Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Chủ đề 1: Khái quát về công nghệ - Năm học 2022-2023 - Cao Thị Thùy Dương

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Chủ đề 1: Khái quát về công nghệ - Năm học 2022-2023 - Cao Thị Thùy Dương

I. MỤC TIÊU

1. Phát triển năng lực

- Năng lực công nghệ:

+ Năng lực nhận thức công nghệ:

● Nêu được các khái niệm khoa học, kỹ thuật, công nghệ và mối liên hệ giữa chúng.

● Mô tả được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội

+ Năng lực đánh giá công nghệ: Đánh giá được ưu điểm và hạn chế của công nghệ tới đời sống con người và môi trường.

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học: Hình thành phương pháp tự đọc hiểu tài liệu.

 

docx 98 trang Phan Thành 04/07/2023 3220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Chủ đề 1: Khái quát về công nghệ - Năm học 2022-2023 - Cao Thị Thùy Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
CHỦ ĐỀ 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ
BÀI 1: KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển năng lực
- Năng lực công nghệ: 
+ Năng lực nhận thức công nghệ:
Nêu được các khái niệm khoa học, kỹ thuật, công nghệ và mối liên hệ giữa chúng.
Mô tả được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội
+ Năng lực đánh giá công nghệ: Đánh giá được ưu điểm và hạn chế của công nghệ tới đời sống con người và môi trường.
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học: Hình thành phương pháp tự đọc hiểu tài liệu.
2. Phẩm chất
- Phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm: Tích cực học tập, nghiên cứu, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
SGK, SGV, Giáo án.
Máy tính, máy chiếu (nếu có)
 Một số tranh giáo khoa về các hình ảnh trong Bài 1.
2. Đối với học sinh:
Đọc trước bài trong SGK. 
Đồ dùng học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập và nhu cầu tìm hiểu về khoa học, kĩ thuật, công nghệ
b. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong bài: Hãy so sánh đời sống của người nguyên thuỷ với đời sống của con người hiện nay và cho biết đâu là nguyên nhân tạo ra sự khác biệt đó.
c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong bài: Hãy so sánh đời sống của người nguyên thuỷ với đời sống của con người hiện nay và cho biết đâu là nguyên nhân tạo ra sự khác biệt đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, quan sát.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 bạn ngẫu nhiên đứng dậy nêu ý kiến của bản thân
STT
Các mặt của đời sống
Người nguyên thuỷ
Con người hiện nay
1
Điều kiện ăn, ở
Ăn sống, ở trong hang đá, lều, chòi, trên cây, 
Ăn chín, ở nhà cao tầng, nhà biệt thự, nhà bê tông, nhà ngói
2
Phương tiện truyền thông
Tín hiệu trống, khói lửa, người đưa tin
Sách, báo, tạp chí, 
Điện thoại cố định, điện thoại di động, ti vi, đài phát thanh
3
Tri thức khoa học
Hầu như không có
Hệ thống tri thức khoa học phát triển, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực
Nhiều ngành kĩ thuật, công nghệ phát triển với trình độ cao.
4
 ..
 ..
- Nguyên nhân gây ra sự khác biệt là nhờ các phát minh, khám phá khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Bắt đầu với việc phát minh ra lớn, con người biết nấu chín thức được phát minh ra đồ đồng, đồ sắt, chất nổ, giấy, vải, máy hơi nước, điện,...
- GV mời HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài: Ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển, để biết được vai trò, ứng dụng của khoa học công nghệ như thế nào, chúng ta tìm hiểu Bài 1: Khoa học, kĩ thuật và công nghệ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về khoa học, kĩ thuật, công nghệ
a. Mục tiêu: Nêu được các khái niệm khoa học, kĩ thuật và công nghệ
b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I trong SGK và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Khái niệm khoa học, kĩ thuật và công nghệ
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận
GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I trong SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Nhóm 1: Hãy kể tên các môn học thuộc về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội? Nêu khái niệm khoa học.
+ Nhóm 2: Các sản phẩm ở hình 1.1 thuộc lĩnh vực kĩ thuật nào? Hãy kể tên một số lĩnh vực kĩ thuật khác mà em biết.
+ Nhóm 3: Hãy cho biết hình 1.2 mô tả lĩnh vực công nghệ nào. Kể tên một số lĩnh vực công nghệ khác mà em biết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS:
1. Các môn thuộc về khoa học tự nhiên Vật lí, Hoá học, Sinh học. Các môn thuộc về khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật...
2. Sản phẩm ở hình 1.1 thuộc về lĩnh vực kĩ thuật cơ khí và kĩ thuật điện.
Một số kĩ thuật khác: kĩ thuật xây dựng, kĩ thuật cầu, đường, kĩ thuật điện tử, kể thuật hàng không, kĩ thuật máy tính,...
3. Hình 1.2 mô tả lĩnh vực công nghệ cơ khí (công nghệ hàn) và công nghệ sinh học.
Một số lĩnh vực công nghệ khác: công nghệ luyện kim, công nghệ đúc, công nghệ gia công cắt gọt, công nghệ gia công áp lực, công nghệ sản xuất điện năng,...
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV mở rộng:
Em có biết: Người nghiên cứu khoa học được gọi là nhà khoa học. Ngay từ thời Cổ đại, thế giới đã có những nhà khoa học nổi tiếng như: Pithapore (580 - 500 Tr.CN), Euclide (330 - 275 Tr.CN) Archimedes (287 212 Tr.CN). Cho đến bây giờ, những định lí, định luật của các nhà khoa học này vẫn còn nguyên giá trị, được sử dụng trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ.
Em có biết: James Watt (1736 1819) là nhà khoa học người Anh đã phát minh ra động cơ hơi nước, tạo nên sự phát triển mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, bắt đầu kỉ nguyên cơ khí hoá.
I. Khái niệm 
1. Khoa học
- Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy. 
- Khoa học thường được chia ra hai nhóm:
+ Khoa học tự nhiên nghiên cứu các hiện tượng, quy luật của thế giới tự nhiên.
+ Khoa học xã hội nghiên cứu những quy luật hình thành, hoạt động và phát triển của xã hội và con người.
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật là ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc, thiết bị, công trình, quy trình, hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất. 
- Kĩ thuật được chia thành nhiều lĩnh vực như: kĩ thuật cơ khí, kĩ thuật xây dựng, kỹ thuật điện điện tử, kỹ thuật hoá học, .
3. Công nghệ
- Công nghệ là các giải pháp để ứng dụng những phát minh khoa học vào mục đích thực tế, đặc biệt trong công nghiệp. 
- Công nghệ có thể được phân loại theo lĩnh vực khoa học (công nghệ hoá học, công nghệ sinh học,....), theo lĩnh vực kĩ thuật (công nghệ cơ khí, công nghệ xây dựng, công nghệ điện,...).
Hoạt động 2: Tìm hiểu mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ
a. Mục tiêu: Nêu được mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ
b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II trong SGK và trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II trong SGK và thảo luận nhóm (4 HS) theo kĩ thuật khăn trải bàn trả lời câu hỏi: Dựa vào sơ đồ hình 1.3, hãy trình bày mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Lấy ví dụ minh hoạ. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK, lắng nghe GV trình bày, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- GV mời đại diện các nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 
+ Mối liên hệ giữa khoa học và kĩ thuật: Khoa học tạo cơ sở cho sự phát triển của lã thuật. Ngược lại, kỹ thuật phát triển lại giúp khoa học tiểu bộ hơn.
Ví dụ: Nhờ có các kiến thức khoa học về vật lí, quang học, người ta đã chế tạo ra các kính hiển vi điện tử có độ phóng đại lên đến hàng triệu lần. Kính hiển vi điện tử giúp khoa học nghiên cứu được các cấu trúc siêu nhỏ, các gen, các vi rút,...
+ Mối liên hệ giữa khoa học và công nghệ: Công nghệ hình thành và phát triển dựa trên sự phát triển của khoa học. Ngược lại, các công nghệ phát triển tạo ra các sản phẩm mới hỗ trợ cho việc nghiên cứu và ứng dụng trong khoa học, làm cho khoa học ngày càng phát triển.
Ví dụ: Kĩ thuật vật liệu điện tử phát triển, giúp công nghệ thông tin phát triển. Ngược lại, công nghệ thông tin phát triển, tạo ra các công nghệ mới như công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ truyền thông Internet kết nối vạn vật (IoT) giúp cho kĩ thuật điều khiển tự động, điều khiển thông minh phát triển.
+ Mối liên hệ giữa kĩ thuật và công nghệ: Kỹ thuật phát triển thúc đẩy công nghệ phát triển. Ngược lại, các sản phẩm công nghệ mới lại giúp kỹ thuật phát triển.
Ví dụ: Công nghệ vật liệu chế tạo ra vật liệu titan nhẹ, siêu bền. Vật liệu này giúp thiết kế, chế tạo những con tàu vũ trụ có thể bay xa hơn; giúp cho khoa học vũ trụ phát triển hơn.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, kết luận: Khoa học, kỹ thuật và công nghệ có mối liên hệ trong hỗ chặt chẽ, thúc đẩy nhau cùng phát triển.
2. Mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ
- Mối liên hệ giữa khoa học và kĩ thuật: Khoa học tạo cơ sở cho sự phát triển của lã thuật. Ngược lại, kỹ thuật phát triển lại giúp khoa học tiểu bộ hơn.
- Mối liên hệ giữa khoa học và công nghệ: Công nghệ hình thành và phát triển dựa trên sự phát triển của khoa học. Ngược lại, các công nghệ phát triển tạo ra các sản phẩm mới hỗ trợ cho việc nghiên cứu và ứng dụng trong khoa học, làm cho khoa học ngày càng phát triển.
- Mối liên hệ giữa kĩ thuật và công nghệ: Kỹ thuật phát triển thúc đẩy công nghệ phát triển. Ngược lại, các sản phẩm công nghệ mới lại giúp kỹ thuật phát triển.
Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội
a. Mục tiêu: Mô tả được quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội
b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát hình 1.4, đọc mục III trong SGK thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.4, đọc mục III trong SGK thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Dựa vào sơ đồ hình 1.4 hãy trình bày mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, còn người và xã hội.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK, lắng nghe GV trình bày, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- GV mời đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 
Lấy ví dụ:
Ví dụ: Công nghệ sản xuất điện sử dụng năng lượng hoá thạch làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng tới môi trường. Công nghệ điện mặt trời, điện gió nghiên cứu sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió để bảo vệ môi trường.
Ví dụ: Công nghệ tạo ra các sản phẩm như: bếp từ, lò vi sóng, nồi cơm điện, giúp cho việc nội trợ được đơn giản, thuận tiện. Ngược lại, nhu cầu điều khiển tự động, từ xa,... đòi hỏi công nghệ phát triển hơn, tạo ra các sản phẩm thông minh.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và kết luận: Công nghệ có quan hệ qua lại mật thiết với tự nhiên, con người và xã hội. Nhu cầu của xã hội và con người thúc đẩy công nghệ phát triển, công nghệ lại tác động lên tự nhiên.
III. Mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội
- Quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên: Công nghệ giúp khai thác, quản lí tự nhiên một cách hiệu quả. Ngược lại, công nghệ cũng có thể gây ô nhiễm môi trường, huỷ hoại tự nhiên.
- Công nghệ với con người và xã hội: Công nghệ giúp nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho con người và cho xã hội. Ngược lại, nhu cầu ngày càng tăng của con người và xã hội lại thúc đẩy công nghệ phát triển.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức khoa học, kỹ thuật và công nghệ, các mối quan hệ qua lại, các quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội.
b. Nội dung: bài tập phần Luyện tập SGK
c. Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập phần Luyện tập SGK.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đưa ra các câu hỏi: 
- Từ các thông tin dưới đây, em hãy lập sơ đồ và giải thích mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ.
- Hãy phân tích mối quan hệ giữa công nghệ sản xuất ô tô với tự nhiên, con người và xã hội.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, suy luận, tìm ra đáp án bài tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi 2 bạn đứng dậy trả lời:
1. Nguyên lí cảm ứng điện từ thuộc về tri thức khoa học, ứng dụng tri thức khoa học này, người ta đã thiết kế, chế tạo ra động cơ điện, động cơ điện được ứng dụng trong dây chuyền sản xuất tự động.
2. 
+ Công nghệ sản xuất ô tô hiện nay có công nghệ sử dụng động cơ diezen, động cơ xăng, động cơ điện,... Công nghệ ô tô giúp phát triển giao thông, vận chuyển người, hàng hoá.
+ Các công nghệ sử dụng động cơ diezen, xăng gây ô nhiễm nặng cho môi trường vì xảy ra khi thải độc hại. Động cơ điện tuy không gây ô nhiễm môi trường trực tiếp, nhưng sản xuất điện bằng năng lượng hóa thạch hay thuỷ điện và ắc quy sau khi hết tuổi thọ cũng là nguồn gây ô nhiễm.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi HS khác đối chiếu, bổ sung, đóng góp ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để lấy ví dụ về mối quan hệ giữa công nghệ với môi trường.
b. Nội dung: Câu hỏi phần Vận dụng SGK
c. Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập phần Vận dụng SGK.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Nêu một ví dụ về tác động tích cực và tác động tiêu cực của công nghệ tới môi trường ở địa phương em và đề xuất biện pháp khắc phục tác động tiêu cực đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, thảo luận, đưa ra ý kiến trình bày, thống nhất đáp án.
- GV quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ khi HS cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện HS các nhóm đứng dậy trình bày:
1. Công nghệ sản xuất xi măng cung cấp nguồn vật liệu xây dựng chính trong xây dựng các công trình nhà cao tầng, chung cư, nhà ở, cầu, đường, đập, kè,..; tạo nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu; tạo ra nhiều công ăn, việc làm cho người lao động, giúp nâng cao đời sống và phát triển xã hội.
Những tác động tiêu cực của công nghệ sản xuất xi măng: 
+ Khói, bụi là nguồn gây ô nhiễm môi trường, gây tổn hại đến sức khoẻ của người lao động tiếp xúc trực tiếp, của nhân dân gần khu vực nhà máy đang hoạt động, gây ảnh hưởng đến cây cối, hoa màu và vật nuôi.
+ Khai thác đã phá huỷ môi trường cảnh quan tự nhiên. Biện pháp khắc phục: thu hồi khỏi, lọc bụi, sử dụng công nghệ ít gây ô nhiễm như công nghệ nghiền ướt.
2. Công nghệ sản xuất mía đường cung cấp đường ăn phục vụ đời sống, sản xuất thực phẩm và xuất khẩu, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động; tạo nguồn tiêu thụ sản phẩm và công việc cho nông dân; thúc đẩy phát triển công, nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống, tăng nguồn thu cho ngân sách.
Những tác động tiêu cực của công nghệ sản xuất mía đường: Gây ô nhiễm nguồn nước do thải nước độc hại vào môi trường, làm cá chết, cây trong không phát triển được. Gây ô nhiễm không khí do mùi phân huỷ các chất hữu cơ trong nước thải, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống con người và vật nuôi ở vùng lân cận.
- Giải pháp
+ Xử lí nước thải trước khi thải ra môi trường.
+ Khử mùi khi xử lí, không để ảnh hưởng đến môi trường không khí.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết thúc bài học. 
*Hướng dẫn về nhà
Xem lại kiến thức đã học ở bài 1
Xem trước nội dung bài 2: Hệ thống kĩ thuật.
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
BÀI 2: HỆ THỐNG KĨ THUẬT (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển năng lực
- Năng lực công nghệ: 
Năng lực nhận thức công nghệ: TrÌnh bày được khái niệm, cấu trúc của hệ thống kĩ thuật
Năng lực giao tiếp công nghệ. Đọc được sơ đồ hệ thống kĩ thuật cụ thể 
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học. Hình thành phương pháp tự đọc hiểu tài liệu
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ và trách nhiệm: Tích cực học tập, nghiên cứu, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
SGK, SGV, Giáo án.
Máy tính, máy chiếu (nếu có)
Một số tranh giáo khoa về các hình ảnh trong Bài 2. 
2. Đối với học sinh:
Đọc trước bài trong SGK. 
Đồ dùng học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học và nhu cầu tìm hiểu về hệ thống kĩ thuật của HS.
b. Nội dung: Hãy nêu tên các phân tử trong hệ thống cấp nước gia đình tự động trên hình 2.1. Chúng liên kết với nhau như thế nào?
c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Hãy nêu tên các phân tử trong hệ thống cấp nước gia đình tự động trên hình 2.1. Chúng liên kết với nhau như thế nào? 
- HS có thể trả lời chưa đúng; GV dẫn dắt vào bài.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, quan sát.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 bạn ngẫu nhiên đứng dậy nêu ý kiến của bản thân:
+ Các phân tử trong hệ thống cấp nước gia đình gồm: Bể nước ngầm, bể nước trên cao, máy bơm, aptomat, phao, tiếp điểm điện của phao, van, đường ống, dây dẫn điện 
+ Mối liên kết: Liên kết từ các bể nước đến nơi sử dụng bằng đường ống, bơm, van, liên kết mạch điện bằng các dây dẫn và thiết bị điện như aptomat, động cơ máy bơm, các phao điện.
- GV mời HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài: Để biết được cấu trúc của hệ thống kĩ thuật có đặc điểm như thế nào, chúng ta đi tìm hiểu Bài 2: Hệ thống kĩ thuật.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hệ thống kĩ thuật
a. Mục tiêu: Nắm được khái niệm về hệ thống kĩ thuật
b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc mục I trong SGK để biết được khái niệm hệ thống kĩ thuật và nêu một vài ví dụ về hệ thống kĩ thuật.
c. Sản phẩm học tập: Khái niệm về hệ thống kĩ thuật
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS:
Ví dụ: Hệ thống điều khiển cấp nước gia đình tự động trên hình 2.1 là một hệ thống kĩ thuật. Nhiệm vụ của hệ thống là cấp nước sinh hoạt cho gia đình. Hệ thống bao gồm các phấn từ cơ bản như: dây điện, phao, các tiếp điểm điện, aptomat, máy bơm nước....
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
I. Khái niệm
- Hệ thống kĩ thuật là một tập hợp các phần tử (các chi tiết, bộ phận, máy, thiết bị) có mối liên kết vật lí với nhau, nhằm thực hiện nhiệm vụ nhất định. Một hệ thống kĩ thuật phức tạp có thể được cấu tạo từ nhiều hệ thống kĩ thuật con.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc của hệ thống kĩ thuật
a. Mục tiêu: giúp HS xác định được cấu trúc của hệ thống kĩ thuật
b. Nội dung: Đọc mục II trong SGK , quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi
+ Cấu trúc của hệ thống kĩ thuật gồm có những phần tử nào? Nêu nhiệm vụ của mỗi phần tử.
+ Hãy kể tên các liên kết thường gặp trong hệ thống kĩ thuật.
+ Hãy nêu tên các phân tử trong hệ thống thuỷ lực trên hình 2.4. Mối liên kết thuỷ lực được thực hiện bảng phân tử nào?
+ Hãy nêu tên các phần tử và mối liên kết trong hệ thống kĩ thuật ở hình 2.5.
+ Hãy nêu tên các phần tử trong hệ thống truyền tín hiệu truyền thông qua vệ tinh trên hình 26. Vệ tinh có vai trò gì trong hệ thống này ?
c. Sản phẩm học tập: Cấu trúc của hệ thống kĩ thuật
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm (6HS) thảo luận, nhiệm vụ như sau: Đọc mục II trong SGK , quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi: 
+ Cấu trúc của hệ thống kĩ thuật gồm có những phần tử nào? Nêu nhiệm vụ của mỗi phần tử.
+ Hãy kể tên các liên kết thường gặp trong hệ thống kĩ thuật.
+ Quan sát hình 2.3 và nêu tên các phần tử làm nhiệm vụ liên kết cơ khí.
+ Hãy nêu tên các phân tử trong hệ thống thuỷ lực trên hình 2.4. Mối liên kết thuỷ lực được thực hiện bảng phân tử nào?
+ Hãy nêu tên các phần tử và mối liên kết trong hệ thống kĩ thuật ở hình 2.5.
+ Hãy nêu tên các phần tử trong hệ thống truyền tín hiệu truyền thông qua vệ tinh trên hình 26. Vệ tinh có vai trò gì trong hệ thống này ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK, lắng nghe GV trình bày, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- GV mời đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 
1. Cấu trúc của hệ thống kĩ thuật gồm có 3 phần từ cơ bản: đầu vào, xử lí và điều khiển, đầu ra.
+ Phần từ đầu vào: có vai trò thu nhận thông tin từ môi trường hoặc tư bản thân hệ thống. Thường là các cảm biến hoặc các tay quay, cần gạt,..
+ Phần tử xử lí và điều khiển bao gồm các cơ cấu điều khiển đơn giản như nút ấn, công tắc, tủ điều khiển, bảng điều khiển và các thiết bị điều khiển tự động như: máy tính, PLC (Programmable Logic Controller), vi điều khiển (Arduino, PIC, Intel 8031, Atmel AVR,...). Phần tử này có nhiệm vụ xử lí thông tin từ phần từ đầu vào và đưa ra tin hiệu điều khiển cho đầu ra.
+ Phần từ đầu ra: Đây là các cơ cấu chấp hành cơ điện, thuỷ lực hay khi nén các cơ cấu truyền chuyển động như các bộ truyền bánh răng, cơ cấu thanh truyền, xi lanh khi nén, xi lanh thuỷ lực, động cơ điện, nam châm điện, các mạch điện tử khuếch đại công suất... Các phần tử này nhận tín hiệu điều khiển để thực hiện nhiệm vụ của hệ thống kĩ thuật.
2. Các dạng liên kết thường gặp trong hệ thống kĩ thuật gồm: liên kết cơ khí; thuỷ lực, khí nén, điện, điện tử, liên kết truyền thông tin.
3. Bộ truyền xích xích là phần tử có vai trò liên kết để truyền lực và chuyển động. 
Bộ truyền bánh răng: bánh răng là phần tử có vai trò liên kết để truyền lực và chuyển động.
4. Các phần tử bao gồm: cánh tay đòn, xi lanh, van một chiều, van xả, thùng dầu.
Liên kết cơ khí: kết nối cánh tay đòn với kích, Liên kết thuỷ lực: đường ống liên kết, kết nối kích van một chiều đến xi lanh, thùng dầu đến van một chiều và kích, xi lanh đến van xả và thùng dầu.
5. Trên hình 2.5 có các phần tử như pin mặt trời, bộ chuyển đổi điện, ắc quy, công tơ điện, có liên kết điện do dây cáp điện kết nối từ pin mặt trời đến bộ biến đổi điện, tử bộ biến đổi điện đến ắc quy và công tơ điện.
6. Trên hình 2.6 có các phần tử như trạm phát, vệ tinh và thiết bị thu – ti vì; liên kết bằng sóng vô tuyến điện, trạm phát truyền tín hiệu lên vệ tinh và từ vệ tinh truyền xuống trạm thu hay ti vi dưới mặt đất. Vệ tinh đóng vai trò là trạm trung chuyển tín hiệu vira. Vệ tinh được trang bị các thiết bị thu và phát tín hiệu xuống mặt đất với miễn phủ sóng rộng hơn rất nhiều so với các cột phát sóng trên mặt đất.
Ví dụ: Với hệ thống điều khiển cấp nước tự động như trên hình 2.1 có các phần tử: Phần tử đầu vào thông tin về mực nước trong các bể, do phao điện cung cấp. Phần tử xử lí và điều khiển: mạch điều khiển cung cấp điện để ngừng bơm khi cần thiết. Phần tử đầu ra: máy bơm.
- GV lấy vid dụ các liên kết ở các hình 2.3, 2.4, 2.5, 2.6 cho HS hiểu sâu hơn. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập.
II. Cấu trúc của hệ thống kĩ thuật
- Cấu trúc của hệ thống kĩ thuật là sự sắp xếp, tổ chức các phần tử bên trong của hệ thống thông qua các mối liên kết khác nhau trong một môi trường làm việc. 
- Mỗi hệ thống có ba phần tử cơ bản: phần tử đầu vào, phần tử xử lí và điều khiển, phần tử đầu ra.
+ Phần tử đầu vào là nơi tiếp nhận các thông tin của hệ thống kĩ thuật. 
+ Phần tử xử lí và điều khiển là nơi xử lí thông tin từ phần tử đầu vào và đưa ra tín hiệu điều khiển cho đầu ra.
+ Phần tử đầu ra là các cơ cấu chấp hành, nhận tín hiệu điều khiển để thực hiện nhiệm vụ của hệ thống kĩ thuật.
- Các liên kết trong hệ thống kĩ thuật gồm: liên kết cơ khí, liên kết thuỷ lực, khi nền; liên kết diện, điện tử.
+ Liên kết cơ khí dùng để lắp ghép, truyền chuyển động và lực thông qua tay đòn, bánh răng.
+ Liên kết thuỷ lực, khí nén: dùng để truyền lực qua chất lỏng hoặc chất khí.
+ Liên kết điện, điện tử dùng để truyền năng lượng và thông tin.
+ Liên kết truyền thông tin có nhiều phương thức khác nhau như: liên kết có dây, liên kết bằng mang Intemet, Wifi, sóng radio, sóng điện tử, cáp quang .
bC. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện các kiến thức và kĩ năng về hệ thống kĩ thuật.
b. Nội dung: bài tập phần Luyện tập SGK
c. Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập phần Luyện tập SGK.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS dựa vào những kiến thức đã học để thảo luận và lập sơ đồ khối hệ thống kĩ thuật cho hệ thống chiếu sáng của gia đình em. Kể tên các phân tử và các mối liên kết trong hệ thống đó.
– Câu hỏi mở rộng: Xe đạp có phải hệ thống kĩ thuật không? Đâu là các phân tử và liên kết của hệ thống.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, suy luận, tìm ra đáp án bài tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi 2 bạn đứng dậy trả lời:
+ Các phân tử nguồn cấp điện, aptomat, công tắc, cảm biến (đèn thông minh), bóng đèn chiếu sáng, dây điện. 
+ Liên kết liên kết điện.
- Xe đạp là hệ thống kĩ thuật đơn giản. Phần tử chấp hành hay đầu ra gồm: bàn đạp, xích, bánh xích, líp, bánh xe, khung, bánh trước; bộ phận điều khiển là ghi đông và bánh trước. Phần tử đầu vào: lực của con người tác động lên bàn đạp qua ghi đông.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV HS khác đối chiếu, bổ sung, đóng góp ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức về hệ thống kĩ thuật để áp dụng vào trong cuộc sống hằng ngày.
b. Nội dung: Câu hỏi phần Vận dụng SGK
c. Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập phần Vận dụng SGK.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy tìm hiểu một hệ thống kĩ thuật trong đời sống mà em biết. Phân tích cấu trúc, vai trò của các phần tử và các liên kết trong hệ thống đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, thảo luận, đưa ra ý kiến trình bày, thống nhất đáp án.
- GV quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ khi HS cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện HS các nhóm đứng dậy trình bày:
 Một số hệ thống kĩ thuật trong đời sống: 
+ Hệ thống điều hoà nhiệt độ.
+ Hệ thống vườn trồng rau thuỷ canh.
+ Hệ thống bể bơi.
+ Hệ thống cứu hoả,...
 Cấu trúc hệ thống:
+ Phần tử đầu vào: có vai trò thu thập thông tin như cảm biển, nguồn năng lượng. 
+ Phân tử xử lí và điều khiển nút bấm, công tắc, thiết bị điều khiển, mạch điện điều khiển, tủ điều khiển hay panô điều khiển. 
+ Phần từ đâu ra hay cơ cấu chấp hành phân tử thực hiện chuyển động, tạo lực, tạo năng lượng..... 
Các liên kết liên kết cơ khí, liên kết điện, liên kết điện tử, liên kết thuỷ lực, khí nén,.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết thúc bài học. 
*Hướng dẫn về nhà
Xem lại kiến thức đã học ở bài 2
Xem trước nội dung bài 3: Một số công nghệ phổ biến.
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
BÀI 3: MỘT SỐ CÔNG NGHỆ PHỔ BIẾN (4 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển năng lực
- Năng lực công nghệ: 
Năng lực nhận thức công nghệ: Kể tên và tóm tắt được nội dung cơ bản của một số công nghệ phổ biến 
Năng lực giao tiếp công nghệ: Nhận biết được sơ đồ, hình ảnh một số công nghệ phổ biến 
Năng lực đánh giá công nghệ. Đánh giá được sự ảnh hưởng của công nghệ phổ biến tới nền kinh tế của đất nước. 
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học. Hình thành phương pháp tự đọc hiểu tài liệu.
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ và trách nhiệm: Tích cực học tập, nghiên cứu, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
SGK, SGV, Giáo án.
Máy tính, máy chiếu (nếu có)
Một số tranh giáo khoa về các hình ảnh trong Bài 3. 
2. Đối với học sinh:
Đọc trước bài trong SGK. 
Đồ dùng học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học và nhu cầu tìm hiểu về công nghệ phổ biến cho HS.
b. Nội dung: Công nghệ phổ biến là các công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế. Em hãy kể tên một số công nghệ phổ biến hiện nay.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Công nghệ phổ biến là các công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế. Em hãy kể tên một số công nghệ phổ biến hiện nay.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, quan sát.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 bạn ngẫu nhiên đứng dậy nêu ý kiến của bản thân:
Một số công nghệ phổ biến hiện nay gồm: công nghệ vật liệu, công nghệ luyện kim, công nghệ gia công cắt gọt, công nghệ đúc, công nghệ hàn, công nghệ gia công áp lực, công nghệ điện – điện tử, công nghệ truyền thông, công nghệ điều khiển và tự động hoá, công nghệ chiếu sáng, công nghệ điện quang, công nghệ điện cơ.
- GV mời HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài: Để biết được các nhóm ngành công nghệ phổ biến chúng ta cùng tìm hiểu Bài 3: Một số công nghệ phổ biến.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu công nghệ trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí
a. Mục tiêu: giúp HS nắm được nội dung cơ bản của công nghệ luyện kim
b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc nội dung mục “I. Công nghệ trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí" trong SGK và trả lời các câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: Các ngành công nghệ trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 5 nhóm thảo luận theo kĩ thuật mảnh ghép.
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
GV yêu cầu HS đọc nội dung mục “I. Công nghệ trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí" trong SGK và trả lời các câu hỏi trong 5 phút:
+ Nhóm 1: Gang và thép được sản xuất như thế nào ? Hãy kể tên các sản phẩm được làm bằng gang, thép trong đời sống mà em biết.
+ Nhóm 2: Hãy nêu bản chất và ứng dụng của công nghệ đúc. Hãy kể

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_10_chu_de_1_khai_quat_ve_cong_nghe_nam.docx