Kế hoạch Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2015-2020

Kế hoạch Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2015-2020

1, Công tác phổ cập :

 Công tác phổ cập thực hiện đúng theo chỉ đạo phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi hàng năm đều đạt phổ cập và được huyện công nhận phổ cập trẻ em 5 tuổi

2. Quy mô mạng lưới trường lớp, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp

- Tổng số trường mầm non: 01.

- Tổng số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo: 24 nhóm, lớp. Trong đó:

+ Nhà trẻ: 5 nhóm (tăng 01 nhóm so với đầu kỳ )

+ Mẫu giáo: 24 lớp (tăng 01 lớp so với đầu kỳ).

- Tổng số trẻ: 1471 cháu (tăng 130 cháu so với với đầu kỳ)

Trong đó:

* Trẻ Nhà trẻ: 73/ 803 cháu đạt 9 %.

* Trẻ Mẫu giáo: 639/ 705 đạt 90,6 %.

- Riêng trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi: Tổng số trẻ 5 tuổi trên địa bàn xã thời điểm tháng 12/2020 là: 257 cháu Số trẻ MG 5 tuổi phải huy động là: 257 cháu. Tỷ lệ huy động: 257/257 đạt 100%. Hiện tại, số trẻ MG 5 tuổi đang học trên địa bàn là: 253 và 4 trẻ từ nơi khác đến học

 

doc 17 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 4680
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2015-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND XÃ PHƯƠNG ĐỊNH
TRƯỜNG MN PHƯƠNG ĐỊNH
Số: /BC-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phương Định , ngày 09 tháng 6 năm 2021
KẾ HOẠCH 
Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2015- 2020 
Phần I
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON GIAI ĐOẠN 2015 -2020
I,KHÁI QUÁT CHUNG TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2015- 2020
Năm 2020 là năm Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, năm diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ 14 và Đại hội đại biểu các cấp nhiệm kỳ 2020-2025; Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, của Đảng ủy-HĐND xã; Sự phối hợp hoạt động của MTTQ và các ban, ngành đoàn thể. UBND xã đã triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - Xã hội năm 2020. Bên cạnh thuận lợi là cơ bản, xong cũng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã làm ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, học tập, đời sống, tinh thần, việc làm của nhân dân và sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. UBND xã đã tập trung lãnh đạo, điều hành thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2020
II, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2015- 2020 
1, Công tác phổ cập :
 Công tác phổ cập thực hiện đúng theo chỉ đạo phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi hàng năm đều đạt phổ cập và được huyện công nhận phổ cập trẻ em 5 tuổi
2. Quy mô mạng lưới trường lớp, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp
- Tổng số trường mầm non: 01. 
- Tổng số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo: 24 nhóm, lớp. Trong đó: 
+ Nhà trẻ: 5 nhóm (tăng 01 nhóm so với đầu kỳ )
+ Mẫu giáo: 24 lớp (tăng 01 lớp so với đầu kỳ). 
- Tổng số trẻ: 1471 cháu (tăng 130 cháu so với với đầu kỳ) 
Trong đó:
* Trẻ Nhà trẻ: 73/ 803 cháu đạt 9 %. 
* Trẻ Mẫu giáo: 639/ 705 đạt 90,6 %. 
- Riêng trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi: Tổng số trẻ 5 tuổi trên địa bàn xã thời điểm tháng 12/2020 là: 257 cháu Số trẻ MG 5 tuổi phải huy động là: 257 cháu. Tỷ lệ huy động: 257/257 đạt 100%. Hiện tại, số trẻ MG 5 tuổi đang học trên địa bàn là: 253 và 4 trẻ từ nơi khác đến học 
3. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
3.1. Chất lượng chăm sóc
- 89 % trẻ mẫu giáo đến trường được ăn bán trú tại trường với mức ăn trung bình từ 12.000 – 15.000/ngày. 
Tỷ lệ trẻ được ăn bán trú: 559/639 trẻ đạt 89 %
Trong đó: Nhà trẻ: / trẻ đạt %
 Mẫu giáo: : 559/639 / trẻ đạt 89 %
Riêng mẫu giáo 5 tuổi: 257/ 257 trẻ đạt 100%
- Kết quả cân, đo lần 2 năm học : 
+ Tổng số trẻ được theo dõi biểu đồ cân nặng: 712/ 712 trẻ, đạt 100%. Trong đó: 
Tổng số trẻ Nhà trẻ được theo dõi biểu đồ cân nặng: 73/ 73 trẻ đạt 100%.
Tổng số trẻ Mẫu giáo được theo dõi biểu đồ cân nặng: 639/639 trẻ đạt 100%.
Tổng số trẻ 0-5 tuổi suy dinh dưỡng nhẹ cân: 13/ 712 chiếm 2 % 
Trong đó:
Số trẻ nhà trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 0% 
Số trẻ mẫu giáo suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 13/639 chiếm 2% 
+ Tổng số trẻ được theo dõi biểu đồ chiều cao: 712/712 trẻ, đạt 100%. Trong đó: 
Tổng số trẻ Nhà trẻ được theo dõi biểu đồ chiều cao: 73/73 trẻ đạt 100%.
Tổng số trẻ Mẫu giáo được theo dõi biểu đồ chiều cao: 639/639 trẻ đạt 100%.
Tổng số trẻ 0-5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi: 13 / 712 chiếm 1,8 % 
Số trẻ nhà trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi: 0 % 
Số trẻ mẫu giáo suy dinh dưỡng thể thấp còi: 13/639 chiếm 2% 
+ Số trẻ nhà trẻ được theo dõi biểu đồ cân nặng theo chiều cao: 712/ 712 trẻ đạt 100%.
 + Số trẻ mẫu giáo được theo dõi biểu đồ cân nặng theo chiều cao: 712/ 712 trẻ đạt 100%.
Số trẻ nhà trẻ thừa cân, béo phì: 0 % 
Số trẻ mẫu giáo thừa cân, béo phì: 0 chiếm 0% 
3.2. Chất lượng giáo dục
- 100% các lớp thực hiện chương trình GDMN mới, điều kiện địa phương, nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ.
- Chỉ đạo các nhóm lớp tiếp tục thực hiện tốt Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2016 - 2020”; Xây dựng môi trường giáo dục, đổi mới việc tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; nâng cao năng lực đội ngũ trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục; tăng cường cơ hội thực hành, trải nghiệm, phát triển toàn diện cho trẻ; hoàn thiện, nhân rộng mô hình điểm về thực hiện chuyên đề. 
4,Các điều kiện để nâng cao chất lượng quản lý
a,Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
- Tổng số cán bộ, giáo viên ;
+ Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn trường: 50 trong đó CBGV Biên chế: 39/ 41 đạt 95 %. QĐ 60 03/41 đạt 5 % 
Trong đó: CBQL: 04; 
 Giáo viên: 37
+ Hợp đồng theo định mức khoán: Hợp đồng giáo viên: 02
 Nhân viên: 7
 Hợp đồng cô nuôi: 4
 Hợp đồng bảo vệ: 3
+ Tỷ lệ giáo viên/lớp: Nhà trẻ: 1,2 cô /lớp; Mẫu giáo: 1,73 cô/lớp; riêng Mẫu giáo 5 tuổi: 2,0 cô/lớp.
- Số giáo viên còn thiếu theo quy mô: (Nhà trẻ: 6; MG: 5)
b, Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
- Phòng học: Số phòng học hiện có (phòng kiên cố, bán kiên cố, tạm, nhờ..) số phòng học thừa/thiếu; số phòng chức năng thừa/thiếu
+ Tổng số phòng học hiện có: 24 trong đó kiên cố: bán kiên cố: 19/24 đạt 75%; phòng học tạm: 4
Trong đó: 
Phòng học cho nhóm trẻ: 5; 
Phòng học cho lớp mẫu giáo 3-4 tuổi: 6;
Phòng học cho lớp mẫu giáo 4-5 tuổi: 6;
Phòng học cho lớp mẫu giáo 5-6 tuổi: 7;
+ Số phòng học còn thiếu: 4
+ Số phòng chức năng còn thiếu: 03
- Thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi: Số nhóm, lớp có đủ thiết bị, đồ dùng đồ chơi theo quy định: 24 nhóm, lớp còn thiếu hoặc thiết bị chưa đồng bộ: 13
100% các lớp MG 5 tuổi có đủ Đồ dùng tối thiểu theo qui định tại Thông tư 02/BGDĐT; các lớp MG dưới 5 tuổi còn thiếu đồ dùng đồ chơi theo quy định và thiết bị chưa đồng bộ.
c) Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trường xanh - sạch - đẹp - an toàn
Nhà trường làm tốt công tác tham mưu xây dựng trường chuẩn Quôc gia đên nay 16 phòng học dần từng bước theo hướng trường chuẩn
d) Kết quả huy động vốn
Ngân sách địa phương 8.4 tỉ xây dựng cơ bản
Xã hội hóa giáo dục sửa chữa san lấp,mua sắm 850,000
5,Công tác xã hội hóa giáo dục, phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập
Trong 5 năm công tác xã hội hóa giáo dục,phòng trào khuyến học,khuyến tài được quan tâm hàng năm tổ chức khen thưởng cho động viên CBGV,học sinh,phấn đấu tỉ lệ năm sau cao hơn năm trước 
6. Đánh giá chung kết quả phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2015 - 2020
a) Những thành tựu, kết quả nổi bật: 
Cơ sở vật chất khang trang sạch đẹp
Huy động số lượng năm sau cao hơn năm trước
Chất lượng CSGD nâng lên về mọi mặt
Chất lượng đội ngũ nâng lên tỉ lệ đạt trên chuẩn cao
b) Những khó khăn, tồn tại :
Nhà trường nhiều điểm trường lẻ 
Nguần kính phí đầu tư cho giáo dục còn hạn chế
c) Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại:
Xuất điểm thấp, xã lớn Dân số đông
 PHẦN II
II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON GIAI ĐOẠN 2021 – 2030
1, BỐI CẢNH XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2021- 2030
Thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện; Củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi. Xây dựng quy mô trường lớp phù hợp, đáp ứng nhu cầu học tập; phát triển quy mô trường lớp ngoài công lập, phấn đấu tăng 02 trường ngoài công lập. Tăng tỷ lệ huy động nhà trẻ, phấn đấu đến năm 2030 huy động 50% trẻ từ 0 đến 2 tuổi ra lớp, tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo duy trì từ 96% đến 100%; tăng cường và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho giáo dục, tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.
II CĂN CỨ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 
1 Căn cứ xây dựng kế hoạch 
- Luật giáo dục 2019;
- Kết luận 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; 
- Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
- Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp;
- Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
- Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025;
- Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025;
- Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”;
- Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025;
- Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 08/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đào tạo nhà giáo và cán bộ quản lý mầm non giai đoạn 2018-2025;
-Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; 
- Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
- Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 29/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021;
- Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/7/2020 của Chính phủ, về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế;
- Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT ngày 25/6/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
	- Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT ngày 25/6/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông;
	- Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học;
- Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
- Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non;
- Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐTquy định về công tác y tế trường học.
- Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân;
- Điều lệ trường Mầm non, trường Tiểu học, trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học;
- Kế hoạch 73/KH-UBND của UBND tỉnh Nam Định về việc thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII;
- Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 17/8/2020 của UBND tỉnh triển khai Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
- Kế hoạch số 86/2019/KH-UBND ngày 07/6/2019 của UBND tỉnh Nam Định về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới;
- Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ về việc quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; Kế hoạch số 681/KH-BGDĐT ngày 28/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở;Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 14/10/2020 của UBND tỉnh thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 1 (2020-2025);
- Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương;
- Các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và các điều kiện thực tế, địa phương xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 và kế hoạch 5 năm 2021-2025.
2, Định hướng xây dựng kế hoạch
III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU
Mục tiêu tổng quát
Thực hiện nghị quyết cấp cũng như chiến lược pháp triển của nhà trường và căn cưa thực tế tại địa phương về dân số độ tuổi và quy mô trường lớp cũng như nhu cầu đổi mới giáo dục 
2. Các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025
2.1. Giai đoạn 2021 - 2025
a) Về quy mô, mạng lưới trường, lớp: 
* Phát triển mạng lưới, trường, lớp: 
- Tổng số trường mầm non: 01 
 Số điểm trưởng lẻ: 02.
Năm học 2020- 2021 ( Năm 2021)
- Tổng số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo đến năm 2020-2021: 24 nhóm, lớp Trong đó: 
+ Nhà trẻ: 5 nhóm 
+ Mẫu giáo: 19 lớp 
- Tổng số học sinh đến năm trường : 712 cháu 
* Trẻ Nhà trẻ: 73/ 803 cháu đạt 9% 
* Trẻ Mẫu giáo: 639/ 712 đạt 90 % 
* Riêng trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đến trường: 257/257 cháu đạt 100%
*Năm học 2021- 2022 ( năm 2022)
- Tổng số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo đến năm 2021-2022: 29 nhóm, lớp.(Tăng 5 nhóm, lớp so với năm trước). Trong đó: 
+ Nhà trẻ: 6 nhóm (tăng 1 nhóm so với năm trước 
+ Mẫu giáo: 23 lớp (tăng lớp 4 so với năm trước). 
- Tổng số học sinh đến : 884 cháu (tăng 172 cháu so với năm trước). 
Công lập :766 cháu (tăng 142 cháu so với năm trước). 
Tư thục :75 cháu
* Trẻ Nhà trẻ: 230/ 742 cháu đạt 31% (Tăng 22 % so với năm trước). 
 Công lập: 155/742 cháu đạt 20,8%
 Tư thục 75/742 cháu đạt 10,2%
* Trẻ Mẫu giáo: 729/ 729 đạt 100 % (Tăng 10 % so với năm trước).
* Riêng trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đến trường: 198/198 cháu đạt 100%
*Năm học 2022- 2023 ( năm 2023)
- Tổng số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo đến năm 2022-2023: 32 nhóm, lớp.(Tăng 03 nhóm, lớp so với năm 2022). Trong đó: 
+ Nhà trẻ: 9 nhóm ( Tăng3 nhóm so với năm trước)
Công lập : 6 nhóm
Tư thục : 3 nhóm
+ Mẫu giáo: 26 lớp (tăng 02 lớp so với năm trước). 
- Tổng số học sinh đến năm 2022- 2023 : 969 cháu (tăng 85 cháu so với năm trước). 
* Trẻ Nhà trẻ: 256/ 699 cháu đạt 33% (Tăng 2% so với năm trước). 
Công lập : 155/699 cháu đạt 20,9%
Tư thục : 75/699 cháu đạt 10,1%
* Trẻ Mẫu giáo: 814/ 814 đạt 100 % (Ôn định so với năm trước).
* Riêng trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đến trường: 260/260 cháu đạt 100%
*Năm học 2023- 2024 ( năm 2024)
- Tổng số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo đến năm 2023-2024: 32 nhóm, lớp.Ôn định lớp so với năm 2022). Trong đó: 
+ Nhà trẻ: 10 nhóm (ổn định nhóm so với năm trước
Công lập : 7 nhóm
Tư thục : 3 nhóm
+ Mẫu giáo: 25 lớp ( ổn định lớp so với năm trước). 
- Tổng số học sinh đến năm 2023- 2024 : 983 cháu ( giảm 14 cháu so với năm trước). 
* Trẻ Nhà trẻ: 217/ 700 cháu đạt 38% (ổn định nhóm so với năm trước). 
Công lập:180/700 đạt 25,7 %
Tư thục : 90/700 đạt 12,9 %
* Trẻ Mẫu giáo: 803/ 803 đạt 100 % (ổn định so với năm trước).
* Riêng trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đến trường: 271/271 cháu đạt 100%
*Năm học 2024- 2025 ( năm 2025)
- Tổng số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo đến năm 2024-2025: 32 nhóm, lớp. Ôn định lớp so với năm trước). Trong đó: 
+ Nhà trẻ: 10 nhóm ( tăng 01 so với năm trước
Công lập : 7 nhóm
Tư thục : 3 nhóm
+ Mẫu giáo: 25 lớp ( giảm 01 lớp so với năm trước). 
- Tổng số học sinh đến năm 2024- 2025 : 942 cháu ( giảm 41 cháu so với năm trước). 
* Trẻ Nhà trẻ: 285/ 750 cháu đạt 35 % ( tăng 5 % so với năm trước). 
Công lập : 200/750 cháu đạt 26,7 %
Tư thục 85/750 cháu đạt 10 %
* Trẻ Mẫu giáo: 742 / 742 đạt 100 % (Ôn định so với năm trước).
* Riêng trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đến trường: 283/283 cháu đạt 100%
b) Về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ:
Tổng số trẻ được học 2 buổi/ngày và ăn bán trú tăng dần năm sau cao hơn năm trước đạt tỷ lệ 90 %; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi giảm trung bình 1,5 %/năm .
c) Xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo: 
Tổng số giáo viên; tỷ lệ GV/nhóm,lớp: Mẫu giáo: 2,2; nhà trẻ: 2,5; số GV đạt trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trở đạt 87%; giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên: 86%.
 2022 Cần bổ sung thêm 12 giáo viên
2023 Càn bổ sung thêm 9 giáo viên
2024 Càn bổ sung thêm 0 giáo viên
2025 Càn bổ sung thêm 0 giáo viên
d) Về quy hoạch đất, xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, chuẩn xanh-sạch-đẹp-an toàn
- Tổng số phòng học/lớp (nhóm) 
2021 – 2022 Cần bổ sung thêm 12 phòng học 3 phòng chức năng
2022- 2023 Càn bổ sung thêm 0 phòng học
2023- 2024 Càn bổ sung thêm 0 phòng học
2024- 2025 Càn bổ sung thêm 0 phòng học
2025- 2026 Càn bổ sung thêm 0 phòng học
Giai đoạn 2021-2025 cần có 32/32 phòng tỷ lệ 01 phòng/01 nhóm, lớp; trong đó, phòng học kiên cố: 32/32 đạt tỷ lệ 100 %; phòng chức năng: 3; công trình vệ sinh đạt chuẩn: 3; công trình nước sạch: 3. Diện tich đất bổ sung 7288m2
- Trường có đủ thiết bị có đồ chơi ngoài trời: 3/3 tỷ lệ: 100%
- Nhóm/lớp có đủ thiết bị đồ dùng đồ chơi theo văn bản hợp nhất số 01/2015/VPHN-BGDĐT ngày 23/3/2015 của Bộ GDĐT ban hành danh mục đồ dùng- đồ chơi- thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non: 32/32, tỷ lệ: 100%.
- Dự kiến kinh tổng kinh phí: Xây dựng 12 phòng học : phòng chức năng; 03 mua sắm bổ sung thiết bị đồ dùng, đồ chơi: 22 tỷ đồng.
đ) Về kiểm định chất lượng giáo dục: 
Nhà trường hoàn thành tự đánh giá Trường mầm non được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ; phấn đấu trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trong năm 2022;
e) Về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi: Hằng năm duy trì kết quả đạt phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi.
Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trẻ em năm tuổi 
2.2. Giai đoạn 2025 - 2030
a) Về quy mô, mạng lưới trường, lớp: 
* Phát triển mạng lưới, trường, lớp:
- Tổng số trường mầm non: 01 
Số điểm trưởng lẻ: 01.
* Năm học 2025- 2026 ( năm 2026)
- Tổng số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo đến năm 2025-2026: 32 nhóm, lớp. ổn định lớp so với năm trước. Trong đó: 
+ Nhà trẻ: 12 nhóm ( tăng 01 nhóm so với năm trước
Công lập : 9 nhóm
Tư thục : 3 nhóm
+ Mẫu giáo: 23 lớp ( giảm 01 so với năm trước). 
- Tổng số học sinh đến năm 2025- 2026 : 924 cháu ( giảm 18cháu so với năm trước). 
* Trẻ Nhà trẻ: 308/ 770 cháu đạt 40 % ( tăng 2% so với năm trước). 
* Trẻ Mẫu giáo: 699/699 đạt 100 % (ổn định so với năm trước).
* Riêng trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đến trường: 249/249 cháu đạt 100%
* Năm học 2026- 2027 ( năm 2027)
- Tổng số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo : 32 nhóm, lớp.(ổn định nhóm, lớp so với năm trước). Trong đó: 
+ Nhà trẻ: 12 nhóm (tăng 01 nhóm so với năm trước). 
Công lập : 8 nhóm
Tư thục : 4 nhóm
+ Mẫu giáo: 24 lớp ( Tăng 01 lớp so với năm trước)
- Tổng số học sinh đến trường: 1027 cháu (tăng 103 cháu so với năm trước). 
* Trẻ Nhà trẻ: 327/780 cháu đạt 42 % (Tăng 2 % so với năm trước 
Công lập : 217/780 đạt 27,8 % 
Tư thục : 110/780 đạt 14 % 
* Trẻ Mẫu giáo: 700/ 700 đạt 100 % 
* Riêng trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đến trường: 260/260 cháu đạt 100%
* Năm học 2027- 2028 ( năm 2028)
- Tổng số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo : 33 nhóm, lớp.(Tăng 01 nhóm, lớp so với năm trước). Trong đó: 
+ Nhà trẻ: 13 nhóm ( ổn định nhóm so với năm trước). 
Công lập : 8 nhóm
Tư thục : 5 nhóm
+ Mẫu giáo: 25 lớp (tăng 1 lớp so với năm trước)
- Tổng số học sinh đến đến trường : 1101 cháu (tăng 74 cháu so với năm trước). 
* Trẻ Nhà trẻ: 351/780 cháu đạt 45 % ( tăng 3% so với năm trước
 Công lập : 217/780 đạt 27,8 % 
 Tư thục : 134/780 đạt 17,2 % 
* Trẻ Mẫu giáo: 750/ 750 đạt 100 % 
* Riêng trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đến trường: 240/240 cháu đạt 100%
* Năm học 2028- 2029 ( năm 2029)
- Tổng số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo đến năm 2029 : 35 nhóm, lớp.(Tăng 2 nhóm, lớp so với năm trước). Trong đó: 
+ Nhà trẻ: 15 nhóm (tăng 2 nhóm so với năm trước). 
Công lập : 10 nhóm
Tư thục : 5 nhóm
+ Mẫu giáo: 25 lớp ( Ôn định so với năm trước)
- Tổng số học sinh ra lớp 2029 : 1145 cháu (tăng 44 cháu so với năm trước). 
* Trẻ Nhà trẻ: 375/790 cháu đạt 48 % (Tăng 3 % so với năm trước). 
Công lập : 256/780 đạt 32,8 % 
Tư thục : 119/780 đạt 15,25 % 
* Trẻ Mẫu giáo: 770/ 770 đạt 100 % 
* Riêng trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đến trường: 250/250 cháu đạt 100%
* Năm học 2029- 2030 ( năm 2030)
- Tổng số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo đến năm 2030: 37 nhóm, lớp.(Tăng 02, lớp so với năm trước). Trong đó: 
+ Nhà trẻ: 16 nhóm (Tăng 02 nhóm so với năm trước).
 Công lập : 12 nhóm
Tư thục : 5 nhóm
+ Mẫu giáo: 25 lớp (ổn định lớp so với năm trước)
- Tổng số học sinh đến năm 2030: 1170 cháu ( tăng 25 cháu so với năm trước). 
* Trẻ Nhà trẻ: 390/780 cháu đạt 50 % (ổn định so với năm trước). 
Công lập : 295/780 đạt 37,8 %
Tư thục : 95/780 đạt 12,2 %
* Trẻ Mẫu giáo: 780/ 780 đạt 100 % 
* Riêng trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đến trường: 260/260 cháu đạt 100%
b) Về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ:
Tổng số trẻ được học 2 buổi/ngày và ăn bán trú đạt tỷ lệ 100%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi giảm trung bình 0,2%/năm
c) Xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo: 
Tổng số giáo viên ; tỷ lệ GV/nhóm,lớp: Mẫu giáo: 2,2; nhà trẻ: 2,5; số GV đạt trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên tỷ lệ: 100 %; giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên: tỷ lệ: 92,3%.
 2027 Cần bổ sung thêm 8 giáo viên
 2028 Càn bổ sung thêm 3 giáo viên
2029 Càn bổ sung thêm 5 giáo viên
 2030 Càn bổ sung thêm 5 giáo viên
d) Về quy hoạch đất, xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, chuẩn xanh-sạch-đẹp-an toàn
- Tổng số phòng học/lớp (nhóm) 37 tỷ lệ 01 phòng/01 nhóm, lớp; trong đó, phòng học kiên cố: 37/37 đạt tỷ lệ 100 %; phòng chức năng: 5; công trình vệ sinh đạt chuẩn: 2; công trình nước sạch: 2. 
- Trường có đủ thiết bị có đồ chơi ngoài trời: 2/2 khu tỷ lệ: 100%
- Nhóm/lớp có đủ thiết bị đồ dùng đồ chơi theo văn bản hợp nhất số 01/2015/VPHN-BGDĐT ngày 23/3/2015 của Bộ GDĐT ban hành danh mục đồ dùng- đồ chơi- thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non: 46/46, tỷ lệ: 100%.
- Dự kiến kinh tổng kinh phí: Xây dựng phòng học 5, phòng chức năng; 05 mua sắm bổ sung thiết bị đồ dùng, đồ chơi: 15 tỷ đồng.
đ) Về kiểm định chất lượng giáo dục: 
Nhà trường hoàn thành tự đánh đạt tỷ lệ 100%; Trường được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
e) Về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi: Hằng năm duy trì kết quả đạt phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi.
Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trẻ em năm tuổi:
IV. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 
1. Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục
1.1 Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới, trường, lớp
- Làm tốt công tác tham mưu quyhoachj đủ diện tích đất thiếu tạo mặt bằng xây dựng các phòng học,phòng chức năng thiếu,dồn các điểm trường lẻ
- Làm tốt công tác dự tính, dự báo quy mô, số lượng trẻ trên địa bàn và số người từ nơi khác đến sinh sống và làm việc để có kế hoạch xây dựng mạng lưới trường lớp, tham mưu việc phân miền tuyển sinh .
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục
2.1. Đổi mới thực hiện chương trình GDMN
- Tiếp tục chỉ đạo các nhóm lớp xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp theo đặc điểm tình hình của từng lớp ; thực hiện chương trình GDMN phù hợp với văn hóa, điều kiện địa phương, nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ.
- Tăng cường điều kiện thực hiện Chương trình: Tiếp tục hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN; tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ đội ngũ CBQL, GVMN tổ chức thực hiện Chương trình; đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, trang bị tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN cho cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường.
- Tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ cha mẹ trẻ chăm sóc giáo dục trẻ có chất lượng: cung cấp kiến thức, kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ cho cha mẹ dưới nhiều hình thức. tổ chức, triển khai các mô hình phối hợp gia đình - nhà trường - cộng đồng trong chăm sóc giáo dục trẻ.
- Thực hiện đầy đủ các chính sách dành cho trẻ khuyết tật, giáo viên dạy trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, giúp trẻ có cơ hội thực hiện các quyền của trẻ em và hòa nhập cộng đồng.
- Quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn, huy động các nguồn lực để nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho trẻ. Xây dựng chế độ ăn cân đối, đa dạng, hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 24/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục mầm non. Kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm và thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đảm bảo thực hiện nguyên tắc thu, chi tiền ăn của trẻ hàng ngày, tuần, tháng, năm theo đúng quy định của tài chính.	 
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra sức khỏe cho trẻ, tổ chức cân, đo, theo dõi sự phát triển của trẻ nhà trẻ và mẫu giáo bằng biểu đồ tăng trưởng.
- Thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, phòng tránh tai nạn thương tích, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường; các biện pháp theo dõi, chăm sóc sức khỏe, phòng chống các dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì cho trẻ em trong nhà trường. 
3. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp
- Thực hiện phân công, sắp xếp đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục một cách hợp lý, có hiệu quả . 
- Đưa công tác đánh giá, xếp loại viên chức, GV hằng năm đi vào nề nếp, khách quan và có chất lượng để làm cơ sở đưa vào diện quy hoạch, dự nguồn, có kế hoạch bồi dưỡng cán bộ phục vụ cho công tác đề bạt, Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với cán bộ, GV.
- Tiếp tục đẩy mạnh, củng cố và nâng cao năng lực của tổ chức cơ sở Đảng trong trường học, giữ vững vai trò hạt nhân lãnh đạo; thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên mới trong đội ngũ nhà giáo để nâng cao tỉ lệ đảng viên trong trường. 
- Tập trung nguồn lực bồi dưỡng tập huấn CBQL, giáo viên thực hiện Chương trình GDMN. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp, tình thương và trách nhiệm bảo vệ trẻ; nâng cao năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ; khuyến khích giáo viên tự học và khai thác nguồn tài liệu, học liệu trên mạng Internet. 
- Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo, tăng cường tu dưỡng rèn luyện về phẩm chất đạo đức, tạo điều kiện để đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nâng cao trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. 
4. Ưu tiên bố trí, huy động các nguồn kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, chuẩn xanh-sạch-đẹp-an toàn 
4.1. Huy động nguồn lực tài chính cho phát triển GDMN
Ưu tiên kinh phí đầu tư cho giáo dục, tiết kiệm chi các khoản chi trong chi thường xuyên để đầu tư bổ sung thiết bị, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, chuẩn xanh-sạch-đẹp-an toàn 
Sử dụng hiệu quả nguồn đầu tư của Nhà nước cho giáo dục. Thực hiện có hiệu quả kinh phí chương trình mục tiêu. Ưu tiên đầu tư cho phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi.
- Tập trung nguồn lực tài chính cho việc kiên cố hóa trường, lớp học trên cơ sở căn cứ vào phát triển quy mô học sinh của cấp học và quy hoạch mạng lưới trường, lớp ở địa phương; xác định được số phòng học cần xây dựng mới, cần sửa chữa, nâng, cũng như yêu cầu trang thiết bị kèm theo, theo yêu cầu trường chuẩn quốc gia. 
4,2. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho GDMN
- Tiếp tục kiểm tra rà soát thực trạng và nhu cầu đầu tư xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất, làm tốt công tác tham mưu cấp trên đầu tư nguồn vốn từ các chương trình dự án và các nguồn thu hợp pháp khác để đầu tư xây dựng đủ phòng học phù hợp với thực tế của nhà trường , đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu thực hiện phổ cập giáo dục cho trẻ em năm tuổi và trường đạt chuẩn Quốc gia. Hàng năm tiếp tục thực hiện tu sửa phòng học và các công trình phụ trợ bao gồm sân chơi, nhà vệ sinh, bếp ăn bán trú đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia.
- Thực hiện mua sắm, bổ sung tài liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi, đảm bảo điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục mầm non bằng ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác. 
5.Tăng cường xã hội hoá giáo dục và hợp tác quốc tế
5,1. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa GDMN
- Đẩy mạnh thực hiện chính sách XHH giáo dục, huy động các nguồn lực của xã hội để xây dựng CSVC trường học theo hướng chuẩn Quốc gia, cải thiện môi trường sư phạm, khuyến khích học, khuyến tài. Tổ chức tuyên dương, khen thưởng đối với các nhà hảo tâm đã đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp giáo dục. 
- Tiếp tục huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư nguồn lực để phát triển giáo dục mầm non; 
6. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý
6.1. Đổi mới công tác quản lý giáo dục mầm non
- Tiếp tục quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, triển khai chương trình hành động về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo của huyện ủy. 
- Đẩy mạnh cải cách hành chính,tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục theo Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ. 
- Đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục, chú trọng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cộng tác viên kiểm tra. Tập trung kiểm tra. có chiều sâu các hoạt động kiểm tra toàn diện,kiểm tra chuyên đề.Thực hiện việc công khai chất lượng đạt được và điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo, quản lý thu - chi tài chính; tăng cường chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ nhà trường.
- Tiếp tục đổi mới 

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_phat_trien_giao_duc_mam_non_giai_doan_2015_2020.doc