Giáo án Công nghệ 10 (Kết nối tri thức) - Chuyên đề 1: Công nghệ snh học trong trồng trọt - Năm học 2022-2023 - Mai Tuấn Sơn

Giáo án Công nghệ 10 (Kết nối tri thức) - Chuyên đề 1: Công nghệ snh học trong trồng trọt - Năm học 2022-2023 - Mai Tuấn Sơn

I. MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ

- Trình bày được khái niệm, vai trò và một số thành tự của công nghệ sinh học trong trồng trọt.

- Phân tích được một số hướng hướng ứng dụng phổ biến của công nghệ sinh học trong trồng trọt ở Việt Nam và trên thế giới.

- Có ý thức về an toàn lao động và đạo đức nghề nghiệp trong trồng trọt.

II. NỘI DUNG

Chuyên đề 1. Công nghệ sinh học trong trồng trọt được cấu trúc thành bốn bài gồm:

- Bài 1: Bài mở đầu.

- Bài 2: Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng.

- Bài 3: Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón.

Bài 4: Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật

 

docx 39 trang Phan Thành 05/07/2023 2120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 10 (Kết nối tri thức) - Chuyên đề 1: Công nghệ snh học trong trồng trọt - Năm học 2022-2023 - Mai Tuấn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề CN 10 Kết nối tri thức
Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / 
CHUYÊN ĐỀ 1: CÔNG NGHỆ SNH HỌC TRONG TRỒNG TRỌT
I. MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
Trình bày được khái niệm, vai trò và một số thành tự của công nghệ sinh học trong trồng trọt. 
Phân tích được một số hướng hướng ứng dụng phổ biến của công nghệ sinh học trong trồng trọt ở Việt Nam và trên thế giới. 
Có ý thức về an toàn lao động và đạo đức nghề nghiệp trong trồng trọt. 
II. NỘI DUNG
Chuyên đề 1. Công nghệ sinh học trong trồng trọt được cấu trúc thành bốn bài gồm:
Bài 1: Bài mở đầu.
Bài 2: Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng.
Bài 3: Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón. 
Bài 4: Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật. 
BÀI 1: BÀI MỞ ĐẦU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được khái niệm công nghệ sinh học trong trồng trọt.
Trình bày được vai trò và thành tựu của công nghệ sinh học trong chọn giống, nhân giống cây trồng, sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Đánh giá được triển vọng của công nghệ sinh học trong trồng trọt.
Có ý thức về an toàn lao động và đạo đức nghề nghiệp.
2. Năng lực
Năng lực công nghệ:
Nêu được khái niệm công nghệ sinh học trong trồng trọt.
Trình bày được vai trò và thành tựu của công nghệ sinh học trong chọn tạo giống, nhân giống cây trồng, sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. 
Đánh giá được triển vọng của công nghệ sinh học trong trồng trọt. 
Năng lực chung: 
Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về vai trò và triển vọng của công nghệ sinh học trong trồng trọt ở Việt Nam và trên thế giới. 
3. Phẩm chất
Có ý thức tìm hiểu về công nghệ sinh học, vai trò và triển vọng của công nghệ sinh học trong trồng trọt. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Sách Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10, SGV Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
Tranh, ảnh hoặc video liên quan đến vai trò, triển vọng của công nghệ sinh học trong trồng trọt ở Việt Nam và trên thế giới. 
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
Sách chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10. 
Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến vai trò, triển vọng của công nghệ sinh học trong trồng trọt ở Việt Nam và trên thế giới. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thông qua các hình ảnh, video và câu hỏi gợi ý giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức đã có về khái niệm, vai trò, triển vọng của công nghệ sinh học trong trồng trọt. Đồng thời, gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú trong bài học. 
b. Nội dung: GV sử dụng một số hình ảnh hoặc video nói về khái niệm, vai trò, triển vọng của công nghệ sinh học trong trồng trọt. Yêu cầu HS quan sát và nêu những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân về vai trò, triển vọng của công nghệ sinh học trong trồng trọt. 
c. Sản phẩm: Hiểu biết của bản thân về vai trò, triển vọng của công nghệ sinh học trong trồng trọt. 
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS một số video, hình ảnh về công nghệ sinh học trồng trọt. 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trình bày một số hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân về vai trò, triển vọng của công nghệ sinh học trong trồng trọt. 
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video về công nghệ sinh học trong trồng trọt. 
- HS vận dụng kiến thức, hiểu biết, kĩ năng về công nghệ sinh học trong trồng trọt để tìm hiểu về vai trò, triển vọng của công nghệ sinh học trong trồng trọt.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện một số HS trình bày một số hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân về vai trò, triển vọng của công nghệ sinh học trong trồng trọt.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét phần trả lời của HS
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Công nghệ sinh học là gì ? Nó được ứng dụng như thế nào trong trồng trọt? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Bài mở đầu. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG TRỒNG TRỌT
Hoạt động 1: Tìm hiểu về công nghệ sinh học và công nghệ sinh học trong trồng trọt
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được công nghệ sinh học và công nghệ sinh học trong trồng trọt là gì, chúng được ứng dụng trong những lĩnh vực nào của đời sống. 
b. Nội dung: 
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I trong SGK, đặt các câu hỏi gợi ý liên quan đến khái niệm về công nghệ sinh học và công nghệ sinh học trong trồng trọt.
- Từ việc nghiên mục I trong SGK kết hợp với việc trả lời các câu hỏi gợi ý của GV, HS tự rút ra khái niệm về công nghệ sinh học và công nghệ sinh học trong trồng trọt.
- GV tổ chức cho HS thảo luận để phân tích phạm vi ứng dụng của công nghệ sinh học trong một số lĩnh vực khác của cuộc sống.
c. Sản phẩm: HS ghi được vào vở khái niệm và phạm vi ứng dụng của công nghệ sinh học và công nghệ sinh học trong trồng trọt. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc thông tin mục I SGK tr.5 và cho biết: 
+ Thế nào là công nghệ sinh học?
+ Nêu phạm vi ứng dụng của công nghệ sinh học. 
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tiếp tục khai thác thông tin mục I SGK tr.5 và cho biết: 
+ Thế nào là công nghệ sinh học trong trồng trọt?
+ Nêu một số ứng dụng nổi bật của công nghệ sinh học trong trồng trọt. 
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, làm việc cặp đôi, đọc thông tin mục I để tìm hiểu về:
+ Khái niệm công nghệ sinh học.
+ Phạm vi ứng dụng của công nghệ sinh học.
+ Khái niệm công nghệ sinh học trong trồng trọt. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày về công nghệ sinh học và công nghệ sinh học trong trồng trọt theo những nội dung sau:
+ Khái niệm công nghệ sinh học.
+ Phạm vi ứng dụng của công nghệ sinh học.
+ Khái niệm công nghệ sinh học trong trồng trọt. 
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý bổ sung (nếu có). 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về công nghệ sinh học và công nghệ sinh học trong trồng trọt. 
- GV chuyển sang nội dung mới. 
1. Tìm hiểu về công nghệ sinh học và công nghệ sinh học trong trồng trọt. 
- Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống, kết hợp với quy trình và thiết bị kĩ thuật nhằm tạo ra các công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, thực vật và động vật để sản xuất các sản phẩm sinh học có chất lượng cao ở quy mô công nghiệp, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
- Phạm vi ứng dụng của công nghệ sinh học: nông nghiệp, y dược, môi trường, bảo quản và chế biến thực phẩm, năng lượng...
- Công nghệ sinh học trong trồng trọt: là việc ứng dụng công nghệ sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, tạo ra nhiều sản phẩm trồng trọt có giá trị, tiết kiệm chi phí cho người sản xuất, góp phần đem lại sự ổn định và phát triển bền vững của ngành trồng trọt. 
- Một số ứng dụng nổi bật của công nghệ sinh học trong trồng trọt: công nghệ gene, công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật, công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón và chế phẩm bảo vệ thực vật,...
II. VAI TRÒ VÀ THÀNH TỰU CỦA CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG TRỒNG TRỌT
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò và thành tựu của công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận thức được vai trò và một số thành tựu của công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng ở Việt Nam và trên thế giời. 
b. Nội dung: 
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung mục II.1 và quan sát Hình 1.1 trong SGK, đặt các câu hỏi gợi ý liên quan đến vai trò và thành tựu của công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng.
- GV tổ chức cho HS tra cứu trên internet để tìm hiểu thêm về thành tựu của công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng.
- GV yêu cầu HS liên hệ với thực tiễn sản xuất của gia đình, địa phương để nêu
tên các loại giống cây trồng được tạo ra nhờ ứng đụng công nghệ sinh học.
c. Sản phẩm: HS ghi được vào vở HS ghi được vào vở vai trò và một số thành tựu của công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp đôi, đọc thông tin mục II.1, quan sát Hình 1.1 và trả lời câu hỏi:
+ Công nghệ sinh học có vai trò gì trong chọn tạo giống cây trồng ?
+ Nêu một số thành tựu của công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng. 
- GV tổ chức cho HS tra cứu trên internet để tìm hiểu thêm về thành tựu của công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng.
- GV yêu cầu HS liên hệ với thực tiễn sản xuất của gia đình, địa phương để nêu tên các loại giống cây trồng được tạo ra nhờ ứng dụng công nghệ sinh học.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu nội dung, quan sát các hình ảnh, thảo luận và phân tích các vai trò của công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng, nêu một số thành tựu đã đạt được.
- HS tra cứu trên internet để tìm hiểu thêm về thành tựu của công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng.
- HS liên hệ với thực tiễn sản xuất của gia đình, địa phương để nêu tên các loại giống cây trồng được tạo ra nhờ ứng đụng công nghệ sinh học.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày lần lượt các nội dung sau:
+ Phân tích các vai trò của công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng, một số thành tựu đã đạt được.
+ Một số thành tựu của công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng tìm hiểu qua internet.
+ Tên các loại giống cây trồng được tạo ra nhờ ứng đụng công nghệ sinh học.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về vai trò và thành tựu của công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng. 
- GV chuyển sang nội dung mới. 
2. Tìm hiểu về vai trò và thành tựu của công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng
- Vai trò:
+ Tạo ra bước đột phá trong công tác chọn tạo giống cây trồng. 
+ Rút ngắn đáng kể thời gian chọn tạo giống mới, tạo ra các giống mới có nhiều ưu điểm vượt trội về năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu.
- Một số thành tựu nổi bật:
+ Đã tạo ra được các giống ngô, giống bông chuyển gene có khả năng kháng sâu và kháng thuốc diệt cỏ, giống lúa gạo vàng (Golden rice) có hàm lượng vitamin A cao.
+ Giống cà chua đen có nhóm hợp chất có khả năng chống béo phì, tiểu đường, ung thư.
+ Các giống đậu tương có năng suất cao, chịu hạn, kháng thuốc diệt cỏ,...
Hoạt động 3: Tìm hiểu về vai trò và thành tựu của công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận thức được vai trò và một số thành tựu của công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng. 
b. Nội dung: 
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung mục I2 và quan sát Hình 1.2 trong SGK,
đặt các câu hỏi gợi ý liên quan đến vai trò và thành tựu của công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng.
- GV tổ chức cho HS nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ trong hộp Kết nối năng
lực để mở rộng kiến thức về vai trò và thành tựu của công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng.
- GV yêu cầu HS liên hệ với thực tiễn sản xuất của gia đình, địa phương để nêu
thêm tên các giống cây trồng được tạo ra nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng.
c. Sản phẩm: HS ghi được vào vở vai trò và thành tựu của công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nghiên cứu nội dung mục I2 và quan sát Hình 1.2 trong SGK tr6, 7 và trả lời câu hỏi:
+ Công nghệ sinh học có vai trò gì trong nhân giống cây trồng?
+ Nêu một số thành tựu của công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng. 
- GV tổ chức cho HS sưu tầm internet, sách, báo,...để tìm hiểu thêm về các giống cây trồng được tạo ra nhờ ứng dụng công nghệ sinh học.
- GV yêu cầu HS liên hệ với thực tiễn sản xuất của gia đình, địa phương để nêu thêm tên các giống cây trồng được tạo ra nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu nội dung, quan sát các hình ảnh để phân tích các vai trò của công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng, nêu một số thành tựu đã đạt được.
- HS thảo luận theo nhóm (bàn), sưu tầm internet, sách, báo,...để tìm hiểu thêm về các giống cây trồng được tạo ra nhờ ứng dụng công nghệ sinh học.
- HS liên hệ với thực tiễn sản xuất của gia đình, địa phương để nêu tên các giống cây trồng được tạo ra nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày về vai trò và thành tựu của công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng lần lượt theo các nội dung sau:
+ Phân tích các vai trò của công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng, nêu một số thành tựu đã đạt được.
+ Các giống cây trồng được tạo ra nhờ ứng dụng công nghệ sinh học.
+ Tên các giống cây trồng được tạo ra nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng ở địa phương em.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về vai trò và thành tựu của công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng.
- GV chuyên sang nội dung mới. 
3. Tìm hiểu về vai trò và thành tựu của công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng
- Vai trò:
+ Giúp bảo tồn các giống cây trồng quý hiếm, nhân nhanh.
+ Tạo ra cây giống khoẻ mạnh, đồng đều, sạch bệnh phục vụ cho sản xuất.
- Thành tựu:
+ Nhân giống các loại cây hoa (hoa lan Hỏ điệp, hoa cúc, hoa đồng tiền,...). 
+ Nhân giống các loại cây dược liệu (sâm Ngọc Linh, lan Kim tuyến, cây ba kích....).
+ Nhân giống cây lâm nghiệp (bạch đàn, keo,...).
+ Nhân giống chuối.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về vai trò và thành tựu của công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận thức được vai trò và thành tựu của công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh.
b. Nội dung: 
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung mục II.3 trong SGK, đặt các câu hỏi gợi ý liên quan đến vai trò và thành tựu của công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón; HS thảo luận và phân tích các vai trò của công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón, nêu một số thành tựu đã đạt được. 
- GV tổ chức cho HS nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ trong hộp Kết nối năng lực để mở rộng kiến thức về vai trò và thành tựu của công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón.
- GV yêu cầu HS liên hệ với thực tiến sản xuất của gia đình, địa phương để nêu tên các loại phân bón hữu cơ vi sinh đang được sử dụng và thảo luận về ý nghĩa mà chúng mang lại.
c. Sản phẩm: HS ghi được vào vở vai trò, thành tựu của công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc thông tin mục II.3 SGK tr.7 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu vai trò và thành tự của công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón. 
- GV định hướng cho HS phân tích vai trò đối với việc chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường sinh thái. 
- GV tổ chức cho HS nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ trong hộp Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo để tìm hiểu thêm về quy trình sản xuất và ưu, nhược điểm của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh. 
- GV yêu cầu HS liên hệ với thực tiến sản xuất của gia đình, địa phương và trả lời câu hỏi: Nêu tên các loại phân bón hữu cơ vi sinh đang được sử dụng và ý nghĩa mà chúng mang lại.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo cặp đôi, lần lượt trao đổi, tìm hiểu về các nội dung:
+ Vai trò và thành tự của công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón. 
+ Quy trình sản xuất và ưu, nhược điểm của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh. 
+ Tên các loại phân bón hữu cơ vi sinh đang được sử dụng và ý nghĩa mà chúng mang lại.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả thảo luận:
+ Vai trò và thành tự của công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón. 
+ Quy trình sản xuất và ưu, nhược điểm của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh. 
+ Tên các loại phân bón hữu cơ vi sinh đang được sử dụng và ý nghĩa mà chúng mang lại.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về vai trò và thành tự của công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón.
- GV chuyển sang nội dung mới. 
4. Tìm hiểu về vai trò và thành tựu của công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón
- Vai trò và và thành tựu:
+ Tạo ra nhiều loại phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ cho trồng trọt, thân thiện với môi trường, an toàn với con người và động vật, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, bảo vệ và cải tạo đất trồng. 
+ Có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường.
- Một số nhóm phân bón hữu cơ vi sinh phổ biến hiện nay: phân bón hữu cơ vi sinh cố định đạm, phân bón hữu cơ vi sinh chuyên hóa lân, phân bón hữu cơ vi sinh phân giải kali, phân bón hữu cơ vi sinh phân giải chất hữu cơ,...
Hoạt động 5: Tìm hiểu về vai trò và thành tựu của công nghệ sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận thức được vai trò và thành tựu của công nghệ sinh học trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
b. Nội dung: 
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung mục II.4 trong SGK, đặt các câu hỏi gợi ý liên quan đến vai trò và thành tựu của công nghệ sinh học trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng; HS thảo luận và phân tích các vai trò của công nghệ sinh học trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng; nêu một số thành tựu đã đạt được. 
- GV yêu cầu HS liên hệ với thực tiễn sản xuất của gia đình, địa phương để nêu
các loại chế phẩm bảo vệ thực vật sinh học đang được sử dụng ở gia đình, địa phương và thảo luận về ý nghĩa mà chúng mang lại.
c. Sản phẩm: HS ghi được vào vở vai trò và thành tựu của công nghệ sinh học trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc thông tin mục II.4 SGK tr.7, 8 và trả lời câu hỏi: Trình bày vai trò và thành tựu của công nghệ sinh học trong phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng. 
- GV định hướng cho HS phân tích vai trò đối với việc thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học, qua đó làm giảm ô nhiễm môi trường, an toàn với con người, cây trồng và hệ sinh thái. 
- GV yêu cầu HS liên hệ với thực tiễn sản xuất của gia đình, địa phương và trả lời câu hỏi: Nêu tên các loại chế phẩm bảo vệ thực vật sinh học đang được sử dụng ở gia đình, địa phương và ý nghĩa mà chúng mang lại.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp đôi, trao đổi và tìm hiểu về những nội dung:
+ Vai trò và thành tựu của công nghệ sinh học trong phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng. 
+ Tên các loại chế phẩm bảo vệ thực vật sinh học đang được sử dụng ở gia đình, địa phương và ý nghĩa mà chúng mang lại.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày lần lượt các nội dung:
+ Vai trò và thành tựu của công nghệ sinh học trong phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng. 
+ Tên các loại chế phẩm bảo vệ thực vật sinh học đang được sử dụng ở gia đình, địa phương và ý nghĩa mà chúng mang lại.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về vai trò và thành tựu của công nghệ sinh học trong phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng. 
- GV chuyển sang nội dung mới.
5. Tìm hiểu về vai trò và thành tựu của công nghệ sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng
- Vai trò:
+ Giúp tạo ra các chế phẩm phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng từ các loại vi sinh vật và thực vật. 
+ Thuốc trừ sâu sinh học có nhiều ưu điểm như thân thiện với môi trường, có hiệu quả lâu dài khi sử dụng, đảm bảo an toàn cho con người, bảo vệ môi trường sinh thái,
+ Hướng tới nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
- Thành tựu đạt được: Tạo ra chế phẩm vi khuẩn trừ sâu Bt, chế phẩm virus trừ sâu chứa nhóm virus Nưcleo polyhedrosis (NPV), chế phẩm nấm trừ sâu, bệnh chứa nắm Trichoderma. 
🡪 Có khả năng diệt trừ sâu, bệnh hại cây trồng hiệu quả, cải thiện năng suất và chất lượng cây trồng, thân thiện với môi trường, an toàn với con người và hệ sinh thái.
III. TRIỂN VỌNG CỦA CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG TRỒNG TRỌT
Hoạt động 6: Tìm hiểu về triển vọng của công nghệ sinh học trong trồng trọt
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được một số triển vọng của công nghệ sinh học trong trồng trọt như nâng cao năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm trồng trọt, mở rộng quy mô sản xuất, phát triển nông nghiệp bền vững.
b. Nội dung: 
- GV hướng dẫn HS đọc và nghiên cứu nội dung mục III trong SGK, nêu các câu hỏi gợi ý liên quan đến triển vọng của công nghệ sinh học trong việc nâng cao năng suất cây trồng và chất lượng nông sản, mở rộng sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong trồng trọt, phát triển trồng trọt công nghệ cao, nông nghiệp bền vững. 
- GV sử dụng hình ảnh minh hoa, gợi ý, giải thích.
- GV tổ chức cho HS liên hệ với thực tiễn trồng trọt ở gia đình, địa phương và phân tích những triển vọng mà công nghệ sinh học có thể đem lại cho trồng trọt.
c. Sản phẩm: HS ghi được vào vở một số triển vọng của công nghệ sinh học trong trồng trọt.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc thông tin mục III SGK tr.8, trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những triển vọng của công nghệ sinh học trong trồng trọt.
- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh:
Công nghệ gene trong
 tạo giống cây trồng mới
Kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật
- GV tổ chức cho HS liên hệ với thực tiễn trồng trọt ở gia đình, địa phương và phân tích những triển vọng mà công nghệ sinh học có thể đem lại cho trồng trọt.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cặp đôi, đọc thông tin mục III SGK tr.8, trao đổi, thảo luận để tìm hiểu về những triển vọng của công nghệ sinh học trong trồng trọt.
- HS liên hệ với thực tiễn trồng trọt ở gia đình, địa phương và phân tích những triển vọng mà công nghệ sinh học có thể đem lại cho trồng trọt.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày về những triển vọng của công nghệ sinh học trong trồng trọt.
- GV mời đại diện một số HS phân tích những triển vọng mà công nghệ sinh học có thể đem lại cho trồng trọt ở địa phương em.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về những triển vọng của công nghệ sinh học trong trồng trọt.
- GV chuyển sang nội dung mới. 
6. Tìm hiểu về triển vọng của công nghệ sinh học trong trồng trọt
- Biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến ngành trồng trọt, làm giảm diện tích đất canh tác, gây ra tình trạng hạn hán và sâu, bệnh; gây áp lực lớn cho sự phát triển của ngành ngành trồng trọt 🡪 Công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ gene giúp tạo ra các giống cây trồng mới có khả năng thích ứng với các điều kiện môi trường không thuận lợi do biến đỏi khí hậu gây ra. 
- Bằng công nghệ gene, con người có thể đưa vào cây trồng gene của các loài sinh vật khác giúp tạo ra các giống cây trồng mới có những phẩm chất đặc biệt (kháng thuốc diệt cỏ, kháng sâu,...). 
🡪 Công nghệ sinh học tạo ra những giống cây trồng mới chưa từng có (cây trồng nhân tạo, tổng hợp ở quy mô công nghiệp những sản phẩm có giá trị phục vụ đắc lực cho việc bảo vệ sức khoẻ và nâng cao chát lượng sống của con người.
- Với tiễn bộ của kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật, tất cả các loại cây trồng đều có thể được nhân giống trong phòng thí nghiệm với quy mô công nghiệp, giúp nhanh chóng tạo ra lượng lớn cây giống đồng nhất về di truyền, khoẻ mạnh, sạch bệnh để phục vụ cho
sản xuất.
- Công nghệ sinh học được ứng dụng vào hấu hết các khâu trong quá trình trồng trọt, giúp phát triển một nền trồng trọt an toàn, bền vững.
Hoạt động 7: Tìm hiểu về an toàn lao động và cây trồng biến đổi gene
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, nâng cao ý thức về an toàn lao động nói chung và an toàn lao động khi áp dụng công nghệ sinh học nói riêng. Đồng thời nâng cao hiểu biết của HS về cây trồng biến đổi gene, thông qua đó giúp các em có những ứng xử phù hợp đối với nghiên cứu, sản xuất, thương mại và tiêu thụ cây trồng biến đổi gene và sản phẩm của nó. 
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS (hoặc nhóm HS) với các chủ đề phù hợp liên quan đến an toàn lao động, cây trồng biến đổi gene. 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục IV trong SGK, tìm hiểu trên internet, sách, báo,... để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
c. Sản phẩm: HS ghi được vào vở một số lưu ý về an toàn lao động khi nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học trong trồng trọt, ứng xử phù hợp với cây trồng biến đổi gene.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục IV.1 SGK tr.9 và trả lời câu hỏi:
+ Tại sao phải chú ý thực hiện các quy định về an toàn lao động và vệ sinh như môi trường?
+ Kể tên một số cách thực hiện quy định về an toàn lao động và vệ sinh như môi trường.
Bước 2: HS tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục IV.1 SGK tr.9 để tìm hiểu về an toàn lao động trong nghiên cứu công nghệ sinh học trồng trọt. 
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày về an toàn lao động trong nghiên cứu công nghệ sinh học trồng trọt. 
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về an toàn lao động trong nghiên cứu công nghệ sinh học trồng trọt.
- GV chuyển sang nội dung mới. 
Nhiệm vụ 2
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin mục IV.2 SGK tr.9 và trả lời câu hỏi:
+ Cây trồng biến đổi gene là gì?
+ Trình bày ngắn gọn tình hình ứng dụng cây trồng biến đổi gene trên thế giới và Việt Nam.
- GV hướng dẫn HS sử dụng internet, sách báo, tìm hiểu về quy trình cấp phép trồng và sử dụng sản phẩm cây trồng biến đổi gene ở một số quốc gia trên thế giới.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin mục IV.2 SGK tr.9 để tìm hiểu về
+ Khái niệm cây trồng biến đổi gene.
+ Tình hình ứng dụng cây trồng biến đổi gene trên thế giới và Việt Nam.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày lần lượt các nội dung:
+ Khái niệm cây trồng biến đổi gene.
+ Tình hình ứng dụng cây trồng biến đổi gene trên thế giới và Việt Nam.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về nội dung cây trồng biến đổi gene.
- GV chuyển sang nội dung mới. 
7. Tìm hiểu về an toàn lao động và cây trồng biến đổi gene
a) An toàn lao động
Trong nghiên cứu công công nghệ sinh học trong trồng trọt nói, con người thường xuyên phải tiếp xúc với các loại hoá chất độc hại và các nguồn vi sinh vật. 
🡪 Cần thực hiện các quy định sau:
- Phòng thí nghiệm phải đảm bảo an toản theo quy định.
- Cần sử dụng quần áo, khẩu trang, găng tay phù hợp trong quá trình làm việc.
- Vệc sử dụng, pha chế, thu gom, tiêu huỷ mẫu vật, hoá chất cần được thực hiện đúng quy định, đảm bảo an toàn cho con người và môi trường.
b) Cây trồng biến đổi gene
- Cây trồng biến đổi gene (Genetically Modified Crop - GMC) là loại cây trồng được tạo ra bằng cách sử dụng các kĩ thuật của công nghệ sinh học hiện đại (công nghệ gene) để chuyển một hoặc một số gene chọn lọc nhằm tạo ra cây trồng mang tính trạng mong muốn. 
- Trên thế giới: việc ứng dụng và thương mại hoá cây trồng biến đổi gene đã được diễn ra phổ biến, có những nghiên cứu và công bố về các lợi ích, rủi ro đối với môi trường sinh thái và đa dạng sinh học của cây trồng biến đổi gene. 
- Tại Việt Nam: 
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp giấy xác nhận đủ điều kiện làm thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi cho gần 30 sự kiện biến đổi gene trên cây ngô và đậu tương. 
+ Giấy xác nhận phê duyệt được ban hành sau quá trình xem xét kĩ, được chấp thuận bởi Hội đồng An toàn Thực phẩm và Thức ăn chăn nuôi là “không có bất kỉ ảnh hưởng bất lợi nào đối với con người và vật nuôi”.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về bài học. 
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, trả lời câu hỏi bài tập 1, 2 phần Luyện tập SGK tr.9; HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ học tập.
c. Sản phẩm: 
- Vai trò của công nghệ sinh học trong chọn tạo giống và nhân giống cây trồng. 
- Vai trò của công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và thuốc trừ sâu sinh học. Liên hệ với thực tiễn ở gia đình và địa phương em. 
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi bài tập 1, 2 phần Luyện tập SGK tr.9
- Trình bày 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_10_ket_noi_tri_thuc_chuyen_de_1_cong_nghe.docx