Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 14: Tiêu hóa ở động vật

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 14: Tiêu hóa ở động vật

1. Về kiến thức: Trong bài này, học sinh:

- Nêu được đặc điểm thức ăn của thú ăn thịt và thú ăn thực vật.

- Trình bày được cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.

- Nêu được sự khác nhau cơ bản về cấu tạo của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.

2. Về năng lực:

- Mô tả được cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.

- Nêu được sự khác nhau cơ bản về cấu tạo của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.

- Vận dụng: - Giải thích được vì sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn.

- Đóng góp ý kiến và hỗ trợ các thành viên trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

3. Về phẩm chất: Có ý thức tự giác bảo vệ môi trường sống, bảo vệ và chăm sóc động vật.

 

doc 4 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 4840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 14: Tiêu hóa ở động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TRỰC TUYẾN
BÀI 16: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT
(Thời gian thực hiện: 01 tiết)
I. Mục tiêu
Yêu cầu cần đạt: Mô tả được cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật. Từ đó nêu được sự khác nhau cơ bản về cấu tạo của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
1. Về kiến thức: Trong bài này, học sinh: 
- Nêu được đặc điểm thức ăn của thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
- Nêu được sự khác nhau cơ bản về cấu tạo của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
2. Về năng lực: 
- Mô tả được cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
- Nêu được sự khác nhau cơ bản về cấu tạo của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
- Vận dụng: - Giải thích được vì sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn.
- Đóng góp ý kiến và hỗ trợ các thành viên trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ.
3. Về phẩm chất: Có ý thức tự giác bảo vệ môi trường sống, bảo vệ và chăm sóc động vật.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
– HS sử dụng tài khoản trên hệ thống quản lí học tập được nhà trường cung cấp (mã lớp học theo từng lớp qua phần mềm Google meet).
- Hình ảnh cấu tạo các bộ phận của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
- Phiếu học tập vệ cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
– SGK sinh học 11 (Kết nối tri thức).
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học)
a) Mục tiêu: Huy động các kiến thức thực tế của HS về biểu hiện, thời gian ủ bệnh của
một số bệnh truyền nhiễm do virut gây ra.
b) Tổ chức thực hiện
GV giao nhiệm vụ (thông qua hệ thống quản lí học tập)
GV giao cho HS các nhiệm vụ sau đây và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học: 
GV kẻ bảng như ở mục sản phẩm, khuyết nội dung các cột
trong phiếu học tập, yêu cầu HS kẻ bảng vào vở, thảo luận cặp đôi và điền
Thú ản thịt
Thú ản thực vật
STT
Bộ phận
Cấu tạo
Chức năng
Cấu tạo
Chức năng
1
Răng 
Răng cửa
Răng nanh
Răng trước hàm 
Răng hàm
2
Dạ dày
3
Ruột
4
Manh tràng
HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn)
HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. 
GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. 
Sản phẩm: 
Thú ản thịt
Thú ản thực vật
STT
Bộ phận
Cấu tạo
Chức năng
Cấu tạo
Chức năng
1
Răng
Răng cửa
nhọn, nhỏ và sắc
Gặm và lấy thịt ra khỏi xương
to bản, bằng
Giữ và giật cỏ
Răng nanh
nhọn, lớn
Cắm và giữ mồi
to bản, bằng
Giữ và giật cỏ
Răng trước hàm 
lớn
Cắt nhỏ thịt 
có nhiều gờ
Nghiền nát cỏ
Răng hàm
nhỏ
Ít sử dụng
có nhiều gờ
Nghiền nát cỏ
2
Dạ dày
đơn, to
Chứa thức ăn, thức ăn được tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học
1 ngăn hoặc
4 ngăn (ĐV nhai lại)
- Chứa thức ăn, tiêu hóa cơ học, hóa học và tiêu hóa sinh học nhờ các VSV
3
Ruột non
ngắn
Tiêu hóa và hấp thụ thức ăn
Dài
Tiêu hóa và hấp thụ thức ăn
4
Manh tràng
nhỏ
Hầu như không có tác dụng
Lớn, phát triển
Tiêu hóa nhờ VSV, hấp thụ thức ăn
HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập (qua zalo).
GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. 
GV kết luận, nhận định:
GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. 
GV nêu vấn đề: Để trả lời thoả đáng câu hỏi trên: “Tại sao ở động vật chuyên ăn các loại thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc thực vật thì ống tiêu hóa có những đặc điểm gì để thích nghi với các loại thức ăn đó?”, chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật. (trực tuyến) (khoảng 20 phút)
a) Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm thức ăn của thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
 - Mô tả được cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
b) Tổ chức thực hiện
GV giao nhiệm vụ
- GV minh họa hình ảnh ống tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
- GV giao cho HS nhiệm vụ tại lớp: 
Nội dung: 
(i) Mô tả được cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
(ii) Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. 
HS thực hiện nhiệm vụ
Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (ii). GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự khác nhau trong cấu tạo ống tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích lí do.
Kết quả thảo luận và nội dung kiến thức về cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
Thú ản thịt
Thú ản thực vật
STT
Bộ phận
Cấu tạo
Chức năng
Cấu tạo
Chức năng
1
Răng
Răng cửa
nhọn, nhỏ và sắc
Gặm và lấy thịt ra khỏi xương
to bản, bằng
Giữ và giật cỏ
Răng nanh
nhọn, lớn
Cắm và giữ mồi
to bản, bằng
Giữ và giật cỏ
Răng trước hàm 
lớn
Cắt nhỏ thịt 
có nhiều gờ
Nghiền nát cỏ
Răng hàm
nhỏ
Ít sử dụng
có nhiều gờ
Nghiền nát cỏ
2
Dạ dày
đơn, to
Chứa thức ăn, thức ăn được tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học
1 ngăn hoặc
4 ngăn (ĐV nhai lại)
- Chứa thức ăn, tiêu hóa cơ học, hóa học và tiêu hóa sinh học nhờ các VSV
3
Ruột non
ngắn
Tiêu hóa và hấp thụ thức ăn
Dài
Tiêu hóa và hấp thụ thức ăn
4
Manh tràng
nhỏ
Hầu như không có tác dụng
Lớn, phát triển
Tiêu hóa nhờ VSV, hấp thụ thức ăn
GV tổ chức thảo luận và kết luận
– GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; yêu cầu HS thảo luận nội dung sau đây: 
 Vì sao manh tràng của thú ăn thực vật được coi như dạ dày thứ hai?
– GV kết luận, nhận định: 
 Thú ăn thực vật sử dụng thực vật là nguồn thức ăn chính. Thức ăn thực vật nghèo chất dinh dưỡng và khó tiêu hóa. Vì vậy thú ăn thực vật phải ăn số lượng thức ăn rất lớn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. 
3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 5 phút)
a) Mục tiêu: So sánh sự khác nhau cơ bản về đặc điểm thức ăn và cấu tạo của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
b) Tổ chức thực hiện
GV giao nhiệm vụ (thông qua hệ thống quản lí học tập)
Trước tiết học sau, GV giao cho HS các bài tập; yêu cầu làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập: 
Nội dung: 
HS hoàn thành bài tập sau đây: 
(i)Vì sao ruột non của thú ăn thực vật dài hơn hơn so với ruột non của thú ăn thịt?
(ii) Vì sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn?
HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn)
HS làm bài tập. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có.
Sản phẩm:
 (i)Vì thức ăn của thú ăn thực vật là thực vật khó tiêu hóa, nghèo chất dinh dưỡng nên ruột non dài giúp có đủ thời gian để tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
(ii) Vì thức ăn sau khi tiêu hóa ở ruột non thì thức ăn đi vào manh tràng được vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng tiếp tục tiêu hóa tạo thành chất dinh dưỡng đơn giản hấp thụ qua thành manh tràng vào máu.
GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận (trực tuyến)
GV cho HS báo cáo kết quả thực hiện bài tập. Các HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến. 
Kết luận: GV nhận xét quá trình thực hiện nhiệm vụ và trình bày kết quả của HS,
chính xác hóa kiến thức và yêu cầu HS ghi vào vở các kết luận như mục sản phẩm.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà)
a) Mục tiêu: Tại sao thỏ thích ăn phân của mình?
b) Tổ chức thực hiện
GV giao nhiệm vụ
Nội dung: HS được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ sau: Tại sao thỏ thích ăn phân của mình? 
(GV yêu cầu HS ghi bài tập như mục Nội dung vào vở).
HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà
Sản phẩm: Kết quả thực hiện nhiệm vụ. Thỏ tuy là động vật ăn cỏ, nhưng không giống với bò và dê, dạ dày của chúng rất nhỏ, không có hiện tượng nhai lại. Ban ngày sau khi chúng ăn một số lượng lớn cỏ tươi non, thường xuất hiện dinh dưỡng quá thừa, đến tối liền hình thành phân mềm thải ra ngoài cơ thể, còn buổi tối do thiếu cỏ, ăn ít, lượng dinh dưỡng giảm tương đối, phân thải ra vào buối sáng ngày thứ hai thì cứng.
Điều thú vị là, đôi khi thỏ có thể ăn phân của chính mình. Bởi vì các loại chất dinh dưỡng trong phân mềm đã ở trạng thái tiêu hoá một nửa, dễ được cơ thể hấp thụ và sử dụng. Qua phân tích, sau khi thỏ ăn phân mềm, vitamin B và vitamin K hợp thành dễ được ruột non hấp thụ, để cung cấp nhu cầu sinh trưởng cho cơ thể. Đồng thời, nguyên tố khoáng vật trong phân mềm cũng có lợi cho việc thúc đẩy sự hấp thụ của cơ thể thỏ đối với chất dinh dưỡng.
Thỏ ăn phân mềm của mình thải ra là một hiện tượng lợi dụng đầy đủ chất dinh dưỡng bình thường. Nhưng thỏ nhà khi được nuôi dưỡng nhân tạo, thức ăn đầy đủ, giàu dinh dưỡng, thường sẽ không xuất hiện hiện tượng ăn phân của chính mình.
GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận
– GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm.
– GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_10_bai_14_tieu_hoa_o_dong_vat.doc