Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Hà Phương Liên

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Hà Phương Liên

Sau chương này, HS sẽ:

● Trình bày được vai trò và triển vọng của trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

● Phân loại được các nhóm cây trồng theo nguồn gốc, đặc tính sinh vật và mục đích sử dụng.

● Nêu được một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt.

● Trình bày được những yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt.

 

docx 81 trang Phan Thành 04/07/2023 2550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Hà Phương Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRỒNG TRỌT
Sau chương này, HS sẽ:
Trình bày được vai trò và triển vọng của trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Phân loại được các nhóm cây trồng theo nguồn gốc, đặc tính sinh vật và mục đích sử dụng.
Nêu được một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt.
Trình bày được những yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt.
BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ TRỒNG TRỌT
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển năng lực:
- Năng lực công nghệ: 
Trình bày được vai trò, triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Nêu được một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở Việt Nam và trên thế giới.
Trình bày được những yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt.
- Năng lực chung: Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về vị trí, vai trò và triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam và trên thế giới.
2. Phát triển phẩm chất:
Có ý thức tìm hiểu về vai trò và triển vọng của trồng trọt.
Nhận thức được sở thích và sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong trồng trọt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, Giáo án.
Tranh, ảnh, video liên quan đến vai trò, triển vọng của trồng trọt, các thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở Việt Nam và trên thế giới.
Máy tính, máy chiếu (nếu có)
2. Đối với học sinh
SGK. 
Đọc trước bài học trong sgk, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến vai trò, triển vọng của trồng trọt, các thành tựu của ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở Việt Nam và trên thế giới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thông qua video và các câu hỏi gợi ý giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức đã có về trồng trọt, giúp HS biết thêm về trồng trọt công nghệ cao và muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú trong bài học.
b. Nội dung: GV chiếu video, đặt câu hỏi, HS xem và đưa ra câu trả lời.
c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được câu trả lời theo ý kiến cá nhân.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu video về vườn sau sạch sử dụng công nghệ cao cho HS theo dõi: 
- Sau khi xem xong video, GV đặt câu hỏi:
+ Theo em, ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt nhằm mục đích gì?
+ Em có biết những công nghệ nào đang được áp dụng trong trồng trọt ở Việt Nam và trên thế giới.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS theo dõi video, tiếp nhận câu hỏi và đưa ra ý kiến chủ quan của bản thân.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV tiếp nhận câu trả lời của HS, chưa vội phân định đúng sai. GV cho HS xác nhận lại ở cuối bài.
- GV dẫn dắt HS vào nội dung bài mới. Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về vai trò và triển vọng trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
a. Mục tiêu: HS nhận thức được vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người và đối với các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I.1, quan sát các hình ảnh trong mục I trong sgk kết hợp trả lời các câu hỏi gợi ý, HS thảo luận và phân tích các vai trò và triển vọng trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
c. Sản phẩm: HS ghi được vào vở vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người, chăn nuôi, công nghiệp chế biến và xuất khẩu, triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò và triển vọng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS nhận thức được vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người và đối với các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam.
b. Nội dung: GV cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi trong hộp Khám phá, hộp Kết nối năng lực của SGK.
c. Sản phẩm học tập: vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người, chăn nuôi, công nghiệp chế biến và xuất khẩu, triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Vai trò
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I.1, quan sát Hình 1.1 và 12 trong SGK, hãy nêu vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người, chăn nuôi, công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và phân tích các vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người, chăn nuôi, công nghiệp và xuất khẩu. 
- GV yêu cầu HS: 
+ Quan sát và nêu vai trò của các sản phẩm trồng trọt trong Hình 1.1
+ Theo em, các quốc gia cần phải làm gì để đảm bảo an ninh lương thực?
+ Hãy kể tên những sản phẩm trồng trọt được sử dụng trong chăn nuôi và trong công nghiệp mà em biết.
+ Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu về giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trong 5 năm trở lại đây.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS:
+ Vai trò của các sản phẩm trồng trọt (gạo, lúa mì, ngô,khoai): cung cấp lương thực cho con người; cung cấp thức ăn cho chăn nuôi; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, 
+ Các quốc gia cần đảm bảo an ninh lương thực:
Đẩy mạnh phát triển, cơ cấu lại sản xuất lương thực, gắn với thị trường;
Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất lương thực;
Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến lương thực;
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh lương thực.
- Những sản phẩm trồng trọt được sử dụng trong chăn nuôi và trong công nghiệp: Lúa mì, ngô, sắn, 
- Việt Nam là một nước có thế mạnh về nông nghiệp, có nhiều sản phẩm trồng trọt tham gia xuất khẩu, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Triển vọng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Hãy nêu một số lợi ích của công nghệ cao trong trồng trọt. Cho ví dụ minh họa.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS 
- GV nhận xét, bổ sung: Theo dự báo của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) về triển vọng của trồng trọt, trong 10 năm tới giá lương thực toàn cầu sẽ tăng từ 10% đến 14%, giá cà phê tăng từ 1,6% đến 2%/năm, nhu cầu về rau, quả tăng trung bình 3,6%/năm. Trong khi đó, nhu cầu trong nước cũng ngày càng cao. Chẳng hạn, nhu cầu lúa giai đoạn 2020 – 2030 ở mức từ 511 tiêu tán – 37,3 triều tán hăm, cà phê nhân từ 55.000 tấn đến 60.000 tấn/năm, hạt điều từ 135 000 tấn đến 140 000 tấn/năm, chế Bu tür búp khô từ 55 000 tán đến 60 000 tấn/năm, quả các loại từ 10 triệu đến 16 triệu tấn năm.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
I. Vai trò và triển vọng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
1. Vai trò
- Đảm bảo an ninh lương thực
- Thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi và công nghiệp
- Tham gia vào sản xuất
- Tạo việc làm cho người lao động
2. Triển vọng
a) Phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu 
- Công nghệ cao được áp dụng trong trồng trọt giúp trồng trọt tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường. 
- Việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt làm giảm sự lệ thuộc vào thời tiết nên giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường về chủng loại, chất lượng nông sản.
b) Hướng tới nền nông nghiệp 4.0
- Việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình trồng trọt giúp giảm thiểu sức lao động, hạn chế thất thoát, thiệt hại do thiên tai, sâu bệnh xuống mức thấp nhất, đảm bảo an toàn môi trường, kiểm soát và tiết kiệm chi phí trong từng giai đoạn hay toàn bộ quy trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ. đoạn hay toàn bộ quỹ
- Nếu như nông nghiệp công nghệ cao tập trung vào thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại thi nông nghiệp 4.0 là thay đổi cách thức quản lí nông nghiệp trong tất cả các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm.
Hoạt động 2: Một số thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở Việt Nam
a. Mục tiêu: giúp HS nhận biết được một số công nghệ cao đang và sẽ được ứng dụng trong trồng trọt ở Việt Nam và một số thành tựu mà chúng mang lại.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục II và quan sát Hình 1.5 trong SGK để trả lời các câu hỏi liên quan đến thành tựu của ứng dụng cơ giới hoá trong trồng trọt ở Việt Nam.
c. Sản phẩm học tập: một số thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở Việt Nam.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận
Vòng 1: Nhóm chuyên gia (thảo luận 5 phút)
+ Nhóm 1: Tìm hiểu thành tựu cơ giới hóa trong trồng trọt.
Nêu một số hoạt động cơ giới hóa trong trồng trọt ở địa phương em và hiệu quả mà chúng mang lại.
Sử dụng Internet, sách, báo... để tìm hiểu thêm về các hoạt động cơ giới đang được áp dụng trong trồng trọt ở Việt Nam.
+ Nhóm 2: Tìm hiệu thành tựu ứng dụng công nghệ thuỷ canh, khí canh trong trồng trọt
Nêu một số mô hình thủy canh, khí canh được áp dụng ở địa phương em và hiệu quả của chúng mang lại.
Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu thêm về các mô hình thủy canh, khí canh đang được áp dụng trong trồng trọt ở Việt Nam.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu ứng dụng công nghệ tưới nước tự động, tiết kiệm trong trồng trọt
Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu về các công nghệ tưới nước tự động, tiết kiệm đang được áp dụng ở Việt Nam.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu công nghệ nhà kính trong trồng trọt.
Tìm hiểu các biện pháp kĩ thuật và hiệu quả kinh tế của một số mô hình trồng trọt trong nhà kính mà em biết.
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
HS các nhóm di chuyển theo sơ đồ và hình thành nhóm mới, thực hiện nhiệm vụ trong 3 phút: Trình bày các thành tựu của ứng dụng cơ giới hoá trong trồng trọt ở Việt Nam.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK, thảo luận nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- GV mời đại diện các nhóm HS trả lời.
- các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập.
II. Một số thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở Việt Nam
1. Cơ giới hóa trồng trọt
- Cơ giới hóa đã được áp dụng ở hầu hết các khâu trong quá trình trồng trọt (làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch,...) và đạt tỉ lệ cao. 
- Việc áp dụng cơ giới hoá đã giúp giải phóng sức người ở các khẩu lao động nặng nhọc, nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng đất đai, giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao năng suất hiệu quả kinh tế trong trồng trọt.
2. Ứng dụng công nghệ thuỷ canh, khí canh trong trồng trọt 
- Các mô hình trồng cây thuỷ canh đã được áp dụng ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước, trên nhiều đối tượng cây trồng khác nhau như các loại rau ăn lá, dưa chuột, cà chua, dâu tây, khoai tây, một số loại hoa.
- Việc áp dụng công nghệ thuỷ canh và khí canh trong trồng trọt cho phép con người có thể trồng trọt ở những nơi không có đất trồng, điều kiện thời tiết khắc nghiệt; tiết kiệm không gian, tiết kiệm nước trong trồng trọt, kiểm soát tốt chất lượng nông sản, nâng cao năng suất cây trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
3. Ứng dụng công nghệ tưới nước tự động, tiết kiệm trong trồng trọt
- Tưới tự động, tiết kiệm là phương pháp cung cấp nước cho cây trồng một cách tự động, hiệu quả nhất. 
- Có ba phương pháp đang được áp dụng phổ biến trong trồng trọt là tưới nhỏ giọt, tưới phun sương và tưới phun mưa 
- Vai trò: giúp tiết kiệm nước, tiết kiệm công lao động, tạo điều kiện tối ưu cho cây trồng phát triển, bảo vệ đất trồng.
4. Công nghệ nhà kính trong trồng trọt
- Trồng trọt trong nhà kính giúp kiểm soát sâu, bệnh hại; kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm của đất và không khí, giúp bảo vệ cây trồng (tránh được các điều kiện bất lợi của thời tiết). Nhờ đó, giúp nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu về một số thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt trên thế giới.
a. Mục tiêu: giúp HS nhận biết được một số ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt trên thế giới và một số thành tựu mà chúng mang lại. Cuối cùng GV có thể hướng dẫn cho HS sử dụng internet (tại lớp hoặc ở nhà) để tìm hiểu thêm về các thành tựu của ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, từ đó giúp các em có hiểu biết toàn diện hơn về triển vọng của trồng trọt, đồng thời góp phần định hướng nghề nghiệp cho HS.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục III trong SGK; trả lời câu hỏi trong hộp Khám phá, Kết nối năng lực SGK.
c. Sản phẩm học tập: một số thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt trên thế giới.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ sau:
Đọc nội dung mục III và quan sát các hình 1.9; 1.10,1.11, 1.12, hãy cho biết các ngành công nghệ cao được ứng dụng trong các hình là gì? Ý nghĩa của các ứng dụng công nghệ đó mang lại.
- GV yêu cầu HS: Sử dụng internet, sách báo, đề tìm hiểu thêm về thành tựu của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng, trong sản xuất phân bón vi sinh và chế phẩm vi sinh vật phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. 
- GV chiếu các hình ảnh, video sưu tầm liên quan đến các ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt trên thế giới để giới thiệu cho HS.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời. 
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
III. Một số thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt trên thế giới.
1. Khu nông nghiệp công nghệ cao trong nhà lớn nhất thế giới tại Miyagi, Nhật Bản
Khu vườn trong nhà được cải tạo từ một nhà máy cũ với diện tích đất khoảng 2 500m2, chia thành 18 dãy kệ trồng, mỗi kệ gồm 15 tầng. Hệ thống đèn LED được sử dụng lên tới 17 500 chiếc, cho thu hoạch trên 10.000 cây xà lách mỗi ngày.
2. Vườn hoa Keukenhof, Hà Lan
Vườn hoa rộng khoảng 32 ha, trồng hàng triệu cây hoa tulip với hàng trăm giống khác nhau và rất nhiều giống hoa mới đặc sắc khác thể hiện thành tựu giống hoa của Hà Lan. 
3. Trang trại táo ở California, Mỹ
- Kinh tế trang trại ở Mỹ rất phát triển, với tổng cộng hơn 2,1 triệu trang trại trên khắp cả nước, trung bình mỗi trang trại rộng khoảng 174 ha và trang trại nào cũng áp dụng các ứng dụng công nghệ mới.
- Nhiều trang trại ở Mỹ còn được khai thác làm du lịch, nhà hàng hay khu nghỉ dưỡng để du khách đến nghỉ ngơi và thu hoạch sản phẩm. Điển hình như những trang trại táo ở California.
4. Khu vườn kì diệu ở Dubai
- Khu vườn được hình thành trên vùng đất sa mạc khô cằn rộng khoảng 72.000 mẽ với hơn 60 triệu bông hoa, thu hút trên 1,5 triệu du khách tham quan mỗi năm. Người ta sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt và tận dụng nước thải để tưới cho cây, bên cạnh các ứng dụng khác như công nghệ nhân giống, cảm ứng đo độ ẩm và phân tích dinh dưỡng trong đất.
Hoạt động 4: Tìm hiểu yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt
a. Mục tiêu: giúp HS nhận biết được các yêu cầu cơ bản với người lao động trong một số ngành nghề phổ biến của trồng trọt. Thông qua đó, bước đầu tư nhận thức được sở thích và sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong lĩnh vực trồng trọt.
b. Nội dung: các yêu cầu cơ bản của người lao động trong một số ngành nghề phổ biến của trồng trọt và sở thích, sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong lĩnh vực trồng trọt.
c. Sản phẩm học tập: 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục IV trong SGK, hãy nêu yêu cầu cơ bản với người lao động trong các ngành nghề thuộc lĩnh vực trồng trọt. 
- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân: Em có thấy mình phù hợp với các ngành nghề trong trồng trọt không? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
- GV tổ chức cho HS liên hệ bản thân để tự nhận ra sở thích và sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong lĩnh vực trồng trọt.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời. 
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
IV. Yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt
Người lao động làm việc trong các ngành nghề của trồng trọt cần có một số yêu cầu cơ bản sau:
- Có sức khoẻ tốt, chăm chỉ, chịu khó và có trách nhiệm cao trong công việc.
- Có kiến thức, kĩ năng cơ bản về trồng trọt, có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong trồng trọt
- Tuân thủ an toàn lao động, có ý thức bảo vệ môi trường trong trồng trọt.
- Đam mê với xông việc
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi phần Luyện tập sgk.
b. Nội dung: bài tập phần Luyện tập SGK
c. Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập phần Luyện tập SGK.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu: Trình bày một số thành tựu và phân tích triển vọng của trồng trọt công nghệ cao ở Việt Nam và trên thế giới.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, suy luận, tìm ra đáp án bài tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi 2 bạn đứng dậy trả lời:
Một số thành tựu:
Ở Việt Nam:
Cơ giới hóa trồng trọt: Tính đến năm 2020, cơ giới hóa đã được áp dụng ở hầu hết các khâu trong quá trình trồng trọt và đạt tỉ lệ cao.
Ứng dụng công nghệ thủy canh, khí canh: đang được ứng dụng nàng càng nhiều.
Ứng dụng công nghệ tưới nước tự động, tiết kiệm: được áp dụng rộng rãi trên hầu hết các đối tượng cây trồng ở Việt Nam và mang lại hiệu quả cao.
Công nghệ nhà kính: được áp dụng ở hầu hết các tỉnh, các đối tượng cây trồng khác nhau và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trên thế giới:
Khu công nghiệp công nghệ cao trong nhà lớn nhất thế giới tại Miyagi, Nhật Bản
Vườn hoa Keukenhof, Hà Lan
Trang trại táo ở California, Mỹ
Vườn hoa kì diệu ở Dubai
Triển vọng của trồng trọt công nghệ cao: 
Phát triển trồng trọt ứng với công nghệ cao là xu hướng tất yếu.
Hướng tới nền nông nghiệp 4.0
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV HS khác đối chiếu, bổ sung, đóng góp ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: vận dụng kiến thức vào thực tiễn để đề xuất giải pháp góp phần giải quyết một số hạn chế trong trồng trọt ở gia đình, địa phương.
b. Nội dung: Câu hỏi phần Vận dụng SGK
c. Sản phẩm học tập: bản đề xuất ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở gia đình, địa phương.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu: Phân tích thực trạng của trồng trọt ở địa phương em và đề xuất một số việc nên làm phù hợp với xu thế phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, thảo luận, đưa ra ý kiến trình bày, thống nhất đáp án.
- GV quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ khi HS cần.
Gv hướng dẫn HS về nhà quan sát hoạt động trồng trọt ở gia đình và địa phương, đề xuất giải pháp ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của trồng trọt ở gia đình, địa phương. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu Nộp lại sản phẩm cho GV vào buổi học tiếp theo.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết thúc bài học. 
*Hướng dẫn về nhà
Xem lại kiến thức đã học ở bài 1
Xem trước nội dung bài 2: Cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
BÀI 2: CÂY TRỒNG VÀ CÁC YẾU TỐ CHÍNH TRONG TRỒNG TRỌT
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển năng lực
- Năng lực công nghệ: 
Phân loại được các nhóm cây trồng phổ biến theo nguồn gốc, đặc tính sinh vật học và mục đích sử dụng.
Phân tích được mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt (giống, ánh sáng, nhiệt độ, nước và độ ẩm.
- Năng lực chung: Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về phân loại cây trắng, mối quan hệ giữa cây trống và các yếu tố chính trong trồng trọt.
2. Phẩm chất: 
Có ý thức tìm hiểu về mối quan hệ giữa cây trắng và các yếu tố chính trong trồng trọt, vận dụng vào sản xuất và thực tiễn cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, Giáo án.
Máy tính, máy chiếu
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến phân loại cây trồng, mối quan hệ giữa cây trồng với các yếu tố chính trong trồng trọt.
2. Đối với học sinh
SGK. 
Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến phân loại cây trồng, mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thông qua các hình ảnh, video và các câu hỏi gợi ý giúp HS nhớ lại những kiến thức, kinh nghiệm đã có về phân loại cây trồng, mối quan hệ giữa cây trống với các yếu tố chính trong trồng trọt. Bên cạnh đó, những tình huống mới liên quan đến nội dung bài học sẽ kích thích HS mong muốn tìm hiểu bài học mới.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi, lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Các nhóm cây trồng phổ biến được phân loại như thế nào? Những yếu tố chính trong trồng trọt là gì? Chúng có mối liên hệ như thế nào đối với cây trồng?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.
Có 3 cách phân loại thường gặp:
Phân loại theo nguồn gốc
Phân loại theo đặc tính sinh vật học
Phân loại theo mục đích sử dụng
Những yếu tố chính trong trồng trọt là: Giống cây trồng, ánh sáng, nhiêt độ, nước và độ ẩm, đất trồng, dinh dưỡng, kĩ thuật canh tác.
- GV dẫn dắt vào bài học: 
Để hiễu rõ hơn về cách phân loại cây trồng, các yếu tố chính trong trồng trọt cũng như mối quan hệ của chúng, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu phân loại cây trồng
a. Mục tiêu: giúp HS hiểu được có nhiều cách để phân loại cây trong, đồng thời có thể phân loại được cây trồng theo một số cách khác nhau.
b. Nội dung: 
c. Sản phẩm học tập: các cách để phân loại cây trồng và thực hiện việc phân loại cây trong theo các cách
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục II trong SGK.
- GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận trong 3 phút:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về cách phân loại cây trồng theo nguồn gốc.Hãy kể tên một số loại cây trồng nhiệt đới, cây trồng á nhiệt đới hoặc cây trồng ôn đới ở địa phương em.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về cách phân loại cây trồng theo đặc tính sinh vật học. Kể tên các loại cây hằng nằm và cây lâu năm có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về cách phân loại cây trồng theo mục đích sử dụng. Sắp xếp các loại cây trồng của địa phương em thành các nhóm theo mục đích sử dụng.
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tiễn để kể tên các loại giống cây trồng hiện có ở gia đình, địa phương; phân loại chúng theo đặc tính sinh vật học và theo mục đích sử dụng. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời.
Cây trồng nhiệt đới: vải, ổi, nhãn, mít, xoài...
Cây trồng á nhiệt đới: bơ, roi, quýt đường, cam, na, lựu, bưởi, chanh leo...
Cây trồng ôn đới: nho, táo đỏ, dâu tây, mận, hành tây, cà chua, cà rốt...
Cây hằng năm: lúa, ngô, sắn, khoai lang...
Cây lâu năm: cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, điều,...
Cây lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn...
Cây ăn quả: bưởi, cam, na, xoài, nhãn, vải...
Cây rau: rau cải, rau ngót, rau muống, bí, mướp...
Cây dược liệu: đinh lăng, củ nghệ, hương nhu, bạc hà...
Cây lấy gỗ: cây bạch đàn, cây thông...
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
I. Phân loại cây trồng
1. Phân loại theo nguồn gốc 
- Dựa vào nguồn gốc, cây trồng có thể được chia làm ba nhóm là nhóm cây ôn đới, nhóm cây nhiệt đới và nhóm cây ở nhiệt đới.
+ Nhóm cây ôn đới là những loại cây trồng có nguồn gốc từ những vùng có khí hậu ôn đới, chúng thường được trồng ở những nơi có thời tiết mùa đông lạnh, mùa hè mát. 
+ Nhóm cây nhiệt đới là những loại cây trồng có nguồn gốc từ những vùng có khí hậu nhiệt đới. Đa số các cây trồng ở nước ta đều thuộc nhóm cây này (vải thiều. xoài, ổi, mít,...
+ Nhóm cây ở nhiệt đới là những loại cây về cơ bản có thể sinh trưởng, phát triển trong các điều kiện khí hậu giống với cây trồng nhiệt đới. Một số loại cây ở nhiệt đới ở nước ta như cây bơ, cherry....
2. Phân loại theo đặc tính sinh vật học
- Dựa vào đặc tính sinh vật học, cây trồng có thể được chia thành nhiều nhóm khác nhau như cây hằng năm và cây lâu năm, cây thân thảo và cây thân gỗ, cây một là mầm và cây hai lá mầm....
3. Phân loại theo mục đích sử dụng
- Dựa vào mục đích sử dụng, cây trong có thể chia thành rất nhiều loại như cây lương thực, cây ăn quả, cây rau, cây dược liệu, cây lấy gỗ, cây hoa. làm thực phẩm, làm thuốc, làm cảnh..... 
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số yếu tố chính trong trồng trọt
a. Mục tiêu: giúp HS nhận biết được một số yếu tố chính trong trồng trọt và vai trò của từng yếu tố đối với quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, đối với năng suất và chất lượng của sản phẩm trồng trọt.
b. Nội dung: 
c. Sản phẩm học tập: một số yếu tố chính trong trồng trọt và vai trò của từng yếu tố đối với sinh trưởng, phát triển của cây trồng, đối với năng suất và chất lượng của sản phẩm trồng trọt.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục III, quan sát hình ảnh trong SGK.
- GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận theo kĩ thuật mảnh ghép.
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
+ Nhóm 1: Tìm hiểu giống cây và ánh sáng. Tìm hiểu về các loại cây trồng phản ứng với quang chu kì và biện pháp kĩ thuật áp dụng để cây trồng ra hoa.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu nhiệt độ, nước và độ ẩm. 
Nêu một số biểu hiện của cây trồng khi gặp điều kiện nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp. 
Tìm hiểu những biểu hiện của cây trồng khi bị thừa hoặc thiếu nước. 
Đọc nội dung II.4, nêu vai trò của nước và độ ẩm đối với cây trồng.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu đất trồng, dinh dưỡng và kĩ thuật canh tác.
Vòng 2: nhóm mảnh ghép
HS di chuyển theo sơ đồ và thực hiện nhiệm vụ: Hãy trình bày các yếu tố chính trong trồng trọt.
- GV có thể yêu cầu HS liên hệ với thực tiễn sản xuất ở gia đình và địa phương để lấy các ví dụ minh hoạ cho từng vai trò của giống
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trả lời. 
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
II - Một số yếu tố chính trong trồng trọt
1. Giống cây trồng
- Giống quy định năng suất, phẩm chất của nông sản, khả năng chống chịu sâu, bệnh và các yếu tố bất lợi của ngoại cảnh. 
- Cùng điều kiện trồng trọt, chăm sóc như nhau nhưng giống cây trồng khác nhau thì khả năng sinh trưởng, phát triển, cho năng suất và chất lượng sản phẩm sẽ khác nhau.
2. Ánh sáng
- Nhờ có năng lượng của ánh sáng, cây trồng mới thực hiện được quá trình quang hợp để tạo ra chất hữu cơ, giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển. Nếu thiếu ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. 
- Các loại cây trồng khác nhau sẽ có nhu cầu ánh sáng khác nhau. 
3. Nhiệt độ
- Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình hô hấp, quang hợp, thoát hơi nước, hấp thụ nước và dinh dưỡng của cây trồng. Do đó, nhiệt độ có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, năng suất và chất lượng của nông sản. 
- Khoảng nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của phản lớn cây trồng là từ 15 °C đến 40 °C. 
4. Nước và độ ẩm
- Nước có vai trò to lớn đối với cây trồng, trực tiếp tham gia vào quá trình quang hợp, là môi trường hoà tan muối khoáng và chất dinh dưỡng trong đất để cung cấp cho cây. 
- Nước còn giữ vai trò điều hoà nhiệt độ cho cây thông qua việc thoát hơi nước.
- Độ ẩm đất quá thấp hoặc quá cao sẽ ức chế hoạt động của các vi sinh vật đất, các chất hữu cơ trong đất không được phân giải, quá trình chuyển hoá chất dinh dưỡng cho cây bị ngưng trệ khiến cây trồng thiếu dinh dưỡng, phát triển kém, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản. 
5. Đất trồng
- Đất trồng có vai trò dự trữ và cung cấp chất dinh dưỡng, nước và không khí cho cây, giúp cho cây đứng vững. Mỗi loại cây trồng phù hợp một hoặc một

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_10_hoc_ki_1_nam_hoc_2022_2023_ha_phuon.docx