Giáo án Vật lý Lớp 12 - Tiết 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được khái niệm vận tốc tức thời.
- Nêu được khái niệm của chuyển động thẳng biến đổi đều, chuyển động thẳng nhanh dần đều và chậm dần đều.
- Viết được phương trình vận tốc, vẽ được đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng nhanh dần đều
- Viết được công thức tính quãng đường đi trong chuyển động thẳng nhanh dần đều; mối quan hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được; phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều
- Nắm được đặc điểm của chuyển động thẳng chậm dần đều về gia tốc, vận tốc, quãng đường đi được và phương trình chuyển động. Nêu được ý nghĩa vật lí của các đại lượng trong công thức đó.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng giải một số bài tập đơn giản về chuyển động thẳng biến đổi đều.
- Bước đầu giải được bài toán đơn giản về chuyển động thẳng nhanh dần đều . Biết cách viết biểu thức vận tốc từ đồ thị vận tốc – thời gian và ngược lại .
TUẦN 2 Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 3 – BÀI 3. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU Lớp 10A 10A 10A 10A 10A Ngày dạy / / / / / / / / / / Sĩ số I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được khái niệm vận tốc tức thời. - Nêu được khái niệm của chuyển động thẳng biến đổi đều, chuyển động thẳng nhanh dần đều và chậm dần đều. - Viết được phương trình vận tốc, vẽ được đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng nhanh dần đều - Viết được công thức tính quãng đường đi trong chuyển động thẳng nhanh dần đều; mối quan hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được; phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều - Nắm được đặc điểm của chuyển động thẳng chậm dần đều về gia tốc, vận tốc, quãng đường đi được và phương trình chuyển động. Nêu được ý nghĩa vật lí của các đại lượng trong công thức đó. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng giải một số bài tập đơn giản về chuyển động thẳng biến đổi đều. - Bước đầu giải được bài toán đơn giản về chuyển động thẳng nhanh dần đều . Biết cách viết biểu thức vận tốc từ đồ thị vận tốc – thời gian và ngược lại . II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Chuẩn các kiến thức liên quan tới bài học. - Chuẩn bị một số ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi đều. 2. Học sinh - Ôn lại kiến thưc bài chuyển động thẳng đều và đọc bài trước khi tới lớp. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (1 phút): Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): - Nêu định nghĩa chuyển động thẳng đều. - Viết công thức tính vận tốc, quãng đường đi được của chuyển động thẳng đều? - Viết phương trình của chuyển động thẳng đều. 3. Bài mới: Hoạt động 1 (15 phút): Tìm hiểu khái niệm vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều. Hoạt động của giáo viên Nội dung cần đạt GV: Đưa ra tình huống giống SGK-16. HS: Lắng nghe ghi nhận vấn đề. GV: Nếu HS không trả lời được cho HS đọc SGK. HS: Trả lời. GV: Nhận xét và đưa ra công thức: v=∆s∆t HS: Lắng nghe ghi nhận. GV: Yêu cầu HS trả lời C1. HS: Trả lời câu C1. GV: Tại sao nói vectơ vận tốc là một đại lượng vectơ? HS: Trả lời. GV: Nhận xét: Vì tại mỗi điểm trên quỹ đạo vận tốc tức thời của vật những có độ lớn nhất định mà còn có phương và chiều xác định. HS: Dựa vào phân tích của GV ghi nhận định nghĩa về vectơ vận tốc. GV: Yêu cầu HS đọc SGK nhận xét đặc điểm của vectơ vận tốc tức thời. HS: Trả lời. GV: Nhận xét. HS: Lắng nghe ghi nhận. GV: Yêu cầu HS làm câu C2. HS: Trả lời. GV: Nhận xét: Vận tốc xe con>vận tốc xe tải Xe tải đi theo hương Tây-Đông. HS: Lắng nghe ghi nhận. GV: Yêu cầu HS đọc SGK và cho biết “Thế nào là chuyển động thẳng biến đổi đều? Thế nào là chuyển động nhanh dần đều? Thế nào là chuyển động chậm dần đều?”. HS: Trả lời. GV: Nhận xét. I. Vận tốc tức thời. Chuyển động thẳng biến đổi đều. 1. Độ lớn của vận tốc tức thời Vận tốc tức thời: v=∆s∆t cho biết một vật đang chuyển động nhanh hay chậm. Đơn vị vận tốc là m/s. C1. Đổi: 36km/h=10m/s Quãng đường xe đi được là: v=∆s∆t =>∆s=v.∆t=10.0,01=0,1(m) 2. Vectơ vận tốc tức thời - Vectơ vận tốc tức thời đặc trưng cho chuyển động về sự nhanh, chậm và về phương, chiều. - Vectơ vận tốc tức thời của một vật tại một điểm là một vectơ có gốc tại vật chuyển động, có hướng của chuyển động và có độ dài tỉ lệ với độ lớn của vận tốc tức thời theo một tỉ xích nào đó. 3. Chuyển động thẳng biến đổi đều - Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động thẳng trong đó vận tốc tức thời hoặc tăng dần đều hoặc giảm dần đều theo thời gian. - Vận tốc tức thời tăng dần đều theo thời gian gọi là chuyển động nhanh dần đều. - Vận tốc tức thời giảm dần đều theo thời gian gọi là chuyển động chậm dần đều. Hoạt động 2 (23 phút): Nghiên cứu chuyển động thẳng nhanh dần đều. GV: Dựa vào khái niệm chuyển động thẳng biến đổi đều đưa ra khái niệm về gia tốc: vì vận tốc tức thời biến đổi đều theo thời gian →∆v tỉ lệ thuận với ∆t → ∆v = a.∆t → a = ∆v/∆t HS: Lắng nghe ghi nhận. GV: Dựa vào công thức yêu cầu HS nêu khái niệm về gia tốc của chuyển động. HS: Trả lời. GV: Nhận xét. HS: Lắng nghe ghi nhận. GV: Phân tích cho HS hiểu vì vận tốc là đại lượng vectơ nên gia tốc cũng là đại lượng vectơ. GV: Giới thiệu véc tơ gia tốc. HS: Lắng nghe ghi nhận. GV: Yêu cầu HS dựa vào định nghĩa của vectơ vận tốc hãy nêu định nghĩa về vectơ gia tốc. HS: Trả lời. GV: Nhận xét. HS: Lắng nghe ghi nhận. GV: Dựa vào công thức tính gia tốc GV hướng dẫn HS suy ra công thức tính vận tốc. HS: Trả lời. GV: Nhận xét. GV: Từ biểu thức của vận tốc phụ thuộc vào thời gian GV yêu cầu HS suy đoán dạng đồ thị của vận tốc theo thời gian. HS: Trả lời. GV: Nhận xét và kết luận. HS: Lắng nghe ghi nhận. GV: Giới thiệu cách xây dựng công thức tính đường đi. HS: Ghi nhận công thức đường đi. II. Chuyển động thẳng nhanh dần đều 1. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều a) Khái niệm gia tốc. Với : Dv = v – vo ; Dt = t – to Gia tốc của chuyển động là đại lượng xác định bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc Dv và khoảng thời gian vận tốc biến thiên Dt. Đơn vị gia tốc là m/s2. b) Véc tơ gia tốc. Vì vận tốc là đại lượng véc tơ nên gia tốc cũng là đại lượng vectơ: Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, vectơ gia tốc có gốc tại vật chuyển động, có phương và chiều trùng với phương và chiều của vecto vận tốc, có độ dài tỉ lệ với độ lớn của gia tốc theo một tỉ lệ xích nào đó. 2. Vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều a) Công thức tính vận tốc. v = vo + at Công thức trên cho biết vận tốc tại các thời điểm khác nhau. b) Đồ thị vận tốc – thời gian. - Đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian có dạng một đoạn thẳng. 3. Đường đi của chuyển động thẳng nhanh dần đều. s = vot + at2 Hoạt động 3 (1 phút): Củng cố, dặn dò - GV giao bài tập về nhà cho HS làm: từ bài 9, 10 SGK. - Chuẩn bị kiến thức bài mới. IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_vat_ly_lop_10_tiet_3_chuyen_dong_thang_bien_doi_deu.docx