Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Chủ đề: Phương pháp làm văn thuyết minh - Nguyễn Trọng Thảo Nguyên

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Chủ đề: Phương pháp làm văn thuyết minh - Nguyễn Trọng Thảo Nguyên

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Hoàn thiện kiến thức về văn bản thuyết minh (đặc điểm, yêu cầu và phương pháp thuyết minh, các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh).

- Qua phương pháp làm văn thuyết minh, học sinh hiểu biết thêm một số nét đặc trưng của mảnh đất Kon Tum (Địa danh, loại cây thuốc quý, cây công nghiệp.)

2. Kĩ năng

- Biết cách tóm tắt văn bản thuyết minh.

- Biết vận dụng phương pháp thuyết minh phù hợp

- Biết viết đoạn văn, bài văn thuyết minh có sự kết hợp các phương thức biểu đạt; biết điều chỉnh dung lượng của bài văn thuyết minh.

- Rèn luyện kĩ năng thuyết minh một vấn đề trước tập thể.

 3. Thái độ

- Có ý thức sử dụng văn bản thuyết minh phù hợp với tình huống.

 - Có thái độ tự tin và bình tĩnh khi thuyết minh một vấn đề trong cuộc sống.

- Giáo dục HS có ý thức tìm hiểu về mảnh đất Kon Tum, yêu quý quê hương mình, tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc; có ý thức học tập rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

4. Định hướng các năng lực chính được hình thành

- Năng lực giao tiếp; Năng lực tự học; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong học tập; Năng lực tạo lập văn bản.

II. Phương tiện: Máy tính có kết nối mạng

 

doc 8 trang Hồng Thoan 24/10/2024 130
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Chủ đề: Phương pháp làm văn thuyết minh - Nguyễn Trọng Thảo Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 QUỸ LAWRENCE S.TING
Cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng e-Learling lần thứ 4
------------
PHƯƠNG PHÁP LÀM VĂN THUYẾT MINH
Môn: Ngữ văn; Lớp: 10
Giáo viên: Nguyễn Trọng Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Nhung
Email: thaonguyen.kt.vn@gmail.com
Điện thoại di động: 0949565666
Đơn vị công tác: Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành
Số 09 đường Nguyễn Huệ, Phường Thống Nhất, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Tháng 12 năm 2016
BẢN THUYẾT MINH SẢN PHẨM DỰ THI
CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP LÀM VĂN THUYẾT MINH
Lí do chọn chủ đề:
Thuyết minh là một kiểu văn bản nhằm giới thiệu, trình bày một sự vật, hiện tượng, vấn đề của tự nhiên, xã hội, con người nhằm cung cấp tri thức khách quan, chính xác cho người đọc. Nội dung của văn bản thuyết minh là trình bày cấu tạo, tính chất, quan hệ, công dụng của đối tượng.
Chủ đề này sẽ giúp các em học sinh nâng cao hơn nữa những hiểu biết nhất định về văn thuyết minh đã học ở cấp 2, cụ thể như: Đặc điểm, các hình thức kết cấu của văn thuyết minh, các phương pháp thuyết minh, kĩ năng làm văn thuyết minh, sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Từ đó, các em biết tạo lập một văn bản thuyết minh chính xác, hấp dẫn.
Trong cuộc sống ngày nay, nhu cầu hiểu biết của con người đòi hỏi rất cao. Vì vậy, văn bản thuyết minh có vai trò hết sức quan trọng. Nó đáp ứng được nhu cầu hiểu biết, cung cấp cho con người tri thức tự nhiên và xã hội để có thể vận dụng phục vụ trong cuộc sống của mình.
Việc vận dụng phương pháp thuyết minh để giới thiệu một số nét đặc trưng của mảnh đất Kon Tum cũng là cách giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về mảnh đất mình đang sống, có ý thức học tập, rèn luyện, xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp hơn.
2. Mục tiêu chủ đề:
2.1. Về kiến thức
- Hoàn thiện kiến thức về văn bản thuyết minh (đặc điểm, yêu cầu và phương pháp thuyết minh, các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh).
- Qua phương pháp làm văn thuyết minh, học sinh hiểu biết thêm một số nét đặc trưng của mảnh đất Kon Tum (Địa danh, loại cây thuốc quý, cây công nghiệp..)
2.2. Về kĩ năng
- Biết cách tóm tắt văn bản thuyết minh.
- Biết viết đoạn văn, bài văn thuyết minh có sự kết hợp các phương thức biểu đạt; biết điều chỉnh dung lượng của bài văn thuyết minh.
- Rèn luyện kĩ năng thuyết minh một vấn đề trước tập thể. 
 2.3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng văn bản thuyết minh phù hợp với tình huống.
 - Có thái độ tự tin và bình tĩnh khi thuyết minh một vấn đề trong cuộc sống.
- Giáo dục HS có ý thức tìm hiểu về mảnh đất Kon Tum, yêu quý quê hương mình, tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc; có ý thức học tập rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
2.4. Định hướng các năng lực chính được hình thành 
- Năng lực giao tiếp; 
- Năng lực tự học;
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong học tập.
- Năng lực tạo lập văn bản.
3. Các công cụ phần mềm
- Microsoft office 2010
- Microsoft windows 7
- Adobe presenter 10.0
4. Giới thiệu tóm tắt nội dung: Phương pháp làm văn thuyết minh
- Tìm hiểu chung về văn thuyết minh
+ Thế nào là văn thuyết minh
+ Đặc trưng của văn bản thuyết minh
+ Các dạng văn thuyết minh
- Kĩ năng làm văn thuyết minh
+ Xây dựng kết cấu cho bài văn thuyết minh
+ Lập dàn ý
+ Tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh
- Phương pháp thuyết minh:
+ Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh
+ Yêu cầu vận dụng phương pháp thuyết minh
+ Các phương pháp thuyết minh.
5. Lời cam đoan
Chúng tôi xin cam đoan bài dạy với chủ đề: Phương pháp làm văn thuyết minh là sản phẩm của nhóm chúng tôi, chưa công bố trên bất kì một phương tiện thông tin nào.
6. Tài liệu tham khảo
Ngữ văn 10, Nxb GD, HN, 2010
 SGV Ngữ văn 10, Tập 1+ 2, NXB GD, Hà Nội 2010
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn lớp 10, NXB GD, Hà nội 2010.
Sử dụng một số hình ảnh và phim trên các website ( 
. 	---------------------------------------------------------
GIÁO ÁN BÀI GIẢNG
Chủ đề: PHƯƠNG PHÁP LÀM VĂN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hoàn thiện kiến thức về văn bản thuyết minh (đặc điểm, yêu cầu và phương pháp thuyết minh, các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh).
- Qua phương pháp làm văn thuyết minh, học sinh hiểu biết thêm một số nét đặc trưng của mảnh đất Kon Tum (Địa danh, loại cây thuốc quý, cây công nghiệp..)
2. Kĩ năng
- Biết cách tóm tắt văn bản thuyết minh.
- Biết vận dụng phương pháp thuyết minh phù hợp
- Biết viết đoạn văn, bài văn thuyết minh có sự kết hợp các phương thức biểu đạt; biết điều chỉnh dung lượng của bài văn thuyết minh.
- Rèn luyện kĩ năng thuyết minh một vấn đề trước tập thể. 
 3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng văn bản thuyết minh phù hợp với tình huống.
 - Có thái độ tự tin và bình tĩnh khi thuyết minh một vấn đề trong cuộc sống.
- Giáo dục HS có ý thức tìm hiểu về mảnh đất Kon Tum, yêu quý quê hương mình, tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc; có ý thức học tập rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
4. Định hướng các năng lực chính được hình thành 
- Năng lực giao tiếp; Năng lực tự học; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong học tập; Năng lực tạo lập văn bản...
II. Phương tiện: Máy tính có kết nối mạng
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Hoạt động khởi động:
2. Hoạt động hình thành kiến thức, kỹ năng
Hoạt động thầy trò
Yêu cầu cần đạt
*Hoạt động 1: Ôn tập, giới thiệu chung về văn bản thuyết minh.
- Thao tác 1: 
Giới thiệu chung về văn thuyết minh.
Ở cấp 2, các em đã được tìm hiểu về văn bản thuyết minh. Một số biện pháp nghệ thuật tạo nên sự hấp dẫn cho văn bản thuyết minh. Và hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn lại những vấn đề chung cũng như các phương pháp, kĩ năng cần thiết để làm tốt văn thuyết minh các em nhé.
-Thao tác 2: Giới thiệu về đặc trưng của văn thuyết minh
GV giới thiệu cho người học rõ về các đặc trưng như tính tri thức, tính khách quan, tính thực tế của văn bản thuyết minh.
- Thực hành làm bài tập trắc nghiệm.
- Thao tác 3: Phân loại văn bản thuyết minh.
GV hướng dẫn cách phân loại và phương pháp làm một số kiểu văn bản thuyết minh qua các ví dụ.
Hoạt động 2: Ôn tập và hướng dẫn một số phương pháp thuyết minh
Thao tác 1: Giới thiệu khái niệm phương pháp thuyết minh.
Thao tác 2: Tầm quan trọng và yêu cầu của phương pháp thuyết minh
Thao tác 3: Thực hành làm bài tập trắc nghiệm để hoàn thiện tri thức về phương pháp thuyết minh.
Các phương pháp thuyết minh đã học:
Phương pháp nêu định nghĩa:
Phương pháp liệt kê
Phương pháp nêu ví dụ:
Phương pháp dùng số liệu:
Phương pháp so sánh:
Phương pháp phân loại, phân tích:
- Thao tác 4: Bổ sung thêm một số phương pháp thuyết minh. GV hướng dẫn để học sinh hiểu rõ hai phương pháp thuyết minh mới này trong sự tương quan, so sánh với phương pháp thuyết minh cũ.
So sánh: Giữa PP chú thích và phương pháp nêu định nghĩa.
Tích hợp giáo dục bảo vệ rừng, phòng chống tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe; Thái độ bảo vệ di tích lịch sử địa phương; Trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của người bản địa qua các lế hội, món ăn đặc trưng 
- Hoạt động 3: Kĩ năng làm văn thuyết minh.
- Thao tác 1: Kết cấu và các hình thức kết cấu cho bài văn thuyết minh.
Hướng dẫn người học làm bài tập thực hành xác định các hình thức kết cấu và vận dụng kết cấu phù hợp vào bài làm văn.
- Thao tác 2: Hướng dẫn lập dàn ý cho bài văn thuyết minh.
Thực hành qua các ví dụ cụ thể
- Thao tác 3: Tính chuẩn xác, hấp dẫn của bài văn thuyết minh.
Lưu ý về cách làm bài văn thuyết minh:
- Bước 1:
+ Xác định đối tượng thuyết minh.
+ Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết
+ Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp
+ Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng.
- Bước 2: Lập dàn ý
- Bước 3: Viết bài văn thuyết minh.
- Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa.
- Hoạt động 4: Thực hành
(Câu 1: Người học thực hành trực tuyến.
Câu 2: Người học vận dụng các phương pháp kĩ năng để viết bài văn thuyết minh)
I. Khái quát chung về văn thuyết minh
1/ Khái niệm:
- Là loại văn bản nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người.
2. Đặc trưng:
a) Tính tri thức: 
- Phản ánh được đặc trưng, bản chất của sự vật; 
- Thể hiện được cấu tạo, 
trình tự, logic của sự vật.
b) Tính khách quan:
- Thái độ bình thản, trung thực của người viết trước đối tượng thuyết minh. 
- Tri thức phải phù hợp với quy luật vận động và phát triển của đối tượng. 
c) Tính thực tế:
Chú trọng đến mục đích thực tế, những lợi ích cụ thể, thiết thực, những giá trị ứng dụng của đối tượng. 
3/ Phân loại
- Loại chủ yếu là trình bày, giới thiệu (tác phẩm văn học, di tích lịch sử )
- Loại thiên về miêu tả sự vật, hiện tượng với những hình ảnh sinh động, giàu tính hình tượng.
II. Phương pháp thuyết minh
1.Thế nào là phương pháp thuyết minh:
 - Là hệ thống những cách thức, thao tác mà người thuyết minh sử dụng để giúp người đọc, người nghe hiểu được vấn đề thuyết minh. 
2. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh
- Biết cách trình bày, giới thiệu vấn đề cần thuyết minh.
- Quá trình giao tiếp mang lại hiệu quả cao hơn. 
3. Yêu cầu khi vận dụng phương pháp thuyết minh:
- Căn cứ vào mục đích và nhu cầu thuyết minh. 
- Làm nổi bật bản chất và đặc trưng của sự vật, hiện tượng.
- Người đọc, người nghe tiếp nhận dễ dàng và hứng thú.
4. Các phương pháp thuyết minh
a. Ôn tập một số phương pháp đã học:
 Nêu định Định nghĩa; Phân loại, phân tích; Liệt kê; Dùng số liệu; Giải thích; So sánh.
b. Một số phương pháp thuyết minh
- Nêu nguyên nhân - kết quả: 
- Chú thích 
III. Kĩ năng làm bài văn thuyết minh
1. Xây dựng kết cấu cho bài văn thuyết minh
- Kết cấu văn bản: Là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.
- Các hình thức kết cấu cho bài văn thuyết minh:
+ Kết cấu theo trình tự thời gian: 
+ Kết cấu theo trình tự không gian: 
+ Kết cấu theo trình tự logic: 
- Kết cấu theo tình tự hỗn hợp: 
2. Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh:
a/ Xác định đề tài:
- Đề tài yêu cầu vấn đề gì và phạm vi trình bày ra sao
- Lựa chọn lời văn phù hợp cho bài văn thuyết minh.
b/ Lập dàn ý:
- Mở bài: 
- Thân bài: 
- Kết bài:
3. Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh:
a. Tính chuẩn xác:
- Khái niệm: Là tính sát hợp với chân lí, với chuẩn mực đã được thừa nhận trong khoa học và cuộc sống
- Biện pháp tạo tính chuẩn xác: Tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh; Tôn trọng tính khách quan của tri thức; Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo 
b. Tính hấp dẫn:
- Khái niệm: là sức lôi cuốn, thu hút sự chú ý của người đọc, người nghe
- Các biện pháp: Đưa ra những sự việc, chi tiết, con số cụ thể; Sử dụng biện pháp so sánh; Câu văn biến hóa linh hoạt; Thể hiện tình cảm, cảm xúc chân thật.
IV. Thực hành:
1. Tóm tắt văn bản thuyết minh trong ví dụ.
2. Giới thiệu về một di tích, thắng cảnh, món ăn, lễ hội ở địa phương.
* Một số câu hỏi tương tác:
Câu 1: Nối hai cột a và b sao cho hợp lí
TT
A
B
1
Tự sự
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
2
Miêu tả
Kể lại sự việc, câu chuyện
3
Biểu cảm
Trình bày luận điểm bằng lập luận
4
Thuyết minh
Tả lại cảnh vật, con người
5
Nghị luận
Giới thiệu sự vật, hiện tượng tự nhiên.

Câu 2: Mục đích của văn bản thuyết minh là:
a. Làm cho người đọc cảm nhận được đối tượng 
b. Làm cho người đọc hiểu luận điểm
c. Làm cho người đọc hiểu bản chất của sự vật, hiện tượng.
d. Làm cho người đọc nhận biết được các nhân vật.
Câu 3: Dòng nào nêu không đúng đặc trưng cơ bản của văn thuyết minh?
a. Cung cấp tri thức khách quan. 
b. Phương thức biểu đạt là giới thiệu, giải thích.
c. Phương thức biểu đạt là giới thiệu, giải thích.
d. Phương thức biểu đạt là giới thiệu, giải thích.
Câu 4: Đoạn trích giới thiệu về các loại lan rừng của Việt Nam đã sử dụng phương pháp thuyết minh chính nào?
a. Phân tích
b. So sánh
c. Liệt kê
d. Dùng số liệu
Câu 5: Trong các câu sau, câu nào người viết thuyết minh bằng cách chú thích?
a/ Vườn Quốc gia Chư Mom Ray là khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Ray
b/ Vườn Quốc gia Chư Mom Ray là di sản Asean trên cao nguyên xanh.
c/ Vườn Quốc gia Chư Mom Ray có rất nhiều loại động thực vật quý hiếm.
d/ Vườn Quốc gia Chư Mom Ray có thung lũng Ja book rộng khoảng 9.000 ha.
V. Củng cố - Dặn dò:
- Bài đã học: Nắm được đặc trưng của văn thuyết minh; Biết sử dụng phương pháp thuyết minh, các hình thức kết cấu phù hợp, hiệu quả.
- Chuẩn bị bài mới: Chủ đề Phương pháp làm văn nghị luận văn học chương trình ngữ văn 10

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_10_chu_de_phuong_phap_lam_van_thuyet_min.doc