Giáo án Ngữ văn 10 - Bài 8: Đất nước và con người (truyện) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Bảo Trang - Trường THPT Bình Thạnh

Giáo án Ngữ văn 10 - Bài 8: Đất nước và con người (truyện) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Bảo Trang - Trường THPT Bình Thạnh

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Biết được một số yếu tố truyện: nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật.

- Biết được sự gần gũi về nội dung giữa những tác phẩm văn học thuộc các nền văn hoá khác nhau.

2. Về năng lực:

- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù:

+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện: nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật.

+ Phân tích, đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác phẩm truyện muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

 

doc 22 trang Phan Thành 05/07/2023 3960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Bài 8: Đất nước và con người (truyện) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Bảo Trang - Trường THPT Bình Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN
LỚP
10
BÀI 8. ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI (TRUYỆN)
TÊN BÀI DẠY: TẠO LẬP THẾ GIỚI (THẦN THOẠI)
Môn học: Ngữ văn; lớp 10
Thời gian thực hiện: 11 tiết
I. MỤC TIÊU
Về kiến thức:
- Biết được một số yếu tố truyện: nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật.
- Biết được sự gần gũi về nội dung giữa những tác phẩm văn học thuộc các nền văn hoá khác nhau. 
2. Về năng lực:
- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
- Năng lực đặc thù: 
+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện: nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật.
+ Phân tích, đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác phẩm truyện muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
+ Nhận biết và phần tích được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen, liệt kê.
+ Viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
+ Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệt huật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch.
+ Biết trân trọng vẻ đẹp của quê hương, yêu đất nước, con người Việt Nam. 
3. Về phẩm chất: Yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam, biết trân trọng vẻ đẹp quê hương, bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc, có ý thức xây dựng đất nước và đánh giá cao những đóng góp của người khác cho đất nước. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV; Phiếu học tập. 
˗ Giấy A4, bút lông phục vụ cho hoạt động thảo luận nhóm. 
˗ Bài trình chiếu Power Point. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
PHẦN ĐỌC (5 tiết)
VĂN BẢN 1: ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM 
Hoạt động 1. Khởi động
Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số yếu truyện
Nội dung: Kích hoạt kiến thức nền của HS bằng kĩ thuật K-W-L.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; bảng kết quả K-W.
Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ Câu hỏi (K): Em biết gì về thể loại truyện (một số truyện tiêu biểu, kiểu nhân vật, nội dung, chi tiết ấn tượng, ) 
+ Câu hỏi (W): Sau buổi học hôm nay, em muốn biết thêm gì về thể loại này?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ bằng kĩ thuật công não, phản hồi nhanh. 
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày, phát biểu theo lượt; GV ghi nhận lên bảng.
- Kết luận, nhận định: GV chốt ý và gợi mở những vấn đề về truyện sẽ giải quyết trong bài học. 
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu tri thức đọc hiểu 
a) Mục tiêu: Nhận biết được một số yếu tố của truyện:nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện,điểm nhìn, lời kể chuyện, nhân vật.
b) Nội dung: Tìm hiểu các tri thức ngữ văn cần thiết để đọc hiểu văn bản thuộc thể loại truyện.
c) Sản phẩm: Câu trả lời trên phiếu học tập của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: HS đọc phần Tri thức ngữ văn về thể loại truyện trong SGK và tóm tắt vào phiếu học tập số 1. 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS làm phiếu học tập số 1; làm cá nhân. 
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày phiếu học tập; HS nhận xét, góp ý 
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá sản phẩm phiếu học tập và chốt ý về tri thức chung của thể loại truyện.
- Câu chuyện là sự việc, chuỗi sự việc xảy ra trong đời sống liên quan đến một hoặc một số người nào đó.Câu chuyện thường có khởi đầu, diễn biến và kết thúc.
- Thông điệp của tác phẩm văn học là điều mà tác giả muốn gửi đến người đọc qua hình tượng nghệ thuật. Đó là ý tưởng quan trong nhất, là bài học, là cách ứng xử mà văn bản truyền đến người đọc.
- Tư tưởng tác phẩm văn học là nhận thức,quan niệm, thái độ,cách lí giải về các vấn đề đời sống và khát vọng của tác giả được thể hiện trong tác phẩm.Tư tưởng của tác phẩm được thể hiện sinh động qua nhiều yếu tố :đề tài, chủ đề, thế giới hình tượng.
- Đặc điểm tính cách nhân vật là nét riêng về ngoại hình, tính cách,hành động, tâm lí ngôn ngữ của nhân vật giúp phân biệt với các nhân vật khác
- Người kể chuyện là một vai mà tác giả tạo ra đảm nhiệm việc kể lại câu chuyện trong văn bản truyện. Người kể có thể là nhân vật hoạc không, có thể có nhiều điểm nhìn khác nhau.
- Điểm nhìn là vị trí của người kể chuyện trong tương quan với câu chuyện.
Hoạt động 2.2: Trải nghiệm văn bản 
a) Mục tiêu: 
+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện như: nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện,điểm nhìn, lời kể chuyện, nhân vật 
+ Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
b) Nội dung: Đọc văn bản để phát triển kĩ năng theo dõi, suy luận, liên hệ và tìm hiểu khái quát về văn bản. 
c) Sản phẩm: Phần đọc của HS và câu trả lời của HS cho các câu hỏi trong SGK. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV mời HS đọc văn bản, các HS khác lắng nghe và trả lời câu hỏi bên cạnh văn bản trong SGK. 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc văn bản, suy nghĩ các câu hỏi. 
- Báo cáo, thảo luận: HS trả lời nhanh các câu hỏi trải nghiệm văn bản. 
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét về kết quả đọc và các câu trả lời của HS. 
+ Hiểu “ăn ong” là đi lấy mật ong bằng cách gác kèo.
+Việc làm kèo ong được kể lại qua điểm nhìn của má nuôi An.
+ Tía nuôi khuyên An không nên giết ong, vì có thể đuổi ong đi bằng cách khác.
+ Việc liên hệ, so sánh các cách nuôi ong giúp người đọc có tri thức phong phú về cuộc sống, biết cách vừa khai thác vừa bảo vệ thiên nhiên.
Hoạt động 2.3: Suy ngẫm và phản hồi 
a) Mục tiêu: 
+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện như: nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện,điểm nhìn, lời kể chuyện, nhân vật.
+ Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; 
b) Nội dung: Đọc hiểu văn bản để phản hồi các vấn đề thuộc văn bản. 
c) Sản phẩm: Phần đọc của HS, phần ghi chép, chú thích của HS, câu trả lời cho các câu hỏi Trải nghiệm cùng VB; các phiếu học tập. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp thành các nhóm (4-6 HS/nhóm); thảo luận thực hiện nhiệm vụ.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ thảo luận và ghi vào phiếu học tập. 
- Báo cáo, thảo luận: Mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. 
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chốt ý các nội dung thảo luận theo định hướng sau:
+ Câu chuyện kể về sự việc An cùng với gia đình tía nuôi đi “ ăn ong” – đi lấy mật ong bằng cách gác kèo. An được trải nghiệm cuộc sống mưu sinh trong rừng của gia đình tía má nuôi, được quan sát và học hỏi được rất nhiều điều giữa đất rừng phương Nam.
+ An là nhân vật chính trong câu chuyện. Đó là một cậu bé hồn nhiên, thông minh, luôn tò mò và khao khát khám phá thiên nhiên, cuộc sống.
+ An cũng là người kể chuyện trong câu chuyện.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện 
b) Nội dung: Tìm hiểu đặc điểm thể loại truyện
c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV giao HS thực hiện theo nhóm thực hiện vẽ sơ đồ tư duy về đặc trưng thể loại truyện thể hiện qua văn bản. 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A4. GV chụp hình đưa lên máy chiếu. 
- Báo cáo, thảo luận: GV trình chiếu sơ đồ, HS thuyết minh về sản phẩm của nhóm.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét về hình thức và nội dung của sơ đồ tư duy.
VĂN BẢN 2: GIANG (2 tiết)
Hoạt động 1. Khởi động
Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện.
Nội dung: Kích hoạt kiến thức nền của HS bằng cách thảo luận theo cặp đôi.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ Câu hỏi: Hãy kể tên một tác phẩm (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, ) viết về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thế kỉ XX và chia sẻ cảm nghĩ của bạn về một trong những tác phẩm ấy. 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ bằng kĩ thuật công não, phản hồi nhanh, ghi lại đáp án của mình và trao đổi thông tin với bạn cùng bàn. 
- Báo cáo, thảo luận: GV mời đại diện một số nhóm HS trả lời. 
- Kết luận, nhận định: GV chốt ý và giới thiệu tác phẩm truyện “Giang” (Bảo Ninh)
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Trải nghiệm văn bản 
a) Mục tiêu: 
+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện như: nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện,điểm nhìn, lời kể chuyện, nhân vật.
+ Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm 
b) Nội dung: Đọc văn bản để phát triển kĩ năng theo dõi, suy luận, liên hệ và tìm hiểu khái quát về văn bản. 
c) Sản phẩm: Phần đọc của HS và câu trả lời của HS cho các câu hỏi trong SGK. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV mời HS đọc văn bản, các HS khác lắng nghe và trả lời câu hỏi bên cạnh văn bản trong SGK. 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc văn bản, suy nghĩ trả lời các câu hỏi. 
- Báo cáo, thảo luận: HS trả lời nhanh các câu hỏi trải nghiệm văn bản. 
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét về kết quả đọc và các câu trả lời của HS. 
+ Đây chính là hoàn cảnh phù hợp để tình cảm thân mật, yêu mến giữa Giang và “tôi” này nở.
+ Lời nói và thái độ của bố Giang khi gặp Hùng lần này thể hiện sự vui mừng, phấn khởi, gần gũi, chân tình khi gặp một người quen ở chiến trường. Lời nói và thái độ này hoàn toàn khác với lần đầu, khi bố Giang chưa biết gì về nhân vật “tôi”.
+ Hai đoạn văn cuối bài là lời của nhân vật “tôi” nói với chính mình và người đọc.
Hoạt động 2.2: Suy ngẫm và phản hồi 
a) Mục tiêu: 
 + Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện như: nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện, điểm nhìn, lời kể chuyện, nhân vật.
tác phẩm 
+ Biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; 
+ Biết liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm văn học thuộc hai nền văn hoá khác nhau. 
b) Nội dung: Đọc hiểu văn bản để phản hồi các vấn đề thuộc văn bản. 
c) Sản phẩm: Phần đọc của HS, phần ghi chép, chú thích của HS, câu trả lời cho các câu hỏi Trải nghiệm cùng VB; các phiếu học tập. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm (4 - 6) và trả lời các câu hỏi sau khi đọc (SGK trang 75)
+ Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu lời của người kể chuyện, lời của nhân vật, câu chuyện, sự việc. (Trả lời câu hỏi 1, 2)
+ Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nhân vật, ngôi kể, điểm nhìn (Trả lời câu hỏi 3, 4)
+ Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu chủ đề, tư tưởng (Trả lời câu hỏi 5, 6)
+ Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu tình huống và ứng xử. (Trả lời câu hỏi 7)
- Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm HS bốc thăm nhiệm vụ cần thực hiện, thảo luận và ghi vào phiếu học tập. 
- Báo cáo, thảo luận: Mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. 
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chốt ý các nội dung thảo luận theo định hướng sau: + Lời của người kể chuyện, lời của nhân vật, câu chuyện, sự việc: 
Một số câu văn, đoạn văn có đan xen giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật: 
“Tôi toan lỉnh, song ông trông thấy tôi tức thì. “Kìa, Hùng, Hùng đấy hả Hùng!”. Giọng ông ngạc nhiên, mừng vui. Ông thân thiết xiết chặt tay tôi và không nén được, ông cảm động ôm lấy tôi. “Giang nó cứ nhắc cậu mãi, Hùng ạ. Nó cứ buồn vì không gặp lại được cậu trước khi chúng ta lên đường”. Ông bảo: “Giờ đây Giang nó ở lại ngoài đó có một mình”
“Tôi mở túi phòng hoá đeo bên hông lấy gói bít cốt mẹ dúi cho hồi trưa, và rót chè tưoi trong ấm tích ra bát. Bít cốt chiêu với chè tươi, định thế. Thấy vậy, đang lúi húi xâu lại dép cho tôi, Giang vội kêu lên:
Ôi em quên. Cóc cơm mà, để em dọn mời anh”
Những cuộc gặp gỡ và nhận xét về tình người trong chiến tranh
Những cuộc gặp gỡ
Tình cảm của các nhân vật trong chiến tranh
Giang và nhân vật “tôi”
- Cô nữ sinh tin yêu và sẵn lòng giúp đỡ anh lính trẻ: con người cởi mở, gần gũi, thân thiện, dễ cảm thông, 
- Anh tân binh thì hóm hỉnh, nhanh nhẹn kiểu thanh niên.
Nhân vật “tôi” và bố Giang (ở nhà bố Giang)
- Người bố: tác phong, điều lệnh quân đội, nghiêm nghị, giữ khoảng các, cảnh giác khi cần.
- Anh tân binh: nghiêm túc, có chút e ngoại cấp trên.
Giang, nhân vật “tôi” và bố Giang (ở nhà bố Giang)
Khi đã làm quen, tin cậy, giữa người sĩ quan và anh lính trẻ cũng rất dễ cảm thông; tình cha con người người lính rất ấm áp.
Nhân vật “tôi” và bố Giang (ở chiến trường Tây Nguyên)
Tình yêu thương con, yêu thương chiến sĩ của người chỉ huy hoà làm một; lòng kính trọng của chiến sĩ đối với người chỉ huy; tình yêu, sự cách trở và niềm tin yêu.
Nhận xét chung: Những cuộc gặp gỡ cho thấy con người đối xử với nhau bằng chân tình, nhất là giữa những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh, gặp được nhau càng mừng rỡ hơn bao giờ hết.
+ Nhân vật, ngôi kể, điểm nhìn:
Nhân vật Giang
Hình ảnh của Giang
Điểm nhìn
Nét tính cách nổi bật
Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh
Tôi
Tin người, trong trẻo, hồn nhiên, sẵn lòng giúp đỡ người khác.
Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang
Tôi, bố Giang
Nhanh nhẹn, đảm đang, biết quan tâm nũng nịu, không hề sợ bố.
Lúc cùng anh tân binh đi đến đơn vị trên xe đạp
Tôi
Hay nói chuyện, có vẻ cô đơn.
Tại chiến trường qua lời của bố Giang
Bố Giang
Luôn nhó và có tình cảm với anh tân binh
Ngôi kể, điểm nhìn: 
Ngôi kể: anh tân binh, tác giả
Điểm nhìn: anh tân binh, bố Giang, Giang
Cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy giúp tác phẩm trở nên gần gũi với người đọc, giúp họ hình dung rõ những sự kiện mà nhân vật đã trải qua.
+ Chủ đề, tư tưởng:
Chủ đề: Tình yêu của người lính
Tư tưởng:Những kí ức trong thời chiến tranh là những kí ức còn mãi, trở thành nỗi đau âm thầm. Những cuộc gặp gỡ tình cờ, vẩn vơ những sẽ để lại lưu luyến, nhớ mãi không thể xoá nhoà.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện như: nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật, chủ đề, tư tưởng, điểm nhìn, 
b) Nội dung: Tìm hiểu đặc điểm thể loại truyện. 
c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV giao HS thực hiện theo nhóm thực hiện vẽ sơ đồ tư duy về đặc trưng thể loại truyện được thể hiện qua văn bản Giang. 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A4. GV chụp hình đưa lên máy chiếu. 
- Báo cáo, thảo luận: GV trình chiếu sơ đồ, HS thuyết minh về sản phẩm của nhóm.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét về hình thức và nội dung của sơ đồ tư duy.
ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM (0,5 tiết)
VĂN BẢN 3: XUÂN VỀ
Đây là là một bài thơ được sử dụng theo yêu cầu đọc kết nối chủ điểm Đất nước và con người. GV hướng dẫn HS tập trung khai thác các nội dung kết nối chủ điểm chứ không phải là thể loại.
GV có thể dùng phương pháp đàm thoại gợi mở để hướng dẫn HS trả lời từng câu hỏi trong phần Sau khi đọc.
Câu 1. Một số hình ảnh gợi tả không khí xuân về: “gió đông”, “đôi má thiếu nữ”, “nắng mới”, “lá non”, “lúa đang thì con gái”, “hoa bưởi, hoa cam”, “bướm”, “các cô gái đi chùa”, 
Câu 2. Hình ảnh “gió đông”: hình ảnh đặc trưng của mùa xuân Bắc Bộ. Khi xuân về, khí hậu thay đổi, không khí mát lạnh.
Câu 3. 
- Chủ đề: Bức tranh thiên nhiên và con người khi xuân về.
- Cảm hứng chủ đạo: trữ tình, say đắm với khung cảnh mùa xuân
4. Hoạt động 4: Vận dụng – Mở rộng 
a) Mục tiêu: 
+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện như: nhân vật, điểm nhìn, ngôi kể, lời người kể chuyện và lời nhân vật,... 
+ Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; 
b) Nội dung: Đọc mở rộng văn bản Buổi học cuối cùng (SGK trang 78) (0,5 tiết)
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc văn bản Buổi học cuối cùng (SGK trang 78) và thực hiện phiếu học tập bằng hình thức cá nhân. 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc (ở lớp hoặc ở nhà) và làm phiếu học tập
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày các đặc điểm của truyện. 
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chốt ý. 
Vấn đề
Câu trả lời
Tóm tắt truyện
Chủ đề
Thông điệp
Nhân vật thầy Ha men (Tâm trạng của thầy trong buổi học cuối cùng)
PHẦN THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (1 tiết)
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức tiếng Việt:
a) Mục tiêu: Nhận biết biện pháp tu từ chêm xen và biện pháp tu từ liệt kê, và nêu tác dụng của hai biện pháp trên: tạo sự mạch lạc, liên kết, làm rõ ý diễn đạt và chỉ ra sự phong phú đa dạng của đối tượng trong đoạn văn.
b) Nội dung: Tìm hiểu phần tri thức tiếng Việt (trang 60, 61). 
c) Sản phẩm: Phần ghi chú, câu trả lời của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc phần tri thức tiếng Việt, tóm tắt lại các khái niệm về hai biện pháp tu từ, thấy được dấu hiệu nhận biết và nêu tác dụng. 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS tự đọc tri thức, ví dụ và ghi chú. 
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày tóm tắt hoạt động. 
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét:
+ Biện pháp tu từ chêm xen và biện pháp tu từ liệt kê là hai hiện tượng ngôn ngữ xuất hiện trong các VB của bài học;
+Các bài tập thực hành Tiếng Việt vừa giúp ích thiết thực cho việc đọc hiểu văn bản; mặt khác giúp học sinh vận dụng trong khi thực hành các kỹ năng nói viết; 
2. Hoạt động 2: Thực hành tiếng Việt 
a) Mục tiêu: Nhận biết và chỉ ra được các biện pháp tu từ chêm xen và liệt kê trong đoạn văn.
b) Nội dung: HS làm bài tập trong SGK (Trang 77)
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV chia nhóm cho HS tự thực hiện các câu hỏi phần thực hành tiếng Việt trong SGK – trang 77, sau đó lên bảng trình bày. 
+ Nhóm 1,2: Bài tập 1 
+ Nhóm 3,4: Bài tập 2 
+ Nhóm 5,6: Bài tập 3 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm về các bài giải và nhận xét các nhóm khác. 
- Báo cáo, thảo luận: HS lên bảng trình bày. 
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chốt ý 
Bài tập 1.
 GV hướng dẫn HS đọc lại các VB và thực hiện một số yêu cầu:
-Chỉ ra biện pháp tu từ chêm xen.
-Giải thích dấu hiệu giúp HS nhận diện biện pháp tu từ trong bài tập, tùy theo từng câu mà thành phần chêm xen có thể được nhận ra bằng những dấu hiệu khác nhau: câu a) là dấu ngoặc đơn, câu b) là dấu gạch ngang, câu c) lại là dấu “phẩy”
Bài tập 2. 
GV hướng dẫn HS đọc lại các ngữ liệu và thực hiện một số yêu cầu:
-Chỉ ra biện pháp tu từ liệt kê. Dấu hiệu nhận diện: Các từ, các cụm từ cùng loại (có cấu tạo ngữ pháp tương đương nhau), sắp xếp nối tiếp nhau, ngăn cách với nhau bằng các dấu phẩy.
Gợi ý:
a.Cái lành lạnh của hơi nước sông ngòi, mương rạch, của đát ẩm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh. (Đoàn Giỏi)
b.Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh (Đoàn Giỏi)
c.Bà con xem, Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán. (Trích “Sử thi Đăm Săn”)
d.Tôi đã cầm cây xà gạc phát rẫy mới này, tôi rạch rừng, tôi giết tê giác trong thung, giết cọp beo trên núi, giết kên kên, quạ dữ trên ngọn cây, chém ma thiêng quỷ ác trên đường đi. (Trích “Sử thi Đăm Săn”)
*Lưu ý: trong ngữ liệu d, ngoài phép liệt kê đã chỉ ở trên, các vế câu cũng có thể tạo thành phép liệt kê (Tôi ; tôi ; tôi ;)
-Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong các văn bản trên:
+Miêu tả chi tiết những khía cạnh khác nhau của đối tượng;
+Tạo ấn tượng mạnh về hình ảnh và cảm xúc cho người đọc;
Bài tập 3. 
GV hướng dẫn học sinh chỉ ra biện pháp tu từ liệt kê trong văn bản:
“Một ngôn ngữ được đánh giá là phát triển khi nó ngày càng có tính chất trí tuệ hóa và quốc tế hóa. Điều này rất quan trọng khi ta đặt tiếng Việt trong bối cảnh thời đại ngày nay: thời đại của thông tin, của trí tuệ; thời đại của hội nhập khu vực, hội nhập toàn cầu”
(Phạm Văn Đồng)
-GV hướng dẫn HS đảo trật tự các bộ phận của phép liệt kê trong đoạn văn để rút ra kết luận các phép liệt kê ấy có khác nhau không? 
-Bài tập này nhằm giúp HS phân biệt được kiểu liệt kê tăng tiến và không tăng tiến. Trong phép liệt kê tăng tiến, chúng ta không thể đảo trật tự các bộ phận của nó.
Ví dụ: Trong câu “ hội nhập khu vực, hội nhập toàn cầu” a có phép liệt kê tăng tiến (Từ “khu vực” – phạm vi nhỏ đến “Toàn cầu” – phạm vi rộng lớn), không thể đảo vị trí, trật tự diễn đạt được.
-GV cũng yêu cầu HS đảo trật tự các bộ phận của phép liệt kê khác và rút ra nhận xét:
+ trí tuệ hóa và quốc tế hóa. 
+ thời đại của thông tin, của trí tuệ; 
+ thời đại của hội nhập khu vực, hội nhập toàn cầu”
3.Hoạt động 3. Từ đọc đến viết:
GV lưu ý HS:
-Viết ngắn trong trường hợp này cũng đồng thời là viết nhanh, tạo lập được sản phẩm (đoạn văn) trong một khoảng thời gian ngắn. Với kiểu bài tập này, GV chưa nên đặt nặng yêu cầu viết tốt, viết hay mà nên coi trọng kĩ năng viết nhanh, rõ ý. GV nên hướng dẫn HS thực hiện theo các bước:
- Đọc nhanh đề bài, gạch chân từ ngữ quan trọng để xác định yêu cầu đề. Với bài tập này, có yêu cầu về đề tài (viết về cái gì?)
-Lựa chọn nhanh đề tài cho đoạn văn ngắn của bản thân.
Bài tập nêu đề tài: “Kể lại ấn tượng về một vùng đất mà bạn đã đi qua” hoặc “Nêu cảm nghĩ về một nhân vật mà bạn cảm thấy gần gũi nhất trong hai VB Đất rừng phương Nam (trích) và Giang. Hai câu này giúp bạn hiểu sâu thêm chủ điểm Đất nước và con người.
Như vậy, HS phải lựa chọn một trong hai chủ đề trên.
-Viết nhanh bản thảo đoạn văn; đồng thời, đọc lại và chỉnh sửa nhanh.
GV nhận xét đánh giá nhanh và gợi ý hướng dẫn chỉnh sửa nhanh cho bài tập của HS. 
PHẦN VIẾT (2 tiết: 1 tiết hướng dẫn, HS làm bài ở nhà; 1 tiết trả bài)
1. Hoạt động 1: Dạy học tri thức về kiểu bài: 
a) Mục tiêu: trao đổi, ôn tập, trang bị cho HS kĩ năng để viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch;
b) Nội dung: Tìm hiểu tri thức về kiểu bài phân tích đánh giá một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch. HS biết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự (sử thi, truyện kể, truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, ) hoặc tác phẩm kịch (chèo, tuồng, hài kịch, bi kịch, )
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc phần tri thức về kiểu bài và thực hiện ghi chú lại những đặc điểm của loại văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch;
- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc phần tri thức về kiểu bài trong SGK. 
- Báo cáo, thảo luận: GV đặt câu hỏi, HS tóm tắt ngắn gọn. 
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét (nếu cần). 
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu tham khảo
a) Mục tiêu: Lựa chọn được một VB có nội dung sinh động, gần gũi với đời sống, vừa mang tính giải trí, vừa đậm yếu tố văn chương để bồi đắp tâm hồn HS. Từ đó, hướng dẫn HS viết được văn bản đúng quy trình; viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể: chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật. 
b) Nội dung: 
-Yêu cầu HS đọc lại truyện “Cô bé bán diêm”
-Yêu cầu HS đọc kĩ văn bản “Thực tế và mộng tưởng trong Cô bé bán diêm” và trả lời câu hỏi hướng dẫn. 
*Lưu ý: Khi đọc HS phải làm sao vừa bao quát toàn bộ VB, vừa nắm bắt các chi tiết cụ thể về ý tưởng lẫn cách thức nghị luận (luận điểm – lí lẽ - bằng chứng). Qua đó, HS học hỏi cách thức thực hiện các yêu cầu cụ thể của kiểu bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể: chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật. 
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV chia 8 nhóm (4-6HS/nhóm); các nhóm thảo luận và thực hiện phiếu học tập số 1, 2, 3 , 4
Nhóm 1 và 5:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Căn cứ vào văn bản trong Sách giáo khoa trang 82 – 83, hãy cho biết:
Ngữ liệu trên đã là một bài viết hoàn chỉnh hay chưa?
Những dấu hiệu nào giúp bạn xác định như vậy
Nhóm 2 và 6:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Căn cứ vào văn bản trong Sách giáo khoa trang 82 – 83, hãy cho biết:
Luận điểm được tập trung phân tích đánh giá trong ngữ liệu là gì?
Nhóm 3 và 7:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Căn cứ vào văn bản trong Sách giáo khoa trang 82 – 83, hãy cho biết:
Chỉ ra sự kết hợp giữa lí lẽ và bằng chứng trong ngữ liệu.
Nhóm 4 và 8:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Căn cứ vào văn bản trong Sách giáo khoa trang 82 – 83, hãy cho biết:
Người viết đã có những nhận xét gì về tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện thảo luận theo nhóm. 
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày vấn đề theo yêu cầu của GV. 
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét (nếu cần).
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS tạo lập VB
a) Mục tiêu: Viết được văn bản đúng quy trình; viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể: chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật. 
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS viết bài phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện.
c) Sản phẩm: Bài viết của HS 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: giao đề bài (GV đọc to và ghi lên bảng, yêu cầu một vài HS nhắc lại đề bài) SGK trang 84:
Đề 1: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm truyện.
Đề 2: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch mà bạn đã học hoặc đã đọc.
- Thực hiện nhiệm vụ: 
Þ Bước 1.Chuẩn bị trước khi viết:
—GV yêu cầu HS xác định đề tài, đọc SGK trang 84;
—GV trình chiếu một số câu hỏi để HS thảo luận trong 10 phút và viết câu trả lời lên giấy A4. 
— Câu hỏi hướng dẫn, định hướng cho HS chuẩn bị trước khi viết: 
- Văn bản (VB) dự định phân tích là VB nào? 
- Lí do vì sao chọn VB đó? 
- Dự định lấy thông tin từ những nguồn nào? 
- Ai sẽ là đối tượng tiếp nhận VB? 
- Mục đích viết bài văn để làm gì? 
*Lưu ý: Hs phải tự mình lựa chọn tác phẩm, và để việc triển khai viết bài thuận lợi, nhanh, tác phẩm được chọn nên thỏa các yêu cầu sau:
+Tác phẩm HS quan tâm, am hiểu, có hứng thú trong việc trình bày;
+Tác phẩm quen thuộc, gần gũi với HS và bạn cùng trang lứa, nội dung tác phẩm tích cực, có ý nghĩa giáo dục, thẩm mỹ;
+Tác phẩm có nội dung hấp dẫn, nghệ thuật đặc sắc;
+Tác phẩm được dư luận xã hội quan tâm, đánh giá cao (tác giả mới, tác giả nổi tiếng, tác giả đạt giải thưởng, tác phẩm dựng thành phim – “Chùa Đàn” của Nguyễn Tuân; “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư ), hoặc tác phẩm gây ra những tranh luận để HS có thể góp thêm một quan điểm, cách đánh giá hòng làm sáng tỏ giá trị tác phẩm.
Þ Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
— Câu hỏi hướng dẫn HS tìm ý: 
- Chủ đề tác phẩm này là gì? (Liên hệ những tác phẩm cùng chủ đề). Chủ đề tác phẩm lựa chọn phân tích đánh giá có gì sâu sắc mới mẻ? Chủ đề đó bao gồm các khía cạnh nào và được khơi sâu nhờ những bút pháp gì?...
- Đối tượng có những đặc điểm nổi bật nào về nội dung và nghệ thuật? 
+Với các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết hay sử thi thì cần tập trung vào cách xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, lời của người kể chuyện, đối thoại, độc thoại của nhân vật (Có thể chọn trong bài 6)
+Với các tác phẩm truyện kí, hồi kí, du kí, nhật kí, phóng sự, thì cần tập trung vào các yếu tố tạo nên tính xác thực của sự kiện, chi tiết, góc nhìn, thái độ, quan điểm, cảm xúc và ngôn từ của tác giả.
+Với các tác phẩm kịch (chèo, tuồng; bi kịch, hài kịch, chính kịch) thì cần tập trung vào các yếu tố như mâu thuẫn, xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại, (Có thể chọn trong bài 1)
aViệc xác định mục đích viết, người nghe, thu thập tư liệu, HS thực hiện như đã tiến hành ở các bài học trước.
- Sắp xếp bố cục như thế nào? Trong mỗi phần sẽ triển khai nội dung gì? 
—Lập dàn ý:
Sắp xếp, trình bày các ý đã tìm thành một dàn ý (theo bố cục nêu trong phần Tri thức về kiểu bài) 
®GV yêu cầu HS đọc to, gạch các ý quan trọng trong SGK trang 85, chú ý bố cục: 
+Mở bài: giới thiệu tác phẩm tự sự / tác phẩm kịch (tên tác phẩm, thể loại, tác giả, ); nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.
+Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm phân tích, đánh giá tác phẩm theo một trình tự nhất định (chủ đề trước, nghệ thuật sau; nghệ thuật trước, chủ đề sau hoặc kết hợp cả hai)
+Kết bài: khẳng định lại một cách khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm.
ÞBước 3. Viết bài:
- GV hướng dẫn HS dựa vào dàn ý mà các em tạo lập, viết bài văn hoàn chỉnh. Bài viết cần thể hiện được đặc điểm của kiểu bài Phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt;
- GV yêu cầu HS chú ý cách diễn đạt sáng rõ, khúc chiết, linh hoạt; 
ÞBước 4. Xem lại và chỉnh sửa 
- GV yêu cầu HS dựa trên các tiêu chí trong bảng kiểm SGK trang 86, xem lại VB đã viết và chỉnh sửa nếu cần. 
- HS xem lại và chỉnh sửa nội dung đã viết. 
- Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo các vấn đề phát sinh và rút kinh nghiệm từ quá trình chuẩn bị viết – viết – chỉnh sửa sau khi viết 
- Kết luận, nhận định: GV góp ý, đánh giá, nhận xét (nếu cần). 
PHẦN NÓI – NGHE (1 tiết)
Hoạt động 1: Chuẩn bị nói và nghe
* Mục tiêu:
Năng lực tự chủ và tự học: luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
 - Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể; nghe và nắm bắt được ý kiến, quan điểm của người nói, biết nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.
Nội dung: HS chuẩn bị cho bài nói và hoạt động nghe
Sản phẩm: phiếu học tập
Tổ chức thực hiện
Giao nhiệm vụ học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (CHUẨN BỊ BÀI NÓI)
Tên tác phẩm:
Nhóm HS thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị nói
- Xác định mục đích, người nghe, không gian và thời gian nói.
 - Tôi thực hiện bài nói này nhằm mục đích:
- Người nghe của tôi là:
- Không gian, thời gian nói:
- Tôi sẽ chọn cách thuyết trình:
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
- Tên tác phẩm, tác giả, tên nhà xuất bản, năm xuất bản.
- Một số ý về nhân vật, cốt tr

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_10_bai_8_dat_nuoc_va_con_nguoi_truyen_nam_ho.doc