Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Chủ đề: Hào khí Đông A - Nguyễn Trọng Thảo Nguyên

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Chủ đề: Hào khí Đông A - Nguyễn Trọng Thảo Nguyên

“Hào khí Đông A” là một trong những nội dung được đề cập đến trong chương trình của Ngữ Văn, Lịch sử và Giáo dục công dân ở lớp 10 của trường trung học phổ thông, do đó, thuận lợi cho việc xây dựng chủ đề liên môn.

Bài học “Hào khí Đông A” được soạn giảng bằng bài giảng điện tử e-Learning sẽ rất thuận lợi cho cả người dạy lẫn người học và sẽ mang đến những hiệu quả như sau:

Thứ nhất là việc tích hợp nội dung về Hào khí Đông A trong các môn học là cần thiết vì học sinh có sự liên hệ, tác động giữa kiến thức Ngữ văn, Lịch sử và Giáo dục công dân của chủ đề. Học sinh ngoài việc sử dụng kiến thức của môn Ngữ văn còn vận dụng kiến thức của môn Lịch sử, Giáo dục công dân trong việc nhận thức và thực hiện trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

+ Ngữ văn: Nội dung yêu nước trong văn học thời Trần

+ Lịch sử: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông (Thế kỉ XIII)

+ Giáo dục Công dân: Khái niệm về lòng yêu nước và truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam; Trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc; Biểu hiện và đặc trưng của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Thứ hai là tạo điều kiện để đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, học sinh được hoạt động, được tự học và tự nghiên cứu thông qua đó góp phần hướng tới hình thành các năng lực, phẩm chất cho học sinh. Nười học tự học bằng hệ thống câu hỏi gợi mở, thực hành được nhiều dạng bài tập khác nhau. Những dạng bài tập này vừa giúp người học khắc sâu kiến thức, vừa tăng khả năng nhận biết và rèn năng lực diễn đạt, tạo lập văn bản, nâng cao kỹ năng viết văn. Người học tự học bằng hệ thống câu hỏi gợi mở, chủ động tiếp thu kiến thức, và có thể tự học mọi lúc mọi nơi.

Thứ ba, bài giảng này có thể giúp giáo viên giảm nhiều thao tác, chẳng hạn như hoạt động giảng dạy có cả phần thuyết trình bài giảng, sử dụng các đoạn phim không phải qua nhiều công đoạn, truyền tải được nhiều ví dụ, học sinh tiếp cận được nhiều dạng bài tập. nên giúp cho bài học trở nên sinh động, dễ hiểu.

Thứ tư là nội dung học tập của bài được sử dụng xây dựng thành chủ đề với các hoạt động học được xây dựng nối tiếp nhau thành một chuỗi các hoạt động liên tục có gắn kết với nhau, học sinh được nghiên cứu trên lớp, ở nhà, từ đó góp phần làm tăng thời gian học tập của học sinh.

Qua bài giảng này, bản thân chúng tôi đã học được rất nhiều kinh nghiệm soạn giảng bằng bài giảng điện tử e-Learning nhằm mang đến cho người học một nội dung kiến thức chính xác, khoa học, dễ hiểu.

Kính mong nhận được ý kiến góp ý của đồng nghiệp để bài giảng hoàn thiện hơn.

 

doc 8 trang Hồng Thoan 24/10/2024 90
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Chủ đề: Hào khí Đông A - Nguyễn Trọng Thảo Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THUYẾT MINH
Chủ đề: Hào khí Đông A
Môn học: Ngữ văn
Khối lớp: 10 (THPT)
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Trọng Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Nhung
Đơn vị: Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành
Địa chỉ: Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
I. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA BÀI GIẢNG
- Sử dụng phần mềm ADOBE PRESENTER 10.0.
- Có hình ảnh và lời giảng của giáo viên.
- Có hình ảnh và đoạn phim minh hoạ cho bài học
- Màn hình giao diện có menu đề mục.
- Bài tập dưới dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn và điền khuyết, bài tập vận dụng từ những kiến thức vừa học và bài tập sáng tạo giúp học sinh cảm nhận sâu sắc những giá trị của tác phẩm.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
“Hào khí Đông A” là một trong những nội dung được đề cập đến trong chương trình của Ngữ Văn, Lịch sử và Giáo dục công dân ở lớp 10 của trường trung học phổ thông, do đó, thuận lợi cho việc xây dựng chủ đề liên môn.
Bài học “Hào khí Đông A” được soạn giảng bằng bài giảng điện tử e-Learning sẽ rất thuận lợi cho cả người dạy lẫn người học và sẽ mang đến những hiệu quả như sau:
Thứ nhất là việc tích hợp nội dung về Hào khí Đông A trong các môn học là cần thiết vì học sinh có sự liên hệ, tác động giữa kiến thức Ngữ văn, Lịch sử và Giáo dục công dân của chủ đề. Học sinh ngoài việc sử dụng kiến thức của môn Ngữ văn còn vận dụng kiến thức của môn Lịch sử, Giáo dục công dân trong việc nhận thức và thực hiện trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
+ Ngữ văn: Nội dung yêu nước trong văn học thời Trần
+ Lịch sử: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông (Thế kỉ XIII)
+ Giáo dục Công dân: Khái niệm về lòng yêu nước và truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam; Trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc; Biểu hiện và đặc trưng của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Thứ hai là tạo điều kiện để đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, học sinh được hoạt động, được tự học và tự nghiên cứu thông qua đó góp phần hướng tới hình thành các năng lực, phẩm chất cho học sinh. Nười học tự học bằng hệ thống câu hỏi gợi mở, thực hành được nhiều dạng bài tập khác nhau. Những dạng bài tập này vừa giúp người học khắc sâu kiến thức, vừa tăng khả năng nhận biết và rèn năng lực diễn đạt, tạo lập văn bản, nâng cao kỹ năng viết văn. Người học tự học bằng hệ thống câu hỏi gợi mở, chủ động tiếp thu kiến thức, và có thể tự học mọi lúc mọi nơi.
Thứ ba, bài giảng này có thể giúp giáo viên giảm nhiều thao tác, chẳng hạn như hoạt động giảng dạy có cả phần thuyết trình bài giảng, sử dụng các đoạn phim không phải qua nhiều công đoạn, truyền tải được nhiều ví dụ, học sinh tiếp cận được nhiều dạng bài tập... nên giúp cho bài học trở nên sinh động, dễ hiểu. 
Thứ tư là nội dung học tập của bài được sử dụng xây dựng thành chủ đề với các hoạt động học được xây dựng nối tiếp nhau thành một chuỗi các hoạt động liên tục có gắn kết với nhau, học sinh được nghiên cứu trên lớp, ở nhà, từ đó góp phần làm tăng thời gian học tập của học sinh.
Qua bài giảng này, bản thân chúng tôi đã học được rất nhiều kinh nghiệm soạn giảng bằng bài giảng điện tử e-Learning nhằm mang đến cho người học một nội dung kiến thức chính xác, khoa học, dễ hiểu. 
Kính mong nhận được ý kiến góp ý của đồng nghiệp để bài giảng hoàn thiện hơn.
GIÁO ÁN BÀI GIẢNG 
Chủ đề: HÀO KHÍ ĐÔNG A
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong chủ đề, học sinh cần : 
1. Về kiến thức
- Biết được thế nào là lòng yêu nước và truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
- Tinh thần tự lực tự cường, ý chí đấu tranh chống giặc ngoại xâm và vẻ đẹp của trang nam nhi đời Trần nói riêng và dân tộc ta nói chung..
- Nêu được biểu hiện, đặc trưng của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
- Hiểu được trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 
2. Về kĩ năng: Kĩ năng so sánh, phân tích, đánh giá, xâu chuỗi các nội dung về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
 3. Thái độ
 - Giáo dục HS trân trọng vẻ đẹp của những tráng sĩ đời Trần, phát huy truyền thống yêu nước, bảo vệ tổ quốc của ông cha.
- HS yêu quý quê hương đất nước, tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc; có ý thức học tập rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
4. Các năng lực chính hướng tới
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực tự học. 
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Khả năng quan sát và chỉ ra những biểu hiện của Hào khí Đông A.
+ Phân tích và chỉ ra điểm chung và nét riêng (nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật) của một số tác phẩm tiêu biểu.
+ Khả năng làm việc theo nhóm: sử dụng tranh ảnh, nêu được những biểu hiện và nét đặc trưng của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam .
+ Phân tích được mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các nội dung, vấn đề của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam 
II. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động 1: Bối cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam vào thời Trần (Thế kỉ XIII)
- Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ
+ Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ được thành lập
+ Quân Mông Cổ với lực lượng mạnh và hiếu chiến đã tiến hành xâm lược và thống trị nhiều nước ở châu Á, châu Âu. 
- Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược của nhà Trần (1258, 1285, 1287) 
+ Nhà Trần có vua hiền, tướng tài, triều đình quyết tâm đoàn kết nội bộ và đoàn kết nhân dân chống xâm lược.
+ Nhà Trần vốn được lòng dân bởi những chính sách kinh tế của mình, nhân dân đoàn kết xung quanh triều đình, vâng mệnh kháng chiến. Bằng quan điểm thân dân, giai cấp phong kiến đã tập hợp được sức mạnh vĩ đại của quần chúng trong công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc và phát triển đất nước.
+ Tinh thần của thời đại là hình ảnh con người tự tin, hào hùng, phóng khoáng và trong sáng mà người đời sau khó gặp lại dù trình độ văn minh phát triển ngày càng cao hơn.
- Giới thiệu một số danh tướng tài năng đã lập nên kì tích trong cuộc kháng chiến: Những người đứng đầu Nhà nước giữ vai trò lịch sử tích cực và có tinh thần dân tộc, có lòng yêu nước. Những nhân cách như Trần Thủ Độ “Đầu thần chưa rơi xuống đất thì không chịu bó tay”, Trần Quốc Tuấn xin với vua “Trước hết hãy chặt đầu tôi đã, rồi sẽ hàng”, như Trần Bình Trọng “Thà làm ma nước Nam, không thèm làm vương đất Bắc”, như Trần Quốc Toản tuổi nhỏ gan to, quyết phá giặc mạnh báo ơn nước mãi mãi là tấm gương sáng chói trong lịch sử nước nhà. 
2. Hoạt động 2. “Hào khí Đông A” qua các tác phẩm “Thuật hoài” (Phạm Ngũ Lão), “Bạch Đằng giang phú” (Trương Hán Siêu)
- “Hào khí Đông A”: Trong những trang vàng truyền thống của lịch sử, có một vương triều phong kiến đã tạc vào sử sách thiên thu, không chỉ là những chiến công vĩ đại góp phần tiếp nối sứ mệnh gìn giữ non sông gấm vóc ngàn đời, mà còn là một hào khí ngút trời, thể hiện sự đồng lòng và quyết tâm được nâng lên tầm vóc cao hiếm có. Đấy chính là triều đại nhà Trần, triều đại tạo ra kỳ tích cho lịch sử nước nhà lẫn toàn thế giới, ba lần đánh bại vó ngựa xâm lăng của quân Nguyên Mông, đế quốc được xem như hùng mạnh nhất trong tất cả các quốc gia thời bấy giờ. Theo lối chiết tự, chữ Trần còn được đọc là Đông A (vì được ghép từ hai chữ Đông và A). “Hào khí Đông A” là “Hào khí thời Trần”, tức khí thế chống giặc ngoại xâm, tự hào, ca ngợi chiến công, ca ngợi thiên nhiên đất nước của quân dân nhà Trần.
- Biểu hiện của “Hào khí Đông A”: tinh thần tự lập, tự cường, lòng yêu nước, khát vọng lập công giúp nước; ý chí quyết chiến, quyết thắng mọi kẻ thù.
- Giới thiệu về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
+ Phạm Ngũ Lão (1255-1320), quê ở làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay là huyện Ân Thi, Hưng yên), thích đọc sách, ngâm thơ (văn võ song toàn), có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông.
+ Trương Hán Siêu (?-1354): Tự là Thăng Phủ, quê ở làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh (nay thuộc thị xã Ninh Bình). Ông là người cương trực, học vấn uyên thâm, được vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng.
 Hoàn cảnh sáng tác
+ “Thuật hoài”: Trước khi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần 2 (1285)
 +“Bạch Đằng giang phú”: Viết khoảng 50 năm sau khi kháng chiến Nguyên – Mông thắng lợi.
- “Hào khí Đông A” qua các tác phẩm:
+ Con người có niềm tin vào vào bản thân và sức mạnh của dân tộc. Đó là những con người có ý chí và bản lĩnh mạnh mẽ, có trí tuệ sâu sắc và tình cảm dạt dào. Ý chí và bản lĩnh giúp họ đứng vững hiên ngang, chiến thắng mọi thế lực đàn áp, đồng thời giúp họ tự khẳng định mình, độc lập, tự do giữa đất trời, ngang tầm với vũ trụ và tự nhiên, bình đẳng với lân bang. Trí tuệ sâu sắc giúp họ hiểu biết quy luật của cuộc sống, biết sống một cách khoáng đạt. Tình cảm dạt dào giúp họ biết yêu, biết say, rung động trước cái đẹp, yêu con người, yêu cuộc sống và ham mê sáng tạo nghệ thuật.
+ Yêu nước, tự hào dân tộc: Để bảo vệ dân tộc, song song với xây dựng và phát triển đất nước, nhân dân Đại Việt đã cầm cũ khí chiến đấu đẩy lùi mọi âm mưu xóa bỏ chính quyền tự chủ non trẻ, trở lại đô hộ dân tộc. Từ đó những câu văn nóng bừng nhiệt huyết, những lời thơ hào hùng khảng khái đã sang sảng vang lên kích thích bao trái tim yêu nước, khiến thanh niên Đại Việt đương thời “Cầm ngang ngọn giáo trấn giữ non sông đã bao mùa thu” với tinh thần cống hiến không mệt mỏi đã tạo nên sức lay động thẩm mĩ vượt thời gian đối với người đọc Việt Nam. Ngoài ra, yêu nước cũng được thể hiện trong niềm tự hào về chiến công chống xâm lược, về truyền thống đấu tranh bất khuất, về một nền văn hóa lâu đời, về đất nước tươi đẹp phong phú, về con người có bản lĩnh vững vàng, về cuộc sống yên vui 
+ Về hình thức nghệ thuật: tuy vẫn nằm trong phương pháp nghệ thuật truyền thống của văn học trung đại nhưng bút pháp của các tác phẩm mang nét riêng hào hùng và khoáng đạt. Tinh thần nhân văn cao đẹp của thời đại đã chi phối sâu sắc cả nội dung lẫn nghệ thuật nên những tác phẩm mang được cá tính sáng tạo của người sáng tác, ít rơi vào khuôn khổ sáo mòn, ước lệ.
Tóm lại, văn học đã phản ánh trung thực một đời sống xã hội giàu khí sắc và đã mang được hào khí của thời đại, góp phần thúc đẩy đời sống và con người càng phát triển hơn trong khí thế phục hưng sôi nổi của đất nước. Nền văn học đời Trần với Hào khí Đông A đã để lại những bài học yêu nước và nhân văn lớn mà ngày nay đang tiếp tục phát huy. 
3. Hoạt động 3. Nét riêng của những tác phẩm khi xây dựng vẻ đẹp của người tráng sĩ đời Trần nói riêng và dân tộc ta nói chung qua các tác phẩm “Thuật hoài” (Phạm Ngũ Lão), “Bạch Đằng giang phú” (Trương Hán Siêu)
Bài “Thuật hoài” - Phạm Ngũ Lão
+ Tầm vóc, tư thế, hành động của con người thời Trần lớn lao, kì vĩ. Con người xuất hiện với một tư thế hiên ngang lẫm liệt mang tầm vóc vũ trụ, con người kì vĩ như át cả không gian bao la (chú ý phân tích không gian, thời gian kì vĩ để làm nổi bật hình ảnh con người). Người tráng sĩ đời Trần có lí tưởng cao đẹp, có chí lớn lập công danh trong sự nghiệp cứu nước, cứu dân; có nhân cách cao cả và vẻ đẹp thời đại. Quân đội nhà Trần tượng trưng cho sức mạnh dân tộc, với khí thế hào hùng mang tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thời đại có sự hòa quyện.
+ Thành công nghệ thuật của bài thơ. 
Thủ pháp gợi, thiên về ấn tượng bao quát, đạt tới độ súc tích cao.
 Bút pháp nghệ thuật: mang tính sử thi với hình tượng thơ lớn lao, kì vĩ.
Bài thơ có âm điệu hào hùng, đầy hứng khởi, là khúc tráng ca của dân tộc.
Bài “Bạch Đằng giang phú” - Trương Hán Siêu
Các bô lão kể chuyện xưa với ngôn từ sống động, lời lẽ trang trọng gợi nên cảm hứng lịch sử với âm điệu hào hùng. Những kỳ tích trên sông được tái hiện qua cách liệt kê sự kiện trùng điệp, các hình ảnh đối nhau gợi không khí chiến trận với thế giằng co quyết liệt. Đây là chiến trận từ thời Ngô Quyền đến Trần Hưng Đạo nhưng trọng tâm là chiến thắng “buổi trùng hưng”... với trận thuỷ chiến ác liệt, dòng sông nổi sóng “Muôn đội thuyền bè/ tinh kỳ phấp phới”, khí thế “hùng hổ” “sáng chói”, khói lửa mù trời, tiếng gươm khua, tiếng quân reo khiến “Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/Bầu trời đất chừ sắp đổi”. Trận đánh “kinh thiên động địa” được tái hiện bằng những nét vẽ phóng bút khoa trương rất thần tình. Âm thanh, màu sắc, trực cảm, tưởng tượng được tác giả vận dụng phối hợp góp phần tô đậm trang sử vàng của dân tộc.
Nghệ thuật: Bài phú thành công với hình thức cổ kính – chủ khách vấn đáp và cách sử dụng từ “hề” có trong Sở từ; các câu có hình thức tản văn đa phần dùng để kể, tả sự kiện, các câu có vần làm cho câu chỉnh tề và lấy thanh vận phối hợp dùng để nghị luận, thể hiện cảm xúc; ngôn từ có đặc trưng hoa mĩ, khoa trương kết hợp với tả, thuật lại sự kiện.
4. Hoạt động 4: Trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc:
Trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta đấu tranh không ngừng để chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, giành lại quyền tự chủ. Thời đại nhà Trần với Hào khí Đông A đã đưa dân tộc ta đạt đến những thành tựu to lớn trong việc bảo vệ cũng như xây dựng đất nước, mở ra một giai đoạn, thời đại phục hưng và phát triển, tạo được một uy thế đáng kể đối với các nước lân bang trong khu vực. Đồng thời xây dựng, phát triển đất nước và giữ gìn, phát huy những di sản văn hoá của tổ tiên để lại chính là đã nâng cao và phát triển hơn nữa lòng yêu nước. 
Truyền thống yêu nước Việt Nam được hình thành từ xa xưa. Nó được phát huy và phát triển ở thời phong kiến. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc. Sau đó càng được phát triển mạnh mẽ hơn trong sự nghiệp chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ. Ở thời kì hiện tại, truyền thống yêu nước Việt Nam đã và đang được thể hiện một cách rõ rệt trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Nhiệm vụ của chúng ta là gìn giữ, phát huy truyền thống dân tộc trong công việc dựng nước và giữ nước ngày nay.
Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, phát triển kinh tế xã hội, chúng ta từng phút không lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy, hàng năm, tuổi trẻ cả nước lại hăng hái lên đường tiếp bước cha anh, đem hết tài năng, trí tuệ để cống hiến trong môi trường quân đội, góp phần bảo vệ bình yên của đất nước, hạnh phúc của nhân dân.
5. Một số câu hỏi tìm hiểu bài:
5.1. Thế nào là “Hào khí Đông A”?
A. Khí thế chống giặc ngoại xâm
B. Niềm tự hào, ca ngợi chiến công.
C. Ca ngợi thiên nhiên đất nước.
D. Tinh thần tự lập, tự cường, khát vọng lập công giúp nước; ý chí quyết chiến, quyết thắng mọi kẻ thù.
5.2. Nối cột A với cột B để tìm hiểu về tác giả
A
B
1. Phạm Ngũ Lão 
a. Là người cứng rắn, cao thượng, thanh liêm, có phong độ như kẻ sĩ quân tử đời Tây Hán.
2. Đặng Dung
b. Người anh hùng "không gặp được thời vận, sự nghiệp không thành, cứ ôm hoài mối hận trong lòng"
3. Trương Hán Siêu 
c. Học vấn uyên bác, thông hiểu sâu sắc đạo Nho, đạo Phật; giàu lòng yêu nước
5.3. Thời đại nhà Trần với trang sử vàng rực rỡ đã mang đến nguồn cảm hứng gì cho Văn học?
A. Yêu nước mang âm hưởng hào hùng
B. Yêu nước mang âm hưởng bi tráng
C. Tư tưởng nhân nghĩa
D. Chủ nghĩa nhân đạo
5.4. Từ cảm hứng yêu nước trong văn học thời Trần, em có suy nghĩ gì về tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay?
III. Kết luận
Tóm lại, trải qua mấy ngàn năm tồn tại và phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam, ông cha chúng ta đã từng vượt qua biết bao khó khăn, thử thách trong xây dựng và bảo vệ đất nước để làm nên những chiến công hiển hách, những sự tích diệu kỳ, bảo vệ nền độc lập dân tộc và đưa đất nước đến cuộc sống ngày nay. Những chiến công và sự tích anh hùng đó là nhân tố tạo nên rất nhiều truyền thống tốt đẹp. Trong những truyền thống tốt đẹp đó, truyền thống yêu nước là tình cảm, tư tưởng cao quý nhất, thiêng liêng nhất, cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòng dũng cảm của con người Việt Nam, cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc. Truyền thống yêu nước Việt Nam còn luôn luôn gắn với ý thức đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân và đoàn kết các tộc người trên đất nước Việt Nam. Truyền thống yêu nước dần dần còn mang thêm yếu tố nhân dân, vì dân và thương dân. Vì vậy, chúng ta phải hiểu rõ được bản chất của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam; quá trình hình thành và phát triển truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam qua các thời kì lịch sử; những biểu hiện, nét đặc trưng của truyền thống yêu nước; làm thế nào để phát huy được trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới hiện nay.
Củng cố - Dặn dò:
* Bài đã học
- Nắm bắt những đặc điểm về tình hình chính trị - xã hội thế kỉ XIII
- Hiểu được “Hào khí Đông A” và những biểu hiện của cảm hứng văn học trong các tác phẩm.
- Đề: Nhận xét về hai bài thơ “Thuật hoài” (Phạm Ngũ Lão) và “Cảm hoài” (Đặng Dung), có ý kiến cho rằng: “Đó là những dòng tâm sự nhưng nó đã vượt ra ngoài khuôn khổ những suy tư riêng của cá nhân mà trở thành tiếng nói tiêu biểu cho một thế hệ trong mỗi giai đoạn lịch sử” và giọng điệu “dù trăm đời sau vẫn còn tưởng thấy sinh khí lẫm liệt”.
Em có đồng ý với ý kiến trên không?
* Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu chủ đề: Hình tượng người phụ nữ trong văn học thế kỉ XVIII
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Nguồn tư liệu:
- Ngữ văn 10 - NXB Giáo dục 2006 
- www.Vietnamnet.vn
- Google.com.vn
* Softwares:
- Microsoft office
- Microsoft windows
- Adobe presenter
------------Hết-------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_10_chu_de_hao_khi_dong_a_nguyen_trong_th.doc