Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chất lỏng hiện tượng căng bề mặt chất lỏng - Vũ Thị Kim Mai

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chất lỏng hiện tượng căng bề mặt chất lỏng - Vũ Thị Kim Mai

I. MỤC TIÊU

 1. Về kiến thức:

- Ở mức độ thông hiểu HS :

+ Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng, nắm được khái niệm hiện tượng.

+ Đặc điểm của lực căng bề mặt.

- Ở mức độ vận dụng hs : giải thích nguyên nhân của hiện tượng căng bề mặt.

2. Về kĩ năng:

- Ở mức độ vận dụng HS: giải thích ứng dụng của hiện tượng căng bề mặt trong thực tế cuộc sống và tính được độ lớn lực căng bề mặt, các đại lượng liên quan.

3. Về thái độ: HS có tinh thần hợp tác có hứng thú học trong việc học tập môn vật lý. Có ý thức vận dụng đặc điểm của hiện tượng căng bề mặt gải thích các ứng dụng thực tế trong cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên :

- Chuẩn bị thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng để minh họa qua bài dạy trực tuyến.

- Vedeo về sự di chuyển của nhện nước trên mặt nước.

- Chuẩn bị bài giảng e-learning.

 2. Học sinh :

 - Ôn lại kiến thức về : cấu tạo chất; sự chuyển động nhiệt của các chất

 

docx 2 trang Hồng Thoan 24/10/2024 340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chất lỏng hiện tượng căng bề mặt chất lỏng - Vũ Thị Kim Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Word
Giáo viên: Vũ Thị Kim Mai
Tổ chuyên môn : Vật lí – công nghệ
Bài giảng : CHẤT LỎNG
HIỆN TƯỢNG CĂNG BỀ MẶT CHẤT LỎNG
(1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
 1. Về kiến thức:
- Ở mức độ thông hiểu HS : 
+ Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng, nắm được khái niệm hiện tượng.
+ Đặc điểm của lực căng bề mặt.
- Ở mức độ vận dụng hs : giải thích nguyên nhân của hiện tượng căng bề mặt.
2. Về kĩ năng:
- Ở mức độ vận dụng HS: giải thích ứng dụng của hiện tượng căng bề mặt trong thực tế cuộc sống và tính được độ lớn lực căng bề mặt, các đại lượng liên quan.
3. Về thái độ: HS có tinh thần hợp tác có hứng thú học trong việc học tập môn vật lý. Có ý thức vận dụng đặc điểm của hiện tượng căng bề mặt gải thích các ứng dụng thực tế trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên :
- Chuẩn bị thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng để minh họa qua bài dạy trực tuyến.
- Vedeo về sự di chuyển của nhện nước trên mặt nước...
- Chuẩn bị bài giảng e-learning.
 2. Học sinh :
 - Ôn lại kiến thức về : cấu tạo chất; sự chuyển động nhiệt của các chất
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kết quả cần đạt
Hoạt động 1. (5 phút)
Khởi động
Gv tiến hành 2 thí nghiệm về cái kim khâu nổi trên mặt nước và giọt anilin trong nước muối; trình chiếu đoạn phim về nhện nước 
-Giới thiệu vào bài
HS theo dõi, nắm được yêu cầu, mục đích của thí nghiệm; vấn đề cần nghiên cứu trong bài học.

Hoạt động 1. (5 phút)
Tìm hiểu cấu trúc chất lỏng và chuyển động nhiệt ở chất lỏng
- Nêu câu hỏi.
? So sánh mật độ phân tử của chất lỏng với chất khí và chất rắn
? So sánh cấu trúc trật tự gần của chất lỏng với cấu trúc chất rắn vô định hình
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu chuyển động nhiệt của chất lỏng
-Cá nhân trả lời
+ So sánh mật độ phân tử của chất lỏng với chất khí và chất rắn.
+ So sánh cấu trúc trật tự gần của chất lỏng với cấu trúc chất rắn vô định hình.
- Tham khảo SGK
+ Tìm hiểu chuyển động nhiệt của chất lỏng.
+So sánh chuyển động nhiệt của chất lỏng với chất khí và chất rắn.

- Kiến thức: 
[Thông hiểu]
+ Nắm được cấu trúc của chất lỏng. 
+ Sự chuyển động nhiệt ở chất lỏng 
- Kỹ năng: 
Theo dõi, lắng nghe, ghi nhớ

Hoạt động 3. (17 phút)
Tìm hiểu hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng và lực căng bề mặt của chất lỏng
- GV tiến hành các thí nghiệm với màng xà phòng
→ cho học sinh nhận biết xu hướng giảm diện tích bề mặt về diện tích nhỏ nhất.
- Từ kết quả thí nghiệm là thanh CD di chuyển → chứng tỏ đã có lực tác dụng lên thanh CD.
- Hướng dẫn HS nhận xét đặ điểm lực căng bề mặt (điểm đặt, phương, chiều).
- Giới thiệu độ lớn, công thức tính và đơn vị của lực căng.
- Từ bảng hệ số căng bề mặt, yêu cầu HS nhận xét về σ
- Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức về chuyển động nhiệt ở chất lỏng, lực tương tác giữa các phân tử để giải thích nguyên nhân của hiện tượng căng bề mặt.

- Theo dõi, quan sát, nhận xét kết quả thí nghiệm
- Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng.
+ Thí nghiệm với màng xà phòng:
Thanh CD bị kéo về phía AB cho thấy màng xà phòng thu bé diện tích lại.
+ Theo dõi và kết hợp SGK để nhận xét về đặc điểm của lực căng bề mặt 
- Độ lớn ...
Công thức: F = σl
Với: σ là hệ số tỉ lệ có độ lớn phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng và được gọi là suất căng bề mặt của chất lỏng.
-Theo dõi, thảo luận để giải thích nguyên nhân của hiện tượng căng bề mặt.

- Kiến thức: 
[Thông hiểu]
Ở mức độ thông hiểu HS : 
+ Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt.
+ Nắm được các đặc điểm của lực căng bề mặt.
[Vận dụng]
Giải thích nguyên nhân của hiện tượng căng bề mặt.
- Kỹ năng: 
Theo dõi, lắng nghe, ghi nhớ;
suy luận, rút ra kiến thức về đặc điểm của lực căng bề mặt

Hoạt động 4. (10 phút) 
Ứng dụng hiện tượng căng bề mặt vào một số ví dụ thực tế trong đời sống
GV đưa ra các ví dụ thực tế để HS tìm câu giải thích đúng

Vận dụng các kiến thức vừa học trả lời tốt 5 câu ứng dụng
- Kỹ năng: 
Vận dụng các kiến thức vừa học ứng dụng giải thích một số ví dụ thực tế trong đời sống nêu trong bài và tìm hiểu thêm các ví dụ khác
Hoạt động 5. (8 phút) 
Củng cố - Vận dụng
GV cho HS nắm lại các kiến thức cơ bản của bài. Nhấn mạnh các đặc điểm lực căng bề mặt.
Vận dụng bằng gói câu hỏi trắc nghiệm

HS tóm tắt lại các kiến thức cơ bản của bài
Vận dụng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

- Kỹ năng: 
Vận dụng các kiến thức vừa học được hoàn thành tốt 5 câu hỏi 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_chat_long_hien_tuong_cang_be_mat_cha.docx
  • docxTHUYET TRINH BG E-LEARNING-HIEN TUONG CANG BE MAT.docx