Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 41: Cảnh ngày hè - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 41: Cảnh ngày hè - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu cần đạt:

1.1 Đọc

+ Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản;

+ Biết phân tích các chi tiết, từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu.

+ Phân tích và đánh giá được đề tài, chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi tới người đọc.

+ Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản.

+ Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, đối, chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình.

+ Vận dụng được những hiểu biết về các tác giả để đọc hiểu một số tác phẩm có liên quan.

+ Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong văn bản văn học.

+ Liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm văn học.

+ Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc, thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của các nhân về tác phẩm.

+ Giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố, hình thức trong thơ.

1.2 Viết:

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng phân tích thơ Đường luật để làm văn nghị luận văn học.

+Viết được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề có sử dụng trích dẫn, và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.

1.3 Nói và nghe:

- Nói:

+ Trình bày được báo cáo về một kết quả nghiên cứu hay hoạt động trải nghiệm

+ Biết giới thiệu đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học theo lựa chọn cá nhân.

-Nghe

+ Nghe và nắm bắt được nội dung thuyết trình, quan điểm của người nói.

+ Biết nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình.

- Nói –nghe- tương tác

+ Biết thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau, đưa ra những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó, tôn trọng người đối thoại.

1.4 Tích hợp

- GDBVMT: bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường sống hòa bình, giàu đủ, thịnh vượng.

- GD KNS: sống chan hòa với thiên nhiên, gắn bó với cuộc sống đời thường bình dị.

- GD đạo đức: Tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó với cuộc sống đời thường, khát vọng hòa bình no ấm cho nhân dân.=> giáo dục về các giá trị: YÊU THƯƠNG,TRÁCH NHIỆM, GIẢN DỊ, HÒA BÌNH.

1.5 Phát triển năng lực:

- Năng lực chung:

 + Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

 - Năng lực riêng:

 + Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày

 + Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học

 + Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống

 

docx 15 trang yunqn234 6660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 41: Cảnh ngày hè - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/ 11/ 2020 Tiết: 41
Ngày giảng: .
 .
 ..
CẢNH NGÀY HÈ
I. Mục tiêu cần đạt:
1.1 Đọc 
+ Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản;
+ Biết phân tích các chi tiết, từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu.
+ Phân tích và đánh giá được đề tài, chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi tới người đọc.
+ Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản.
+ Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, đối, chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình. 
+ Vận dụng được những hiểu biết về các tác giả để đọc hiểu một số tác phẩm có liên quan.
+ Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong văn bản văn học.
+ Liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm văn học.
+ Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc, thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của các nhân về tác phẩm.
+ Giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố, hình thức trong thơ.
1.2 Viết: 
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng phân tích thơ Đường luật để làm văn nghị luận văn học. 
+Viết được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề có sử dụng trích dẫn, và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.
1.3 Nói và nghe: 
- Nói:
+ Trình bày được báo cáo về một kết quả nghiên cứu hay hoạt động trải nghiệm
+ Biết giới thiệu đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học theo lựa chọn cá nhân.
-Nghe 
+ Nghe và nắm bắt được nội dung thuyết trình, quan điểm của người nói. 
+ Biết nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình. 
- Nói –nghe- tương tác
+ Biết thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau, đưa ra những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó, tôn trọng người đối thoại.
1.4 Tích hợp
- GDBVMT: bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường sống hòa bình, giàu đủ, thịnh vượng.
- GD KNS: sống chan hòa với thiên nhiên, gắn bó với cuộc sống đời thường bình dị.
- GD đạo đức: Tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó với cuộc sống đời thường, khát vọng hòa bình no ấm cho nhân dân.=> giáo dục về các giá trị: YÊU THƯƠNG,TRÁCH NHIỆM, GIẢN DỊ, HÒA BÌNH.
1.5 Phát triển năng lực:
- Năng lực chung: 
 + Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
 - Năng lực riêng:
 + Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày
 + Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học
 + Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống 
II. Chuẩn bị của GV – HS:
- GV: Tài liệu tham khảo. Sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng.
- HS: Đọc và soạn bài theo yêu cầu.
III. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học tích cực:
- Phương pháp: GV tổ chức lớp theo phương pháp thảo luận nhóm, đám thoại, phát vấn....
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày một phút,
IV. Tiến trình dạy học – giáo dục
Ổn định lớp: (1 phút)
10A1: 
10A2: 
10A4: 
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
* Hoạt động 1. Mở đầu
- Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập 
- Phương pháp: vấn đáp, trực quan 
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi
- Thời gian: 5 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS xem phim tài liệu về Nguyễn Trãi 
 Em hãy cho biết nội dung đoạn phim ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả 
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. 
GV quan sát, hỗ trợ. 
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức 
 GV dẫn vào bài
- GV dẫn vào bài học: Bài “Bảo kính cảnh giới 43” (Cảnh ngày hè) chính là một trong những tác phẩm được coi là tấm gương báu răn mình, nhưng qua đó, ta thấy đậm nét cuộc sống, tâm sự, tâm hồn cao đẹp của Ức Trai. Bài học hôm nay, cô và các em cùng tìm hiểu tác phẩm này.
 * Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các kiến thức của nội dung bài học:tác giả, tác phẩm, gái trị nội dung và nghệ thuật
- Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm, thuyết trình
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- Thời gian: 27 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Thao tác 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác phẩm.
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu những nét khái quát về tập thơ “Quốc âm thi tập” và tác phẩm Cảnh ngày hè.
- Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi, thảo luận nhóm.
- Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với làm việc nhóm. - Các bước thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia HS thành 2 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ: 
Nhóm 1: Dựa vào phần Tiểu dẫn, em hãy nêu những nét khái quát về tập thơ Quốc âm thi tập?
Nhóm 2: Nêu xuất xứ bài thơ “Cảnh ngày hè”. Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Nêu bố cục của tác phẩm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả 
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. 
GV quan sát, hỗ trợ. 
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GVnhận xét, chuẩn hóa kiến thức, 
Thao tác 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản
GV hướng dẫn học sinh đọc bài thơ (đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc: thanh thản, vui)
Bài thơ nên chia bố cục thành mấy phần? Nội dung của từng phần?
Bố cục: 2 phần 
+ Câu 2- câu 5: vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, cuộc sống.
+ Câu 1, câu 7 - 8: vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.
Bức tranh cảnh ngày hè được cảm nhận trong khoảng thời gian nào?
Thời gian: tịch dương- lúc mặt trời sắp lặn" chiều muộn, ngày tàn.
Những hình ảnh nào, âm thanh nào được Nguyễn Trãi miêu tả trong bức tranh thiên nhiên, cuộc sống ngày hè?
- Những hình ảnh của bức tranh thiên nhiên, cuộc sống được miêu tả:
+ Cây hòe.
+ Hoa lựu.
+ Hoa sen.
+ Âm thanh của cuộc sống con người: lao xao chợ cá.
+ Âm thanh của tự nhiên: dắng dỏi cầm ve.
 Tác giả dùng nhiều động từ diễn tả trạng thái của cảnh ngày hè. Đó là những động từ nào, trạng thái của cảnh được diễn tả ra sao? Phân tích, chứng minh cảnh vật thiên nhiên và cuộc sống con người có sự hài hòa về âm thanh và màu sắc, cảnh vật và con người?
- Sắc thái của cảnh vật:
* Cây hoè: + Động từ mạnh “đùn đùn” gợi tả sự vận động của một nguồn sống mãnh liệt, sôi trào.
 + Kết hợp với hình ảnh miêu tả “tán rợp giương”- tán giương lên che rợp.
" Hình ảnh cây hoè đang ở độ phát triển, có sức sống mãnh liệt.
* Hoa lựu: Động từ mạnh “phun” thiên về tả sức sống. Nó khác với tính từ “lập loè” trong thơ Nguyễn Du (Dưới trăng quyên đã gọi hè/ Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông) thiên về tạo hình sắc.
" Động từ mạnh “phun” diễn tả trạng thái tinh thần của sự vật, gợi tả những bông thạch lựu bung nở tựa hồ một cơn mưa hoa.
* Hoa sen: “tiễn mùi hương”- ngát mùi hương.
Tính từ “ngát” gợi sự bừng nở, khoe sắc, toả hương ngào ngạt của hoa sen mùa hạ.
" Các động từ mạnh, tính từ sắc thái hóa góp phần diễn tả một bức tranh thiên nhiên mùa hè tràn đầy sức sống. Nguồn sống ấy như tạo ra một sự thôi thúc tự bên trong, đang ứ căng, đang tràn đầy trong lòng thiên nhiên vạn vật, ko kìm lại được, khiến chúng phải “giương” lên, “phun” ra hết lớp này đến lớp khác.
- Sắc thái của âm thanh:
* Lao xao chợ cá:
+ Âm thanh đặc trưng của làng chài- dấu hiệu của sự sống của con người.
 + Âm thanh từ xa vọng lại" cái nghiêng tai kì diệu, tinh tế và tấm lòng luôn hướng đến con người và cuộc sống của Nguyễn Trãi.
* Dắng dỏi cầm ve- tiếng ve kêu inh ỏi như tiếng đàn.
" Những âm thanh được gợi tả thật rộn rã, tươi vui.
Em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên, cuộc sống được Nguyễn Trãi miêu tả?
 Gợi mở: 
+Sức sống của cảnh vật?
+ Sự kết hợp giữa đường nét, màu sắc và âm thanh, con người và cảnh vật ntn? 
GV bình: màu lục của lá hòe làm nổi bật màu đỏ của hoa lựu, ánh mặt trời buổi chiều như dát vàng trên tán hòe xanh; tiếng ve inh ỏi- âm thanh đặc trưng của mùa hè, hòa cùng tiếng lao xao nơi chợ cá- âm thanh đặc trưng của của làng chài từ xa vọng lại.
+ Cảnh vật thiên nhiên ở đây mang vẻ đài các, sang trọng hay dân dã, giản dị đời thường? So sánh với cách miêu tả của tác giả thời Hồng Đức: Nước nồng sừng sực đầu rô trỗi/ Ngày nắng chang chang lưỡi chó lè( Lại vịnh nắng hè,3)?
+ Tác giả đã huy động các giác quan nào để cảm nhận và miêu tả bức tranh thiên nhiên, cuộc sống cảnh ngày hè?
Từ câu 2-5, Nguyễn Trãi đã mở rộng hồn thơ của mình, huy động nhiều giác quan và cả sự liên tưởng để cảm nhận và diễn tả những vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, cuộc sống cảnh ngày hè rất chân thực, sinh động và gợi cảm. Điều đó cho thấy ông có tình cảm như thế nào với thiên nhiên và cuộc sống con người?
* Câu 1: Rồi- rỗi rãi" hoàn cảnh đặc biệt hiếm hoi trong cuộc đời con người “thân” ko nhàn mà “tâm” cũng ko nhàn.
" Thời gian rảnh rỗi, tâm hồn thư thái, thanh thản.
" Một ngày với khí trời mát mẻ, trong lành.
" Hoàn cảnh lí tưởng cả điều kiện khách quan và chủ quan để Nguyễn Trãi làm thơ và yêu say cảnh đẹp.
 Ức Trai là nhà thơ của thiên nhiên: “Non nước cùng ta đã có duyên”(Tự thán- 4). Ông đến với thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh:thời chiến, thời bình, lúc buồn, khi vui, lúc bận rộn và cả khi thư nhàn. Ông luôn rộng mở hồn mình để đón nhận mọi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, cuộc sống con người: “Túi thơ chứa hết mọi giang san”(Tự thán-2)... Một phút thanh nhàn với bậc khai quốc công thần, tận trung, tận lực giúp vua, giúp nước ấy thật đáng quý biết bao...
- Nguyễn Trãi đã mở rộng hồn thơ, huy động nhiều giác quan và sự liên tưởng để cảm nhận, diễn tả những vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, cuộc sống cảnh ngày hè chân thực, tràn đầy sức sống, sinh động , vừa dân dã, giản dị vừa gợi cảm. Điều đó cho thấy sự tinh tế, nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống của ông.
CÂU HỎI TÍCH HỢP: Trước vẻ đẹp của thiên nhiên, chúng ta cần phải làm gì?
GDBVMT: bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường sống hòa bình, giàu đủ, thịnh vượng.
Vẻ đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi qua 2 câu kết?
* Câu 7-8:
- Ngu cầm- đàn của vua Ngu Thuấn, bậc minh quân gắn với khúc hát Nam Phong" mơ ước cho nhân dân có cuộc sống giàu đủ.
- Câu 8: 6 chữ dồn nén cảm xúc cả bài thơ" điểm kết tụ của hồn thơ Ức Trai ko phải ở thiên nhiên tạo vật mà chính ở cuộc sống con người, ở nhân dân.
" Khát vọng về cuộc sống thái bình, no ấm, hạnh phúc cho nhân dân (dân giàu đủ) và đó phải là cuộc sống thái bình, ấm no, hạnh phúc cho tất cả mọi người ở mọi nơi (khắp đòi phương).
GV bình: Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên nhưng trước hết tấm lòng của ông luôn đau đáu một niềm với dân với nước: Bui một tấc lòng ưu ái cũ
 Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông. (Thuật hứng-5)
Vậy nên, Nguyễn Trãi hiếm khi có giây phút thư nhàn, thanh thản. Nhưng ở trong bài thơ này, ông có cả một “ngày trường” thưởng thức thiên nhiên với một tâm trạng lâng lâng, sảng khoái. Bởi niềm mơ ước, nỗi trăn trở, giày vò tâm can ông, mục đích lớn nhất của đời ông đã được thực hiện: dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Thế nên, nhìn cảnh sống của nhân dân qua cuộc sống của những người dân chài vốn lam lũ nay được yên vui, no đủ, ông mơ ước có được cây đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam Phong, ca ngợi cảnh “Dân giàu đủ khắp đòi phương”. Đó là khát vọng cao cả, đẹp đẽ của một con người hết lòng vì dân vì nước.
Thao tác 3: Tổng kết
- Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi.
- Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập.
- Các bước thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Em hãy khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Cảnh ngày hè”,
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh. 
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
- Học sinh trả lời.
- Học sinh khác thảo luận, nhận xét.
- GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức
Tìm hiểu chung
1. Tập thơ Quốc âm thi tập
- Gồm 254 bài thơ Nôm.
- Nội dung: Thể hiện vẻ đẹp của con người Nguyễn Trãi với 2 phương diện:
+ Người anh hùng với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.
+ Nhà thơ với tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, cuộc sống, con người. 
- Nghệ thuật:
+ Việt hóa thơ thất ngôn bát cú Đường luật, sáng tạo thể thất ngôn xen lục ngôn.
+ Ngôn ngữ vừa trang nhã, trau chuốt vừa bình dị, tự nhiên, gần với đời sống thường ngày.
2. Bài thơ Bảo kính cảnh giới- số 43
- Là bài số 43 thuộc mục Bảo kính cảnh giới (Gương báu răn mình) có 62 bài.
- Nhan đề: Cảnh ngày hè do người biên soạn sgk đặt.
- Thể thơ: thất ngôn xen lục ngôn.
- Chủ đề: Bộc lộ nỗi lòng, chí hướng của tác giả.
II. Đọc – hiểu văn bản
Đọc – chú thích
Bố cục: 2 phần
Phân tích
Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, cuộc sống
- Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên:
 + Mọi hình ảnh đều sống động: hòe ục đùn đùn, rợp mắt như giương ô che rợp, thạch lựu phun trào sắc đỏ, sen hồng đang độ nức ngát mùi hương.
+ Màu sắc đậm đà: hòe lục, lựu đỏ, sen hồng.
- Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống côn người: nơi chợ cá dân giã thì “lao xao”, chốn lầu gác thì “dắng dỏi”, tiếng ve như một bản đàn.
=> Cả thiên nhiên và cuộc sống con người tràn đầy sức sống.
3.2 Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi
- Đắm mình trong cảnh ngày hè, nhà thơ ước có cây đnà của vua Thuấn, gảy khúc Nam phong cầu mưa thuận gió hòa.
- Lấy Nghiêu, Thuấn làm “gương báu răn mình”. Nguyễn Trãi đã bộc lộ chí hướng cao cả: Luôn khao khát đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước, thương dân.
Tổng kết
Nội dung
Tư tưởng lớn xuyên suốt trong sự nghiệp trước tác của Nguyễn Trãi – tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân – được thể hiện qua những rung động trữ tình dạt dào trước cảnh thiên nhiên ngày hè.
Nghệ thuật
- Sử dụng từ láy độc đáo: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi 
- Thể thơ: thất ngôn xen lục ngôn.
- Ngôn ngữ: giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hán và điển tích 
* Hoạt động 3. Luyện tập
- Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp, kĩ thuật: Vấn đáp, cặp đôi, hỏi và trả lời, trình bày một phút,
- Phương tiện: Máy chiếu
- Thời gian: 3 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Chọn đáp án đúng
1.Câu thơ “Rồi hóng mát thuở ngày trường” gợi điều gì về nhân vật trữ tình?
a,Con người bon chen, tất bật
b.Con người nhàn nhã thư thái
c.Con người vất vả mệt mỏi
d.Con người buồn bã, đau khổ
2. Xác định các loài hoa và màu sắc đặc trưng của từng loài? Cảnh ngày hè được miêu tả như thế nào?
3.Câu thơ:Lao xao chợ cá làng ngư phủ sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của biện pháp đó?
4.Từ láy “lao xao” có tác dụng biểu hiện cuộc sống như thế nào?
5.Nội dung chủ đạo mà anh/chị cảm nhận được từ bài thơ là gì?
1:b
2. Hoa hòe màu xanh, hoa lựu đỏ, hoa sen hồng
- Cảnh tươi tắn, rực rỡ 
- Cảnh bình dị, đặc trưng cho mùa hè ...
3. Biện pháp đảo ngữ: Đưa 2 từ láy ” lao xao” và “dắng dỏi” lên đầu câu
Tác dụng: miêu tả âm thanh sôi động của cuộc sống
4. “lao xao” : từ láy tượng thanh, miêu tả âm thanh huyên náo của chợ cá, cuộc sống no đủ, thái bình của người dân chài lưới.
5.Nội dung chủ đạo: Tâm hồn yêu thiên nhiên, khát vọng cao cả gắn liền với tấm lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi.
* Hoạt động 4. Vận dụng
- Mục tiêu:Phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp, kĩ thuật:Vấn đáp, Hỏi và trả lời, trình bày một phút
- Phương tiện:
- Thời gian: 5 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Từ bức tranh thiên nhiên trong bài, em thấy mình cần có trách nhiệm như thế nào trong việc giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên?
CÂU HỎI TÍCH HỢP
* Qua bài thơ, em thấy bản thân mình cần có trách nhiệm như thế nào đối với đất nước?
GD đạo đức: Tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó với cuộc sống đời thường, khát vọng hòa bình no ấm cho nhân dân.=> giáo dục về các giá trị: YÊU THƯƠNG,TRÁCH NHIỆM, GIẢN DỊ, HÒA BÌNH.
* Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay
- Biết rung cảm trước sự tươi đẹp và trong sáng của thiên nhiên
- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên
*Trách nhiệm của bản thân
- Giữ gìn, bảo vệ những di sản thiên nhiên
- Biết yêu cuộc sống bình dị nơi thôn dã
- Có trách nhiệm xây dựng quê hương
* Hoạt động 5. Mở rộng, tìm tòi, sáng tạo
- Mục đích: Tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp, kĩ thuật: vấn đáp, hỏi và trả lời, trình bày một phút, giao nhiệm vụ 
- Phương tiện: Máy chiếu
- Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Tìm đọc một số bài thơ trong mục Bảo kính cánh giới của Nguyễn Trãi ?
4. Củng cố
HS nắm được nội dung cơ bản bài học “Cảnh ngày hè”
5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị cho bài sau (2 phút)
- Hướng dẫn tự học: Hoàn thiện bài tập.
- Chuẩn bị bài sau: Tự chọn 9: Cảnh ngày hè
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm
Nội dung thực hiện
Yêu cầu sản phẩm
Nhóm 1
Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Trãi?
- Làm video hoặc PP về Nguyễn Trãi. Trình bày trước lớp khoảng 3 phút
Nhóm 2
Hãy giới thiệu về tập thơ Nôm Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi?
- Có sản phẩm, yêu cầu sự sáng tạo (Có thê thực hiện kĩ thuật phòng tranh, có số liệu khảo sát và thống kê, đánh giá về giá trị ND và NT)
Nhóm 3
Thông điệp nào em rút ra được sau khi tìm hiểu bài thơ Cảnh ngày hè? Em thấy mình cần phải sống ntn sau khi học xong bài thơ?
- HS rút ra được thông điệp- Bài học rút ra: phải gắn với ý thức bảo vệ môi trường và Ý thức trách nhiệm của công dân
V. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_tiet_41_canh_ngay_he_nam_hoc_2020_202.docx