Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 2: Mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt - Năm học 2022-2023

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 2: Mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt - Năm học 2022-2023

4. Hoạt động 4: Vận dụng- bài tập về nhà.

a) Mục tiêu:

- HS vận dụng được kiến thức đã học chăm sóc cây trồng gia đình

b) Nội dung:

- Trên kiến thức đã học em hãy liệt kê những việc để chăm sóc một loại cây trồng cụ thể đang có ở gia đình.

- Em hãy tìm hiểu yêu cầu về nhiệt độ, ánh sáng, nước, đất và dinh dưỡng một số loại cây trồng phổ biến tại huyện nhà.

c) Sản phẩm: bài làm của học sinh vào vở.

d) Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV giao nhiệm vụ cho cả lớp:

- Trên kiến thức đã học em hãy liệt kê những việc để chăm sóc một loại cây trồng cụ thể đang có ở gia đình.

- Em hãy tìm hiểu yêu cầu về nhiệt độ, ánh sáng, nước, đất và dinh dưỡng một số loại cây trồng phổ biến tại huyện nhà.

-Gv yêu cầu HS làm việc cá nhân và nộp lại cho giáo viên vào buổi học tiếp theo

* Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

 - Làm việc cá nhân: HS hoàn thiện bài tập tại nhà

* Báo cáo trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ

 

docx 7 trang Phan Thành 04/07/2023 2550
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 2: Mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 3.4
Ngày soạn: 09.9.2022
Tuần dạy: 2
BÀI 2 : MỐI QUAN HỆ GIỮA CÂY TRỒNG VÀ CÁC YẾU TỐ CHÍNH TRONG TRỒNG TRỌT
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt:
- Phân tích được mối quan hệ giữa cây trồng với các yếu tố chính trong trồng trọt
2. Về năng lực: 
- Năng lực chung: 
+ Chủ động tìm hiểu các yếu tố chính trong trồng trọt.
- Năng lực đặc thù:
+ Phân biệt nhận dạng được cây trồng có triệu chứng thiếu chất dinh dưỡng nào, lựa chọn được giống cây trồng phù hợp khí hậu địa phương. Có biện pháp chăm sóc cây trồng ở gia đình sinh trưởng phát triển tốt hơn. 
3. Về phẩm chất: Có lòng yêu thích, đam mê với cây trồng và trồng trọt
II. Thiết bị dạy học và học liệu
SGK công nghệ 10- CNTT
Máy tính, máy chiếu
Hình ảnh các 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7,3.8,3.9 SGk 
Phiếu học tập số 1
Câu 1: Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến quang hợp và hô hấp của cây trồng? Câu 2: Phân tích nhiệt độ tác động đến sinh trưởng phát triển của cây trồng?
Câu 3: Quan sát hình 3.3 cho biết nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến sự ra hoa của cây phong lữ thảo.
Phiếu học tập số 3
Câu 1: - Có bao nhiêu nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, trong đó nguyên tố nào là đa lượng, trung lượng và vi lượng? Nêu vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng?
 Câu 2: - Em hãy mô tả triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên lá ngô trong Hình 3.8.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu 
a) Mục tiêu: 
 + Tạo hứng thú cho học sinh với nội dung tìm hiểu kiến thức về cây trồng
 + Giúp học sinh biết các yếu tố chính trong trồng trọt có ảnh hưởng đến cây trồng.
b) Nội dung: 
Học sinh nêu được các yếu tố chính trong trồng trọt có ảnh hưởng đến cây trồng.
c) Sản phẩm: 
- câu trả lời thông qua thảo luận của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện: 
*Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao nhiệm vụ cho học sinh: làm việc theo bàn;
Quan sát hình 3.1 SGK trang 12 hãy nêu các yếu tố chính trong trồng trọt có ảnh hưởng đến cây trồng.
* Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
 + Học sinh quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi.
+ Giáo viên: Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
* Báo cáo trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gv: gọi 1 - 2 đại diện học sinh trong nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.
* Đánh giá, nhận xét
- Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức, đưa ra những nội dung cần giải quyết trong bài học: Việc phân loại nhóm cây trồng giúp chúng ta có thể nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm cây trồng trong sx nông nghiệp
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
2.1 Nhiệt độ
a) Mục tiêu: 
- Giúp học sinh biết được ảnh hưởng của nhiệt độ đến các quá trình sính lí của cây trồng
b) Nội dung: 
Học sinh nghiên cứu SGK trả lời
+ Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến quang hợp và hô hấp?
+ Nhiệt độ thích hợp cho sinnh trưởng của cây khoai tây
c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh về ảnh hưởng của nhiệt độ với cây trồng.
d) Tổ chức thực hiện: 
*Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao nhiệm vụ: Hoạt động nhóm bàn thảo luận hoàn thành PHT số 1
GV phát PHT nhóm số 1 đến học sinh.
Hết thời gian 5p yêu cầu các nhóm lên báo cáo
* Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ Các nhóm học sinh nhận PHT và thực hiện đọc SGK, quan sát tranh và hoàn thành PHT số 1.
+ Giáo viên: Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
* Báo cáo trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gv: Đại diện học sinh trong nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.
 Các nhóm học sinh lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
* Đánh giá, nhận xét
- Đánh giá nhóm, học sinh tích cực và chưa tích cực
- GV: + Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình sinh lí của cây trồng: nhiệt độ cao làm giảm hiệu suất quang hợp, tặng hiệu suất hô hấp. Nhiệt độ thấp giảm hiệu suất quang hợp và hô hấp.
 + Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng. 
2.2 Ánh sáng, nước và đất
a) Mục tiêu: 
- Giúp học sinh biết được ảnh hưởng của ánh sáng, nước, đất đến cây trồng
b) Nội dung: 
Học sinh hoạt động theo nhóm, nghiên cứu SGK hoàn thành PHT số 2:
 Yếu tố
Những ảnh hưởng đến cây trồng
ứng dụng thực tiễn trồng trọt
 Ánh sáng
Nước
 Đất
c) Sản phẩm: PHT hoàn thiện của 4 nhóm học sinh
d) Tổ chức thực hiện: 
*Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao nhiệm vụ: Hoạt động nhóm bàn thảo luận hoàn thành PHT số 2
GV phát PHT nhóm số 1 đến học sinh.
Hết thời gian 10p yêu cầu các nhóm treo bảng phụ lên bảng.
* Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ các nhóm học sinh nhận PHT và thục hiện đọc SGK, quan sát tranh và hoàn thành PHT số 2.
+ Giáo viên: Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
* Báo cáo trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gv: Các nhóm treo bảng phụ lên bảng và trình bày kết quả của nhóm
 Các nhóm học sinh lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
* Đánh giá, nhận xét
- Đánh giá nhóm, học sinh tích cực và chưa tích cực
Yếu tố
Những ảnh hưởng đến cây trồng
 Ví dụ ứng dụng thực tiễn trồng trọt
 Ánh sáng
-Hiệu quả quang hợp;hình thái; khả năng sinh trưởng của thân, lá;
-Khả năng phân cành; khả năng phân hóa mầm hoa; giới tính (hoa đực, hoa cái) của cây trồng..
- Thắp đèn khi trồng hoa cúc giúp hoa nở đồng loạt 
Nước
-Nước rất cần thiết với cây trồng. Tham gia cấu tạo tế bào, vận chuyển các chất, tham gia các quá trình sinh lí, sinh lí của cây. 
- Cây trồng thừa hoặc thiếu nước lâu ngày có thể bị chết.
- Cung cấp nước đầy đủ cho cây trồng, tưới tiêu hợp lí.
 Đất
Đất có ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng. Đất là nơi dự trữ và cung cấp nước, dinh dưỡng cho cây trồng.
Đất giúp trao đổi khí giữa rễ cây và môi trường; giữ cho cây đứng vững.
-Tạo môi trường đất tơi xốp thoáng khí cho cây trồng trao đổi khí.
2.3 Dinh dưỡng
a) Mục tiêu: 
- Giúp học sinh nắm được các nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi lượng và vai trò của các nguyên tố đó đối với cây trồng.
b) Nội dung: GV yêu cầu Hs nghiên cứu SGK, trả lời các câu hỏi:
- Có bao nhiêu nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, trong đó nguyên tố nào là đa lượng, trung lượng và vi lượng? Nêu vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng?
- Em hãy mô tả triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên lá ngô trong Hình 3.8.
 c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh ( có thể đúng hoạc chưa đúng – giáo viên chốt kiến thức)
- Nguyên tố đa lượng: N, P, K
- Nguyên tố trung lượng: S, Ca, Mg, Si
- Nguyên tố vi lượng: MN, Cu, B, Zn, Fe, Mo, Cl
Triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên lá ngô trong Hình 3.8:
- Thiếu N: Lá cây bị vàng đi ở chóp lá và lan dần dọc theo gân lá chính
- Thiếu P: Lá cây có màu tím hoặc đỏ tím, thường xuất hiện đầu tiên trên mép lá già.
- Thiếu K: màu xanh của của lá thường bị giảm đáng kể, lá vàng tái sau đó chuyển qua hai bép mép của
lá ngô; các sọc màu đỏ thường xuất hiện phần thân dưới và trên bẹ lá ngô
– Thiếu Mg: lá chuyển thành màu xanh tái với vết màu nâu rỉ sắt ở lá gân gốc
d) Tổ chức thực hiện: 
*Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh đọc mục 5 SGk trang 16 và hình 3.8 trả lời các câu hỏi:
 - Có bao nhiêu nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, trong đó nguyên tố nào là đa lượng, trung lượng và vi lượng? Nêu vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng?
 - Em hãy mô tả triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên lá ngô trong Hình 3.8.
 Hết thời gian 5p yêu cầu các nhóm trình bày.
* Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ Các nhóm học sinh nhận PHT và thực hiện đọc SGK, quan sát tranh và hoàn thành PHT số 3.
+ Giáo viên: Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
* Báo cáo trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gv: Đại diện học sinh trong nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.
 Các nhóm học sinh lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
* Đánh giá, nhận xét
- Đánh giá nhóm, học sinh tích cực và chưa tích cực
 - Vai trò của các nguyê tố dinh dưỡng: 
 + Thúc đẩy nảy mầm, sinh trưởng và phát triển thân, lá.
 + Kích thích rễ, kích thích ra hoa, đâu quả.
 + Tăng tính chống chịu, tăng năng suất, chất lượng và khả năng bảo quản nông sản.
2.4 Giống cây trồng, kĩ thuật canh tác:
a) Mục tiêu: 
- Giúp học sinh biết được vai tró của giốngcây trồng và kĩ thuật canh tác.
- Biết cách lựa chon giống cây trồng, biết chăm sóc cây trồng gia đình bằng kĩ thuật đơn giản.
b) Nội dung: 
Học sinh hoạt động theo nhóm, nghiên cứu SGK hoàn thành PHT số 4:
 Yếu tố
Những ảnh hưởng đến cây trồng
ứng dụng thực tiễn trồng trọt
 Giống cây trồng
 Kĩ thuật canh tác
c) Sản phẩm: PHT hoàn thiện của 4 nhóm học sinh
d) Tổ chức thực hiện: 
*Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao nhiệm vụ: Hoạt động nhóm bàn thảo luận hoàn thành PHT số 4
GV phát PHT nhóm số 1 đến học sinh.
Hết thời gian 10p yêu cầu các nhóm treo bảng phụ lên bảng.
* Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ Các nhóm học sinh nhận PHT và thực hiện đọc SGK, quan sát tranh và hoàn thành PHT số 2.
+ Giáo viên: Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
* Báo cáo trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gv: Các nhóm treo bảng phụ lên bảng và trình bày kết quả của nhóm
 Các nhóm học sinh lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
* Đánh giá, nhận xét
- Đánh giá nhóm, học sinh tích cực và chưa tích cực
Yếu tố
Vai trò
Ví dụ ứng dụng thực tiễn trồng trọt
 Giống cây trồng
- Là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng
 - Quyết định đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng, phát triển, sức chống chịu -> quyết định năng suất và chất lượng
- Chọn giống khỏe, sạch bệnh, phù hợp với vùng sinh thái địa phương 
Kĩ thuật canh tác
- Giúp cây sinh trưởng tốt, phòng trách sâu bệnh à năng suất và chất lượng sản phẩm tốt.
 – Kỹ thuật làm đất: cày, bừa, san phẳng, đập nhỏ và lên luống
- Bố trí thời vụ gieo trồng hợp lí dựa vào những yếu tố thời tiết, khí hậu, đặc điểm phát sinh của các mầm sâu bệnh, tập quán, kinh nghiệm trồng trọt của nông dân tại chính địa phương.
- .
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: 
- Học sinh củng cố kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến cây trồng
- Nhận thức được vai trò của nước, ánh sáng, đất, dinh dưỡng, kĩ thuật canh tác đến sinh trưởng phát triển của cây trồng.
b) Nội dung: 
 - các câu hỏi trắc nghiệm về vai trò của nước, ánh sáng, đất, dinh dưỡng, kĩ thuật canh tác đến sinh trưởng phát triển của cây trồng.
 Câu 1: Có bao nhiêu yếu tố chính ảnh hưởng đến trồng trọt?
 A. 5 B.7 C. 9 D. 3
Câu 2: yếu tố nào không phải là tác động của ánh sáng đến cây trồng?
A. cường độ chiếu sáng. B. chất lượng ánh sáng
C. Thời gian chiếu sáng D. hàm lượng ánh sáng.
Câu 3: chọn nội dung không đúng sau đây:
 Trong điểu kiện bất lợi về các yếu tố chính, cây trồng sẽ:
 A. sinh trưởng và phát triển kém. B. dễ nhiễm sâu, bệnh.
 B. năng suất và chất lượng giảm. 
D. sinh trưởng và phát triển lúc bình thường lúc không bình thường.
Câu 4: Chọn các nội dung đúng sau đây:
 a.Nước điều hòa nhiệt độ bề mặt lá cây.
b. Đất là nơi dự trữ và cung cấp nước.
c. Có thể trồng cây không cần đất.
d. các loại cây khác nhau nhu cầu nước như nhau.
E. Nhiệt độ cao làm giảm hiệu suất quang hợp và hô hấp.
f. Ánh sáng tác động đến cây trồng thông qua 4 yếu tố.
g. Giống cây trồng được coi là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng.
 Câu 5: Nội dung nào không phải là kĩ thuật canh tác
 Gieo trồng đúng thời vụ.
 Bón phân hợp lí
Dùng thuốc hóa học trừ sâu bệnh.
Luân canh cây trồng.
c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh thông qua tiếp thu kiến thức bài học.
d) Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm
Chia lớp ra thành 4 nhóm. Mỗi nhóm cử ra 1 nhóm trưởng và 1 thứ kí
Gv chiếu các câu hỏi TN lên màn hình, yêu cầu các nhóm chọn đáp án trong 10 giây cho mỗi câu. Sau 5 câu các nhóm báo cáo kết quả chon của nhóm mình. Đối chiếu đáp án của GV và cho điểm.
* Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
- Cả nhóm chú ý đọc câu hỏi, thảo luận và hoàn thành đáp án trong 10s mỗi câu, ghi ra giấy.
+ Giáo viên: Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
* Báo cáo trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gv yêu cầu Đại diện học sinh trong nhóm trình bày kết quả của nhóm.
 Gv đưa đáp án đến học sinh.
 Các nhóm Hs tự chấm điểm, và báo cáo số điểm của nhóm.
* Đánh giá, nhận xét
- Đánh giá nhóm, học sinh tích cực và chưa tích cực
4. Hoạt động 4: Vận dụng- bài tập về nhà.
a) Mục tiêu: 
- HS vận dụng được kiến thức đã học chăm sóc cây trồng gia đình
b) Nội dung: 
- Trên kiến thức đã học em hãy liệt kê những việc để chăm sóc một loại cây trồng cụ thể đang có ở gia đình.
- Em hãy tìm hiểu yêu cầu về nhiệt độ, ánh sáng, nước, đất và dinh dưỡng một số loại cây trồng phổ biến tại huyện nhà.
c) Sản phẩm: bài làm của học sinh vào vở.
d) Tổ chức thực hiện: 
*Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao nhiệm vụ cho cả lớp:
- Trên kiến thức đã học em hãy liệt kê những việc để chăm sóc một loại cây trồng cụ thể đang có ở gia đình.
- Em hãy tìm hiểu yêu cầu về nhiệt độ, ánh sáng, nước, đất và dinh dưỡng một số loại cây trồng phổ biến tại huyện nhà.
-Gv yêu cầu HS làm việc cá nhân và nộp lại cho giáo viên vào buổi học tiếp theo
* Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
 - Làm việc cá nhân: HS hoàn thiện bài tập tại nhà
* Báo cáo trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gv: Đầu giờ học tiếp theo yêu cầu cả lớp nộp lại sản phẩm cho GV lấy điểm đánh giá thường xuyên
* Đánh giá, nhận xét
- Đánh giá nhóm, học sinh tích cực và chưa tích cực
- GV: Chấm điểm các nhóm chốt kiến thức
.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_10_bai_2_moi_quan_he_giua_cay_trong_va.docx