Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 11: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón - Năm học 2021-2022

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 11: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

Học xong bài này học sinh phải: Hiểu và trình bày được đặc điểm và cách sử dụng một số loại phân bón vi sinh vật trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

 2. Kỹ năng:

 Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp, làm việc tập thể và cá nhân.

 3. Thái độ:

 Liên hệ được thực tế.

II. Phương pháp: Hỏi đáp + học nhóm + diễn giảng.

III. Phương tiện:

 1. Chuẩn bị của thầy:

 Chuẩn bị nội dung bài. Sưu tầm tranh ảnh, mẫu phân vi sinh.

 2. Chuẩn bị của trò:

 Chuẩn bị: Xem trước nội dung SGK.

IV. Tiến trình bài giảng:

 1. Ổn định - kiểm tra bài cũ:

 - Nêu đặc điểm và tính chất một số loại phân bón thường dùng.

 - Kỹ thuật sử dụng của một số loại phân bón thường dùng như thế nào?

 2. Mở bài:

Phân bón thì có nhiều phương hướng (sản) giải quyết trong đó đáng lưu ý ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất phân bón đỡ tốn kém, vừa có tác dụng cải tạo đất. Không bị thoái hoá.

 

docx 6 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 3200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 11: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 30/9/2021
Ngày dạy : 10A4: 4/10/2021
Bài 13
Tiết 11: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG 
SẢN XUẤT PHÂN BÓN
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
Học xong bài này học sinh phải: Hiểu và trình bày được đặc điểm và cách sử dụng một số loại phân bón vi sinh vật trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
	2. Kỹ năng:
	Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp, làm việc tập thể và cá nhân.
	3. Thái độ:
	 Liên hệ được thực tế.
II. Phương pháp: Hỏi đáp + học nhóm + diễn giảng. 
III. Phương tiện:
	1. Chuẩn bị của thầy:
	Chuẩn bị nội dung bài. Sưu tầm tranh ảnh, mẫu phân vi sinh.
	2. Chuẩn bị của trò:
	Chuẩn bị: Xem trước nội dung SGK.
IV. Tiến trình bài giảng:
	1. Ổn định - kiểm tra bài cũ:
	- Nêu đặc điểm và tính chất một số loại phân bón thường dùng.
	- Kỹ thuật sử dụng của một số loại phân bón thường dùng như thế nào?
	2. Mở bài: 
Phân bón thì có nhiều phương hướng (sản) giải quyết trong đó đáng lưu ý ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất phân bón đỡ tốn kém, vừa có tác dụng cải tạo đất. Không bị thoái hoá.
	3. Phát triển bài:
NỘI DUNG BÀI
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I. Nguyên lý sản xuất phân vi sinh 
 Nhân giống chủng vsv đặc hiệu, sau đó trộn với chất nền.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên lý sản xuất phân VS 
Cho học sinh thảo luận các câu hỏi sao:
+ Thế nào là công nghệ vi sinh?
+ Hãy cho biết các loại phân vi sinh dùng cho sản xuất nông lâm nghiệp.
+ Hãy nêu nguyên lý sản xuất vi sinh.
- Chất nền: Than bùn cùng với rỉ đường 
- Nghiên cứu khai thác hoạt động sống và phát triển kinh tế, xã hội.
- Phân vsv cố định đạm, chuyển hoá lân, chuyển hoá chất hữu cơ.
- Nhân giống chủng vsv đặc hiệu à trộn với chất nền.
II. Một số loại vi sinh vật thường dùng:
1. Phân vi sinh cố định đạm:
- Có 2 loại phân vsv cố định đạm là nitragin và Azôgin.
+ Nitragin: Bón cho cây họ đậu.
+ Azôgin: Bón cho cây lúa.
- Cách sử dụng: Tẩm vào hạt trước khi gieo hoặc bón trực tiếp vào đất.
2. Phân vi sinh vật chuyển hoá lân:
Có 2 loại:
+ photphobacterin: chuyển hoá lân hữu cơ à vô cơ.
+ Phân hữu cơ vsv: chuyển hoá lân khó tan à dễ tan.
- Cách sử dụng bón trực tiếp vào đất.
3. Phân vi sinh vật chuyển hoá chất hữu cơ:
- Là loại phân chứa vsv phân huỷ, chuyển hoá chất hữu cơ à hợp khoáng cho cây hấp thụ.
- Thường gặp là: Estrasol và mana dùng bón trực tiếp vào đất.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu một số loại vi sinh vật thường dùng.
 Cho học sinh thảo luận:
+ Hiện nay chúng ta dùng những loại phân cố định đạm nào?
+ Hãy cho biết thành phần của nitragin. trong các thành phần đó, thành phần nào đóng vai trò quan trọng?
+ Có thể dùng nitragin bón cho các cây trồng không phải cây họ đậu được không? vì sao?
- Nitragin: Được sx bằng cách phân lập vsv cố định cố định đạm cộng sinh trong nốt sần rễ cây họ đậu à nuôi dưỡng tạo số lượng lớn à trộn với than bùn, các chất khoáng, các nguyên tố vi lượng vsv cố định đạm có khả năng biến đổi nitơ tự do thành NH3 khi có sắc tố màu hồng ở cây họ đậu à bón cây khác cây họ đậu thì không mang lại hiệu quả cao 
- Liên hệ: Để tận dụng nguồn đạm do vi khuẩn tổng hợp được, ta có thể trồng xen canh, luân canh với cây họ đậu.
+ Phân Nitragin và Azôgin khác nhau ở điểm nào?
+ Hãy nêu cách sử dụng phân vsv cố định đạm..
Chuyển ý: Để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hoá lân à Cây người ta đã sản xúât phân vsv chuyển hoá lân.
Học sinh thảo luận các câu hỏi:
+ Phân vsv chuyển hoá lân có những dạng nào?
+ Sự khác nhau giữa 2 loại phân photphobacterin và phân lân hữu cơ vi sinh.
- Thành phần của phân hữu cơ có vsv ở VN sx?
- Trong các loại phân vsv đều có than bùn làm chất nền vì vậy chúng có dạng bột. Về màu sắc thì phânn vsv cố định đạm có màu nâu sẫm. Còn phân vs chuyển hoá lân à đen.
Chuyển ý:
Ngoài ra người ta đã phân lập nuôi dưỡng chúng trong môi trường thích hợp để sản xuất phân vsv chuyển hoá hữu cơ.
+ Thành phần quan trọng nhất trong vsv chuyển hoá chất hữu cơ là gì?
+ Phân vsv chuyển hoá chất hữu cơ thường gặp có những loại nào? và được sử dụng như thế nào?
- VSV phân giải chất hữu cơ tiết ra enzym phân giải xenlulozơ vì vậy bón phân vsv phân giải chất hữu cơ có tác dụng thúc đẩy quá trình khoáng hoá các chất hữu cơ, giúp cây hấp thụ khoáng.
- Nitragin, Azôgin.
- Than bùn, vsv nốt sần cây họ đậu, chất khoáng và nguyên tố vi lượng. Thành phần chủ đạo là phân vsv nốt sần trong rễ cây họ đậu 
- Nitragin có thành phần chính là vi khuẩn cộng sinh ở nốt sần cây họ đậu.
Azôgin: Vi khuẩn hội sinh với cây lúa à bón cho lúa.
- Tẩm vào hạt trước khi gieo trồng, cần tiến hành nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp và làm chết vsv, có thể bón trực tiếp.
- photphobacterin và phân lân hữu cơ vi sinh.
- photphobacterin chứa vsv chuyển hoá hữu cơ thành vô cơ. có thể tẩm hoặc bón trực tiếp phân lân hữu cơ vsv chứ vsv chuyển hoá lân khó tan à dễ tan, bón trực tiếp vào đất.
- Than bùn, bột photphat
- VSV phân huỷ và chuyển hoá các chất hữu cơ à hợp chất khoáng cho cây hấp thụ.
- Thường gặp: Estrasol và mana, dùng bón trực tiếp vào đất 
4. Củng cố:
- Hãy sắp xếp các loại phân: Mna, Azôgin, Estrasol, lân hữu cơ vs, nitragin, photphobacterin vào bảng sau:
Phân vs cố định đạm 
Phân vs chuyển hoá lân 
Phân vs chuyển hoá chất hữu cơ 
5. Dặn dò:
- Lấy hạt đậu xanh ủ nẩy mầm trồng trong cát tạo rễ.
- Chuẩn bị 1 chai nhựa 1 lít có nấp đậy. Giữa nấp đậy khoét 1 lổ tròn, đk 1,5cm, hai bên đục 2 lổ nhỏ, 1 miếng xốp 0,5cm 1 lưỡi lam.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_10_tiet_11_ung_dung_cong_nghe_vi_sinh.docx