Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 1-5 (Bản hay)

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 1-5 (Bản hay)

I. MỤC TIÊU

 1. kiến thức

- Biết được vị trí ,vai trò và tầm quan trọng của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong kinh tế quốc dân.

- Biết được những thuận lợi khó khăn của điều kiện tự nhiên, xã hội của nước ta ảnh hưởng đến sự phát triển nông, lâm, ngư nghiệp.

- Biết tiếp cận tình hình thực tiến sản suất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta trong thời gian hiện tại và tương lai.

2. Năng lực

* Năng lực tự học: Học sinh xác định được mục tiêu: Biết được vị trí ,vai trò và tầm quan trọng của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong kinh tế quốc dân.

- Biết được những thuận lợi khó khăn của điều kiện tự nhiên, xã hội của nước ta ảnh hưởng đến sự phát triển nông, lâm, ngư nghiệp.

- Biết tiếp cận tình hình thực tiến sản suất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta trong thời gian hiện tại và tương lai.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Tại sao sản xuất lương thực tăng liên tục là thành tựu nổi bật nhất.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Phát triển ngôn ngữ nói thông qua thuyết trình thành tựu và hạn chế của ngành nông, lâm,ngư nghiệp. Phương hướng nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta.

- Năng lực hợp tác: Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung

- Năng lực tư duy sáng tạo: Phát triển tư duy phân tích các nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta.

 * Năng lực chuyên biệt

 - Năng lực nghiên cứu khoa học: thu thập số liệu về tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghịêp ở địa phương.

- Năng lực quan sát: Quan sát hình 1.1, biểu đồ xu thế phát triển triển của ngành nông, lâm, ngư nghiệp.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp Học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm .

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

 1. Giáo viên :

- Kế hoạch bài học.

- Hình 1.2, H 1.2, H 1.3, bảng 1 của SGK

 2. Học sinh :

- Nghiên cứu trước nội dung bài học 1.

- Bảng phụ, SGK

- Tìm hiểu, sưu tầm các số liệu về tình hình sản suất nông, lâm, ngư nghiệp ở địa phương.

 

docx 23 trang Dương Hải Bình 6710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 1-5 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1. BÀI MỞ ĐẦU
I. MỤC TIÊU 
 1. kiến thức
- Biết được vị trí ,vai trò và tầm quan trọng của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong kinh tế quốc dân.
- Biết được những thuận lợi khó khăn của điều kiện tự nhiên, xã hội của nước ta ảnh hưởng đến sự phát triển nông, lâm, ngư nghiệp.
- Biết tiếp cận tình hình thực tiến sản suất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta trong thời gian hiện tại và tương lai.
2. Năng lực
* Năng lực tự học: Học sinh xác định được mục tiêu: Biết được vị trí ,vai trò và tầm quan trọng của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong kinh tế quốc dân.
- Biết được những thuận lợi khó khăn của điều kiện tự nhiên, xã hội của nước ta ảnh hưởng đến sự phát triển nông, lâm, ngư nghiệp.
- Biết tiếp cận tình hình thực tiến sản suất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta trong thời gian hiện tại và tương lai.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Tại sao sản xuất lương thực tăng liên tục là thành tựu nổi bật nhất. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Phát triển ngôn ngữ nói thông qua thuyết trình thành tựu và hạn chế của ngành nông, lâm,ngư nghiệp. Phương hướng nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta.
- Năng lực hợp tác: Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung 
- Năng lực tư duy sáng tạo: Phát triển tư duy phân tích các nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta.
 * Năng lực chuyên biệt
 - Năng lực nghiên cứu khoa học: thu thập số liệu về tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghịêp ở địa phương.
- Năng lực quan sát: Quan sát hình 1.1, biểu đồ xu thế phát triển triển của ngành nông, lâm, ngư nghiệp.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp Học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm .
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
 1. Giáo viên :
- Kế hoạch bài học.
- Hình 1.2, H 1.2, H 1.3, bảng 1 của SGK
 2. Học sinh :
- Nghiên cứu trước nội dung bài học 1.
- Bảng phụ, SGK
- Tìm hiểu, sưu tầm các số liệu về tình hình sản suất nông, lâm, ngư nghiệp ở địa phương.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Học sinh hiểu được tầm quan trọng của bài học mở đầu và nắm vững mục tiêu bài học để hướng tới các hoạt động của bản thân hay nhóm.
b) Nội dung: 
- Tìm hiểu tầm quan trọng của sản suất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
- Tìm hiểu tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta những năm qua như thế nào?
- Tìm hiểu phương hướng nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta trong thời gian tới
c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
 * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
 Giáo viên yêu cầu Học sinh đọc SGK và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
- Em hãy nêu những yếu tố thuận lợi của nước ta để phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp?
- Tầm quan trọng của sản suất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
- Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta những năm qua như thế nào?
- Phương hướng nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta trong thời gian tới
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 - Học sinh dựa vào sách giáo khoa và qua tìm hiểu thực tế tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta, Học sinh làm việc theo nhóm để hoàn thành báo cáo nhiệm vụ được chuyển giao.
 - Trao đổi trong nhóm kết quả thực hiện nhiệm vụ. Đề xuất ý kiến thắc mắc
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 - Giáo viên gọi 1-2 đại diện Học sinh trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
 - Nhận xét và chỉ ra những kiến thức Học sinh cần tiếp tục tìm hiểu để hiểu rõ hơn về tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta và đưa ra phương hướng nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta trong thời gian tới
B. HOAT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tiếp nhận kiến thức mới về bài mở đầu
a) Mục tiêu: 
- Tiếp thu kiến thức mới về bài mở đầu SGK Công nghệ 10, để:
- Xác định những nội dung kiến thức cơ bản về nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta.
-Vận dụng kiến thức về nông, lâm, ngư nghiệp trong SGK để giải quyết vấn đề được đặt ra khi kết thúc hoạt động trải nghiệm và chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo đã viết ở hoạt động 1.
b) Nội dung: 
- Tầm quan trọng của sản suất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
- Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay.
- Phương hướng nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta.
c) Sản phẩm: 
- Kết quả trả lời các câu hỏi trong nhiệm vụ 1 được ghi vào vở, có ghi ý kiến bổ sung sau khi thảo luận nhóm và làm việc cả lớp. 
 - Báo cáo của hoạt động 1 đã được bổ sung, hoàn thiện. 
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Giáo viên yêu cầu và hướng dẫn Học sinh thực hiện các nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Tự nghiên cứu lí thuyết của bài học và quan sát hình 1.1, 1.2, 1.3để trả lời các câu hỏi dưới đây: 
 - Em có nhận xét gì về giá trị sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp xuất khẩu ở nước ta.
- Em có nhận xét gì về lực lượng lao động tham gia sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta.
- Em có nhận xét gì về tốc độ gia tăng sản lượng lương thực ở nước ta những năm gần đây?
- Ý nghĩa của việc sản lượng lương thực tăng cao trong nhựng năm qua ở nước ta?	
Nhiệm vụ 2: Vận dụng các kiến thức lí thuyết đã nghiên cứu được để chỉnh sửa báo cáo đã viết ở hoạt động 1.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Làm việc cá nhân: Học sinh tự nghiên cứu nội dung mục I, mục II, mục III trong SGK (từ trang 5đến trang 8). Vận dụng kiến thức mới đã tiếp thu được để viết vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. 
 - Làm việc nhóm: Từng thành viên trong nhóm trình bày, sau đó trao đổi và thống nhất trong nhóm kết quả thực hiện nhiệm vụ
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Làm việc cả lớp
- Đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
* Bước 4: Kết luận, nhận định:
Học sinh đối chiếu kết quả thực hiện nhiệm vụ hoạt động 2 của cá nhân với nhận xét, góp ý của giáo viên, các bạn và nội dung chốt để tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
Ghi kết quả đánh giá vào vở.
+ Tầm quan trọng của sản suất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
1. Sản suất nông, lâm, ngư nghiệp đóng góp một phần không nhỏ vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước.
- Chiếm khoảng 1/4 tổng sản phẩm nước ta do vậy ,các ngành nghề rất quan trọng
- Tỉ trọng sản phẩm ngành nông, lâm ngư nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước có xu hướng ngày càng giảm ,đó là tất yếu vì nước ta đẩy mạnh công nghiệp hóa ,các nước tiên tiến luôn có tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng cao trong tổng thu nhập quốc dân ,đây là điều đáng mừng đối với nước ta.
2. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến 
 - Lương thực : Lúa, gạo, ngô, sắn,..khoai tây, khoai lang.
- Thực phẩm: Thịt, sữa, trứng ,cá , tôm, cua
- Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến:Các loại thủy ,hải sản đóng hộp, chè, cà phê, cam, dứa ,vải mít , dưa chuột ( đóng hộp hoặc sấy khô)
 3. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp có vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hóa xuất khẩu 
Tổng giá trị xuất khẩu chiếm tỉ lệ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
4. Hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp còn chiếm trên 50% tổng số lao động tham gia vào ngành kinh tế.
+ Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay.
1. Thành tựu 
a. Thành tựu nổi bật nhất là sản xuất lương thực tăng liên tục 
 b. Thành tựu thứ hai của ngành nông, lâm, ngư nghiệp là bước đầu đã hình thành một số ngành sản xuất hàng hóa với các vùng sản xuất tập trung, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu 
c.Một số sản phẩm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
2. Hạn chế: 
- Năng suất và chất lượng còn thấp 
- Hệ thống giống cây trồng và vật nuôi ,cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm, ngư nghiệp thủy sản còn lạc hậu và chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa chất lượng cao.
+ Phương hướng nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta.
1. Tăng cường sản xuất lương thực để đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia.
2. Đầu tư phát triển chăn nuôi để đưa ngành này thành ngành sản xuất chính 
3. Xây dựng một nền nông nghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái –một nền nông nghiệp sản xuất đủ lương thực , thực phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu nhưng không gây ô nhiễm và suy thoái môi trường.
4. Áp dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực chọn, tạo giống vật nuôi cây trồng để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm 
5. Đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch để giảm bớt hao hụt sản phẩm và nâng cao chất lượng nông, lâm, ngư nghiêp.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được. 
b) Nội dung: Làm bài tập về bài mở đầu
c) Sản phẩm: Ghi chép kết quả thực hiện hoạt động vận dụng.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
 GV yêu cầu Học sinh làm các bài tập sau:
 	Câu 1: Vai trò của ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. 
	Câu 2: Nêu những thành tưu và hạn chế của ngành nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay. 
 Cho ví dụ minh họa. 
	 Câu 3: Tại sao sản xuất lương thực là thành tựu nổi bật nhất? Lương thực tăng liên tục có ý nghĩa gì? 
	 Câu 4: Phương hướng và nhiệm vụ phát triển nông lâm, ngư nghiêp. 
 	Câu 5: Tại sao đưa ngành chăn nuôi lên sản xuất chính?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
 - Làm việc cá nhân: Học sinh vận dụng kiến thức mới tiếp nhận được để giải quyết các bài tập tình huống được giao. Ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ.
 - Làm việc nhóm: Từng thành viên trong nhóm trình bày, sau đó trao đổi và thống nhất trong nhóm kết quả hoàn thành bài tập tính huống.
Bước 3: Báo cáo nhiệm vụ học tập
 Làm việc cả lớp
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ. 
 - Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động 
 Học sinh đối chiếu kết quả làm bài tập của cá nhân với đáp án chung để tự đánh giá 
Ghi kết quả đánh giá vào vở.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng các kiến thức mới đã học về bài mở đầu. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức đã lĩnh hội được.
b) Nội dung: Tìm hiểu công nghệ và xây dựng , dịch vụ, nông, lâm, ngư nghiệp ở địa phương.
c) Sản phẩm: Ghi chép kết quả thực hiện hoạt động vận dụng.
d) Tổ chức thực hiện: 
Giáo viên hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu công nghệ và xây dựng , dịch vụ, nông, lâm, ngư nghiệp ở địa phương theo các câu hỏi gợi ý sau: Nông, lâm, ngư nghiệp thông qua các hoạt động sản xuất đã có những ảnh hưởng như thế nào tới sinh thái môi trường .
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. 
- Hoàn thành câu hỏi phần luyện tập. 
- Chuẩn bị bài mới
 Ngày soạn: 
Tiết 
BÀI 2. KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Biết được mục đích ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.
- Biết được nội dung của các thí nghiệm so sánh giống cây trồng, kiểm tra kỹ thuật, sản xuất quảng cáo trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng.
2. Năng lực 
* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác
* Năng lực chuyên biệt
- Biết được mục đích ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.
- Biết được nội dung của các thí nghiệm so sánh giống cây trồng, kiểm tra kỹ thuật, sản xuất quảng cáo trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng.
- Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích, so sánh.
- Có nhận thức đúng đắn và thái độ tôn trọng đối với các nghề nghiệp trong lĩnh vực sản xuất nông lâm, ngư, nghiệp qua đó góp phần định hướng nghề nghiệp trong tương lai của bản thân.
3. Phẩm chất
 - Phẩm chất: Giúp Học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
 1. Giáo viên:
 Kế hoạch bài học.
 2. Học sinh:
- Nghiên cứu trước nội dung bài học 2.
- Bảng phụ, SGK
- Tìm hiểu về các loại khảo nghiệm giống cây trồng.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Học sinh hiểu được mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng, các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng.
b) Nội dung: 
- Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng
- Tìm hiểu các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng.
c) Sản phẩm: 
- Báo cáo của nhóm về kết quả quan sát, thảo luận.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Giáo viên cung cấp thông tin, tạo tình huống có vấn đề bằng một số câu hỏi:
- Ở huyện Krong Pa trồng được thuốc lá, điều ... nhưng không trồng được các loại cây như: cà phê, cao su....Em có thể giải thích?
- Vào khoảng năm 1997, ở các tỉnh miền núi phía Bắc có hiện tượng: Khi nhập giống bắp từ Trung Quốc về trồng, cây sinh trưởng rất tốt, trái rất to nhưng không có hạt. Điều này gây thiệt hại rất lớn cho bà con nông dân. Vậy đâu là nguyên nhân của hiện tượng trên?
- Vậy trước khi đưa giống mới vào sản xuất đại trà, chúng ta cần phải làm gì? Và làm bằng cách nào? 
 * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 - Học sinh dựa vào sách giáo khoa và qua tìm hiểu thực tế tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta, Học sinh làm việc theo nhóm để hoàn thành báo cáo nhiệm vụ được chuyển giao.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Trao đổi trong nhóm kết quả thực hiện nhiệm vụ. Đề xuất ý kiến thắc mắc
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
Giáo viên gọi 1-2 đại diện Học sinh trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
Nhận xét và chỉ ra những kiến thức Học sinh cần tiếp tục tìm hiểu để hiểu rõ hơn về các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng.
B. HOAT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tiếp nhận kiến thức mới về bài khảo nghiệm giống cây trồng
a) Mục tiêu: Tiếp thu kiến thức mới về bài khảo nghiệm giống cây trồng để vận dụng kiến thức về để giải quyết vấn đề được đặt ra khi kết thúc hoạt động trải nghiệm và chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo đã viết
b) Nội dung: 
- Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng
- Tìm hiểu các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng.
c) Sản phẩm: 
- Xác định được điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với từng giống cây trồng
- Xây dựng hoàn thiện hệ thống luân canh, kỹ thuật canh tác phù hợp với từng giống
- Kịp thời đưa giống mới vào sản xuất đại trà.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV nêu các nhiệm vụ HS cần thực hiện:
- Nghiên cứu nội dung bài 2 - SGK Công nghệ 10 mục I trả lời câu hỏi sau: Muốn biết giống cây trồng có phù hợp với điều kiện sinh thái ở địa phương hay không ta cần phải làm gì? Khảo nghiệm giống cây trồng nhằm mục đích gì?
- Nghiên cứu nội dung bài 2 - SGK Công nghệ 10 mục II trả lời câu hỏi sau: Phạm vi, nội dung, mục đích của các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng là gì?
GV chia lớp thành 4 nhóm và hướng dẫn HS nghiên cứu SGK để thảo luận.
 - HS làm việc cá nhân: nghiên cứu các nội dung trong SGK, tài liệu tham khảo, suy nghĩ và viết vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ của bản thân.
- HS làm việc nhóm: Lần lượt từng thành viên trong nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình. Thư kí nhóm ghi lại các ý kiến, thảo luận và thống nhất ý kiến trong nhóm chuyên gia. Các thành viên trong nhóm ghi bổ sung các ý kiến cả nhóm đã thống nhất để chuẩn bị báo cáo.
- Nhóm 1: Tìm hiểu về mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.
- Nhóm 2: Tìm hiểu về phạm vi, nội dung, mục đích của thí nghiệm so sánh giống
- Nhóm 3: Tìm hiểu về phạm vi, nội dung, mục đích của thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.
- Nhóm 4: Tìm hiểu về phạm vi, nội dung, mục đích của thí nghiệm sản xuất quảng cáo.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
-Làm việc cá nhân: Học sinh tự nghiên cứu nội dung mục I, mục II trong SGK (từ trang 9 đến trang 11). Vận dụng kiến thức mới đã tiếp thu được để viết vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. 
-Làm việc nhóm: Từng thành viên trong nhóm trình bày, sau đó trao đổi và thống nhất trong nhóm kết quả thực hiện nhiệm vụ.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Làm việc cả lớp
Đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ. 
Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
* Bước 4: Kết luận, nhận định:
Học sinh đối chiếu kết quả thực hiện nhiệm vụ hoạt động 2 của cá nhân với nhận xét, góp ý của giáo viên, các bạn và nội dung chốt để tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
Ghi kết quả đánh giá vào vở.
* Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.
- Xác định được điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với từng giống cây trồng
- Xây dựng hoàn thiện hệ thống luân canh, kỹ thuật canh tác phù hợp với từng giống
- Kịp thời đưa giống mới vào sản xuất đại trà.
* Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng
1. Thí nghiệm so sánh giống
* Mục đích: So sánh giống mới và giống sản xuất đại trà nhằm xác định tính ưu việt của giống mới
* Nội dung: So sánh toàn diện giống mới và giống sản xuất đại trà về các chỉ tiêu:
- Sinh trưởng, phát triển
- Năng suất, chất lượng sản phẩm
- Khả năng chống chịu 
2. Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật
* Mục đích: Kiểm tra những đề xuất của cơ quan chọn tạo giống để xác định quy trình kỹ thuật chuẩn bị cho sản xuất đại trà
* Nội dung: Gieo trồng và chăm sóc giống mới với nhiều chế độ khác nhau
3. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo
* Mục đích: Tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà
* Nội dung:
- Tổ chức hội nghị đầu bờ để đánh giá năng suất, chất lượng của giống mới
- Tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về giống mới.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được
b) Nội dung: Làm bài tập về bài khảo nghiệm giống cây trồng.
c) Sản phẩm: Ghi chép kết quả làm bài tập, có bổ sung, chỉnh sửa sau khi thảo luận nhóm và làm việc cả lớp.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV sử dụng các câu hỏi/ bài tập ở mức vận dụng thấp và vận dụng cao đã xây dựng ở mục V giao cho HS thực hiện. Cụ thể là:
1/ Nội dung của thí nghiệm sản xuất quảng cáo là:
A. Bố trí sản xuất so sánh giống mới với giống sản xuất đại trà.
B. Bố trí sản xuất với các chế độ phân bón khác nhau.
C. Bố trí thí nghiệm trên diên rộng, quảng cáo và tổ chức hội nghị đàu bờ.
D. Tổ chức hội nghị đầu bờ.
2/ Giống như thế nào thì được phép phổ biến trong sản xuất đại trà?
A. Giống thuần chủng.	B. Giống Quốc Gia.	
C. Giống nhập nội.	D. Giống lai.
3/ Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm xác định:
A. Năng suất, chất lượng.B. Khả năng chống chịu.
C. Mật độ, thời vụ gieo trồng, chế độ phân bón D. Khả năng thích nghi.
4/ Thí nghiệm so sánh nhằm mục đích:
A. Đề ra kĩ thuật canh tác giống mới.	B. Xác định tính ưu việt của giống đại trà.
C. Xác định tính ưu việt của giống mới.	D. Đưa giống vào sản xuất đại trà.
5/ Trong thí nghiệm so sánh thì giống mới được bố trí so sánh với giống nào?
A. Giống mới khác.B. Giống thuần chủng.C. Giống phổ biến đại trà.D. Giống nhập nội.
6/ Giống mới được chọn tạo hoặc nhập nội được so sánh với giống nào? So sánh về các chỉ tiêu gì?
7/ Mục đích của thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật là gì? Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật được tiến hành ở phạm vi nào?
8/ Thí nghiệm sản xuất quảng cáo nhằm mục đích gì?
9/ Vì sao phải khảo nghiệm giống cây trồng trước khi đưa vào sản xuất đại trà? 
HS làm các bài tập vận dụng, sau đó hoạt động nhóm đôi để trao đổi, chia sẻ kết quả làm bài tập.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Làm việc cá nhân: Học sinh vận dụng kiến thức mới tiếp nhận được để giải quyết các bài tập tình huống được giao. Ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ.
 - Làm việc nhóm: Từng thành viên trong nhóm trình bày, sau đó trao đổi và thống nhất trong nhóm kết quả hoàn thành bài tập tính huống.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ. 
- Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
Học sinh đối chiếu kết quả làm bài tập của cá nhân với đáp án chung để tự đánh giá
Ghi kết quả đánh giá vào vở
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng các kiến thức mới đã học về bài mở đầu. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức đã lĩnh hội được.
b) Nội dung: Học sinh vận dụng các kiến thức mới đã học về bài mở đầu. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức đã lĩnh hội được.
c) Sản phẩm: Ghi chép kết quả thực hiện hoạt động vận dụng. 
d) Tổ chức thực hiện: 
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giao cho HS về nhà thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Tìm hiểu, xác định một số giống cây trồng được nhập nội ở địa phương.
+ Tìm hiểu các loại thí nghiệm khảo nghiệm cụ thêt ở địa phương.
HS tiến hành:
+ Thu thập và ghi chép các thông tin thu thập được qua thực hiện hoạt động vận dụng. Có thể dùng máy ảnh hoặc điện thoại di động chụp lại các hình ảnh để minh họa cho các thông tin thu thập được.
+ Cách trình bày kết quả thực hành (bằng các slides có hình ảnh đi kèm với thông tin hoặc trình bày trên giấy khổ to).
- Nêu phương thức hoạt động: Hoạt động theo nhóm (4 nhóm). Các nhóm trưởng hoặc tổ trưởng trao đổi với các bạn trong nhóm lập kế hoạch và phân công thực hiện nhiệm vụ.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Lần lượt đại diện của các nhóm HS trình bày, phân tích kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi hoặc bình luận kết quả đạt được của nhóm vừa trình bày
* Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV nhận xét và bổ sung ý kiến 
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. 
- Hoàn thành câu hỏi phần luyện tập. 
- Chuẩn bị bài mới
Ngày soạn: 
Tiết 
BÀI 3. SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Mục tiêu kiến thức
- Hiểu được mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng trong nông nghiệp, sản xuất cây rừng.
- Biết được hệ thống xuất giống cây trồng các loại.
- Quy trình sản xuất giống cây trồng tự thụ phấn, thụ phấn chéo, cây nhân giống vô tính và giống cây rừng.
2. Năng lực 
* Các năng lực chung
- Năng lực tự học : Học sinh xác định được mục tiêu : mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng trong nông nghiệp, sản xuất cây rừng.
- Biết được hệ thống xuất giống cây trồng các loại.
- Quy trình sản xuất giống cây trồng tự thụ phấn, thụ phấn chéo, cây nhân giống vô tính và giống cây rừng.
- Năng lực giải quyết vấn đề: 
- Giải thích các mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng
- Đưa ra được sơ đồ duy trì và sơ đồ phụ tráng giải thích sự khác nhau.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Phát triển ngôn ngữ nói thông qua thuyết trình sơ đồ duy trì và sơ đồ phục tráng.
- Năng lực hợp tác: Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung. 
- Năng lực tư duy sáng tạo: So sánh giống cây tự thụ phấn và cây thụ phấn chéo. 
* Năng lực chuyên biệt
- Quan sát các sơ đồ sản xuất giống cây trồng và hệ thống sản xuất giống cây rừng.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp Học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm .
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên:
- Phóng to hình 3.1 (hệ thống sản xuất giống cây trồng); hình 3.2 (sản xuất hạt giống theo sơ đồ duy trì ở cây tự thụ phấn); hình 3.3 (sản xuất giống theo sơ đồ phục tráng ở cây tự thụ phấn; hình 3.4 (sản xuất giống ở cây thụ phấn chéo). 
2. Học sinh:
- Bảng phụ, SGK, vở ghi chép.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Giúp Học sinh tìm hiểu những nội dung cơ bản của công tác giống cây trồng, nắm vững mục tiêu bài học để hướng tới các hoạt động của bản thân hay nhóm.
b) Nội dung: 
- Tìm hiểu mục đích của công tác sản xuất giống, các giai đoạn trong hệ thống sản xuất giống.
 - Tìm hiểu quy trình sản xuất giống cây trồng nông nghiệp. 
c) Sản phẩm:
- Báo cáo của nhóm về kết quả quan sát, thảo luận.
d) Tổ chức thực hiện: 
 * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu Học sinh đọc SGK và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
- Em hãy nêu một số giống cây trồng ở địa phương có biểu hiện thoái hóa, kém phẩm chất cần được cải tạo? 
- Một giống lúa tốt sau khi thu hoạch trích lại một phần cất làm giống năm sau, qua nhiều lần thấy năng suất giảm vì sao?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh dựa vào sách giáo khoa và qua tìm hiểu thực tế về giống cây trồng ở địa phương và làm việc theo nhóm để hoàn thành báo cáo nhiệm vụ được chuyển giao.
 - Trao đổi trong nhóm kết quả thực hiện nhiệm vụ. Đề xuất ý kiến thắc mắc
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Giáo viên gọi 1-2 đại diện Học sinh trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- Nhận xét và chỉ ra những kiến thức Học sinh cần tiếp tục tìm hiểu để hiểu rõ hơn về sản xuất giống cây trồng của nước ta .
B. HOAT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tiếp nhận kiến thức mới về bài mở đầu
a) Mục tiêu: 
- Tiếp thu kiến thức mới về bài sản xuất giống cây, để:
- Xác định những nội dung kiến thức cơ bản về sản xuất giống cây của nước ta. 
-Vận dụng kiến thức về sản xuất giống cây trong SGK để giải quyết vấn đề được đặt ra khi kết thúc hoạt động trải nghiệm và chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo đã viết
b) Nội dung:
- Mục đích của công tác sản xuất giống và hệ thống sản xuất giống cây trồng.
- Hệ thống sản xuất giống cây trồng.
- Qui trình sản xuất giống cây trồng. 
c) Sản phẩm: Báo cáo của nhóm về kết quả quan sát, thảo luận.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên yêu cầu và hướng dẫn Học sinh thực hiện các nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: GV chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm tự nghiên cứu lí thuyết của bài học và quan sát hình hình 3.1 (hệ thống sản xuất giống cây trồng); hình 3.2 (sản xuất hạt giống theo sơ đồ duy trì ở cây tự thụ phấn); hình 3.3 (sản xuất giống theo sơ đồ phục tráng ở cây tự thụ phấn; hình 3.4 (sản xuất giống ở cây thụ phấn chéo) để trả lời các câu hỏi dưới đây: 
- Nhóm 1: Nêu các mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng.
- Nhóm 2: cho biết HTSXG gồm mấy giai đoạn ? Nội dung từng giai đoạn .
- Nhóm 3: So sánh qui trình sản xuất giống cây theo sơ đồ duy trì và sơ đồ phục tráng. 
- Nhóm 4: Trình bày vai trò của giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. 
Nhiệm vụ 2: Vận dụng các kiến thức lí thuyết đã nghiên cứu được để chỉnh sửa báo cáo đã viết.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Làm việc cá nhân: Học sinh tự nghiên cứu nội dung mục I, mục II, mục III trong SGK (từ trang 12 đến trang 14). Vận dụng kiến thức mới đã tiếp thu được để viết vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. 
 - Làm việc nhóm: Từng thành viên trong nhóm trình bày, sau đó trao đổi và thống nhất trong nhóm kết quả thực hiện nhiệm vụ.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Làm việc cả lớp
Đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ. 
Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
Học sinh đối chiếu kết quả thực hiện nhiệm vụ hoạt động 2 của cá nhân với nhận xét, góp ý của giáo viên, các bạn và nội dung chốt để tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
Ghi kết quả đánh giá vào vở.
I. Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng.
 - Duy trì, củng cố độ thuần chủng, sức sống và tính trạng điển hình của giống.
 -Tạo ra đủ số lượng giống cung cấp cho sản xuất đại trà.
 - Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất.
II. Hệ thống sản xuất giống cây trồng 
 *Giai đoạn 1: Sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng 
- Hạt giống siêu NC: Hạt giống có chất lượng cao và độ thuần khiết rất cao.
- Nhiệm vụ: Duy trì, phụ tráng và sản xuất hạt giống SNC.
- Nơi thực hiện: Các xí nghiệp ,các trung tâm sản xuất giống chuyên trách.
* Giai đoạn 2: Sản suất hạt giống nguyên chủng từ siêu nguyên chủng 
- Hạt giống NC: Hạt giống có chất lượng cao được nhân ra từ hạt giống SNC
- Nơi thực hiện: Các công ti hoặc các trung tâm giống cây trồng.
* Giai đoạn 3: Sản xuất hạt giống xác nhận
- Hạt giống XN: Được nhân ra từ hạt giống NC để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà
- Nơi thực hiện: Cơ sở nhân giống liên kết giữa các công ti, trung tâm và cơ sở sản suất.
III.Qui trình sản xuất giống cây trồng 
1. Sản xuất giống cây trống nông nghiệp 
a. Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn.
- Đối với GCT do tác giả cung cấp giống hoặc có hạt giống siêu nguyên chủng thì quy trình sản xuất hạt giống theo sơ đồ duy trì. 
Năm thứ nhất:Gieo hạt tác giả(hạt SNC) , chọn cây ưu tú
Năm thứ hai: Hạt cây ưu tú gieo thành từng dòng. Chọn các dòng đúng giống, thu hoạch hỗn hợp hạt(SNC)
Năm thứ ba: nhân giống NC từ SNC
Năm thứ 4: Sản xuất hạt giống XN từ giống NC
- Các giống nhập nội, các giống bị thoái hóa ( không còn giống SNC) sản xuất hạt giống theo sơ đồ phục tráng. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được.
b) Nội dung: Làm bài tập về bài sản xuất giống cây trồng.
c) Sản phẩm: Ghi chép kết quả làm bài tập, có bổ sung, chỉnh sửa sau khi thảo luận nhóm và làm việc cả lớp. 
d) Tổ chức thực hiện: 
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu Học sinh làm các bài tập sau:
Câu 1: Hệ thống sản xuất giống cây trồng gồm mấy giai đoạn?
	A. 1 	 B. 5 C. 4	D.3 
 Câu 2. Quy trình sản xuất giống cây trồng được xây dựng dựa vào:
	A. điều kiện tự nhiên.	B. phương thức sinh sản của cây trồng.	
	C. điều kiện kinh tế.	D. hình thức luân canh của từng vùng.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Làm việc cá nhân: Học sinh vận dụng kiến thức mới tiếp nhận được để giải quyết các bài tập tình huống được giao. Ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ.
 - Làm việc nhóm: Từng thành viên trong nhóm trình bày, sau đó trao đổi và thống nhất trong nhóm kết quả hoàn thành bài tập tính huống.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
 Làm việc cả lớp
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ. 
 - Học s

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_10_bai_1_5_ban_hay.docx