải sản thế nên có câu “ nhất biển nhất nghề “.
Nuôi ngao ở Hải Lộc – Hậu Lộc
Cũng như nhiều gia đình ở Hải Lộc, nhà mình cũng nuôi ngao vì con ngao có giá trị dinh dưỡng cao và cho thu nhập khá. Nếu bạn đến, mình sẽ dẫn bạn đi cào ngao nhé, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thích thú khi bước chân trần trên cát và một cảm giác thật sảng khoái khi căng ngực hít thở làn gió biển. Đứng trước biển, ta thấy mình nhỏ bé biết bao! 
Đến với Hòa Lộc, không ai có thể quên được vị mặn của muối và hình ảnh người dân cần cù chịu khó làm nên những hạt muối. Cái nghề mà người ta thường nói đùa nhau là “làm một ngày ăn cả năm, làm một năm ăn cả đời”.
Làm muối ở Hòa Lộc – Hậu Lộc – Thanh Hóa
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng tương đối phát triển và chiếm vị trí quan trọng trong GDP Hậu lộc. Nền nông nghiệp của huyện đang có sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước. Ngành trồng trọt chủ yếu là lúa nước, ngô, khoai, ... và được trồng theo các vùng chuyên canh lớn tạo ra các sản phẩm mang tính hàng hóa cao. 
 Hợp tác xã rau sạch Phú Lộc Kỹ sư phòng NN & PTNT huyện Hậu Lộc
 đang hướng dẫn ĐVTN cách chăm sóc đậu tương 
Đi đôi với sự phát triển của ngành nông nghiệp thì ngành công nghiệp của quê mình cũng tương đối phát triển. Với nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm và sáng tạo trong công việc, Hậu Lộc đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó các khu công nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều tiêu biểu như : khu công nghiệp may mặc Ivori ( Thị Trấn Hậu Lộc ) với hơn ba nghìn công nhân đã góp phần làm tăng tỉ trọng GDP của huyện mình.
Hậu lộc cũng là nơi có rất nhiều đặc sản nổi tiếng trong và ngoài tỉnh với rượu Chi Nê – Cầu lộc, mắm tôm, mắm chua và hải sản khô Ngư lộc, Hải Lộc ...
Việc sản xuất chế biến các sản phẩm từ hải sản và rượu đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân. 
Huyện Hậu Lộc là hậu cứ quan trọng của cuộc khởi nghĩa Ba Đình (Nga Sơn) năm 1886 và là quê hương của Phạm Bành, Hoàng Bật Đạt cùng nhiều tướng sĩ của phong trào Cần Vương chống Pháp thời bấy giờ. Hậu Lộc cũng là nơi có nhiều chí sĩ yêu nước như Đinh Chương Dương, Lê Hữu Lập, Nguyễn Chí Hiền, mẹ Tơm 
 	 Hiện nay huyện Hậu Lộc có 3 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng cấp quốc gia: di tích đền, lăng Bà Triệu, di tích đình làng Phú Điền (xã Triệu Lộc), di tích chùa Sùng Nghiêm Diên thánh (xã Văn Lộc) và có 2 lễ hội lớn được bộ Văn hoá thông tin bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể. Ngoài ra còn 21 di tích dã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. 
Mình sẽ giới thiệu với bạn về lễ hội Cầu ngư nhé.
Đến với Ngư Lộc - Hậu Lộc, bạn sẽ được tham dự lễ hội cầu ngư. Đã hơn tám thế kỷ trôi qua người dân Ngư Lộc vẫn duy trì nghề đánh bắt cá của cha ông truyền lại, do đó lễ hội cầu ngư có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với những người dân đi biển nơi đây.
Lễ hội cầu ngư gồm phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ được tổ chức trang nghiêm với nghi lễ rước kiệu vàng, thuyền Long Châu, đây là lễ vật quan trọng nhất trong Lễ hội cầu ngư, kiệu sẽ được rước từ cụm di tích về địa điểm Long Châu và từ Long Châu về khu vực lễ đàn, nơi thần linh của biển cả ngồi và lễ cầu cho quốc thái dân an, trời yên biển lặng, mưa thuận gió hòa, cá tôm đầy thuyền, ngư dân ra khơi may mắn...
Mở đầu đoàn rước kiệu là đoàn các cụ Long Kiệu được các thanh niên trai tráng
bô lão với những lá cờ màu sắc sặc sỡ trong xã rước về khu vục làm lễ 
Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, các dòng họ trong xã đến trước thuyền Long Châu cầu khấn mong cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an, cầu một mùa đánh bắt hải sản thắng lợi, đời sống ngư dân ấm no hạnh phúc.	
 Ban tổ chức lễ hội làm việc
Các mâm lễ của các làng
Các cụ bà đang khấn vái trước Long Kiệu Phía sau đoàn rước kiệu 
 là hàng ngàn du khách thập phương 
 Tiếp theo là phần Hội với nhiều hoạt động văn hóa, thể dục thể thao sôi nổi, mang đậm nét văn hoá truyền thống vùng biển như: thi câu mực, kéo lưới, thi cờ tướng, hát giao duyên, biểu diễn nhạc lưu thuỷ...
Lễ hội cầu ngư sẽ tiếp tục diễn ra đến ngày 24/2 âm lịch, trước khi kết thúc lễ hội Ban tổ chức sẽ hoá chiếc thuyền Long Châu, gửi về biển cả, để các thần linh của biển chứng giám lòng thành và che chở cho ngư dân một năm “trời yên bể lặng”, tôm cá đầy thuyền. 
Năm 2005, lễ hội cầu ngư đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Lễ hội Văn hoá phi vật thể đấy bạn ạ!
 Hậu lộc cũng là nơi có lịch sử đấu tranh vẻ vang, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248.
Bà Triệu sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (226), bà là gái em của Triệu Quốc Đạt - một huyện lệnh có khí phách, đức độ ở miền núi Quan Yên, quận Cửu Chân, nay thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Từ nhỏ, bà đã tỏ ra là người tài đức, thông minh và khí phách khác thường. Năm 18 tuổi, bà cùng anh trai dấy binh khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Ngô với câu nói lưu truyền sử sách: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không muốn khom lưng làm tì thiếp cho người”.
Cuộc khởi nghĩa của Bà được nhân dân khắp nơi hưởng ứng. Thanh thế của nghĩa quân ngày càng lớn mạnh, khiến giặc Ngô hết sức hoảng sợ. Chúng đã phải cử những đạo quân hùng mạnh cùng nhiều viên tướng giàu kinh nghiệm trận mạc sang đàn áp nghĩa quân. Do sức mạnh và mưu mô thâm độc, quỷ quyệt của địch, nghĩa quân bị thất bại, Bà đã tuẫn tiết tại núi Tùng (Hậu Lộc) ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn (248). Tinh thần yêu nước, chí khí quật cường của bà không chỉ làm cho kẻ thù run sợ mà còn là nguồn cổ vũ lớn đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự chủ của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử.
Để tỏ lòng biết ơn và tôn vinh Bà Triệu, nhân dân ta đã xây dựng đền Bà Triệu ở trên núi Gai, lăng của Bà ở núi Tùng và đình làng Bà Triệu ở làng Phú Điền, quanh năm hương khói thờ Bà.
 Đền Bà Triệu Lễ rước kiệu ở Lễ hội Đền Bà Triệu
 	Hàng năm, từ ngày 21 đến 23-2 (âm lịch), nhân dân thập phương lại đổ về cùng với nhân dân làng Phú Điền, xã Triệu Lộc (Hậu Lộc) tham gia lễ hội. Nội dung và hình thức của lễ hội đã thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh khí phách anh hùng của hậu thế đối với Bà Triệu - nữ Anh hùng dân tộc của xứ Thanh, đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước, đoàn kết xây dựng và bảo vệ đất nước.
Lễ hội đền Bà Triệu đã thực sự trở thành gạch nối giữa hiện tại và quá khứ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cộng đồng về một vùng văn hóa giàu bản sắc, góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc. Đồng thời đó cũng là sự tôn vinh và lòng biết ơn sâu sắc của hậu thế đối với Bà Triệu và những nghĩa quân anh dũng trong cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. 
Việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa và tâm linh của lễ hội và khu di tích Bà Triệu gắn với các hoạt động du lịch của tỉnh sẽ là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Bạn biết không, Hậu lộc quê mình còn có những con người không trực tiếp tham gia chiến trận nhưng họ vẫn cống hiến cả cuộc đời cho đất nước, tiêu biểu của sự hy sinh thầm lặng đó chính là mẹ Tơm. 
 Nhà thơ Tố Hữu về thăm và thắp hương cho Mẹ Tơm (Ảnh chụp năm 1961)
Mẹ Tơm là tên mà nhà thơ - nhà cách mạng Tố Hữu gọi mẹ trong bài thơ ông viết vào tháng 7/1961. Đó là thời điểm sau 19 năm đi xa rồi trở về thăm, Tố Hữu ra mộ thắp hương cho ông bà, tri ân người đã nuôi dưỡng mình. Lần về thăm ấy đã khiến nhà thơ Tố Hữu xúc động viết bài thơ “Mẹ Tơm”.
“Con đã về đây, ơi mẹ Tơm
Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm
Cho con, cho Đảng ngày xưa ấy
Không sợ tù gông, chấp súng gươm
.......
 Thương người cộng sản căm Tây Nhật
 Buồng mẹ buồng tim giấu chúng con”
 Mẹ Tơm tên thật là Nguyễn Thị Quyển, sinh năm 1880, tại làng Hanh Cù – Đa Lộc – Hậu Lộc. Mẹ lấy chồng cùng quê là cụ ông Vũ Văn Sởn, sinh được 4 người con, trong đó hai người con trai của mẹ đều tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn rất trẻ. Dốc hết lòng về Tổ quốc, mẹ đã hi sinh cả cuộc đời để đùm bọc các chiến sĩ cách mạng chính tại ngôi nhà của mình
Bức tranh vẽ ngôi nhà tranh của mẹ Tơm
 Những năm sau đó, khi bị giặc phát hiện, nhà mẹ bị đốt cháy, hai con trai của mẹ bị giặc bắt đi tra tấn. Cán bộ phải dời địa điểm sang nơi khác. Sau cách mạng tháng 8 thành công, chồng của mẹ Tơm qua đời trong một cơn bạo bệnh ở tuổi 62. Không lâu sau đó, giữa trưa hè nắng cháy rát bàn chân đầu năm 1953, mẹ Tơm cũng theo chồng trở về cát bụi.
Khu mộ thờ mẹ Tơm cùng chồng Căn nhà mẹ Tơm được xây dựng lại 
 và được công nhận là di tích lịch sử cách mạng 
 Mình vẫn luôn tự hào về lịch sử đấu tranh vẻ vang ấy, luôn nhớ công ơn của những người con anh hùng đã không tiếc máu xương để giành lại độc lập tự do cho quê hương, đất nước. Các vị anh hùng tuy đã hy sinh nhưng họ vẫn sống mãi trong lòng mỗi người dân Hậu Lộc quê mình!
Một ngày nào đó bạn đến thăm Hậu Lộc, mình sẽ dẫn bạn đến thăm ngôi trường thân yêu nơi mình đang học: trường THPT Hậu Lộc I. Nhà trường với bề dày 50 năm xây dựng và trưởng thành, với đội ngũ nhà giáo có tâm, có tầm và đầy nhiệt huyết. Trường THPT Hậu Lộc I thực sự là ngôi trường của sự nghiệp trồng người. Mình rất tự hào khi được khoác trên người chiếc áo đồng phục có lôgô của trường.
Đây là lôgô của trường mình. Bạn thấy không, hình trang sách được cách điệu từ hai chữ H và L, chữ cái viết tắt của quê hương mình đó. Phía trên trang sách là hình ảnh những cánh chim tung bay từ bầu trời tri thức mà các Thầy Cô đã truyền thụ cho chúng ta, đó cũng là hình ảnh những cánh hoa đang nở rộ trong vườn ươm tri thức. Hình ảnh những con chim lạc nối tiếp nhau tượng trưng cho sự tiếp nối của các thế hệ. Chúng mình luôn cố gắng học tập, trau dồi tri thức để viết nên những trang mới, làm rạng danh mái trường THPT Hậu Lộc I thân yêu!
Đây là một số hình ảnh về trường mình 
Hậu lộc – quê mình là thế đó. Mong rằng mảnh đất này mãi mãi tươi đẹp, xanh tốt để mang đến đời sống ấm no hạnh phúc cho mọi người dân nơi đây. Mình nguyện sẽ cùng mọi người góp phần dựng xây để quê hương ngày càng trở nên giàu hơn, phát triển hơn, tươi đẹp hơn.
Bạn biết không, Đa Lộc quê hương của Mẹ Tơm có rất nhiều hoa đào đẹp, mình gửi tặng bạn một cành làm quà Tết nhé. 
Mình chúc bạn cùng gia đình một năm mới an khang thịnh vượng. Chúc bạn luôn căng tràn nhiệt huyết tuổi trẻ. Hẹn một ngày không xa đón bạn trên quê hương Hậu Lộc của mình. Thân ái! 
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý, Tin học vào môn Ngữ văn rất quan trọng, giúp cho bài làm văn bao quát, đầy đủ ý hơn, hình ảnh sống động hơn. Từ đó bài làm có sức thuyết phục hơn nhất là đối với bài văn Thuyết minh (được viết dưới dạng một bức thư). Hiện nay, khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, các kiến thức về môn Tin học và việc sử dụng thành thạo Internet giúp học sinh tiếp thu các thông tin mới, những tiến bộ về khoa học kĩ thuật của loài người.
Ngoài các kiến thức về Lịch sử, Địa lý, còn có thể kết hợp kiến thức của các môn Sinh học, Vật lý, hóa học,.. ở các dạng đề thuyết minh về đồ vật, hiện tượng, 
Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương; giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_du_thi_van_dung_kien_thuc_lien_mon_de_giai_quyet_cac_tin.doc