Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 1: Bài mở đầu - Năm học 2020-2021

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 1: Bài mở đầu - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Học xong bài này, học sinh cần:

- Hiểu được tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.

- Hiểu và giải thích được tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng tư duy, tự nghiên cứu, nhận xét, phân tích, so sánh.

3. Thái độ

- Hứng thú học tập, mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

 

doc 7 trang yunqn234 7170
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 1: Bài mở đầu - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP
Tiết 1- Bài 1: BÀI MỞ ĐẦU
Ngày soạn:25/8/2020
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Học xong bài này, học sinh cần:
- Hiểu được tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
- Hiểu và giải thích được tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng tư duy, tự nghiên cứu, nhận xét, phân tích, so sánh.
3. Thái độ
- Hứng thú học tập, mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
4. Các năng lực hướng đến:
4.1 Năng lực chung:
STT
Tên năng lực
Các kĩ năng thành phần
1
Năng lực tự học
Học sinh tìm kiếm thông tin và xây dựng một bài báo cáo về vai trò quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
2
Năng lực thu nhận và xử lí thông tin
Học sinh biết xử lí các thông tin về vai trò sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp trong nước và xuất khẩu; thành tựu sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta để xây dựng thành bài báo cáo cụ thể.
3
Năng lực hợp tác
Xây dựng năng lực hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để giải quyết nhiệm vụ đã được giao.
4
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
Bước đầu xây dựng cho học sinh năng lực tìm kiếm thông tin qua internet và sử dụng phần mềm power point. 
5
Năng lực giao tiếp
Hình thành cho học sinh năng lực sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt vấn đề trong thuyết trình.
4.2. Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của GV 
- Soạn giáo án. 
- Tự bổ sung kiến thức qua các kênh thông tin báo chí và trên CNTT.
- Phương pháp: Nghiên cứu SGK, quan sát tranh, thảo luận nhóm.
2. Chuẩn bị của HS
- Đọc trước nội dung bài mới.
- Chú ý trong giờ học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu môn Công nghệ.
2. Phương thức thực hiện: giáo viên đàm thoại, nêu vấn đề.
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động::
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên đặt ra câu hỏi cho học sinh để dẫn dắt vào vấn đề tiếp theo:
Nếu có một vé du lịch miễn phí, em sẽ đến thăm quốc gia nào? Tại sao?
Theo em, nền nông nghiệp quốc gia đó có phát triển không? Căn cứ vào đâu mà em cho là như vậy?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
 GV gọi ngẫu nhiên khoảng 10 học sinh và yêu cầu đưa ra câu trả lời.
4. Sản phẩm học tập:
- Trả lời của học sinh.
- GV nhận xét và chuyển ý: Chúng ta sẽ ra sao nếu không có lương thực, thực phẩm? Bài học ngày hôm nay cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG 1: Tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
1. Mục đích:
- Cho học sinh biết được sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có những đóng góp đáng kể trong nền kinh tế quốc dân.
- Rèn luyện năng lực thu thập và xử lí thông tin, năng lực giao tiếp.
2. Nội dung:
Quan sát biểu đồ và đưa ra các nhận xét thích hợp.
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động: 
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Nhóm: ..
+ Theo em, nước ta có những thuận lợi nào để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp? 
+ Quan sát, tìm hiểu thông tin biểu đồ 1 và nhận xét sự đóng góp của nông, lâm, ngư vào nền kinh tế nước ta? 
+ Quan sát biểu đồ 2, so sánh lực lượng lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp với các ngành khác? Ý nghĩa?
 Cho học sinh thảo luận và hoàn thanh phiếu học tập số 1: 
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
 Học sinh thảo luận nhóm và ghi ý kiến vào phiếu học tập.
4. Sản phẩm học tập:
- Phiếu học tập số 1;
- GV nhận xét, nhấn mạnh nội dung trọng tâm và chuyển sang nội dung mới. 
 NỘI DUNG 2: Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta hiện nay
1. Mục đích:
- Học sinh nắm được thông tin chính xác về hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta hiện nay.
- Rèn luyện năng lực thu thập và xử lí thông tin.
2. Nội dung:
Phân tích tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta hiện nay.
3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho học sinh quan sát biểu đồ 3 và yêu cầu hoạt động theo cặp đôi.
+ Sản lượng lương thực gia tăng có ý nghĩa như thế nào trong việc bảo đảm an ninh lương thực Quốc gia?
+ Kể một vài thành tựu nổi bật và điểm còn hạn chế của ngành nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Học sinh nghiên cứu và đưa ra ý kiến thảo luận với bạn.
4. Sản phẩm học tập:
- Bài báo cáo của các nhóm. 
- Đặt ra câu hỏi tiếp theo cần giải quyết:
+ Hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sinh thái cả về mặt tích cực và tiêu cực. Nguyên nhân và hậu quả của nó?
NỘI DUNG 3: Tích hợp biến đổi khí hậu
1. Mục đích:
- Học sinh tiếp nhận thông tin và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
2. Nội dung: 
- Nắm được những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Từ đó đề ra biện pháp phù hợp để ứng phó sự biến đổi khí hậu.
3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sinh thái cả về mặt tích cực và tiêu cực. Nêu những ví dụ thực tế chứng minh điều vừa nói ở trên? Em hãy đề xuất biện pháp khắc phục hậu quả đó.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Cho các nhóm tự nghiên cứu và thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
4. Sản phẩm học tập:
- Bài báo cáo của các nhóm. 
- Gv nhận xét, đánh giá và nhấn mạnh:
 Tuy nhiên hoạt động này lại là một trong các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu. Người ta ước tính rằng khi trái đất ấm dần lên, năng suất nông nghiệp ở các nước đang phát triển sẽ giảm đi từ 9% đến 21%. Khi nhiệt độ trái đất tăng lên 1ºC, năng suất của ngô giảm đi từ 5% đến 20%. Năng suất lúa sẽ giảm đi 10% nếu nhiệt độ tối thiểu trong vụ gieo trồng tăng 1ºC. Do vậy Việt nam cần phải xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhưng không gây ô nhiễm và suy thoái môi trường.
=>Trình độ sản xuất còn thấp, chưa đồng bộ, chưa khoa học, chưa quan tâm tới lợi ích lâu dài nên quá trình sản xuất còn gây ảnh hưởng tới môi trường đất, nước, không khí → biến đổi khí hậu.
NỘI DUNG 4: Phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp 
ở nước ta
1. Mục đích:
- Xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích và chọn lọc thông tin.
2. Nội dung:
Phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta.
3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Yêu cầu học sinh truy cập vào địa chỉ trên đọc và trả lời câu hỏi.
Nền nông nghiệp sinh thái là gì?
Theo em, trong thời gian tới, ngành nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta cần thực hiện những nhiệm vụ gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Học sinh thực hành cá nhân.
4. Sản phẩm học tập:
- Bài báo cáo của cá nhân. 
- GV gọi khoảng 4 học sinh, đọc trước lớp và nhận xét.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
1. Mục đích:
- Củng cố, kiểm nghiệm kiến thức lĩnh hội được.
- Rèn luyện kĩ năng tranh luận.
2. Nội dung:
Giải quyết tình huống thực tiễn.
3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Tình huống: Năm 2019, nông nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn chung về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Bên cạnh đó, ngành còn chịu tác động lớn bởi Dịch tả lợn Châu Phi, diễn biến thời tiết cực đoạn hay thị trường nhiều mặt hàng nông sản không ổn định, một số mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu với những quy định mới khắt khe và yêu cầu cao hơn của thị trường Trung Quốc.
Phân tích những khó khăn ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đó?
GV giao các bài tập tình huống cho học sinh:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Học sinh phân tích và vận dụng để trả lời.
4. Sản phẩm học tập:
- Trả lời của học sinh. 
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
Tình huống: “Anh hùng lao động, kỹ sư Hồ Quang Cua "cha đẻ" bộ giống lúa ST nổi tiếng cùng với các cộng sự là cán bộ nghiên cứu nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng - TS Trần Tấn Phương, thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương đã chọn tạo thành công giống lúa ST25 đoạt giải nhất cuộc thi gạo ngon nhất thế giới tại Hội chợ thương mại thế giới lần thứ 11 năm 2019 tổ chức tại Philippines. Thành tích gạo ST25 là cơ hội vàng nâng tầm thương hiệu gạo Việt Nam vươn ra thế giới.” Cảm nhận của em khi đọc bài báo này? Vai trò của kỹ sư nông nghiệp trong thời đại mới?
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Tìm hiểu thêm các trung tâm giống cây trồng trên thế giới.
- Tìm hiểu quy trình sản xuất giống cây trồng đạt hiệu quả ở địa phương. 
Phụ lục:
 Năm 2016 Năm 2017
Năm 2019
Hình 1. Biểu đồ về cơ cấu tổng sản phẩm ở nước ta
(Tham khảo Tổng cục thống kê)
Năm 2016
-Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp: 47.2%
-Lao động trong các ngành khác: 52.8%.
Năm 2017
-Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp: 46.8%.
-Lao động trong các ngành khác: 53.2%
	Năm 2019
-Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp: 42.3%.
-Lao động trong các ngành khác: 57.7%
Hình 2 Biểu đồ về cơ cấu lực lượng lao động xã hội ở nước ta (Theo Baodansinh.vn)
Hình 3 Biểu đồ sản lượng lương thực ở nước ta (Triệu tấn)
 Theo Hiệp Hội lương thực Việt Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_10_bai_1_bai_mo_dau_nam_hoc_2020_2021.doc