Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021

1- Kiến thức:

- Học sinh phải giải thích được hô hấp tế bào là gì, vai trò của hô hấp tế bào đối với các quá trình chuyển hoá vật chất trong tế bào. Nêu được sản phẩm cuối cụng của hô hấp tế bào là các phân tử ATP.

- Trình bày được quá trình hô hấp tế bào bao gồm nhiều giai đoạn rất phức tạp, có bản chất là 1 chuỗi các phản ứng ôxy hoá khử.

- Trình bày được các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào.

2-Kỹ năng:

Rèn kỹ năng khái quát hóa, trừu tượng hóa, quan sát và giải thích hiện tượng dựa vào kiến thức đã học.

3-Thái độ:

-Chăm sóc cơ thể hợp lý, luôn cung cấp đủ nguồn năng lượng cho cơ thể và các hoạt động sống diễn ra bên trong cơ thể.

-Giáo dục kỹ năng sống:

+ KN thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

+ KN trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

+ KN tìm kiếm và xử lí thông tin về hô hấp TB

4. Phát triển năng lực

a/ Năng lực kiến thức:

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập

b/ Năng lực sống:

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề.

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập.

 

docx 49 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 2340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/12/2021 Ngày dạy:
Tiết 19. Bài 16: HÔ HẤP TẾ BÀO
I/ MỤC TIÊU	 	
1- Kiến thức:
- Học sinh phải giải thích được hô hấp tế bào là gì, vai trò của hô hấp tế bào đối với các quá trình chuyển hoá vật chất trong tế bào. Nêu được sản phẩm cuối cụng của hô hấp tế bào là các phân tử ATP.
- Trình bày được quá trình hô hấp tế bào bao gồm nhiều giai đoạn rất phức tạp, có bản chất là 1 chuỗi các phản ứng ôxy hoá khử.
- Trình bày được các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào.
2-Kỹ năng:
Rèn kỹ năng khái quát hóa, trừu tượng hóa, quan sát và giải thích hiện tượng dựa vào kiến thức đã học.
3-Thái độ:
-Chăm sóc cơ thể hợp lý, luôn cung cấp đủ nguồn năng lượng cho cơ thể và các hoạt động sống diễn ra bên trong cơ thể.
-Giáo dục kỹ năng sống:
+ KN thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
+ KN trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
+ KN tìm kiếm và xử lí thông tin về hô hấp TB
4. Phát triển năng lực
a/ Năng lực kiến thức: 
- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập
b/ Năng lực sống: 
- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô 
- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1.Phương pháp dạy học
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề 
- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng
2.Kĩ thuật dạy học
-Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.
III. CHUẨN BỊ
- Sơ đồ hiệu quả tổng hợp ATP từ phân giải phân tử Glucôzơ
	- Tranh vẽ hình 16.1, 16.2 và 16.3 SGK.
V/TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.ổn định lớp,Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: KHÔNG KT
3. Tổ chức dạy học:
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung 
A. KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu : 
- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới
 - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.
* Phương pháp: trò chơi, gợi mở..
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức
	Con người muốn sống thì cần phải hít thở, quá trình này liên quan đến mũi, phế quản, phổi, đây là hô hấp ngoài. Quá trình hô hấp ngoài chỉ là mặt biểu hiện bên ngoài của một quá trình quan trọng xảy ra bên trong tế bào: đó là hô hấp nội bào. Quá trình hô hấp này giải phóng năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ tạo thành năng lượng của các phân tử ATP
ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:
Học sinh tập trung chú ý;
Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;
Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,
Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.
B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Mục tiêu : 
- Học sinh phải giải thích được hô hấp tế bào là gì, vai trò của hô hấp tế bào đối với các quá trình chuyển hoá vật chất trong tế bào. Nêu được sản phẩm cuối cụng của hô hấp tế bào là các phân tử ATP.
- Trình bày được quá trình hô hấp tế bào bao gồm nhiều giai đoạn rất phức tạp, có bản chất là 1 chuỗi các phản ứng ôxy hoá khử.
- Trình bày được các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào.
* Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức
HOẠT ĐỘNG 1
GV nêu câu hỏi, gọi HS trả lời.
?Hô hấp tế bào là gì?
GV nêu câu hỏi
GV gọi tiếp HS khác trả lời câu hỏi.
?Hô hấp xảy ra ở vị trí nào trong tế bào? Viết PTTQ.
GVyêu cầu HS quan sát, nêu câu hỏi và gọi HS trả lời.
?Hô hấp tế bào trải qua nhưng giai đoạn nào? Dạng năng lượng cuối cùng được tạo ra là gì?
GV đánh giá, kết luận.
Hoạt động:2
Chia HS làm 4 nhóm, phát phiếu học tập và nêu yêu cầu công việc cho từng nhóm.
Nhóm 1:
Câu hỏi : Hoàn thành phiếu học tập, nêu các đặc điểm của giai đoạn đường phân?
Nhóm 2:
Câu hỏi : Hoàn thành phiếu học tập, nêu các đặc điểm của chu trình Crep?
Nhóm 3:
Câu hỏi : Hoàn thành phiếu học tập, nêu các đặc điểm của chuỗi truyền electron hô hấp?
Nhóm 4:
Câu hỏi : Tính số lượng ATP được tạo qua 3 giai đoạn hô hấp tế bào?
1NADN=3ATD
1FADH =2ATP 
HS nghe câu hỏi, tự nghiên cứu SGK, trả lời.
HS nghe câu hỏi, thảo luận nhanh trả lời.
Các HS khác nhận xét, bổ sung.
HS quan sát hình, nghe yêu cầu câu hỏi, thảo luận nhanh trả lời.
Các HS khác nhận xét, bổ sung.
HS tách nhóm theo yêu cầu, nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận theo hướng dẫn của GV.
Giai đoạn
Đường phân
Vị trí
Nguyên
liệu
Diễn biến
Sản
Phẩm
Giai đoạn
Chu trình Crep
Vị trí
Nguyên
liệu
Diễn biến
Sản
Phẩm
Giai đoạn
Chuôic chuyền 
Electron hô hấp
Vị trí
Nguyên
liệu
Diễn biến
Sản
Phẩm
Giai đoạn
Số lượng ATP
Đường phân
2
Chu trình Crep
2
Chuôic chuyền e-
hô hấp
34
Tổng
38
I. Khái niệm hô hấp tế bào:
 Là quá trình chuyển hóa năng lượng của nguyên liệu hô hấp thành dạng năng lượng rất dể sử dụng chứa trong các phan tử ATP.
Phương trình tổng quát:
- Hô hấp tế bào có 3 giai đoạn chính: Đường phân chu trình Crep, chuỗi truyền electron hô hấp.
- Dạng năng luợng được tạo ra cuối cùng là ATP.
II. Các giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào :
1. Đường phân:
- Vị trí: xảy ra trong bào tương.
- Chất tham gia (nguyên liệu Glucôzơ)
- Diễn biến: Glucôzơ bị biến đổi.
- Sản phẩm:
+ 2 phân tử axit Piruvic
+2 ATP
+2 NADH
2. Chu trình Crep:
- Vị trí: Chất nền ti thể 
- Nguyên liệu: 2 A. Piruvic 2 Axêtyl-CoA + 2NADH
- Diễn biến: Axêtyl-CoA CO2 + năng lượng.
- Sản phẩm:
+ 4 CO2 
+2ATP, 6NADH, 2FADH
3. Chuỗi truyền Electron hô hấp:
- Vị trí: màng trong ti thể 
- Nguyên liệu: 10NADH, 
2 FADH. 
- Diễn biến: Electron từ NADH và FADH 
- Sản phẩm:
+H2O
+34ATP
C: LUYỆN TẬP
Mục tiêu: - - Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết .
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
Phương pháp dạy học: Giao bài tập
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Câu 1: Nói về hô hấp tế bào, điều nào sau đây không đúng?
A. Đó là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào
B. Đó là quá trình oxi hóa các chất hữu cơ thành CO2 và H2O và giải phóng năng lượng ATP
C. Hô hấp tế bào có bản chất là chuỗi các phản ứng oxi hóa khử
D. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Câu 2: Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm:
A. Oxi, nước và năng lượng (ATP + nhiệt)
B. Nước, đường và năng lượng (ATP + nhiệt)
C. Nước, khí cacbonic và đường
D. Khí cacbonic, đường và năng lượng (ATP + nhiệt)
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Câu 3: Năng lượng chủ yếu được tạo ra từ quá trình hô hấp là
A. ATP B. NADH C. ADP D. FADH2
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
D: VẬN DỤNG (8’)
Mục tiêu: -Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
-Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Tại sao, tế bào không sử dụng luôn năng lượng của các phân tử glucozơ mà phải đi vòng qua hoạt động sản xuất ATP của ti thể?
Lời giải:
Tế bào không sử dụng luôn năng lượng của các phân tử glucozơ mà phải đi vòng qua hoạt động sản xuất ATP của ti thể vì:
- Phân tử glucozo có cấu trúc phức tạp, năng lượng trong tất cả các liên kết là rất lớn nên tế bào không thể sử dụng ngay.
- Phân tử glucozo được phân giải qua các hoạt động của ti thể tạo ra ATP. ATP là hợp chất cao năng – đồng tiền năng lượng của tế bào, hợp chất này dễ dàng nhận và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
E: MỞ RỘNG (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
Vẽ sơ đồ tư duy
4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Chẩun bị nội dung bài thực hành.
Ngày soạn 26//12/2021 Ngày dạy
TIẾT 20. Bài 17: QUANG HỢP
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
- Nêu khái niệm quang hợp
- Giải thích mối quan hệ pha sáng và pha tối
- Vận dụng kiến thức để tìm giải pháp trồng cây hiệu quả, năng suất
b. Kĩ năng	
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp
- Kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi HS đọc SGK
- Kỹ năng phân tích, so sánh tổng hợp
- Tư duy hệ thống, khái quát kiến thức.
c. Thái độ: Hứng thú học	
 2. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất
a. Phẩm chất
- Yêu nước	
- Nhân ái
- Chăm chỉ: chăm học, chăm làm
-Trung thực
-Trách nhiệm: bản thân, gia đình, xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữ môi trường
b. Định hướng năng lực:
* Năng lực chung
- NL tự học, tự chủ
- NL giao tiếp hợp tác
- NL giải quyết vấn đề sáng tạo
*Năng lực chuyên biệt
- NL nhận thức sinh học
- NL tìm hiểu thế giới sống
- NL vận dụng KT giải quyết tình huống
II. MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUY NHẬN THỨC
1. Bảng mô tả cấp độ nhận thức
2. Biên soạn câu hỏi đánh giá năng lực	
Nội dung
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng
Phân tích
Đánh giá
Sáng tạo
I. Khái niệm quang hợp 
Nêu khái niệm quang hợp
Nhận định sau đúng hay sai
Đề xuât biện pháp kĩ thuật trồng cây trong nhà
II.1.Pha sáng
Phân biệt pha sangs, pha tối và vai trò cũng như mối quan hệ 2 pha
Phân tích vai trò quang phân li nước
II.2. Pha tối
Vận dụng kiến thức để liên hệ thực vật C3, C4, CAM
Tìm giải phát tang năng suất quang hợp
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
- PP hoạt động nhóm, PP giải quyết vấn đề, PP dạy học dự án, PP đóng vai, pp trò chơi, pp nghiên cứu trường hợp điển hình
- Kĩ thuật chia nhóm, KT giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi, KT khăn trải bàn
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh vẽ SGK.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
- Bài cũ: Hooc môn thực vật là gì? Nêu các đặc điểm chung của chúng?
1. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu:
 - Kích hoạt sự tích cực của người học, tạo hứng thú học tập cho học sinh. khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học
- Huy động kiến thức, kĩ năng, hệ giá trị nền tảng của cá nhân người học tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới. 
- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học- là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề. Vì: Học tập là một quá trình khám phá, bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết.
b. Nội dung: Chơi trò chơi ô chữ	
c. Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi trong trò chơi ô chữ.
d. Cách tổ chức:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả
Bước 4: Đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm quang hợp	
a. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm QH cây xanh
b. Nội dung: Phân tích hình ảnh cây hấp thụ ánh sáng, nước ra hoa kết trái
c. Sản phẩm: Nội dung trọng tâm ghi vở
d. Cách tổ chức:
HOẠT ĐỘNG NHÓM	
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Làm việc cả lớp 
- Thành lập nhóm
- Xác định nhiệm vụ từng nhóm
Bước 2: Làm việc nhóm
Chia lớp thành 4 nhóm:
+ Phân công vị trí ngồi của nhóm
+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người
+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm
+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ
+ Cử đại diện báo cáo
Bước 3: Làm việc cả lớp
+ Báo cáo kết qủa
+ Đánh giá, điều chỉnh.
Hoạt động GV – HS
Nội dung
(?) Quang hợp là gì ?
HS; là những TV lấy ánh sáng mặt trời để tạo thành chất hữu cơ 
(?) Hãy xác định phương trình tổng quát của quá trình quang hợp ? 
(?) ánh sáng có liên quan như thế nào đến các pha của quá trình quang hợp ?
HS : Chỉ cần ánh sáng ở pha sáng 
như thế nào ? 
I. Khái niệm quang hợp:	
1. Khái niệm: Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ. 
PT tổng quát của quá trình quang hợp:
CO2 + H2O + ASMT g (CH2O) + O2
2. Các sắc tố quang hợp: có 3 nhóm chính
- Clorôphin(chất diệp lục) có vai trò hấp thu quang năng.
- Carrôtenôit và phicôbilin(sắc tố) phụ bảo vệ diệp lục khỏi bị phân huỷ khi cường độ ánh sáng quá cao.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các pha quang hợp	
a. Mục tiêu: Phân tích vai trò các pha QH
b. Nội dung: Phân tích sơ đồ SGK
c. Sản phẩm: Nội dung trọng tâm ghi vở
d. Cách tổ chức:
HOẠT ĐỘNG NHÓM	
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Xác định nhiệm vụ từng nhóm
Bước 2: Làm việc nhóm
+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người
+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm
+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ
+ Cử đại diện báo cáo
Bước 3: Làm việc cả lớp
+ Báo cáo kết qủa
+ Đánh giá, điều chỉnh.	
Hoạt động GV – HS
Nội dung
GV: 2 pha của quá trình quang hợp không thể tách rời ?
(?) Pha sáng sử dụng nguồn nguyên liệu nào và tạo ra sản phẩm gì ?
HS: nghiên cứu thảo luận và trả lời.
(?) Pha tối diễn ra ở vị trí nào ? 
HS: Diễn ra ở chất nền của diệp lục.
(?) Sản phẩm của pha tối là gì ? Mối liên quan giữa phan sáng và pha tối như thế nào ? 
1. Pha sáng:
- Diễn ra tại màng tilacôit.
 Biến đổi quang lý: Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng trở thành dạng kích động điện tử.
- Biến đổi quang hoá: Diệp lục trở thành dạng kích động truyền năng lượng cho các chất nhận để thực hiện quá trình quang phân li nước.
H2O Quang phân li 2H+ + 1/2O2 + 2e- 
2. Pha tối:
Diễn ra trong chất nền của diệp lục. CO2 bị khử thành cacbohiđrat -> gọi là quá trình cố định CO2 ( thông qua chu trình Canvin hay chu trình C3).
3. Hoạt động Luyện tập
a. Mục đích: 
-HS vận dụng KT, KN đã học vào giải quyết nhiệm vụ cụ thể. GV xem học sinh đã nắm vững kiến thức chưa, nắm KT ở mức độ nào
b. Tổ chức :
Bước 1: Giao nhiệm vụ: trả lời các câu hỏi sau
C1. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ
B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ
C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2
D. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật
C2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cơ chế của quang hợp?
A. Pha sáng diễn ra trước, pha tối diễn ra sau
B. Pha tối diễn ra trước, pha sáng diễn ra sau
C. Pha sáng và pha tối diễn ra đồng thời
D. Chỉ có pha sáng, không có pha tối
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.
Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT: GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
4. Hoạt động vận dụng	
a. Mục đích:
-Tạo cơ hội HS vận dụng KT, KN thể nghiệm giá trị đã học vào cuộc sống thực tiễn ở gđ, nhà trường và cộng đồng.
b. Tổ chức :
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.
Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
TIẾT 21,22,23. Chủ đề: PHÂN BÀO
	Ngày soạn: 28/12/2021 Ngày dạy:
I. Nội dung chủ đề
Bài 18. Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân (Tiết 1)
Bài 19. Giảm phân (Tiết 2)
Bài 20. Thực hành: quan sát các kỳ nguyên phân trên tiêu bản rễ hành (Tiết 3)
II. Mục tiêu:	
1. Kiến thức: 
Nêu được khái niệm chu kì tế bào 
Mô tả được đặc điểm các pha của kì trung gian 
Trình bày diễn biến chính của các kỳ của nguyên phân, giảm phân
- Nêu được ý nghĩa của quá trình nguyên phân, giảm phân 
Nêu được sự khác biệt giữa quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân
Giải thích quá trình phân bào được điều khiển như thế nào và những rối loạn trong quá trình điều hòa phân bào sẽ gây nên những hậu quả gì . 
- Nhận biết được các kì khác nhau của nguyên phân dưới kính hiển vi.
- Vẽ được các hình ảnh quan sát được ứng với mỗi kỳ nguyên phân vào vở
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp 
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ /ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm .
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về những hoạt động chính diễn ra trong từng pha của chu kì tế bào và quá trình nguyên phân, ý nghĩa của quá trình nguyên phân đối với sinh trưởng và phát triển của sinh vật .
- Rèn luyện kỹ năng quan sát trên tiêu bản kính hiển vi.
3. Thái độ:
- HS có thái độ học tập nghiêm túc .
- HS tích cự phát biểu xây dựng bài 
4. Định hướng năng lực hình thành:
Nhận thức kiến thức Sinh học: nhận biết chu kì tế bào, các kỳ của nguyên phân, giảm phân.
Vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: giải thích được quá trình phân bào được điều khiển như thế nào và những rối loạn trong quá trình điều hòa phân bào sẽ gây nên những hậu quả gì.
III. Xác định và mô tả các mức độ yêu cầu 
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dung cao
Nội dung 1: chu kì tế bào
- Nêu được khái niệm chu kì tế bào.
- Mô tả được đặc điểm các pha của kì trung gian 
-Phân biệt được các pha của kì trung gian
- Giải thích được quá trình phân bào được điều khiển như thế nào và những rối loạn trong quá trình điều hòa phân bào sẽ gây nên những hậu quả gì
- Giải thích được nguyên nhân gây bệnh hiểm nghèo liên quan đến chu kỳ tế bào 
Nội dung 2: quá trình nguyên phân và ý nghĩa
- Trình bày được diễn biến chính các kỳ của nguyên phân.
- Nêu được ý nghĩa của quá trình nguyên phân.
- Phân biệt được các kỳ của nguyên phân
- Giải thích được kết quả của quá trình nguyên phân.
- Nhận xét và giải thích được về phân chia TBC ở TB động vật và TB thực vật
- Phân tích được kết quả của quá trình nguyên phân.
- Giải thích được các hiện tượng khi bị đứt tay, một thời gian sau da lại liền lại, bị bỏng lớp da bị bong ra, sau một thời gian lại mọc ra lớp da mới. 
- Vận dụng làm được bài tập liên quan đến nguyên phân
Nội dung 3: giảm phân và ý nghĩa
- Trình bày được diễn biến chính các kỳ của giảm phân.
- Nêu được ý nghĩa của quá trình giảm phân.
- Phân biệt được giảm phân I và II
- Nêu được sự khác biệt giữa quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân
- Phân tích được kết quả của quá trình giảm phân.
Vận dụng làm được bài tập liên quan đến giảm phân
Nội dung 4: Quan sát tiêu bản Nguyên phân rễ hành
Nhận biết được các kì khác nhau của nguyên phân dưới kính hiển vi
Phân biệt được các kì của nguyên phân dưới kính hiển vi
Vẽ được các hình ảnh quan sát được ứng với mỗi kỳ nguyên phân vào vở
IV. Biên soạn các câu hỏi/bài tập
*Chu kỳ tế bào:
- Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào? 
- Thời gian của các giai đoạn có giống nhau không?
- Kì trung gian được chia thành những pha nào ? Đặc điểm mỗi pha có gì cần lưu ý?
- Tại sao tế bào tăng trưởng đến một mức độ nhất định lại phân chia ?
- Sự điều hòa chu kì TB có vai trò gì ?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu sự điều hòa chu kì tế bào bị trục trặc ?
*Nguyên phân
- Nguyên phân là gì ? 
- Nguyên phân xảy ra ở những tế bào nào? 
- Quá trình nguyên phân gồm những giai đoạn nào?
- Phân chia nhân được chia thành những giai đoạn nào? 
- Tại sao các NST lại phải co xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia?
- NST sau khi nhân đôi không tách nhau ngay mà còn dính nhau ở tâm động sẽ có lợi ích gì? 
- Tại sao khi phân chia xong, NST tháo xoắn trở về trạng thái sợi mãnh, các nhiễm sắc tử về 2 cực của tế bào?
- Phân chia TBC diễn ra ở kì nào ? 
- Phân chia TBC giữa TB động vật và TB thực vật khác nhau như thế nào? 
- Kết quả của quá trình nguyên phân là gì? 
- Nguyên phân có ý nghĩa như thế nào ? 
- Giải thích do đâu nguyên phân lại có thể tạo ra được 2 TB con c
- Vì sao khi bị đứt tay, một thời gian sau da lại liền lại ?
- Vì sao khi bị bỏng lớp da bị bong ra, sau một thời gian lại mọc ra lớp da mới ? 
*Giảm phân:
 - Giảm phân là gì ? Xảy ra ở đâu? Gồm những giai đoạn nào?
- Kết quả của giảm phân I và II là gì ?
- Giảm phân có ý nghĩa như thế nào ?
- Nếu không có giảm phân thì điều gì sẽ xảy ra ?
- Hãy so sánh nguyên phân và giảm phân.
* Quan sát tiêu bản
- Nhắc lại đặc điểm chính các kỳ của nguyên phân
ó bộ NST giống y hệt TB mẹ ?
- Hãy quan sát và vẽ lại các kỳ đã quan sát được.
V. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
Tranh phóng to các hình vẽ 19.1, 19.2.
Mô hình các kì nguyên phân, giảm phân
Video về quá trình nguyên phân. 
Phiếu học tập số 1
	 ......................, gồm .... kỳ, tiếp tục bảng (1).
Nguyên phân gồm .... giai đoạn: 
	 ...........................: diễn ra ở kỳ ......., kết quả: .................................................................................................................................
Bảng (1)
Các kỳ của NP
Diễn biến chính
................
................
................
................
Phiếu học tập số 2
Các kì của GP 1
Diễn biến cơ bản
Kì đầu I
Kì giữa I
Kì sau I
Kì cuối I
Kính hiển vi quang học có vật kính x10 và x40, thị kính x10 hoặc x15.
Tiêu bản cố định lát cắt dọc rễ hành hoặc các tiêu bản tạm thời.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Xem trước bài 18 SGK trang 71 – 74 
Sưu tầm các ảnh về bệnh do chu kì tế bào bị rối loạn.
	Chuẩn bị mẫu vật: củ hành tím để làm tiêu bản.
VI. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định lớp: 1p
	2. Kiểm tra bài cũ: 5p
Quang hợp là gì ? Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp về vị trí xảy ra, nguyên liệu và sản phẩm. 
Nói pha tối của quang hợp hoàn toàn không phụ thuộc vào ánh sáng có hoàn toàn chính xác không? Vì sao?
3. Thiết kế tiến trình dạy học
	3.1. Hoạt động khởi động (4p)
	- Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới
	- Phương thức: 
	+ Đàm thoại, nêu vấn đề 
	+ Hoạt động cá nhân 
	- Sản phẩm mong đợi/Gợi ý sản phẩm: 
	- Tế bào tồn tại và phát triển được là nhờ vào đâu? HS à nhờ thường xuyên trao đổi chất và năng lượng với môi trường xung quanh
	- Khi tế bào lớn đến một mức độ nhất định thì tỉ lệ S/V (đã học ở bài 7) không đủ đảm bảo cho nhu cầu trao đổi chất, vậy có thể đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của tế bào lúc này bằng cách nào? HS à phân bào
	- Em đã biết những hình thức phân bào nào? à Phân đôi, Nguyên phân, Giảm phân
Trong bài học hôm nay, chúng ta nghiên cứu: chủ đề phân bào (Nguyên phân và Giảm phân).
	3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
(Tiết 1)
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ CHU KÌ TẾ BÀO (Thời gian: 15 phút)
 Mục tiêu:
	* Kiến thức:
- Nêu được những giai đoạn của chu kì tế bào.
- Biết được thời gian của các giai đoạn.
- Trình bày được đặc điểm các pha của kì trung gian, điểm cần lưu ý ở mỗi pha.
- Giải thích được tại sao tế bào tăng trưởng đến một mức độ nhất định lại phân chia
- Vai trò điều hòa chu kì TB
- Giải thích được điều hòa chu kì tế bào bị trục trặc dẫn đến một số bệnh
* Kĩ năng: 
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp 
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ /ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm .
- Phương thức: Hỏi đáp – tìm tòi + Hoạt động nhóm.
	- Sản phẩm mong đợi/Gợi ý sản phẩm:
	+ Câu trả lời của học sinh
	+ Một số hình ảnh về bệnh ung thư 
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động:
Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời: 
(?) Chu kì tế bào là gì?
Trong chu kì TB xảy ra các sự kiện theo một trình tự nhất định . 
 (?) Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào? 
(?) Thời gian của các giai đoạn có giống nhau không? 
Thời gian kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào .
GV sử dụng hình 18.1, yêu cầu HS quan sát hình và kết hợp với các thông tin SGK trang 71 trả lời câu hỏi 
(?) Kì trung gian được chia thành những pha nào ? Đặc điểm mỗi pha có gì cần lưu ý? GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và hình 18.1 hoàn thành nội dung phiếu học tập số 1 . Thời gian thảo luận 5 phút
GV nhận xét, bổ sung và giúp HS hoàn thiện kiến thức.
(Đáp án phiếu học tập số 1).
GV hỏi tiếp:
(?)Tại sao tế bào tăng trưởng đến một mức độ nhất định lại phân chia?
GV nói thêm: Chu kì TB được điều khiển bằng một hệ thống điều hòa rất tinh vi mà hiện nay các nhà sinh học mới biết được phần nào ở mức độ phân tử.
(?) Sự điều hòa chu kì TB có vai trò gì ?
(?) Điều gì sẽ xảy ra nếu sự điều hòa chu kì tế bào bị trục trặc ?
Học sinh trình bày theo nhóm hình ảnh đã sưu tầm, giải thích.
GV nói thêm: Bệnh ung thư là một ví dụ cho thấy, TB ung thư đã thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể nên nó phân chia liên tục tạo nên các khối u chén ép các cơ quan khác.
I. Chu kì tế bào.
- Chu kì tế bào là chuỗi các sự kiện có trật tự từ khi 1 tế bào phân chia tạo thành 2 tế bào con, cho đến khi các tế bào con này lại tiếp tục phân chia. 
Chu kỳ tế bào gồm 2 giai đoạn: kì trung gian và quá trình nguyên phân.
* Kì trung gian: Chiếm thời gian dài nhất, được chia làm 3 pha: 
- Pha G1: Là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào.
- Pha S: diễn ra sự nhân đôi ADN, nhân đôi NST và trung tử.
- Pha G2: Diễn ra sự tổng hợp protein histon, prôtein của thoi phân bào.
Sau pha G2 sẽ diễn ra quá trình nguyên phân.
* Nguyên phân: Thời gian ngắn,Gồm 2 giai đoạn:
 + Phân chia nhân: 4 kì (kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối)
 + Phân chia tế bào chất.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN. ( 20 phút).
- Mục tiêu:
Kiến thức:
- Trình bày được diễn biến chính các kỳ của nguyên phân.
- Nêu được ý nghĩa của quá trình nguyên phân.
- Phân biệt được các kỳ của nguyên phân
- Giải thích được kết quả của quá trình nguyên phân.
- Nhận xét và giải thích được về phân chia TBC ở TB động vật và TB thực vật
- Phân tích được kết quả của quá trình nguyên phân.
- Giải thích được các hiện tượng khi bị đứt tay, một thời gian sau da lại liền lại, bị bỏng lớp da bị bong ra, sau một thời gian lại mọc ra lớp da mới. 
- Vận dụng làm được bài tập liên quan đến nguyên phân
Kĩ năng: 
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp 
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ /ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm .
- Phương thức: Hỏi đáp – tìm tòi + Hoạt động nhóm.
- Sản phẩm mong đợi/Gợi ý sản phẩm: 
	+ Câu trả lời của học sinh
	+ Một số hình ảnh về bệnh ung thư 
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động:
Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
GV nêu câu hỏi: 
(?) Nguyên phân là gì ? 
GV nhận xét, bổ sung: 
Nguyên phân là hình thức phân bào nguyên nhiễm.
(?) Nguyên phân xảy ra ở những tế bào nào? 
GV nhận xét, bổ sung
Nguyên phân thường xảy ra đối với tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.
(?) Quá trình nguyên phân gồm những giai đoạn nào?
Phân chia nhân thực chất là một quá trình liên tục. 
(?) Phân chia nhân được chia thành những giai đoạn nào? 
GV sử dụng hình 18.2 SGK + mô hình nguyên phân, yêu cầu HS quan sát đặc điểm các kì của quá trình phân chia nhân, sau đó thảo luận nhóm nhanh (thời gian khoảng 5 phút), hoàn thành nội dung phiếu học tập số 1, sau đó đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
GV nhận xét và giúp HS hoàn thiện kiến thức (Đáp án phiếu học tập số 1)
GV có thể nêu câu hỏi để HS khắc sâu kiến thức: 
(?) NST sau khi nhân đôi không tách nhau ngay mà còn dính nhau ở tâm động sẽ có lợi ích gì ?
NST dính nhau ở tâm động giúp phân chia đồng đều vật chất di truyền cho TB con.
(?) Tại sao các NST lại phải co xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia các nhiễm sắc tử về 2 cực của tế bào ?
NST dễ dàng phân li về 2 cực của TB mà không bị rối.
Hoạt động này nhằm cân bằng lực kéo ở 2 đầu TB của thoi vô sắc. 
NST biến đổi có tính chu kì: tháo xoắn → đóng xoắn → tháo xoắn .
(?) Tại sao khi phân chia xong, NST tháo xoắn trở về trạng thái sợi mãnh ?
NST tháo xoắn để thực hiện quá trình nhân đôi ADN và tổng hợp ARN àtổng hợp protein chuẩn bị cho kì sau.
(?) Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên phân,các thoi phân bào bị phá hủy ?
GV nhận xét, bổ sung.
II. Quá trình nguyên phân.
 Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào (sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai), xảy ra phỏ biến ở sinh vật nhân thực. Gồm 2 giai đoạn:
1) Phân chia nhân: 
* Kì đầu:
-NST kép bắt đầu co xoắn.
-Trung tử tiến về 2 cực của tế bào.
-Thoi vô sắc hình thành. 
-Màng nhân và nhân con biến mất.
* Kì giữa: 
 - NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. 
 - NST có hình dạng và kích thước đặc trưng cho loài.
* Kì sau:
 Mỗi NST kép tách nhau ra ở tâm động, hình thành 2 NST đơn đi về 2 cực của tế bào.
*Kì cuối:
 - NST dãn xoắn dần.
 - Màng nhân và nhân con xuất hiện.
 - Thoi vô sắc biến mất.
 (?) Phân chia TBC diễn ra ở kì nào ? 
(?) Phân chia TBC giữa TB động vật và TB thực vật khác nhau như thế nào ? 
GV nhận xét và giải thích thêm về phân chia TBC ở TB động vật và TB thực vật
(?) Kết quả của quá trình nguyên phân là gì? (qua quá trình phân chia nhân và phân chia tế bào chất).
Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ ban đầu (2n) sau 1 lần nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống mẹ.
GV yêu cầu HS thực hiện phần lệnh SGK 
Ø Dựa vào hình 18.2, hãy giải thích do đâu nguyên phân lại có thể tạo ra được 2 TB con có bộ NST giống y hệt TB mẹ ?
GV nhận xét, bổ sung.
GV có thể gợi ý HS quan sát hình 18.2d SGK . Hình này cho thấy các NST sau khi nhân đôi vẫn dính với nhau ở tâm động và tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo . Do vậy, khi các nhiễm sắc tử (cromatit) phân chia thì các TB con đều có một NST của TB mẹ .
(?) Nguyên phân có ý nghĩa như thế nào ? 
GV nhận xét, bổ sung 
GV có thể nêu câu hỏi vận dụng:
(?) Vì sao khi bị đứt tay, một thời gian sau da lại liền lại ?
(?) Vì sao khi bị bỏng lớp da bị bong

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_chuong_trinh_hoc_ki_2_nam_hoc_2020_2.docx