Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 8 đến 21

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 8 đến 21

Bài 9 . TẾ BÀO NHÂN THỰC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Mô tả được cấu trúc và chức năng của tế bào chất và các bào quan (ti thể, lục lạp, không bào, lizôxôm).

2. Kĩ năng

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về cấu tạo, chức năng của nhân tế bào, hệ thống lưới nội chất, ribôxôm và bộ máy gôngi trong tế bào nhân thực.

- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- HS biết được sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng của tế bào nhân thực.

4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực

- Năng lực chuyên biệt: Tri thức về sinh học, Năng lực nghiên cứu, Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm.

- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, Làm việc nhóm – quan hệ với người khác, Đọc – viết, Công nghệ thông tin – truyền thông.

- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Giáo án, SGK, Hình 8.1, 8.2,9.1,9.2 SGK.

- Học sinh: SGK, đọc trước bài học.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY DỌC

- Vấn đáp, trực quan.

- Hoạt động nhóm

- Liên hệ thực tế

IV. TRỌNG TÂM

+ Ti thể là bào quan có cấu trúc màng kép, màng trong gấp nếp thành các mào trên đó chứa nhiều enzim hô hấp. Bên trong ti thể có chất nền chứa ADN và ribôxôm. Ti thể là nơi tổng hợp ATP: cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào.

+ Lục lạp là bào quan có cấu trúc màng kép có tế bào quang hợp của thực vật. Lục lạp là nơi diễn ra quá trình quang hợp (chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học trong các hợp chất hữu cơ).

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

* Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ?

 

doc 54 trang yunqn234 9790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 8 đến 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9 Ngày soạn ..
Bài 8. TẾ BÀO NHÂN THỰC
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
HS nắm được đặc điểm chung của tế bào nhân thực, nêu được đặc điểm cấu trúc và chức năng của tế bào nhân thực.
Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào.
Mô tả được cấu trúc và chức năng của tế bào chất và các bào quan (ribôxôm, bộ máy gôngi, lưới mội chất).
Mô tả được cấu trúc và chức năng của màng sinh chất.
Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào.
Kĩ năng
HS so sánh, phân tích được đặc điểm cấu tạo tạo và chức năng giữa tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ.
Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về cấu tạo, chức năng của nhân tế bào, hệ thống lưới nội chất, ribôxôm và bộ máy gôngi, ti thể, lục lạp, chức năng của nhân tế bào, hệ thống lưới nội chất, ribôxôm và bộ máy gôngi, ti thể, lục lạp trong tế bào nhân thực.
Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
Thái độ
HS biết được sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng của tế bào nhân thực.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
- Năng lực chuyên biệt: Tri thức về sinh học, Năng lực nghiên cứu, Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm.
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, Làm việc nhóm – quan hệ với người khác, Đọc – viết, Công nghệ thông tin – truyền thông.
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Giáo án, SGK, Hình 8.1, 8.2, SGK.
- Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY DỌC 
- Vấn đáp, trực quan.
- Hoạt động nhóm
- Liên hệ thực tế 
IV. TRỌNG TÂM
- Tế bào nhân thực: Có cấu trúc phức tạp hơn, có màng nhân bao bọc, có nhiều bào quan với cấu trúc và chức năng khác nhau. 
+ Nhân tế bào được bao bọc bởi 2 lớp màng, bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (gồm ADN liên kết với prôtêin) và nhân con. Nhân có vai trò: Mang thông tin di truyền và là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
+ Ribôxôm là bào quan nhỏ, không có màng bao bọc, được cấu tạo từ các phân tử rARN và prôtêin. Ribôxôm tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin cho tế bào.
+ Bộ máy Gôngi:
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
* Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ?
3. Bài mới
Đặt vấn đề: Tế bào nhân thực gồm những nhóm sinh vật nào? Tế bào nhân thực có những bào quan nào mà tế bào nhân sơ không có?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
 Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung tế bào nhân thực
 ▲ Cho HS xem hình tế bào VK, ĐV và TV, Hỏi: Em có nhận xét gì về cấu tạo tế bào nhân sơ so với tế bào nhân thực?
 Hoạt động 2: Tìm hiểu nhân tế bào, lưới nội chất, thể gôngi, ribôxôm. 
▲ Cho HS trả lời câu hỏi lệnh trang 37.
 Ếch con mang đặc điểm loài B. Nhân chứa thông tin di truyền của tế bào.
 ▲ Cho HS xem hình 8.1, 8.2 và đọc thông tin trang 37-38, SGK, hỏi:
 - Trình bày cấu tạo và chức năng của các bào quan.
 + Nhân tế bào.
 + Lưới nội chất.
 + Ribôxôm.
 + Bộ máy Gôngi. 
 ▲ Cho HS trả lời câu hỏi lệnh trang 38. 
▲ Cho HS đọc thông tin mục III, IV SGK, tóm tắt cấu tạo và chức năng của ribôxôm và bộ máy gôngi.
 ∆ Xem hình, cần trả lời bám sát phần nhập đề của bài 8.
 ∆ Dựa vào kiến thức hiểu biết để trả lời.
 Ếch mang đặc điểm loài B và nhân chứa thông tin di truyền của tế bào.
 ∆ Thảo luận nhóm nhỏ, nghiên cứu SGK, đại diện 4 nhóm trả lời 4 nội dung, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 ND cần trả lời: Lưới nội chất hạt ® túi tiết ® bộ máy gôngi ® túi prôtêin ® Màng tế bào (các bào quan phối hợp hoạt động).
 Tế bào nhân thực có kích thước lớn và cấu tạo phức tạp: vật chất di truyền được bọc trong nhân, tế bào chất có nhiều bào quan và có hệ thống màng chia thành các xoang.
I. Nhân tế bào:
 - Thường có dạng hình cầu, đường kính khoảng 5mm. Có 2 lớp màng bao bọc.
 - Dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (ADN và prôtêin) và nhân con. Trên màng nhân thường có nhiều lỗ nhỏ.
 - Nhân giữ các chức năng liên quan đến di truyền. 
II. Lưới nội chất:
 - Là 1 hệ thống màng bên trong tế bào tạo nên hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau, gồm lưới nội chất trơn và có hạt.
 - Chức năng:
 + Lưới nội chất hạt (mặt ngoài có hạt ribôxôm): là nơi tổng hợp prôtêin.
 + Lưới nội chất trơn: tham gia vào quá trình tổng hợp lipit, chuyển hoá đường và phân huỷ chất độc hại.
III. Ribôxôm:
 Ribôxôm là bào quan không có màng và giữ chức năng là nơi tổng hợp prôtêin. 
IV. Bộ máy Gôngi:
 Có dạng các túi màng dẹp xếp cạnh nhau; giữ chức năng lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào.
 4. Củng cố
*Câu hỏi cuối bài 8
Câu 1.Nhân tế bào phần lớn có hình cầu với đường kính khoảng 5nm, được bao bọc bởi hai lớp màng, bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (gồm ADN liên kết với prôtêin) và nhân con. Nhân tế bào chứa vật chất di truyền và có chức năng điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
Câu 2.Lưới nội chất là một hệ thống màng bên trong tế bào tạo nên hệ thống các ống và xoang dẹp thông với nhau. Lưới nội chất có hai loại là lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt, chúng có chức năng như sau:
* Lưới nội chất trơn.
– Tổng hợp lipit.
– Chuyển hóa đường.
– Phân hủy chất độc hại đối với cơ thể.
* Lưới nội chất hạt
– Tổng hợp prôtêin tiết ra khỏi tế bào.
– Tổng hợp prôtêin cấu tạo nên màng tế bào.
Câu 3: Cấu trúc của bộ máy Gôngi: Bộ máy Gôngi là một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng cái nọ tách biệt với cái kia. Chức năng của bộ máy Gôngi: Nơi lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm của tế bào. Prôtêin được tổng hợp từ ribôxôm trên lưới nội chất được gửi đến Gôngi bằng các túi tiết. Tại đây, chúng được gắn thêm các chất khác tạo nên các sản phẩm hoàn chỉnh rồi bao gói vào trong các túi tiết để chuyển đi các nơi trong tế bào hoặc tiết ra khối tế bào.
Câu 4. Đáp án đúng b) Tế bào bạch cầu.
Câu 5.Cấu tạo ribôxôm là bào quan có kích thước rất bé (khoảng 20 — 30nm)không có màng bao bọc. Ribôxôm chứa khoảng 50% prôtêin và 50% rARN. Trong tế bào nhân thực có tới hàng triệu ribôxôm, chúng nằm rải rác tự do trong tế bào chất hoặc đính trên mạng lưới nội chất hạt. Ribôxôm có nguồn gốc từ nhân con và có cả trong ti thể, lục lạp.
– Chức năng: Ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin. Khi tổng hợp prôtêin các ribôxôm có thể liên kết với nhau tạo thành phức hệ pôlixôm.
Câu 6. Điểm khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là:
Nhân: Tế bào nhân sơ nhân chưa phân hóa, chưa có màng nhân. Tế bào nhân thực đã có màng nhân và nhân đã phân hóa.
Bào quan: Tế bào nhân sơ chưa có bào quan. Tế bào nhân thực đã có nhiều bào quan.
5. Dặn dò về nhà
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Đọc mục em có biết.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày kí duyệt giáo án: 
 Người kí duyệt giáo án: 
Tiết 10 Ngày soạn ..
Bài 9 . TẾ BÀO NHÂN THỰC
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
Mô tả được cấu trúc và chức năng của tế bào chất và các bào quan (ti thể, lục lạp, không bào, lizôxôm).
Kĩ năng
Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về cấu tạo, chức năng của nhân tế bào, hệ thống lưới nội chất, ribôxôm và bộ máy gôngi trong tế bào nhân thực.
Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
Thái độ
HS biết được sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng của tế bào nhân thực.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
- Năng lực chuyên biệt: Tri thức về sinh học, Năng lực nghiên cứu, Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm.
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, Làm việc nhóm – quan hệ với người khác, Đọc – viết, Công nghệ thông tin – truyền thông.
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Giáo án, SGK, Hình 8.1, 8.2,9.1,9.2 SGK.
- Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY DỌC 
- Vấn đáp, trực quan.
- Hoạt động nhóm
- Liên hệ thực tế 
IV. TRỌNG TÂM
+ Ti thể là bào quan có cấu trúc màng kép, màng trong gấp nếp thành các mào trên đó chứa nhiều enzim hô hấp. Bên trong ti thể có chất nền chứa ADN và ribôxôm. Ti thể là nơi tổng hợp ATP: cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào.
+ Lục lạp là bào quan có cấu trúc màng kép có tế bào quang hợp của thực vật. Lục lạp là nơi diễn ra quá trình quang hợp (chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học trong các hợp chất hữu cơ). 
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
* Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ?
3. Bài mới
Đặt vấn đề: Tế bào nhân thực có những bào quan nào mà tế bào nhân sơ không có?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm ti thể và lục lạp
▲ Cho HS xem hình 9.1, trả lời câu hỏi lệnh trang 41.
 Lưu ý: Trong quang hợp, năng lượng ánh sáng được chuyển đổi thành năng lượng hóa học nhờ diệp lục.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và lục lạp
▲ Cho HS khai thác thông tin mục VII SGK trang 42.
 Lưu ý HS về các ví dụ về không bào trong SGK.
 ▲ Cho HS thảo luận, trả lời câu hỏi lệnh trang 41.
Hoạt động 5: Tìm hiểu đặc điểm một số bào quan khác
∆ Đọc thông tin mục III, IV SGK, tóm tắt ND.
 ∆ Dựa vào hình 9.1 để trả lời.
 ND cần trả lời: Tế bào cần nhiều năng lượng ® hoạt động nhiều ® có nhiều ti thể ® tế bào cơ tim.
 ∆ Dựa vào hình 9.2 để trả lời.
 Lá cây không hấp thụ màu xanh ® có màu xanh và màu xanh của lá không liên quan gì tới chức năng quang hợp của lá.
∆ Khai thác thông tin theo HD của GV. 
 Cần khắc ghi các Vd.
 ∆ Cần trả lời được: Bạch cầu có chức năng tiêu diệt vi khuẩn, tế bào già, bệnh lý bằng thực bào nên cần nhiều lizôxôm. 
V. Ti thể:
 - Có 2 lớp màng bao bọc, màng ngoài nhẵn, màng trong gấp khúc thành các mào (crista) trên đó có nhiều loại enzim hô hấp. Ti thể có chứa ADN và ribôxôm riêng.
 - Ti thể giữ chức năng chuyển hóa đường và các chất hữu cơ khác thành năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào. 
VI. Lục lạp:
 - Lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật có 2 lớp màng bao bọc; chứa chất nền (strôma), trong chất nền có cấu trúc grana do các túi dẹt tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành; tilacôit chứa diệp lục và các sắc tố quang hợp. Lục lạp có ADN và ribôxôm riêng.
 - Chức năng: chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lương hóa học (thực hiện quá trình quang hợp).
VII. Một số bào quan khác:
 - Không bào có 1 lớp màng bao bọc và nó giữ các chức năng khác nhau tuỳ từng loại tế bào và tuỳ từng loài sinh vật.
 Ví dụ: Một số không bào chứa chất phế thải độc hại; không bào của tế bào lông hút chứa muối khoáng và nhiều chất khác, hoạt động như một cái bơm hút nước từ đất vào rễ; không bào của cánh hoa dự trữ các sắc tố; các động vật đơn bào có không bào tiêu hóa và không bào co bóp.
 - Lizôxôm có 1 lớp màng bao bọc, có ở tế bào động vật; giữ chức năng phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không phục hồi được hay các bào quan đã già và các đại phân tử prôtêin, axit nuclêic, cacbôhidrat và lipit. 
 4. Củng cố
Trả lời các câu hỏi cuối bài
Câu 1. Cấu trúc của lục lạp: Lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật, có lớp màng bao bọc. Bên trong lục lạp chứa chất nền cùng với hệ thống các túi dẹt được gọi là tilacôit. Các tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana. Các grana trong lục lạp được nối với nhau bằng hệ thống màng. Trong màng của tilacôit chứa nhiều dịp lục và các enzim có chức năng quang hợp. Trong chất nền của lục lạp còn có cả ADN và ribôxôm.
Chức năng của lục lạp: Lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật. lục lạp chứa nhiều chất diệp lục có khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học, sản xuất chất hữu cơ cung cấp năng lượng cho tế bào.
Câu 2. Cấu trúc của ti thể: Ti thể có 2 lớp màng bao bọc. Màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc thành các mào, trên đó chứa nhiều loại enzim hô hấp. Bên trong ti thể là chất nền có chứa cả ADN và ribôxôm.
Chức năng của ti thể là: Cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào là các phần tử ATP. Ti thể chứa nhiều enzim hô hấp có nhiệm vụ chuyển hoá đường và các chất hữu cơ khác thành ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
Câu 3. Cấu trúc của lizôxôm: Lizôxôm là bào quan với một lớp màng bao bọc, có nhiều enzim thuỷ phân. Chức năng của lizôxôm: Phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị thương tổn không có khả năng phục hồi và chúng được ví như một phân xưởng tái chế “rác thải” của tế bào.
Câu 4. Không bào là bào quan có một lớp màng bao bọc. Tế bào thực vật thường có không bào lớn, không bào có thể rất khác nhau tuỳ theo từng loại và từng loại tế bào. Một số không bào chứa chất phế thải độc hại. Không bào của tế bào lông hút ở rễ cây chứa muối khoáng cùng nhiều chất khác nhau hoạt động như chiếc máy bơm chuyên hút nước từ đất vào rễ cây. Không bào của tế bào cánh hoa được xem như túi đựng đồ mĩ phẩm của tế bào vì nó chứa nhiều sắc tố.
Một tế bào động vật cũng có thể chứa không bào nhưng có kích thước nhỏ. Các tế bào động vật có thể có các không bào thức ăn (còn gọi là không bào tiêu hoá) và không bào co bóp (có ở một số loại sinh vật đơn bào).
5. Dặn dò về nhà
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Đọc mục em có biết.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày kí duyệt giáo án: 
 Người kí duyệt giáo án: 
Tiết 11 . Ngày soạn ..
Bài 10: TẾ BÀO NHÂN THỰC (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
- HS nắm được cấu trúc và chức năng của màng sinh chất và thành tế bào.
Kĩ năng: 
- HS phân biệt được các đặc điểm khác biệt của các bào quan về cấu tạo và chức năng.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về cấu tạo, chức năng của không bào và lizôxôm, màng sinh chất, các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất (thành tế bào, chất nền ngoại bào).
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
Giáo dục: 
- HS thấy được ý nghĩa của các bào quan trong tế bào.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
- Năng lực chuyên biệt: Tri thức về sinh học, Năng lực nghiên cứu, Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm.
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, Làm việc nhóm – quan hệ với người khác, Đọc – viết, Công nghệ thông tin – truyền thông.
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY DỌC
- Giáo viên: Giáo án, SGK, Hình 10.1, 10.2 SGK.
- Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY DỌC 
- Trực quan - tìm tòi.	
- Vấn đáp - tìm tòi.
- Dạy học nhóm.	
- Lược dồ tư duy.
IV. TRỌNG TÂM
Màng sinh chất là ranh giới bên ngoài và là rào chắn lọc của tế bào. 
 Màng sinh chất được cấu tạo từ lớp kép phôtpholipit, và các phân tử prôtêin (khảm trên màng), ngoài ra còn có các phân tử côlestêrôn làm tăng độ ổn định của màng sinh chất.
 Màng sinh chất có chức năng: 
Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc, thu nhận các thông tin cho tế bào (nhờ thụ thể), nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (nhờ “dấu chuẩn”).
 2. Ở tế bào thực vật, bên ngoài màng sinh chất còn có thành tế bào bằng xenllulozơ. Còn ở tế bào nấm là hemixelulozơ có tác dụng bảo vệ tế bào, cũng như xác định hình dạng, kích thước tế bào.
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
* Nêu cấu trúc và chức năng của ti thể và lục nạp?
3. Bài mới
Đặt vấn đề: Tại sao nói cấu trúc màng sinh chất theo mô hình khảm động? 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu màng sinh chất 
▲ Cho HS xem hình 10.2, mục IX SGK, hỏi: 
 - Em hãy nêu các thành phần cấu tạo nên màng sinh chất?
 - Màng sinh chất giữ các chức năng gì? do các thành phần nào đảm nhận?
 Giảng thêm: Mô hình cấu tạo màng sinh chất được gọi là mô hình khảm động vì: cấu trúc đan xen giữa cá thành phần và có tính linh động cao.
 - Câu hỏi lệnh trang 46.
 ▲ Treo bảng phụ tắt nội dung bằng lược đồ tư duy đơn giản.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất 
 ▲ Cho HS xem mục X SGK, hỏi: Nêu cấu tạo và chức năng của một số cấu trúc bên ngoài màng sinh chất.
∆ Nghiên cứu mục IX SGK, hình 10.2, trả lời.
 - ND: Do sự nhận biết cơ quan lạ và đào thải cơ quan lạ của glicôprôtêin "dấu chuẩn" trên màng tế bào.
 ∆ Lưu ND trên bảng phụ.
∆ Nghiên cứu mục X SGK, trả lời.
 VIII. Màng sinh chất:
1. Cấu trúc:
 - Gồm 1 lớp phôtpholipit kép quay đầu kị nước vào nhau và có các phân tử prôtêin xen kẽ (xuyên màng) hoặc ở bề mặt.
 - Các tế bào động vật có côlestêron làm tăng sự ổn định của màng sinh chất.
 - Bên ngoài có các sợi của chất nền ngoại bào như glicôprôtêin, glicôlipit,...
2. Chức năng:
 - Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc (bán thấm).
 - Prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào.
 - Glicôprôtêin "dấu chuẩn" đặc trưng cho từng loại tế bào, giữ chức năng nhận biết nhau và các tế bào lạ. 
IX. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất:
1. Thành tế bào:
 - Có ở các tế bào thực vật cấu tạo chủ yếu bằng xenlulôzơ và ở nấm là kitin.
 - Thành tế bào giữ chức năng quy định hình dạng tế bào và bảo vệ tế bào.
2. Chất nền ngoại bào:
 - Cấu tạo chủ yếu bằng các loại sợi glicôprôtêin kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau.
 - Chức năng giúp các tế bào liên kết với nhau và thu nhận thông tin. 
4. Củng cố
 	- Mô tả cấu trúc và chức năng của màng sinh chất.
- Tại sao các enzim trong lizôxôm không phá vỡ lizôxôm của tế bào? (Bình thường các enzim trong lizôxôm ở trạng thái bất hoạt khi cần chúng mới được hoạt hoá bằng cách thay đổi độ pH trong lizôxôm và các enzim chuyển sang trạng thái hoạt động)
*Câu hỏi cuối bài.
Câu 1. Cấu trúc khung xương tế bào: Khung xương tế bào được tạo thành từ các vi ông, vi sợi và vi trung gian. Sợi trung gian là các sợi prôtêin đặc và cũng được cấu tạo từ các đơn phân.
Chức năng: Khung xương tế bào có chức năng như một giá đỡ cơ học cho tế bào và nó tạo cho tế bào động vật có được hình dạng nhất định. Ngoài ra, khung xương tế bào cũng là nơi neo đậu của các bào quan và còn giúp tế bào di chuyển.
Câu 2. Cấu trúc của màng sinh chất: Màng sinh chất được cấu tạo từ hai thành phần chính là phôtpholipit. Ngoài ra, ở các tế bào động vật và người màng sinh chất còn được bổ sung thêm nhiều phân tử colestêron có tác dụng làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài. Màng sinh chất có thể coi như bộ mặt của tế bào và các thành phần như prôtêin, lipôprôtêin và glicôprôtêin làm nhiệm vụ như các giác quan (thụ thể), cửa ngõ và những dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào. Chức năng của màng sinh chất:
+ Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc: Lớp phôtpholipit chi cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ (không phân cực) đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra và vào được tế bào. Với đặc tính chỉ cho một số chất nhất
định ra vào tế bào bên ngoài, ta thường nói màng sinh chất cho tính bán thấm.
- Màng sinh chất còn có các protein thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. Tế bào là một hệ mở nên nó luôn phải thu nhận các thông tin lí hóa học từ bên ngoài và phải trả lời được những kích thích của điều kiện ngoại cảnh.
- Màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy, mà các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết ra nhau và nhận biết được các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác).
Câu 3. Bên ngoài màng sinh chất của tế bào thực vật còn có thành tế bào.
- Thành tế bào thực vật được cấu tạo chủ yếu bằng xelulôzơ.
- Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ peptiđôglican.
- Thành tế bào ở nấm được cấu tạo chủ yếu là kitin.
Câu 4. Cấu trúc của chất nền ngoại bào: chất nền ngoại bào của tế bào người và động vật bao bên ngoài màng sinh chất.
Chất nền ngoại bào được cấu tạo chủ yếu từ các loại sợi glicôprôtêin (prôtêin liên kết với cacbohiđrat) kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau.
-Chức năng của chất nền ngoại bào: chất nền ngoại bào có nhiệm vụ giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin.
5. Dặn dò về nhà
- Học bài theo câu hỏi SGK . 
- Đọc mục em có biết.
- Xem trước bài 11.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày kí duyệt giáo án: 
 Người kí duyệt giáo án: 
Tiết 12 . Ngày soạn ..
Bài 11: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Nêu được các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Phân biệt được các hình thức vận chuyển thụ động, chủ động, xuất bào và nhập bào.
- Phân biệt được thế nào là khuếch tán, thẩm thấu, ưu trương, nhược trương, đẳng trương.
2. Kĩ năng: 
- HS phân biệt được kiểu vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động, hiện tượng nhập bào và xuất bào.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các kiểu vận chuyển các chất qua màng sinh chất (vận chuyển thụ động, chủ động, nhập bào và xuất bào)
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
3. Giáo dục: 
- cho HS thấy được ý nghĩa của cơ chế vận chuyển các chất qua màng tế bào.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
- Năng lực chuyên biệt: Tri thức về sinh học, Năng lực nghiên cứu, Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm.
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, Làm việc nhóm – quan hệ với người khác, Đọc – viết, Công nghệ thông tin – truyền thông.
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY DỌC
- Giáo viên: Giáo án, SGK, Hình 11.1, 11.2 SGK. Tranh vẽ về hiện tượng thẩm thấu xảy ra ở tế bào động vật và thực vật.
- Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY DỌC 
- Vấn đáp, trực quan.
- Hoạt động nhóm
- Liên hệ thực tế 
IV. TRỌNG TÂM
- Các phương thức vận chuyển các chất qua màng tế bào:
+ Cơ chế vận chuyển thụ động: Vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không tiêu tốn năng lượng.
+ Vận chuyển chủ động: Vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, cần chất vận chuyển (chất mang), tiêu tốn năng lượng. 
+ Vận chuyển nhờ sự biến dạng màng : gồm có nhập bào và xuất bào.
* Nhập bào là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong bằng cách biến dạng màng sinh chất. 
* Xuất bào là phương thức tế bào bài xuất ra ngoài các chất hoặc phân tử bằng cách hình thành các bóng xuất bào, các bóng này liên kết với màng, màng sẽ biến đổi và bài xuất các chất hoặc các phân tử ra ngoài.
- Khuếch tán: là sự chuyển động của các chất phân tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
+ Thẩm thấu: Hiện tượng nước (dung môi) khuếch tán qua màng 
+ Dung dịch ưu trương: Là dung dịch có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ các chất tan trong tế bào.
+ Dung dịch nhược trương: Là dung dịch có nồng độ chất tan nhỏ hơn nồng độ các chất tan trong tế bào.
+ Dung dịch đẳng trương: Là dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ các chất tan trong tế bào.
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
* Nêu cấu tạo và chức năng của màng sinh chất?
3. Bài mới
Đặt vấn đề: Các chất được trao đổi qua màng tế bào như thế nào? Em hiểu gì về các khái niệm: Khuếch tán, thẩm thấu, môi trường ưu trương, nhược trương và đẳng trương.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vận chuyển thụ động
▲ Cho HS nghiên cứu mục I., quan sát hình 11.1 trả lời các câu hỏi:
 - Vận chuyển thụ động là gì? Các cách vận chuyển thụ động?
 - Phân biệt các khái niệm môi trường ưu trương, môi trường nhược trương và các môi trường đẳng trương.
 - Trả lời câu hỏi lệnh trang 48.
-Nêu khái niệm khuếch tán. 
-Nêu khái niệm thẩm thấu.
-Tại sao thẩm thấu vẫn tuân theo nguyên tắc khuếch tán?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vận chuyển chủ động
▲ Cho HS nghiên cứu mục II., trả lời các câu hỏi:
 - Vận chuyển chủ động là gì? Điều kiện cần có để thực hiện vận chuyển thụ động?
- Làm rõ VD về cách vận chuyển của bơm natri-kali.
 ▲VD khác :
 Bơm Ca2+ đẩy Ca2+ ra khỏi màng sinh chất, giúp duy trì thế điện hóa ion Ca2+ 2 bên màng tế bào.
 Bơm proton (H+) trong quá trình oxy hoá phosphoryl hoá và phosphoryl hoá quang hợp để tạo ra năng lượng ATP.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về nhập bào và xuất bào
▲ Cho HS nghiên cứu mục III., hình 11.2, trả lời các câu hỏi:
- Nhập bào và xuất bào là gì? Chúng diễn ra như thế nào ?
∆ Nghiên cứu mục I., quan sát hình 11.1 trả lời các câu hỏi.
-Làm rõ các khái niệm và khắc ghi các khái niệm trên.
-Kích thước: nhỏ dễ k.tán.
-Tính p.c: không p.c dễ k.tán.
 VD : O2, CO2.
-Cấu trúc phù hợp kênh prôtêin 
-Có chất t.hiệu bám vào cổng. 
∆ Nghiên cứu mục II., trả lời các câu hỏi.
 HS cần khắc ghi VD về bơm natri-kali. Mỗi lượt hoạt động của bơm cần một ATP và trao đổi 3 Na+ bởi 2 K+. 
∆ Ghi nhận VD.
∆ Nghiên cứu mục III., hình 11.2, trả lời các câu hỏi.
I. Vận chuyển thụ động:
 - Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất tan từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp và không tiêu tốn năng lượng.
 - Các chất tan có thể khuếch tán qua màng sinh chất bằng 2 cách: khuếch tán trực tiếp qua lớp phôpholipit kép và khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng tế bào. 
II. Vận chuyển chủ động:
 - Vận chuyển chủ động cần năng lượng để vận chuyển các chất tan từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
 - Vận chuyển chủ động cần có các “bơm” đặc chủng cho từng loại chất cần vận chuyển. VD: bơm natri-kali.
III. Nhập bào và xuất bào:
 Xuất bào và nhập bào là hình thức vẩn chuyển các chất thông qua sự biến dạng của màng sinh chất.
 - Nhập bào: Màng tế bào biến dạng để bao các chất hữu cơ có kích thước lớn (thực bào) hoặc giọt dịch ngoại bào (ẩm bào). Các chất này được tiêu hóa nhờ ezim của lizôxôm.
 - Xuất bào: Là sự vận chuyển các chất ra khỏi tế bào (prôtêin, các đại phân tử,...) theo cách ngược với nhập bào.
Phân biệt cơ chế vận chuyển chủ động và cơ chế vận chuyển thụ động ? 
Không tốn năng lượng
V/c thụ động
Không biến dạng màng
V/c chủ động
Cỏc chất vận chuyển qua màng
Nhập bào
Tiêu tốn năng lượng
Biến dạng màng
Xuất bào
4. Củng cố
- Cho HS xem lại bài nhanh trong 1 phút, sau đó cho HS trình bày nhanh một vài nội dung, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong 1 phút.
- Một người hoà phân urê vào nước để tưới cây nhưng không hiểu tại sao sau khi tưới cây lại bị héo? ( Do hoà ít nước nên nồng độ phân urê trong nước còn cao ngăn cản sự hút nước của cây, đồng thời làm cho nước từ tế bào lông hút của cây thẩm thấu ra ngoài nên cây mất nước, bị héo).
Câu hỏi cuối bài.
Câu 1: Vận chuyển thụ động là sự vận chuyển các chất qua màng mà không cần tiêu tốn năng lượng. Trong phương thức vận chuyển này, các chất từ nơi có nồng độ cao khuếch tán đến nơi có nồng độ thấp. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng được gọi là sự thẩm thấu.
Các chất tan có thể khuếch tán qua màng sinh chất bằng hai cách:
- Trực tiếp khuếch tán qua lớp phôtpholipit kép.
- Khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng tế bào.
Câu 2. Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động:
 Vận chuyển thụ động
Vận chuyển chủ động
- Là phương thức vận chuyển các chất qua màn từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
- Phải có sự chênh lệch nồng độ, không tiêu tốn năng lượng.
- Vận chuyển có chọn lọc cần có kênh prôtêin đặc hiệu.
- Kích thước chất vận chuvển phải nhỏ hơn đường kính lỗ màng.
- Là phương thức vận chuyển qua màng từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
- Phải sử dụng năng lượng (ATP).
- Phải có prôtêin vận chuyển đặc hiệu.
Câu 3. Muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau vì khi vảy nước vào rau, nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên khiến rau tươi, không bị héo. 
Câu 4. Khi tế bào tiến hành quá trình ẩm bào trong điều kiện môi trường có rất nhiều chất ở xung quanh thì tế bào sử dụng các thụ thể đặc hiệu trên màng sinh chất để chọn lấy những chất cần thiết đưa vào tế bào.
5. Dặn dò về nhà
	- Học bài theo câu hỏi SGK.
	- Tìm các VD thực tế liên quan đến bài học.
	- Chuẩn bị bài thực hành.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày kí duyệt giáo án: 
 Người kí duyệt giáo án: 
Tiết 13 . Ngày soạn ..
Bài 12: THÍ NGHIỆM CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH
MỤC TIÊU 
- Làm được thí nghiệm co, phản co nguyên sinh.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin đọc SGK để tìm hiểu cách tiến hành thí nghiệm khi quan sát trên tiêu bản để tìm hiểu về sự co và phản co nguyên sinh.
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm trong khi tiến hành thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ 
1. Mẫu vật: Lá thài lài tía (hoặc củ dong riềng, vảy lá hành,...) có tế bào với kích thước tương đối lớn và dễ tách lớp biểu bì ra khỏi lá.
2. Dụng cụ và hoá chất:
- Kính hiển vi quang học với vật kính ´10, ´40 và thị kính ´10 hoặc ´15. Phiến kính, lá kính.
- Lưỡi dao cạo râu, nước cất, ống nhỏ giọt, dung dịch muối hoặc đường loãng, giấy thấm. 
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Tổ chức lớp
Bài mới
	Giới thiệu cho HS về một số nguyên tắc cơ bản khi sử dụng kính hiển vi.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài dạy
 ▲ HD cho HS làm các thí nghiệm.
 Giải đáp các thắc mắc của HS.
 ▲ Yêu cầu HS vẽ lại hình quan sát được, rút ra nhận xét.
 ∆ Làm TN theo HD của GV.
 Đặt câu hỏi thắc mắc (nếu có).
 ∆ Vẽ hình quan sát được, rút ra nhận xét.
1. Quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì lá cây:
 Tách 1 lớp mỏng phía dưới lá. Đưa phiến kính vào giữa vi trường và vật kính ở bội giác bé ´10 rồi chọn vùng có lớp tế bào mỏng đưa vào giữa vi trường.
 - Chuyển vật kính sang bội giác lớn hơn ´40 để quan sát cho rõ. Vẽ các tế bào biểu bì bình thường và các khí khổng quan sát được vào vở.
 - Để nguyên mẫu vật quan sát tế bào rõ nhất sau đó nhỏ dun

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_10_bai_8_den_21.doc