Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 15: Thực hành một số thí nghiệm về enzim - Trần Hồ Trúc Linh

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 15: Thực hành một số thí nghiệm về enzim - Trần Hồ Trúc Linh

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này học sinh cần:

1. Về kiến thức

- Định nghĩa được khái niệm enzim.

- Liệt kê được vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.

2. Về kĩ năng

- Bố trí được thí nghiệm và đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường lên hoạt tính của enzim catalaza.

- Tiến hành được thí nghiệm theo quy trình đã cho.

- Áp dụng kiến thức về enzim để giải thích một số hiện tượng thực tế.

3. Về thái độ

- Niềm đam mê nghiên cứu khoa học.

- Có thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

II. Đồ dùng và phương tiện dạy học

Các mẫu vật:

+ Củ khoai tây

Các hóa chất:

+ Dao, ống nhỏ giọt.

+ Dung dịch oxi già, nước đá.

+ Thớt.

+ Bếp điện.

III. Phương pháp dạy học

Biểu diễn thực hành thí nghiệm – Giảng giải.

IV. Trọng tâm bài học

Thí nghiệm với enzim catalaza

V. Tiến trình bài học

a. Bước 1: Ổn định lớp.

Kiểm tra sỹ số lớp.

Giao dụng cụ, kiểm tra dụng cụ đầy đủ cho mỗi nhóm và yêu cầu bảo quản. Cử thư kí ghi chép lại.

b. Bước 2: Kiểm tra bài cũ.

Không kiểm tra bài cũ.

c. Bước 3: Tiến trình bài giảng

- Đặt vấn đề vào bài:

 GV:

Ở bài 14 chúng ta đã tìm hiểu về enzim và cấu tạo của enzim. Bài hôm nay sẽ đề cập về cách kiểm tra sự có mặt của enzim trong khoai tây và tách enzim bromalin từ dứa.

 

docx 4 trang yunqn234 8890
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 15: Thực hành một số thí nghiệm về enzim - Trần Hồ Trúc Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:
Lớp: 10 Tiết: 15 Ngày:
Giáo viên: Trần Hồ Trúc Linh
GIÁO ÁN
Bài 15: THỰC HÀNH: MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZIM
Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
Về kiến thức
- Định nghĩa được khái niệm enzim.
- Liệt kê được vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.
Về kĩ năng
- Bố trí được thí nghiệm và đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường lên hoạt tính của enzim catalaza.
- Tiến hành được thí nghiệm theo quy trình đã cho. 
- Áp dụng kiến thức về enzim để giải thích một số hiện tượng thực tế.
3. Về thái độ
- Niềm đam mê nghiên cứu khoa học.
- Có thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. 
Đồ dùng và phương tiện dạy học
Các mẫu vật:
+ Củ khoai tây
Các hóa chất:
+ Dao, ống nhỏ giọt.
+ Dung dịch oxi già, nước đá.
+ Thớt.
+ Bếp điện.
Phương pháp dạy học
Biểu diễn thực hành thí nghiệm – Giảng giải. 
Trọng tâm bài học
Thí nghiệm với enzim catalaza
Tiến trình bài học
Bước 1: Ổn định lớp.
Kiểm tra sỹ số lớp.
Giao dụng cụ, kiểm tra dụng cụ đầy đủ cho mỗi nhóm và yêu cầu bảo quản. Cử thư kí ghi chép lại.
Bước 2: Kiểm tra bài cũ.
Không kiểm tra bài cũ.
Bước 3: Tiến trình bài giảng
- Đặt vấn đề vào bài: 
 GV: 
Ở bài 14 chúng ta đã tìm hiểu về enzim và cấu tạo của enzim. Bài hôm nay sẽ đề cập về cách kiểm tra sự có mặt của enzim trong khoai tây và tách enzim bromalin từ dứa.
- Bài mới:
Hoạt động của học sinh và giáo viên
Nội dung
Hoạt động thực hành thí nghiệm với enzim catalaza.
GV yêu cầu HS tóm tắt quy trình thí nghiệm SGK.
GV thực hiên trước 1 lần để hướng dẫn HS:
+ Tiến hành luộc khoai tây
+ Cắt khoai tây (3 loại đã luộc, ngâm nước đá, sống) ra thành từng lát.
+ Cho ra mỗi đĩa petri 1 lát khoai tây và đánh số thứ tự để nhận biết: (1) khoai tây đã luộc, (2) khoai tây sống, (3) khoai tây bỏ vào nước đá.
+ Dùng ống nhỏ giọt nhỏ 1 giọt oxi già lên bề mặt lát khoai tây. 
+ Quan sát hiện tượng.
GV yêu cầu HS thực hiện lại quy trình trên ghi hiện tượng và giải thích vào bài thu hoạch.
Học sinh làm bài theo nhóm, nhóm nào thực hiện xong giơ tay để GV kiểm tra và cho điểm.
Sau khi tất cả các nhóm đã thực hiện xong thí nghiệm, GV yêu cầu học sinh nêu hiện tượng và giải thích:
Đĩa 1: không có hiện tượng. Vì khoai tây đã bị luộc chín nên enzim catalaza trong khoai tây đã bị biến tính nên không còn hoạt tính nữa.
Đĩa 2: có sủi bọt khí. Vì trong khoai tây có enzim catalaza nên tác dụng phân giải oxi già tạo ra khí. 
HS viết phương trình phản ứng.
Đĩa 3: Sau một thời gian, có sủi bọt khí. Vì lúc đầu enzim trong khoai tây bị lạnh dẫn đến mất hoạt tính. Sau một thời gian trở lại nhiệt độ bình thường enzim hồi tính và có phản ứng với oxi già nên có bọt khí sau mọt thời gian.
Sau khi thực hiện xong thí nghiệm, các nhóm rửa dụng cụ dọn dẹp sạch sẽ bàn thí nghiệm như ban đầu.
GV kiểm tra và thống kê các dụng cụ.
Học sinh ghi chép các bước tiến hành thí nghiệm vào bài thu hoạch.
Giải thích hiện tượng vài bài thu hoạch để nộp cho GV:
+ Đĩa 1: không có hiện tượng. Vì khoai tây đã bị luộc chín nên enzim catalaza trong khoai tây đã bị biến tính nên không còn hoạt tính nữa.
+ Đĩa 2: có sủi bọt khí. Vì trong khoai tây có enzim catalaza nên tác dụng phân giải oxi già tạo ra khí. 
HS viết phương trình phản ứng.
+ Đĩa 3: Sau một thời gian, có sủi bọt khí. Vì lúc đầu enzim trong khoai tây bị lạnh dẫn đến mất hoạt tính. Sau một thời gian trở lại nhiệt độ bình thường enzim hồi tính và có phản ứng với oxi già nên có bọt khí sau mọt thời gian.
d. Củng cố
GV yêu cầu học sinh hoàn thành bài thu hoạch và nộp.
Dặn dò
Tìm hiểu thêm một số loại enzim có trong cơ thể người.
Đọc trước bài “Hô hấp tế bào”.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_bai_15_thuc_hanh_mot_so_thi_nghiem_v.docx