Tiểu luận Lý luận chính trị - Chủ đề: Đức và tài của người cán bộ. Liên hệ bản thân

Tiểu luận Lý luận chính trị - Chủ đề: Đức và tài của người cán bộ. Liên hệ bản thân

Kính thưa quý vị đại biểu!

 Kính thưa quý thầy giáo cô giáo!

Thưa Ban giám khảo cùng toàn thể các bạn học viên!

Hôm nay, trong Hội thi HỌC viên học giỏi lý luận chính trị lần 2 năm 2018, tôi xin đóng góp một số ý kiến tham luận vấn đề "Đức và tài của người cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay".

Kính thưa BGH và toàn thể Hội thi!

Như chúng ta đã biết, Từ xưa đến nay , tiêu chuẩn để đánh giá một con người được dựa trên 2 yếu tố đạo đức và tri thức (tức là đức và tài). Nếu tri thức là con thuyền thì đạo đức là bánh lái, nếu tri thức là chiến mã, thì đạo đức là dây cương. Với đạo đức, người có tài năng sẽ hướng thiện bởi đạo đức là cội nguồn, là gốc rễ.

Đức vua Lê Thánh Tông nêu ra 5 tiêu chuẩn để chọn Lý trưởng cũng bao hàm đầy đủ 2 tiêu chí Đức và Tài, là: “Học lực sinh đồ. Gia tư hảo túc. Vật lực khả kham. Đức hạnh ôn hòa. Ngôn ngữ khả tín” (dịch nghĩa là:.).

Đại thi hào Nguyễn Du cũng dạy: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.

 Nhà cải cách Lý Quang Diệu khái quát: “Có đức mà không có tài thì dễ trì trệ. Có tài mà không có đức thì dễ hỗn loạn. Thực tiễn ở đời hỗn loạn còn khổ hơn trì trệ”.

 

docx 3 trang yunqn234 6811
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Lý luận chính trị - Chủ đề: Đức và tài của người cán bộ. Liên hệ bản thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ ĐỨC VÀ TÀI CỦA NGƯỜI CÁN BỘ-LIÊN HỆ BẢN THÂN
	Kính thưa quý vị đại biểu!
	Kính thưa quý thầy giáo cô giáo!
Thưa Ban giám khảo cùng toàn thể các bạn học viên!
Hôm nay, trong Hội thi HỌC viên học giỏi lý luận chính trị lần 2 năm 2018, tôi xin đóng góp một số ý kiến tham luận vấn đề "Đức và tài của người cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay".
Kính thưa BGH và toàn thể Hội thi!
Như chúng ta đã biết, Từ xưa đến nay , tiêu chuẩn để đánh giá một con người được dựa trên 2 yếu tố đạo đức và tri thức (tức là đức và tài). Nếu tri thức là con thuyền thì đạo đức là bánh lái, nếu tri thức là chiến mã, thì đạo đức là dây cương. Với đạo đức, người có tài năng sẽ hướng thiện bởi đạo đức là cội nguồn, là gốc rễ. 
Đức vua Lê Thánh Tông nêu ra 5 tiêu chuẩn để chọn Lý trưởng cũng bao hàm đầy đủ 2 tiêu chí Đức và Tài, là: “Học lực sinh đồ. Gia tư hảo túc. Vật lực khả kham. Đức hạnh ôn hòa. Ngôn ngữ khả tín” (dịch nghĩa là:........). 
Đại thi hào Nguyễn Du cũng dạy: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
 Nhà cải cách Lý Quang Diệu khái quát: “Có đức mà không có tài thì dễ trì trệ. Có tài mà không có đức thì dễ hỗn loạn. Thực tiễn ở đời hỗn loạn còn khổ hơn trì trệ”. 
Bác Hồ kính yêu của chúng ta thì nói dứt khoátnhư thế này: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Người có tài mà không có đức là người vô dụng”. Vâng ! Câu nói của Bác đã khẳng định giá trị cơ bản của một con người và nó lại càng đúng với đạo đức của một người cán bộ đảng viên.
Người cho rằng, đối với người cán bộ cách mạng, hai mặt đức và tài, phẩm chất và năng lực, không thể thiếu mặt nào, cũng không thể coi nhẹ mặt nào. Do đó, từ rất sớm Người đã dày công vun đắp để đào tạo cho Ðảng, cho đất nước một đội ngũ cán bộ vừa có đức, vừa có tài, vừa hồng lại vừa chuyên, xứng đáng với vinh dự “là người lãnh đạo nhân dân” và với trách nhiệm “là người đày tớ trung thành của nhân dân”.
Vậy như thế nào là Đức và Tài của người cán bộ? Người chỉ rõ: “Có tài phải có đức, có tài không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nhà nước. Có đức không có tài, như ông Bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai”(1). 
Đức của người cán bộ, đảng viên là đạo đức cách mạng. Người coi đạo đức cách mạng là “nền tảng”, là “cái gốc” của người cán bộ. Đức của người cán bộ cách mạng thể hiện ở phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, là lòng trung thành vô hạn đối với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, với chế độ XHCN; là trình độ giác ngộ mục tiêu, lý tưởng XHCN, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì mục tiêu, lý tưởng cao đẹp đó. 
Đức được thể hiện ở sự trong sáng, thành thật, trung thực, không cơ hội, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, biết hy sinh lợi ích cá nhân để phục tùng lợi ích tập thể, lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. Có lối sống trong sạch, lành mạnh, gần gũi với quần chúng, gương mẫu gắn bó với nhân dân, khiêm tốn học hỏi, thực sự cầu thị. Có tinh thần đoàn kết, thương yêu, tương thân, tương ái lẫn nhau.
 Đức là cái gốc giúp người cán bộ cách mạng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh để hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó. Người nói: “cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”(2). Đạo đức cách mạng tạo nên uy tín của cán bộ, đảng viên. Đó là cơ sở để giáo dục, thuyết phục và lãnh đạo quần chúng nhân dân, là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.
 Tài của người cán bộ là tri thức, trình độ, năng lực để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất, có hiệu quả nhất. Tài được thể hiện ở trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, khả năng nhận thức đúng các quy luật, sáng tạo trong giải quyết công việc; luôn làm chủ được tri thức khoa học và có khả năng hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực chuyên môn của mình. 
“Tài” còn là khả năng hoạt động thực tiễn, kỹ năng và hiệu quả thực hành các công việc được giao. Người chỉ rõ: “Ngày nay, Đảng yêu cầu cán bộ và đảng viên chẳng những thành thạo về chính trị mà còn phải giỏi về chuyên môn, không thể lãnh đạo chung chung”(4).
 "Tài” của người cán bộ phải được nhìn nhận, đánh giá theo từng loại công việc và vì thế phải tìm chọn cán bộ có tài và bố trí phù hợp với yêu cầu sử dụng của từng nhiệm vụ. 
Tóm lại: Có thể thấy, hai mặt đức và tài, phẩm chất và năng lực có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại, bổ sung cho nhau, làm phong phú lẫn nhau và gắn kết chặt chẽ với nhau. Đức là cơ sở, là nền tảng của tài. Đức định hướng lý tưởng, hành động vươn tới cái tài. 
Mặt khác, Tài là sự thể hiện của đức trong việc phục vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Có tài mới phát huy được đức, làm cho đức càng cao, càng lớn hơn. Không có tài thì mọi lý tưởng, hoài bão, khát vọng tốt đẹp không bao giờ trở thành hiện thực. 
 Nên đối với người cán bộ, đảng viên Tài và đức là hai mặt, không tách rời mà hoà quyện với nhau, là cơ sở, điều kiện, tiền đề của nhau, thúc đẩy lẫn nhau để hoàn thiện hình thành nhân cách người cán bộ cách mạng. 
Trong tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam, non sông ta, đất nước ta có những người con ưu tú, đã dùng tài năng và đạo đức của mình để lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng, như đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Tổng Bí thư Lê Duẫn......
 Nhưng có lẻ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng nhất về đạo đức và tài năng của người cán bộ cách mạng bởi ở Người hội tụ đầy đủ một trí tuệ uyên bác, một nhân cách cao cả của thời đại mới là "Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa của Việt Nam".
(liên hệ cụ thể bản thân)
Bản thân tôi là người cán bộ Mặt Trận tôi càng có ý thức sâu sắc trong việc rèn đức luyện tài và luôn thực hiện lời căn dặn trong di chúc của Người “Không phải ta cứ viết lên trán chữ cộng sản mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Với tư cách là vừa người cán bộ, vừa là đầy tớ thật trung thành, là công bộc của nhân dân bản thân luôn không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đức tài để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng mới. Về đức cần rèn luyện không mệt mỏi những đức tính: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, lòng yêu nước nồng nàn, tận trung với nước, tận hiếu với dân, tận hiến cho Tổ quốc, rèn luyện ý chí cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất tốt đẹp để xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân. 
Về tài cần phải phấn đấu học, học nữa, học mãi, học tập suốt đời, học không mệt mỏi, phải xác định “học tập là quyển vở không có trang cuối cùng” để không ngừng phát triển trí tuệ, làm giàu tri thức cho mình trong kho tàng tri thức của nhân loại; Bản thân luôn nhận thức được rằng những gì mình biết về thế giới này chỉ là giọt nước trong biển cả, còn những điều mình chưa biết mới là đại dương bao la.Nên luôn thực hiện phương châm “ nói dân hiểu, làm dân tin” luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Góp phần nhỏ bé của mình vào xây dựng đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh của một người cán bộ làm công tác MT. Do vậy, không được bằng lòng về sự học tập, mà ngược lại phải tiên phong trong học tập, trong tu dưỡng, rèn luyện đức tài, nhằm ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn nữa, để thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình một cách vững tin nhất, hiệu quả nhất, từ đó mà có ý thức cao về vị trí, nghĩa vụ, bổn phận của mình đối với xã hội, đối với sự nghiệp cách mạng, đối với con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. 
Để kết thúc phần thi hùng biện của mình e xin mượn lời bài hát đó là: 
Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay...e xin trận trọng cám ơn

Tài liệu đính kèm:

  • docxtieu_luan_ly_luan_chinh_tri_chu_de_duc_va_tai_cua_nguoi_can.docx