Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 64: Hiền tài là nguyên khí quốc gia - Năm học 2018-2019 - Lưu Thị Ly Lan

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 64: Hiền tài là nguyên khí quốc gia - Năm học 2018-2019 - Lưu Thị Ly Lan

Đọc văn: HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA

(Trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba)

-THÂN NHÂN TRUNG-

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Thấy được quan niệm đúng đắn về vai trò của người hiền tài đối với vận mệnh đất nước và ý nghĩa của việc khắc bia biểu dương họ.

- Hiểu được cách viết văn chính luận sắc sảo, lập luận, kết cấu chặt chẽ, thuyết phục người đọc, người nghe.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

1. Kiến thức

- “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, mối quan hệ giữa hiền tài và vận mệnh nước nhà.

- Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ.

- Cách lập luận, kết cấu chặt chẽ, sử dụng ngôn ngữ chính luận.

2. Kỹ năng

Đọc – hiểu bài văn chính luận theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ

Học sinh cần có thái độ trân trọng, tự hào về những nhân tài của quốc gia đồng thời học tập rèn luyện để trở thành nhân tài dựng xây đất nước.

III. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

1. Giáo viên

1.1. Dự kiến các phương pháp và kỹ thuật dạy học

- Tạo tâm thế tiếp nhận bằng cách giới thiệu bài.

- Định hướng học sinh phân tích, khái quát bằng phương pháp gợi mở, thảo luận nhóm, nêu vấn đề,

1.2. Phương tiện

- Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, SBT Ngữ văn 10 tập 2, sách tham khảo, giáo án.

2. Học sinh

- Học bài cũ

- Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi,

- Đọc trước bài mới ở nhà

- Soạn bài theo câu hỏi định hướng trong sách giáo khoa.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định, tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Em hãy đọc thuộc lòng đoạn 1 trong “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi. Qua đó hãy phân tích để thấy được tư tưởng nhân nghĩa cũng như quan niệm về quốc gia độc lập mà tác giả đã đề cập.

HS cần nêu đủ các ý:

* Tư tưởng nhân nghĩa:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

- Tư tưởng nhân nghĩa là yên dân trừ bạo.

=> Đây là tư tưởng mới mẻ với quan điểm lấy dân làm gốc.

- Cốt lõi của lịch tư tưởng nhân nghĩa: Là lấy dân làm gốc, vì dân mà diệt trừ tham tàn bạo ngược, bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân. Khẳng định lập trường ch * Quan niệm về quốc gia độc lập.

“ Như nước Đại Việt ta từ trước,

 hào kiệt đời nào cũng có”.

- Có tên: Đại Việt

- Có nền văn hiến: vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

- Có ranh giới lãnh thổ: núi sông bờ cõi đã chia.

- Có phong tục: phong tục Bắc Nam

- Có lịch sử riêng, chế độ riêng: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

- Có hào kiệt: đời nào cũng có

=> "Các từ ngữ: “từ trước”, “đã lâu”, “vốn xưng”, “đã chia”, “cũng khác” cho thấy sự tồn tại hiển nhiên, vốn có, lâu đời của một nước Đại Việt độc lập, có chủ quyền và văn hiến. "Giọng điệu: trang trọng, hào hùng mang tính chất của một lời tuyên ngôn chính nghĩa của ta và tính chất phi nghĩa của kẻ thù xâm lược.

 

docx 10 trang yunqn234 4600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 64: Hiền tài là nguyên khí quốc gia - Năm học 2018-2019 - Lưu Thị Ly Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY LỚP 10.5
Trường thực tập: Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ
Lớp thực tập: 10.5	
Ngày soạn: 22/1/2019
Ngày dạy: 15/2/2019
Số tiết PPCT: 64
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Cô NGUYỄN KIM THỦY
Họ và tên sinh viên thực tập: LƯU THỊ LY LAN
Đọc văn:	 HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA
(Trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba)
-THÂN NHÂN TRUNG-
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Thấy được quan niệm đúng đắn về vai trò của người hiền tài đối với vận mệnh đất nước và ý nghĩa của việc khắc bia biểu dương họ.
Hiểu được cách viết văn chính luận sắc sảo, lập luận, kết cấu chặt chẽ, thuyết phục người đọc, người nghe.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
Kiến thức
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, mối quan hệ giữa hiền tài và vận mệnh nước nhà.
Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ.
Cách lập luận, kết cấu chặt chẽ, sử dụng ngôn ngữ chính luận.
Kỹ năng
Đọc – hiểu bài văn chính luận theo đặc trưng thể loại.
Thái độ
Học sinh cần có thái độ trân trọng, tự hào về những nhân tài của quốc gia đồng thời học tập rèn luyện để trở thành nhân tài dựng xây đất nước.
CHUẨN BỊ BÀI HỌC
Giáo viên
Dự kiến các phương pháp và kỹ thuật dạy học
Tạo tâm thế tiếp nhận bằng cách giới thiệu bài.
Định hướng học sinh phân tích, khái quát bằng phương pháp gợi mở, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, 
Phương tiện
Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, SBT Ngữ văn 10 tập 2, sách tham khảo, giáo án...
Học sinh
Học bài cũ
Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi, 
Đọc trước bài mới ở nhà
Soạn bài theo câu hỏi định hướng trong sách giáo khoa.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định, tổ chức lớp 
Kiểm tra bài cũ 
Câu hỏi: Em hãy đọc thuộc lòng đoạn 1 trong “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi. Qua đó hãy phân tích để thấy được tư tưởng nhân nghĩa cũng như quan niệm về quốc gia độc lập mà tác giả đã đề cập.
HS cần nêu đủ các ý:
* Tư tưởng nhân nghĩa:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.
- Tư tưởng nhân nghĩa là yên dân trừ bạo.
=> Đây là tư tưởng mới mẻ với quan điểm lấy dân làm gốc.
- Cốt lõi của lịch tư tưởng nhân nghĩa: Là lấy dân làm gốc, vì dân mà diệt trừ tham tàn bạo ngược, bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân. Khẳng định lập trường ch * Quan niệm về quốc gia độc lập.
“ Như nước Đại Việt ta từ trước,
 hào kiệt đời nào cũng có”.
- Có tên: Đại Việt
- Có nền văn hiến: vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
- Có ranh giới lãnh thổ: núi sông bờ cõi đã chia.
- Có phong tục: phong tục Bắc Nam 
- Có lịch sử riêng, chế độ riêng: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
- Có hào kiệt: đời nào cũng có
=> "Các từ ngữ: “từ trước”, “đã lâu”, “vốn xưng”, “đã chia”, “cũng khác” cho thấy sự tồn tại hiển nhiên, vốn có, lâu đời của một nước Đại Việt độc lập, có chủ quyền và văn hiến. "Giọng điệu: trang trọng, hào hùng mang tính chất của một lời tuyên ngôn chính nghĩa của ta và tính chất phi nghĩa của kẻ thù xâm lược.
Giới thiệu bài mới
Nếu như trong TỰA “TRÍCH DIỄM THI TẬP” chúng ta hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân, có thái độ trân trọng và yêu quý di sản văn học dân tộc thì đến với bài học này chúng ta sẽ hiểu được vai trò và tầm quan trọng của hiền tài đối với đất nước.
Theo Thân Nhân Trung: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" – nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp". Đó là nhận định rất có giá trị của Thân Nhân Trung. Vậy thực sự hiền tài có là nguyên khí quốc gia hay không, chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tạo tâm thế tiếp nhận cho HS bằng cách giới thiệu về tác giả Thân Nhân Trung và bài văn bia
Tìm hiểu chung
GV hỏi: Qua phần chuẩn bị bài ở nhà, em hãy nêu vài nét chính về tác giả Thân Nhân Trung?
GV đưa ra kết luận chung:
+ Thân Nhân Trung – phó nguyên soái trong Tao đàn văn học do Lê Thánh Tông sáng lập.
+ Bài ký được khắc bia năm 1484. Trước phần trích học có một đoạn văn dài kể việc từ khi Lê Thái Tổ dựng nước (1428) đến năm 1484, các vua Lê tuy đều chú ý bồi dưỡng hiền tài nhưng chưa có điều kiện dựng bia tiến sĩ. Cuối phần trích là danh sách 33 vị tiến sĩ khoa Nhâm Tuất 1442.
+Bài văn bia này giữ vai trò quan trọng như một lời tựa chung cho cả 82 tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu, Hà Nội.
Gv bình giảng: Thân Nhân Trung là vị học giả uyên bác. Ông chính là người mở đầu cho một dòng tộc khoa bảng 3 đời 4 vị tiến sĩ làm quan triều nhà Lê. Đầu tiên là Thân Nhân Trung đỗ tiến sĩ năm 1469, sau là Thân Nhân Tín con cả của ông, tiếp là Thân Nhân Vũ con thứ của ông, và cuối cùng là Thân Cảnh Văn cháu của ông.
 Để tìm một dòng họ 3 đời 4 vị tiến sĩ ở đất nước ta thì rất hiếm.
GV hỏi: Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào?
-Từ năm 1439, Triều Lê đặt ra lệnh xướng danh, ban áo mũ, cấp ngựa, ăn yến, vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao nhằm khuyến khích nhân tài, phát triển giáo dục.
-Năm 1484 thời Hồng Đức, Thân Nhân Trung đã soạn bài ký để danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba, khắc trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu.
GV hỏi: Tác phẩm thuộc thể loại nào? Ý nghĩa?
GV hỏi: Văn bản có thể chia thành mấy phần? Ý nghĩa của từng phần?
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản.
II. Đọc – hiểu văn bản
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
GV hỏi: Em hiểu câu: hiền tài là nguyên khí của quốc gia như thế nào? (gợi ý: hiền tài là gì? Nguyên khí là gì?)
GV giảng:
 - Hiền tài chỉ những người tài cao, học rộng, có đạo đức
- Hiền tài là nguyên khí của quốc gia: khẳng định người hiền tài là khí chất làm nên sự sống còn và phát triển của xã hội, đất nước.
GV hỏi: Người hiền tài có vai trò như thế nào đối với đất nước?
GV giảng: Hiền tài có sự quyết định đến sự vinh suy của một đất nước, hiền tài dồi dào thì đất nước hưng thịnh, ngược lại hiền tài cạn kiệt đất nước suy yếu. Như vậy muốn cho nguyên khí đất nước phát triển thì không thể không chăm chút bồi dưỡng nhân tài.
GV liên hệ và giáo dục cho HS: vai trò của người hiền tài trong xã hội ngày nay có còn quan trọng hay không?
GV kết luận và khẳng định: Ở thời kì nào cũng vậy, hiền tài rất quan trọng, nó quyết định đến sự sống còn đối với đất nước. Đặc biệt đối với xã hội ngày nay, công nghệ 4.0 đang dần dần xâm chiếm vào cuộc sống của con người, nhưng những cái máy móc hay những con rôbôt thông minh đó, nó đều nhờ cái trí óc sáng tạo, và cái tài năng vô hạn của con người tạo ra. Vì vậy, hiền tài đóng vai trò rất quan trọng.
2. Quan điểm của tác giả về chính sách đãi ngộ nhân tài của nước nhà
GV hỏi: Để có được nhân tài các triều đại xưa đã làm những gì?
GV hỏi:Em có nhận xét gì về cách lập luận?
GV liên hệ: Trường chúng ta có nhiều người tài không? Sơ kết học kì 1 lớp ta có bao nhiêu bạn giỏi? Bao nhiêu bạn khá?
GV kết luận và khẳng định vai trò và vị trí của người tài trong lớp học, trong trường và rộng hơn nữa là ngoài xã hội.
GV dẫn dắt: Sau Cách Mạng chính sách phát triển nhân tài, đề cao trí thức, quốc sách giáo dục đã được coi trọng, chiến lược phát triển giáo dục, phát triển con người ở thế kỉ XXI, vinh danh các thủ khoa đậu Đại học tại Văn Miếu hằng năm đã được thực hiện.
3.Ý nghĩa của việc khắc bia, ghi tên tiến sĩ
GV hỏi: Việc khắc bia ghi tên tiến sĩ đối với đương thời các thế hệ sau có ý nghĩa và tác dụng gì?
Bài học lịch sử
GV hỏi: Theo em bài học lịch sử từ việc khắc bia, ghi tên tiến sĩ là gì?
GV hỏi:Tại sao bia của người hiền tài lại được đặt lên lưng con rùa?
GV kết luận: 
Rùa là 1 trong tứ linh: long, lân, quy (Rùa), phụng . Bia hay cuốn sách là 1 trong 4 vật quý. Văn hóa Trung quốc thường dùng tứ linh và tứ quý để trang trí cho công trình kiến trúc, đình chùa Viêt Nam ảnh hưởng của Trung Quốc nên thường dùng những hình ảnh này để trang trí.
GV hỏi: Nước ta có bao nhiêu văn miếu? Được đặt ở đâu?
GV kết luận: Có 2 văn miếu lớn
Văn Miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội là Văn Miếu đầu tiên của nước ta, được vua Lý Thánh Tông cho xây dựng năm 1070.
Văn Miếu Huế hay Văn Thánh Huế nằm bên bờ sông Hương, thuộc địa phận thôn An Bình, làng An Ninh, phía Tây Kinh thành Huế, được xây dựng vào năm 1808 dưới triều vua Gia Long
GV: 7 văn miếu còn lại được phân bổ ở 7 tỉnh thành khác nhau: Văn Miếu Mao Điền ở Hải Dương, Xích Đằng ở Hưng Yên, Văn Miếu Bắc Ninh ở tỉnh Bắc Ninh, Văn Miếu Diên Khánh tỉnh Khánh Hòa, Văn Miếu Trấn Biên tỉnh Đồng Nai, Văn Miếu Vĩnh Long ở tỉnh Vĩnh Long, Văn Miếu Cao Lãnh ở tỉnh Đồng Tháp.
Hoạt động 3: Tổng kết
III. Tổng kết
GV hỏi: Nghệ thuật đặc sắc trong bài học là gì ?
GV hỏi: Ý nghĩa bài học là gì?
Tìm hiểu chung
Tác giả
- Thân Nhân Trung (1418 – 1499), tự là Hậu Phủ, ngươi làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng (Bắc Giang).
- Ông là thành viên hội Tao Đàn do Lê Thánh Tông sáng lập.
- Ông đỗ tiến sĩ năm 1469, là người nổi tiếng văn chương, được Lê Thánh Tông tin dùng, thường cho vào hầu văn bút.
- Bài ký là một trong 82 bài văn bia ở Văn Miếu Hà Nội được Thân Nhân Trung soạn năm 1422.
Tác phẩm
Hoàn cảnh ra đời: 
Năm 1484 thời Hồng Đức, Thân Nhân Trung đã soạn bài ký để danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba, khắc trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu.
Thể loại
Văn bia là loại văn khắc trên bia đá nhằm ghi chép những sự việc trọng đại, hoặc tên tuổi những người có công đức lớn để lưu truyền cho đời sau.
Bố cục
Hai đoạn:
- Đoạn 1: từ đầu à “làm đến mức cao nhất”: nêu lên giá trị của hiền tài đối với đất nước
- Đoạn 2: còn lại: nêu ý nghĩa của việc dựng bia, khắc tên người hiền tài.
II. Đọc – hiểu văn bản
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
- Hiền tài: là người có tài đức
- Nguyên khí: khí chất làm nên sự sống ban đầu.
Hiền tài có sự quyết định đến sự vinh suy của một đất nước, hiền tài dồi dào thì đất nước hưng thịnh, hiền tài cạn kiệt thì đất nước suy yếu.
2. Quan điểm của tác giả về chính sách đãi ngộ nhân tài của nước nhà
- Để khích lệ nhân tài các triều vua đã dùng nhiều cách: bằng việc đề cao danh tiếng, phong chức tước, cấp bậc, ghi tên ở bảng vàng, ban yến tiệc.
- Tuy nhiên những việc làm đó vẫn chưa xứng đáng với vai trò, vị trí của hiền tài. Vì vậy cần khắc bia lưu danh sử sách.
àLập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia.
Ý nghĩa của việc khắc bia, ghi tên tiến sĩ
- Khuyến khích hiền tài, kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn, hâm mộ, ra sức rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua, giúp nước.
- Ngăn ngừa điều ác, kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện xem đó mà cố gắng.
- Làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững dài lâu.
“Dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho đất nước.” Sgk/32
Bài học lịch sử
- Thời nào hiền tài cũng là nguyên khí của quốc gia à Phải biết quý trọng nhân tài.
- Hiền tài có mối quan hệ sống còn đối với đất nước.
- Thấm nhuần quan điểm của nhà nước: giáo dục là quốc sách, trọng dụng nhân tài.
III. Tổng kết
Nghệ thuật
- Lập luận chặt chẽ, giọng văn mạnh mẽ, khẳng định vai trò quan trọng của nhân tài, nhấn mạnh vai trò của hiền tài.
- Lâp luận mạch lạc, thuyết phục, dễ hiểu.
- Liệt kê trùng điệp.
2. Nội dung
Khích lệ kẻ sĩ đương thời, luyện tài, rèn đức, nêu những bài học muôn đời sau; thể hiện tấm lòng của Thân Nhân Trung với sự nghiệp, xây dựng đất nước.
 V. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ (5 Phút) 
- Qua bài học ngày hôm nay, giúp chúng ta nắm được:
Nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của người hiền tài đối với vận mệnh của đất nước, đồng thời cũng chỉ rõ mục đích tốt đẹp của việc đề danh tiến sĩ.
- Học bài cũ: Học tất cả nội dung của bài học ngày hôm nay, 
- Chuẩn bị bài: Soạn bài “Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn”.
 V. RÚT KINH NGHIỆM
VI.	NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
 Tân Uyên, ngày 15 tháng 2 năm 2019
 Phê duyệt của GVHD SVTT
 Cô. Nguyễn Kim Thủy Lưu Thị Ly Lan

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_tiet_64_hien_tai_la_nguyen_khi_quoc_g.docx