Giáo án Sinh học Lớp 10 (Ban cơ bản ) - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Dương Văn Mạnh

Giáo án Sinh học Lớp 10 (Ban cơ bản ) - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Dương Văn Mạnh

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức:

- Biết các cấp tổ chức sống cơ bản.

- G/thích đc đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

2. Kĩ năng: Phân tích, so sánh và khái quát hóa.

3.Thái độ: Nghiêm túc, tích cực và tự giác.

4. Năng lực: Tự học.

II. Phương tiện, thiết bị:

 III. Hoạt động dạy và học:

HĐ 1.Ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số lớp.

HĐ 2. Nghiên cứu các cấp tổ chức của TG sống:

GV: cho HS nghiên cứu tài liệu và trả lời các câu hỏi:

1. Các cấp tổ chức sống cơ bản gồm nhưng cấp nào?

2. Cấp tổ chức sống nào là cơ bản nhất? Tại sao?

HS trả lời các câu hỏi.

GV nhận xét, kết luận cho HS.

HĐ 3. Tìm hiểu đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

GV: HS đọc SGK => Giải thích các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống?

HS giải thích.

GV nhận xét, đánh giá và kết luận cho HS.

HĐ4.Củng cố:

- Kể tên các cấp t/chức sống chính của TGS, chỉ rõ t/chức nhỏ nhất, lớn nhất?

- Tại sao TB đc coi là đ/vị cơ bản nhất của tất cả các c/thể sv?

HĐ 5. Hướng dẫn về nhà:

- Giải thích các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống ?

- Nêu đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật về cấu tạo, phương thức dinh dưỡng và đại diện?

 

docx 58 trang Dương Hải Bình 31/05/2022 2520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 (Ban cơ bản ) - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Dương Văn Mạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/9/2020.
Phần I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
Tiết 1. Bài 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG	
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- Biết các cấp tổ chức sống cơ bản.
- G/thích đc đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
2. Kĩ năng: Phân tích, so sánh và khái quát hóa.
3.Thái độ: Nghiêm túc, tích cực và tự giác.
4. Năng lực: Tự học.
II. Phương tiện, thiết bị: 
 III. Hoạt động dạy và học:
HĐ 1.Ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số lớp.
HĐ 2. Nghiên cứu các cấp tổ chức của TG sống:
GV: cho HS nghiên cứu tài liệu và trả lời các câu hỏi:
Các cấp tổ chức sống cơ bản gồm nhưng cấp nào?
Cấp tổ chức sống nào là cơ bản nhất? Tại sao?
HS trả lời các câu hỏi.
GV nhận xét, kết luận cho HS.
HĐ 3. Tìm hiểu đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
GV: HS đọc SGK => Giải thích các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống?
HS giải thích.
GV nhận xét, đánh giá và kết luận cho HS.
HĐ4.Củng cố:
- Kể tên các cấp t/chức sống chính của TGS, chỉ rõ t/chức nhỏ nhất, lớn nhất?
- Tại sao TB đc coi là đ/vị cơ bản nhất của tất cả các c/thể sv?
HĐ 5. Hướng dẫn về nhà:
- Giải thích các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống ?
- Nêu đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật về cấu tạo, phương thức dinh dưỡng và đại diện?
 TỔ CM GIÁO VIÊN.
 DƯƠNG VĂN MẠNH
 Ngày soạn: 5/9/2020.
Tiết 2. Bài 2: CÁC GIỚI SINH VẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hệ thống phân loại sinh giới (5 giới) ; đặc điểm chính của mỗi giới .
2. Kĩ năng: Rèn luyện k/năng q/sát, ph/tích so sánh và kh/quát kiến thức. 
3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập và rèn luyện.
4. Năng lực: Tự học
II. Phương tiện, thiết bị:Sơ đồ sách giáo khoa
III.Hoạt động dạy và học:
HĐ 1 . ổn định lớp:
HĐ 2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế giới sống được tổ chức như thế nào ? Nêu các cấp độ tổ chức cơ bản ?
- G/thích các đặc điểm chung của các cấp t/chức sống?
- Tại sao nói thế giới sinh vật ngày nay được bắt nguồn từ một dạng tổ tiên chung?
HĐ 3. Tìm hiểu KN và hệ thống phân loại 5 giới:
GV: yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu KN giới sv? Kể tên các giới?.
HS trả lời
GV: nhận xét, bổ sung.
HĐ 4. Tìm hiểu đ/điểm các giới
GV: Nêu các đ/điểm về c/tạo và ph/thức sống của các SV ở mỗi giới ?
HS 
HĐ 5. Củng cố bài học:
GV: Yêu cầu HS hoàn thành bảng (đánh dấu + vào cột tương ứng):
Sinh vật
Nhân sơ
Nhân thực
Đơn bào
Đa bào
Tự dưỡng
Dị dưỡng
Vi khuẩn lao
Tảo
Nấm nhày
Trùng giày
Nấm men rượu
Nấm rơm
Cây rêu.
Cá chép.
Cây xà cừ
Trai sông.
HĐ 6. Hướng dẫn về nhà:Hoàn thành bảng:
Đặc điểm
G/ khởi sinh
G/Ng. sinh
Giới Nấm
Giới Thực vật
Giới ĐV
Cấu tạo.
Dinh dưỡng
Đại diện
- Vai trò của các nguyên tố hóa học và nước?
 TỔ CM GIÁO VIÊN.
 DƯƠNG VĂN MẠNH 
Ngày soạn: 7/9/2020.
Ngày dạy
Lớp dạy
PHẦN II: SINH HỌC TẾ BÀO.
CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO
Tiết 3 - Bài3: CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC.
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
 Củng cố các kiến thức về thành phần hóa học của tế bào, trong đó trọng tâm là các nguyên tố đa lượng, vi lượng và nước.
2.Kĩ năng: Phân tích .
3.Thái độ: Nghiêm túc, tự giác tích cực.
4. Năng lực: Tự học, ngôn ngữ.
II. Phương tiện, thiết bị: sgk.
III. Hoạt động dạy và học:
HĐ 1. Ổn định lớp.
HĐ 2. Kiểm tra bài cũ:
GV nêu câu hỏi:
1- Trình bày đ/điểm của các giớiSV ? kể tên vài đại diện của các giới?
2- So sánh đặc điểm của giới TV và giới Đv?
HS trả lời các câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung, đánh giá và cho điểm?
HĐ 3. GV giúp HS củng cố các kiến thức về các nguyên tố hoá học qua các câu hỏi sau:
 1- Phân biệt các ng/tố đa lượng với vi lượng? cho VD?
2- Vai trò chủ yếu của các nguyên tố đa lượng và vi lượng là gì?
3- Những nguyên tố nào chiếm tỷ lệ lớn trong cơ thể người?
HS trả lời các câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung, đánh giá và cho điểm?
HĐ 4. GV giúp HS củng cố các kiến thức về vai trò của nước qua câu hỏi sau:
 Nêu vai trò của nước đối với tế bào và với cơ thể sống?
HS trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung, đánh giá và cho điểm?
HĐ 5.HDVN:
1. Các câu hỏi sgk trang 18 (giảm tải cấu trúc hóa học và đặc tính hóa lý của nước)?.
2. Cấu trúc và ch/năng của cacbohidrat lipit?.
TỔ CM GIÁO VIÊN.
 DƯƠNG VĂN MẠNH.
 Ngày soạn: 14/9/2020.
Ngày dạy
Lớp dạy
Tiết 4: Bài 4. CACBOHIDRAT VÀ LIPIT.
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Củng cố các kiến thức về cấu trúc và chức năng của cacbohidrat và lipit.
2.Kĩ năng: so sánh, phân tích ,tổng hợp.
3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác, tích cực.
4. Năng lực: Tự học.
II. Phương tiện, thiết bị: .
III. Hoạt động dạy và học :
HĐ 1. ổn định lớp:
HĐ 2. Kiểm tra bài cũ:
1- Phân loại và vai trò của các nguyên tố hóa học?
2- Vai trò của nước?.
HĐ 3. Củng cố về cacbohidrat:
GV nêu các câu hỏi và yêu cầu HS trả lời
1- Các nguyên tố cấu tạo nên cacbohidrat?
2- Phân biệt đường đơn, đường đôi và đường đa? Cho ví dụ?
3- Nêu chức năng của cacbohidrat?
HS trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, kết luận.
HĐ 4.Củng cố về Lipit:
GV nêu các câu hỏi và yêu cầu HS trả lời
1- Các nguyên tố cấu tạo nên lipit?
2- Nêu cấu tạo và chức năng các loại lipit?
HS trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, kết luận.
HĐ 5. Củng cố:
GV yêu cầu HS trả lời:
1- Nêu c/trúc và c/năng cacbohidrat?.
2- Nêu c/trúc và c/năng Lipit?.
HĐ 7.Hướng dẫn về nhà:
Học bài dựa vào nội dung câu hỏi sgk.
Nêu cấu trúc và ch/năng của Protein?.
 TỔ CM GIÁO VIÊN
 DƯƠNG VĂN MẠNH . 
Ngày soạn: 19/9/2020.
Ngày dạy
Lớp dạy
Tiết 5: Bài 5. ÔN TẬP PROTEIN.
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Củng cố các kiến thức về cấu trúc và chức năng của protein.
2.Kĩ năng: so sánh, phân tích ,tổng hợp.
3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác, tích cực.
4. Năng lực: Tự học.
II. Phương tiện, thiết bị: .
III. Hoạt động dạy và học :
HĐ 1. ổn định lớp:
HĐ 2. Kiểm tra bài cũ:
1- Cấu trúc và chức năng của cacbohidra?
2- Cấu trúc và chức năng của Lipit?.
HĐ 3. Củng cố về protein:
GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi:
1- Protein cấu tạo theo nguyên tắc nào? So sánh với nguyên tắc cấu tạo của protein với cacbohidrat và lipt?
2- Đặc điểm các bậc cấu trúc của protein? So sánh với cấu trúc của cacbohidra và liptit?
3- Nêu các chức năng của protein? so với cacbohidra và lipit thì phân tử nào đảm nhiệm nhiều chức năng hơn?
HS trả lời các câu hỏi.
GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
HĐ 4. Củng cố:
- Nêu c/trúc và c/năng một số loại Lipit trong cơ thể SV?.
- Nêu c/trúc và c/năng Protein trong cơ thể SV?.
HĐ 5.Hướng dẫn về nhà:
1- Học kỹ về cấu trúc và chức năng protein. Đặc biệt chức năng protein.
2- Nêu cấu trúc và ch/năng của ADN ?.
 TỔ CM GIÁO VIÊN
 DƯƠNG VĂN MẠNH . 
Ngày soạn: 26/9/2020.
Ngày dạy
Lớp dạy
Tiết 6 - Bài 6: AXIT NUCLÊIC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức về cấu trúc và chức năng của ADN và ARN.
2.Kĩ năng: So sánh, phân tích, khái quát và tính toán.
3.Thái độ: Nghiêm túc, tự giác, tích cực.
4 Năng lực: Tự học, ngôn ngữ.
II. Chuẩn bị: Một số bài tập vận dụng.
III. Tiến trình :
HĐ 1. ổn định lớp và tra bài cũ:
 Nêu cấu trúc và chức năng của ADN và ARN?
HĐ 2. Củng cố kiến thức về ADN:
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi và bài tập:
1- Nguyên tắc cấu tạo của ADN?
2- Đặc điểm cấu trúc mỗi đơn phân của ADN?
3- Các liên kết giữa các đơn phân trên mỗi mạch của ADN và trên 2 mạch của ADN?
4- ADN của SV nhân thực và ADN SV nhân sơ có gì khác nhau?
5- Một đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các đơn phân (các nucleotit):
3'ATGTAXXGTAGGXXX5'. Hãy xác định:
a) Trình tự các nucleotit ở đoạn mạch thứ 2.
b) Số đơn phân mỗi loại của đoạn gen này.
c) Tỷ lệ (A+G)/(T+X) ở đoạn mạch thứ nhất, ở đoạn mạch thứ 2 và của cả đoạn gen.
d) Số liên kết hidro của đoạn gen này.
e) Số liên kết cộng hóa trị giữa các nucleotit của đoạn gen này.
HS: ...
GV đánh giá, nhận xét và kết luận.
HĐ 3. Củng cố kiến thức về ARN:
GV yêu cầu HS so sánh cấu trúc và chức năng của ADN với ARN của TB nhân thực theo bảng:
Đặc điểm
ADN
ARN
1. Nguyên tắc cấu tạo
2. Cấu trúc 1 đơn phân
3. Cấu trúc cả phân tử
4. Các loại liên kết
5. Chức năng
HS: ...
GV đánh giá, nhận xét và kết luận.
HĐ 4.Hướng dẫn về nhà:
Cấu trúc và chức năng các thành phần của TB nhân sơ?.
TỔ CM GIÁO VIÊN
 DƯƠNG VĂN MẠNH
Ngày soạn: 1/10/2020.
Ngày dạy
Lớp dạy
Chương II. CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
Tiết 7 – Bài 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức về tế bào nhân sơ.
2.Kĩ năng: Phân tích và so sánh đặc điểm của tế bào nhân sơ.
3.Thái độ: Nghiêm túc, tự giác, tích cực.
4. Năng lực: Tự học.
II.Phương tiện, thiết bị:
III. Hoạt động dạy và học.
HĐ 1. ổn định lớp và iểm tra bài cũ:
So sánh c/trúc của ADN và ARN ?
So sánh ch/năng ADN và ARN ?.
HĐ 2. GV hướng dẫn HS củng cố kiến thức về TB nhân sơ qua câu hỏi:
1- Kích thước nhỏ bé đem lại lợi thế gì cho các TB nhân sơ?
2- Tại sao gọi tế bào "nhân sơ''?
3- Thành phần hóa học quan trọng của thành TB vi khuẩn là gì?
4- Phân biệt vi khuẩn gram âm với nhóm gram dương?
5- Đặc điểm tế bào chất của sinh vật nhân sơ?
6- Đặc điểm ADN của sinh vật nhân sơ?
HS: ...
GV đánh giá, nhận xét và kết luận.
HĐ 3. Củng cố:
GV nêu câu hỏi củng cố: Đ/điểm cơ bản về c/tạo TB nhân sơ ?.
HS trả lời được câu hỏi.
HĐ 4. Hướng dẫn về nhà:
1- Mô tả cấu trúc và chức năng các thành phần cấu tạo TB nhân sơ?
2- Cấu trúc sơ lược và chức năng các thành phần cấu tạo TB nhân thực ((nhân; lưới nội chất; Riboxom; Bộ máy gôngi; Ty thể; Lục lạp; Không bào)?
TỔ CM GIÁO VIÊN
 DƯƠNG VĂN MẠNH 
Ngày soạn: 16/10/2020.
Ngày dạy
Lớp dạy
Tiết 8 – Bài 8+8: TẾ BÀO NHÂN THỰC
I. Mục tiêu:
1. KT:
- HS nêu đ/điểm chung của TB nhân thực.
- Cấu trúc và c/năng của: nhân, lưới nội chất, riboxom, bộ máy Gôngi, Ti thể.
2. Kỹ năng:Phân tích, so sánh.
3. Thái độ: nghiêm túc trong học tập và rèn luyện.
4. Năng lực: tự học và sáng tạo.
II. Phương tiện, thiết bị: Hình sgk
III. Hoạt động dạy và học
HĐ 1. ổn định tổ chức lớp:
HĐ 2.Kiểm tra bài cũ:
Những hiểu biết về cấu tạo TB nhân sơ ?
HĐ 3. Tìm hiểu phần: giới thiệu chung:
GV y/cầu HS đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi: Sự khác nhau giữa TB nhân sơ và TB nhân thực ?.
HS trả lời câu hỏi.
GV đánh giá, nhận xét và kết luận.
HĐ 4. Tìm hiểu cấu tạo tế bào nhân thực:
GV nêu câu hỏi: Đ/điểm và c/tạo nhân TB?.
HS trả lời câu hỏi.
GV đánh giá, nhận xét và kết luận.
Màng nhân tương tự màng sinh chất ( 2 lớp photpholipit và các phân tử protein ).
VCDT trong nhân: ADN
GV: Đ/điểm c/tạo và v/trò Riboxom?.
HS trả lời câu hỏi.
GV đánh giá, nhận xét và kết luận.
GV: C/tạo và v/trò lưới nội chất ?.
HS trả lời câu hỏi.
GV đánh giá, nhận xét và kết luận.
+ Hạt Riboxom: t/hợp Pr.
+ Lưới trơn ( Enzim): XT t/hợp Lipit, chuyển hóa đường, phân hủy chất độc
HĐ 5. QS H8.2 => Đ/điểm c/tạo và v/trò của máy gongi?.
HS trả lời câu hỏi. 
GV đánh giá, nhận xét và kết luận.
SP của TB: chất cần thiết được t/hợp; Chất cặn bã do TB tiết ra.
HĐ 6. Tìm hiểu về Ti thể.
GV cho HS QS H9.3 T40 và trả lời câu hỏi: Cấu tạo và v/trò của Ti thể?.
HS trả lời câu hỏi.
GV đánh giá, nhận xét và kết luận.
HĐ 7. Củng cố:
GV nêu câu hỏi:Cấu trúc và ch/năng các th/phần c/tạo TB nhân thực?.
HĐ 8. Hướng dẫn HS về nhà:
- Học bài theo nội dung câu hỏi sgk.
- Cấu tạo và chức năng các thành phần còn lại của TB nhân thực.
TỔ CM GIÁO VIÊN
 NGUYỄN HIỆP HÒA DƯƠNG VĂN MẠNH 
Ngày soạn: 25/10/2020.
Ngày dạy
Lớp dạy
Tiết 9. Bài 9+10. TẾ BÀO NHÂN THỰC(Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. KT: HS hiểu rõ c/trúc và ch/năng các thành phần còn lại của TB nhân thực.
2. Kỹ năng: quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ: tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện.
4. Năng lực: tự học và sáng tạp
II. Phương tiện- thiết bị: Hình ảnh cấu trúc các thành phần của tế bào.
III. Hoạt động dạy và học:
HĐ 1. Ổn định lớp:
HĐ 2. Kiểm tra bài cũ:
 Cấu trúc và c/năng các th/phần TB mà em đã học ?
HĐ 3. Tìm hiểu các thành phần tiếp theo của tế bào nhân thực:
GV y/cầu: Nêu sơ lược về c/trúc và ch/năng của Không bào; Lizoxom; Lục lạp; Màng sinh chất; Thành tế bào; Chất nền ngoại bào.
HS thực hiện yêu cầu bằng cách ghi nội dung vào tờ giấy nháp rồi trình bày.
GV đánh giá, nhận xét và kết luận.
HĐ 4. Củng cố:
GV nêu câu hỏi củng cố: Cấu trúc và c/năng các TP của TB nhân thực?.
HS trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, đánh giá.
HĐ 5. Hướng dẫn về nhà:
Học bài dựa vào các câu hỏi sgk.
Cơ chế vận chuyển các chất qua màng sinh chất?
TỔ CM GIÁO VIÊN
 NGUYỄN HIỆP HÒA DƯƠNG VĂN MẠNH 
Ngày soạn: 29/10/2020.
Ngày dạy
Lớp dạy
Tiết 10. Bài 11. VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
I. Mục tiêu:
1. KT: HS trình bày kiểu v/chuyển thụ động và vận chuyển chủ động. Nêu sự khác biệt giữa v/chuyển chủ động và vận chuyển thụ động. Mô tả được hiện tượng nhập bào và xuất bào.
2. KN: Quan sát, phân tích.
3. Thái độ: tích cực tự giác trong học tập và rèn luyện.
4. Năng lực: tự học.
II. PTTB: 
III. Hoạt động dạy và học:
HĐ 1. ổn định lớp:
HĐ 2. Kiểm tra bài cũ: Cấu trúc và chức năng của màng sinh chất?.
HĐ 3.Y/cầu HS trả lời các câu hỏi:
1- Nêu đặc điểm của hiện hiện tượng vận chuyển thụ động?
2- Nêu đặc điểm của hiện hiện tượng vận chuyển chủ động?
3- Những điểm khác biệt giữa vận chuyển chủ động với thụ động?
HS trả lời các câu hỏi
GV có thể gợi ý:
- Điều kiện xảy ra...
- Chiều vận chuyển...
* GV: 2 cơ chế trên chỉ v/chuyển đc những chất có k/thước tương quan k/thước lỗ màng. Các chất có k/thước lớn phải nhờ cơ chế thứ III.
HĐ 4. HS QS H11.2 => Mô tả cơ chế nhập bào và xuất bào ?.
 GV: Xuất bào tương tự như nhập bào chỉ khác các chất đc đưa ra khởi TB.
HĐ 5. Củng cố:
1- Tại sao phải thường xuyên vảy nước để giữ Rau tươi ?.
2- Tại sao tưới đạm với nồng độ quá cao cây bị héo ?.
3- Nồng độ Ure trong quản cầu thận gấp 65 lần trong máu. Tại sao Ure không thấm vào mạch máu mà vẫn ra ngoài ?.
HĐ 6. Hướng dẫn vế nhà:
Học bài theo nội dung câu hỏi sgk.
Chuẩn bị ôn tập: Chữa bài kiểm tra 45 phút giờ chính khóa.
 TỔ CM GIÁO VIÊN
 NGUYỄN HIỆP HÒA DƯƠNG VĂN MẠNH
Ngày soạn: 3/11/2020.
Ngày dạy
Lớp dạy
Tiết 11. ÔN TẬP KIỂM TRA MỘT TIẾT.
I. Mục Tiêu.
1. KT: Đánh giá mức độ lĩnh hội k/thức của HS.
2. KN: Rèn luyệ kĩ năng trình bày vấn đề khoa học.
3. TĐ: nghiêm túc, tự giác.
4. NL: sáng tạo.
II. Phương tiện, thiết bị: ra đề k/tra.
III. Hoạt động dạy và học.
HĐ 1. Ổn định.
HĐ 2. Phát đề cho HS làm bài.
HĐ 3. Thu bài.
HĐ 4. HDVN
 Sử dụng sgk nghiên cứu nội dung bài 13. Khái quát chuyển hóa vật chất và năng lượng.
TỔ CM GIÁO VIÊN
 NGUYỄN HIỆP HÒA DƯƠNG VĂN MẠNH
KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN SINH 10: TIẾT TỰ CHỌN.
 Ngày kiểm tra: ../ /202. MÃ ĐỀ: 150.
 Câu 1. Cấu tạo chung của tế bào nhân thực bao gồm 3 thành phần chính là
	A. thành tế bào, tế bào chất, nhân.	B. thành tế bào, màng sinh chất, nhân.
	C. màng tế bào, chất tế bào, nhân.	D. màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân. 
 Câu 2. Các sinh vật thuộc giới nguyên sinh gồm
	A. các loài vi khuẩn.	B. Tảo, nấm nhầy và động vật nguyên sinh.
	C. Nấm, nhầy, nấm me, nấm sợi và nấm đảm.	D. Nấm men, nấm sợi, nấm đảm.
 Câu 3. Chức năng chủ yếu của cacbohidrat là
	A. tham gia xúc tác các phản ứng trong tế bào.
	B. lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
	C. nguồn năng lượng của tế bào và cơ thể.
	D. Cấu tạo các loại màng tế bào.
 Câu 4. Các nucleotit tạo nên chuỗi polinucleotit nhờ loại liên kết nào?
	A. Liên kết peptiti.	B. Liên kết cộng hóa trị.	C. Liên kết hidro.	D. Liên kết ion.
 Câu 5. Một phân tử ADN ở Vi khuẩn có tổng số 3000 nucleotit và có nucleotit loại A chiếm 20% tổng số nucleotit. Tỷ lệ nucleotit loại G của phân tử ADN này là
	A. 20%.	B. 80%.	C. 30%.	D. 40%.
 Câu 6. Chức năng chủ yếu của ADN là
	A. tham gia xúc tác các phản ứng trong tế bào.
	B. lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
	C. cấu tạo nên phân tử protein.
	D. nguồn dự trữ năng lượng của tế bào và cơ thể.
 Câu 7. Phân tử hữu cơ nào sau đây không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?
	A. ADN.	B. Xenlulozo.	C. Lipit.	D. Protein.
 Câu 8. Trong cơ thể người nguyên tố hóa học chiếm tỷ lệ % lớn nhất là
	A. Oxi.	B. Canxi.	C. Hidro.	D. Cacbon.
 Câu 9. Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là
	A. các nucleotit.	B. các đường đơn.	C. các axit béo.	D. các axit amin.
 Câu 10. Nước có tính phân cực do
	A. cấu tạo từ oxi và hiđrô.	B. khối lượng riêng của nước cao.
	C. electron của hiđrô yếu.	D. 2 đầu có tích điện trái dấu.
 Câu 11. Toàn bộ sinh vật trên trái đất được chia thành mấy giới?
	A. 5.	B. 6.	C. 3.	D. 4.
 Câu 12. Phân tử hữu cơ nào sau đây được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?
	A. Pentozo.	B. Lipit.	C. Glucozo.	D. ARN.
 Câu 13. Các cấp tổ chức của thế giới sống theo nguyên tắc thứ bậc tức là
	A. mỗi cấp tổ chức sống có khả năng điều chỉnh và duy trì trạng thái cân bằng động.
	B. tổ chức sống luôn có sự trao đổi chất và năng lượng với môi trường.
	C. sự đa dạng phong phú của sinh giới được tiến hóa từ một dạng tổ tiên ban đầu.
	D. tổ chức sống cấp dưới là nền tảng xây dựng tổ chức sống cấp trên.
 Câu 14. Mỗi nucleotit có khối lượng trung bình là
	A. 500 đvC.	B. 300 đvC.	C. 400 đvC.	D. 200 đvC.
 Câu 15. Các nucleotit trên 2 mạch ADN liên kết với nhau nhờ loại liên kết nào?
	A. Liên kết hidro.	B. Liên kết ion.	C. Liên kết peptiti.	D. Liên kết cộng hóa trị.
 Câu 16. Một phân tử mỡ bao gồm
	A. 1 phân tử glxêrôl với 3 axít béo.	B. 1 phân tử glxêrôl với 2 axít béo.
	C. 1 phân tử glxêrôl với 1 axít béo.	D. 3 phân tử glxêrôl với 1 axít béo.
 Câu 17. Các sinh vật thuộc giới nấm gồm
	A. các loài vi khuẩn.	B. Tảo, nấm nhầy và động vật nguyên sinh.
	C. Nấm nhầy, nấm men, nấm sợi và nấm đảm.	D. Nấm men, nấm sợi, nấm đảm.
 Câu 18. Chức năng chủ yếu của photpholipit là
	A. cấu tạo các loại màng tế bào.
	B. tham gia xúc tác các phản ứng trong tế bào.
	C. nguồn dự trữ năng lượng của tế bào và cơ thể.
	D. lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
 Câu 19. Sinh giới rất đa dạng phong phú, song vẫn có những đặc điểm giống nhau là vì
	A. chúng đều có khả năng trao đổi chất và năng lượng.
	B. chúng đều có khả năng sinh trưởng và phát triển.
	C. chúng đều được bắt nguồn từ một tổ tiên chung.
	D. chúng đều được cấu tạo từ tế bào.
 Câu 20. Chất hữu cơ có đặc tính kị nước là
	A. Prôtein.	B. Gluxit.	C. ADN.	D. Lipit.
 Câu 21. Chức năng của tARN là
	A. mang thông tin di truyền.	B. làm khuôn tổng hợp phân tử protein.
	C. tham gia cấu tạo riboxom.	D. vận chuyển các axit amin đến riboxom.
 Câu 22. Mỗi cặp nucleotit (gồm 2 nucleotit trên 2 mạch) của ADN có kích thước trung bình khoảng
	A. 3,14 Ao.	B. 0.34 nm.	C. 0,34 Ao.	D. 34 nm.
 Câu 23. Một đoạn ADN có trình tự nucleotit trên mạch gốc: 3' ... AATTTTGGGXXG...5'. Trình tự đoạn mạch bổ sung của phân tử này là
	A. 5' ...TTAAAAXXXGGX...3'.	B. 5' ... GGGXXXAAATXX...3'.
	C. 3' ... TTGXXXAAATTT...5'.	D. 3' ...ATTAAAXXXGGG...5'.
 Câu 24. Đơn phân cấu tạo nên phân tử ARN là các
	A. đường đơn.	B. axit amin.	C. nucleotit.	D. axit béo.
 Câu 25. Trong số 7 đơn vị phân loại của thế giới sinh vật là: Bộ, ngành, lớp, họ, loài, chi, giới. Đơn vị phân loại nào là lớn nhất trong số 7 đơn vị?
	A. Chi.	B. Họ.	C. Loài.	D. Giới.
 Câu 26. Khi nói về tế bào nhân sơ, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
(1). Trong tế bào chất có hệ thống nội màng.
(2). ADN vùng nhân có dạng mạch vòng.
(3). Riboxom không có màng bao bọc.
(4). Phần lớn tế bào nhân sơ có thành tế bào.
	A. 4.	B. 2.	C. 1.	D. 3.
 Câu 27. Khi nói về axit nucleic, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1). Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nucleotit.
(2). Các nucleotit liên kết với nhau bởi các liên kết cộng hóa trị.
(3). Chúng gồm 2 loại là ADN và ARN.
(4). Có ở tất cả các loại tế bào sống.
	A. 4.	B. 1.	C. 2.	D. 3.
 Câu 28. Khi nói về các cấp tổ chức sống, có bao nhiêu phát biểu dưới đây sai?
(1). Tổ chức sống cấp cao là nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp dưới.
(2). Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo mọi cơ thể sinh vật.
(3). Mọi cấp tổ chức sống đều có khả năng tự điều chỉnh và duy trì trạng thái cân bằng động.
(4). Sinh giới không ngừng tiến hóa.
	A. 4.	B. 3.	C. 1.	D. 2.
 Câu 29. Một phân tử ADN có chiều dài là 510nm và có tổng số 3900 liên kết hidro. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng về phân tử ADN?
(1). Tổng số liên kết cộng hóa trị giữa các nucleotit của ADN là 5996.
(2). Số nucleotit loại G của ADN là 900.
(3). Số chu kì xoắn của ADN là 250.
(4). Khối lượng của ADN là 600.000 đvC.
	A. 1.	B. 4.	C. 3.	D. 2.
 Câu 30. Khi nói về cấu trúc và chức năng của ARN, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
(1). Đơn phân của ARN là A, T, G, X.
(2). Trên phân tử mARN không có các liên kết hidro.
(3). Trên phân tử tARN có cả các liên kết cộng hóa trị và liên kết hidro.
(4). tARN có chức năng vận chuyển axit amin.
	A. 2. 	B. 3. 	C. 4. 	D. 1.
Ngày soạn: 8/11/2020.
Ngày dạy
Lớp dạy
CHƯƠNG III: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO.
Tiết 12- Bài 13: KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT
I. Mục tiêu:
1. KT: Ôn tập về năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào.
2. KN: Tư duy logic, khái quát hóa.
3. TĐ: Nghiêm túc, tự giác trong học tập.
4. Năng lực: Tự học
II. PTTB: 
III. HĐ dạy và học:
HĐ 1. Ổn định lớp:
HĐ 2. GV hướng dẫn HS ôn tập về năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào thông qua các câu hỏi:
1- Nêu khái niệm năng lượng? Cho VD?
2- Nêu cấu trúc và chức năng của phân tử ATP? Tại sao ATP được coi "đồng tiền năng lượng" của TB?
3- Khái quát về chuyển hóa vật chất?
HS trả lời các câu hỏi.
GV nhận xét, đánh giá và chuẩn hóa kiến thức cho HS.
 HĐ 3 Củng cố bài học: Cho HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
1. Em hiểu thế nào là chuyển hóa ?.
2.Ch/hóa trong TB gồm những mặt nào ?.
3. Ch/hóa W có v/trò gì ?.
4- HS đọc ghi nhớ SGK T55.
5- Cấu trúc và ch/năng của ATP ?.
6- G/thích các KN ch/hóa v/chất ?.
HĐ 4: Hướng dẫn về nhà:
Học bài dựa vào câu hỏi sgk.
Ôn tập về enzim và vai trò enzim.
 TỔ CM GIÁO VIÊN
NGUYỄN HIỆP HÒA DƯƠNG VĂN MẠNH
Ngày soạn: 16/11/2020.
Ngày dạy
Lớp dạy
Tiết 13. Bài 14. ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIMTRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT.
I. Mục tiêu:
1. KT: Ôn tập về enzim và vai trò của enzim.
2. KN: Tư duy logic, khái quát hóa.
3. TĐ: Nghiêm túc, tự giác trong học tập.
4. Năng lực: Tự học
II. PTTB: 
III. HĐ dạy và học:
HĐ 1. Ổn định lớp:
HĐ 2. GV hướng dẫn HS ôn tập về enzim và vai trò enzim trong tế bào thông qua các câu hỏi:
1- Nêu khái niệm enzim?
2- Trình bày cấu trúc và cơ chế tác động của enzim?
3- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim?
4- Trình bày vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất?
5- Nêu khái niệm bệnh rối loạn chuyển hóa và giải thích cơ chế gây bệnh?
HS trả lời các câu hỏi.
GV nhận xét, đánh giá và chuẩn hóa kiến thức cho HS.
 HĐ 3 Củng cố bài học: GV nhận mạnh những nội dung trọng tâm:
1. KN và cơ chế tác dụng của enzim.
2. Nguyên nhân tính đặc hiệu của enzim.
3. Vai trò đặc biệt quan trong của enzim trong tế bào sống.
4- HS đọc ghi nhớ SGK T59.
HĐ 4: Hướng dẫn về nhà:
Học bài dựa vào câu hỏi sgk.
Ôn tập về hô hấp tế bào.
 TỔ CM GIÁO VIÊN
 NGUYỄN HIỆP HÒA DƯƠNG VĂN MẠNH
Ngày soạn: 29/11/2020.
Ngày dạy
Lớp dạy
Tiết 14. Bài 16. HÔ HẤP TẾ BÀO
I. Mục tiêu:
1. KT: V/trò hh TB đối với các q/trình ch/hóa v/chất trong TB. Trình bày đc các g/đoạn chính hhTB.
2. KN: Phân tích , so sánh và khái quát hóa.
3. TĐ: Nghiêm túc học tập và rèn luyện.
4. Năng lực: tự học, năng lực ngôn ngữ.
II. PTTB:
III. Hoạt động dạy và học :
HĐ 1.ổn định lớp và iểm tra bài cũ:Những hiểu biết của em về enzim trong cơ thể sống ?
HĐ 2.GV lưu ý: Đây là bài khó. Một số chất của q/trình:
- NAD: Nicotinamit adenin dinucleotit ( dạng oxi hóa). NADH dạng khử.
- FAD Flavin adenin dinucleotit ( dạng oxi hóa). FADH dạng khử.
HĐ 3 Quá trình hô hấp TB.
Y/cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi:
1- cho biết ng/liệu đầu tiên và sp’ cuối cùng của hh? từ đó viết PTTQ ?.
2- Trình bày các giai đoạn cụ thể (Nêu rõ nơi diễn ra, ng/liệu, sp’ và sơ lược diễn biến từng gđ)?. 
HS trả lời, sau đó GV giải thích thêm:
* Đường phân: xảy ra ở TBC.
 2ATP 2ADP 4ADP 4ATP
1 Glucozo ------------------------> 1Glucozo 1,6 đi P --------------------------> 2 Axit piruvic.
 2NAD+ 2NADH
Các axit piruvic đi vào chất nền Ti thể (tốn khoảng 2ATP cho sự vận chuyển qua màng).
* Chu trình crep:
Chu trình crep
 Enzim 2CO2 
2 Axit piruvic ------------------>2 Axetyl-coA ---------> 
 2NAD+ 2NADH
Gđ này TB tích lũy được 2 ATP.
* Chuỗi chuyền electron hô hấp: xảy ra ở màng trong ty thể.
Các phân tử NADH và FADH2 bị oxi hóa để giải phóng năng lượng (34 ATP)
 Gđ này phải có sự th/gia của các chất dẫn truyền electron.
=> PTTQ: CHO + 6O --> 6CO + 6HO + NL (Nhiệt + 38 ATP).
HĐ 4. Củng cố: 
TL: Hãy kết luận bài học:
1- Hô hấp là gì ?.
2- Bản chất các PƯ trong hh ?.
3- Tốc độ các PƯ hh phụ thuộc y/tố nào ?.
HĐ 5.Hướng dẫn về nhà:
Học bài theo nội dung câu hỏi sgk.
Đọc sgk: cơ chế quá trình quang hợp?.
 TỔ CM GV
 NGUYỄN HIỆP HÒA DƯƠNG VĂN MẠNH
Ngày soạn: 3/12/2020.
Ngày dạy
Lớp dạy
Tiết 15 . Bài 17. QUANG HỢP
I. Mục tiêu:
1 KT: - KN Qh và những SV có k/năng QH. QH gồm 2 pha là Pha sáng và Pha tối.
- MQH giữa ánh sáng với mỗi pha cũng như mối liên quan giữa 2 pha.
- Trình bày tóm tắt diễn biễn, các t/phần th/gia, k/quả của pha sáng.
- Mô tả tóm tắt các sự kiện chính của chu trình C3.
2. KN: quan sát phân tích tình huống.
3. TĐ: nghiêm túc, tự giác học tập rèn luyện.
4. NL: Tự học và sáng tạo.
II. PTTB: giáo án, sgk
III. HĐ dạy và học .
HĐ 1. ổn định lớp:
HĐ 2.Kiểm tra bài cũ:
1. Thế nào là quá trình HH nội bào? Trình bày các GĐ chính của quá trình hô hấp nội bào?
2. Hô hấp nội bào có vai trò gì đối với tế bào ?
HĐ 3. Tìm hiểu quá trình quang hợp.
GV cho HS nghiên cứu tài liệu và trả lời câu hỏi:
1- Nơi diễn ra ? ng/liệu ? sp’ ? diễn biến của pha sáng ?.
( NADP ( nicotinamit adenin dinucleotit photphat ).)
2- Ôxi có nguồn gốc từ đâu ?.( QT quang phân li nước).
3- Viết PTTQ của gđ này?. (NLASMT + H2O + NADP + ADP + P---->NADPH+ATP+ O2
(NADPH và ATP cho pha tối; O2 vào kk ).
4- Tại sao gđ này lấy tên “ Pha sáng” ?. ( s/dụng trực tiếp nl ASMT).
5- Nơi diễn ra ? ng/liệu? sp’ và diễn biến pha tối?.
HS nghiên cứu, thảo luận và trả lời các câu hỏi
 GV bổ sung diễn biến: Có vài con đường cố định CO. Phổ biến nhất là chu trình C (Calvin).
 Chất 6 Cácbon( không bền).
 CO APG ( Chất 3C ).
 RiDP ATP, NADPH.
 ADP, NADP.
 AlPG ( 3C ).
 Glucozơ.
6- Vì sao gọi tên “chu trình C” ?.
7- vì sao gọi “ Pha tối” ?.
HĐ 4.Củng cố:
- B/chất của các pư của QH?.
- So sánh giữa QH và HH ?.
HĐ 5.Hướng dẫn về nhà: Học bài theo nội dung câu hỏi đề cương ôn tập.
 TỔ CM GIÁO VIÊN
 NGUYỄN HIỆP HÒA DƯƠNG VĂN MẠNH 
Ngày soạn: 6/12/2020.
Ngày dạy
Lớp dạy
Tiết 16. ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hoá kiến thức cơ bản từng chương, mối liên hệ giữa các kiến thức trong các chương, bài.
- Nắm được khái niệm cơ bản về tế bào.
- Xây dựng được bản đồ khái niệm, hệ thống câu hỏi ôn tập từng chương.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, liên hệ, vận dụng, tư duy lôgic.
3. Thái độ: nghiêm túc trong học tập và rèn luyện.
4. Năng lực: tự học, giải quyết vấn đề
II. PTTB: hệ thống câu hỏi ôn tập.
III HĐ dạy và học:
HĐ 1. Ổn định lớp:
HĐ 2. GV HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP.
Câu 1. Nêu cấu trúc và chức năng của prôtein ?
Câu 2. Nêu đặc điểm cấu trúc và chức năng của ADN?
Câu 3. Đặc điểm chung tế bào nhân sơ? Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ?
Câu 4. Nêu những điểm khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và nhân thực? Tế bào động vật và tế bào thực vật ?.
TẾ BÀO NHÂN SƠ
TẾ BÀO NHÂN THỰC
Kích thước nhỏ
Kích thước lớn
Nhân chưa có màng bao bọc
Nhân đã có màng bao bọc nên được gọi là nhân thực hay nhân hoàn chỉnh
Tế bào chất không có hệ thống nội màng
Tế bào chất có hệ thống nội màng chia thành các xoang riêng biệt
Tế bào chất chỉ có 1 bào quan là Ribôxôm
Tế bào chất có nhiều bào quan
Câu 5. Phân biệt vận chuyển chủ động với vận chuyển thụ động? Sự vận chuyển của urê từ máu vào nước tiểu là hình thức vận chuyển gì? Giải thích?
VẬN CHUYỂN THỤ ĐỘNG
VẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG
GIỐNG NHAU
- Đều diễn ra khi có sự chênh lệch về nồng độ chất tan giữa môi trường trong và môi trường ngoài tế bào.
- Không làm biến dạng màng sinh chất.
KHÁC NHAU
- Các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
- Các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
- Không tiêu tốn năng lượng.
- Tiêu tốn năng lượng.
HĐ 3.Củng cố:
- Tại sao bón nhiều đạm vào gốc cây thì cây có thể bị chết héo ?
- Tại sao muốn giữ rau tươi lâu phải thường xuyên vảy nước vào rau ?.
- Tại sao mới ốm dậy thường được truyền dịch đẳng trương trước khi truyền các loại dịch khác?.
HĐ 4.Hướng dẫn về nhà: Ôn tập bám sát đề cương.
 TỔ CM GIÁO VIÊN
 NGUYỄN HIỆP HÒA DƯƠNG VĂN MẠNH
Ngày soạn: 12/12/2020.
Ngày dạy
Lớp dạy
Tiết 17. ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 Tổng hợp kiến thức kĩ năng theo nội dung trọng tâm của đề cương mà tổ đã triển khai.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, liên hệ, vận dụng, tư duy lôgic.
3. Thái độ: nghiêm túc trong học tập và rèn luyện.
4. Năng lực: tự học, giải quyết vấn đề
II. PTTB: Đề cương ôn tập.
III HĐ dạy và học:
HĐ 1. Ổn định lớp:
HĐ 2. GV hướng dẫn những nội dung kiến thức đề cập trong đề cương ôn tập. Tập trung các câu hỏi sau:
Câu 1. Phân biệt vận chuyển chủ động với vận chuyển thụ động? Sự vận chuyển của urê từ máu vào nước tiểu là hình thức vận chuyển gì? Giải thích?
Câu 2. Thế nào là vận chuyển thụ động? Tại sao muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vẩy nước vào rau?
Câu 3. Trình bày cấu trúc và chức năng của phân tử ATP?
Câu 4. Nêu cấu trúc và cơ chế tác động của enzim?
Câu 5. Nêu vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất? Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào?
Câu 6. Cho biết các nguyên liệu và sản phẩm chính các giai đoạn của quá trình hô hấp và quang hợp?
 HĐ 3.Củng cố:
- Tại sao bón nhiều đạm vào gốc cây thì cây có thể bị chết héo ?
- Tại sao muốn giữ rau tươi lâu phải thường xuyên vảy nước vào rau ?.
- Tại sao mới ốm dậy thường được truyền dịch đẳng trương trước khi truyền các loại dịch 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_ban_co_ban_chuong_trinh_ca_nam_nam_h.docx