Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 47: Văn bản "Nhàn" - Nguyễn Thị Thu Hương

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 47: Văn bản "Nhàn" - Nguyễn Thị Thu Hương

1. Kiến thức :

- Bước đầu hiểu được quan niệm nhàn của NBK.

- Thấy được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ

2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc hiểu một bài thơ Nôm Đường

3. Giáo dục :

- Giúp hs hiểu đúng quan niệm sông nhàn của tác giả

- Qua bài học giúp học sinh biết đồng cảm, chia sẻ, biết yêu thương con người, bồi đắp lòng yêu quê hương đất nước, hiểu được tâm sự và tấm lòng của nhà thơ qua đó cảm phục và ngưỡng mộ tài năng cũng như nhân cách cùa nhà thơ.

- Giáo dục lí tưởng sống và nhân cách của học sinh.

 

doc 6 trang Hồng Thoan 24/10/2024 340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 47: Văn bản "Nhàn" - Nguyễn Thị Thu Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Bài dự thi Elearning cấp Quốc gia năm 2016)
Trường THPT Mường Ảng 
MÔN : Ngữ Văn LỚP: 10
Họ tên : Nguyễn Thị Thu Hương
Trình độ chuyên môn: Đại học
Trình độ tin học: A

NHÀN
 – Nguyễn Bỉnh Khiêm - 
Địa chỉ: Khối 7 – thị trấn Mường Ảng – Mường Ảng – Điện Biên
Số điện thoại: 01686 777 689
Email: khanhngan0203@gmail.com
Tiết PPCT: 47

I. Mục tiêu 
bài dạy
1. Kiến thức : 
- Bước đầu hiểu được quan niệm nhàn của NBK. 
- Thấy được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc hiểu một bài thơ Nôm Đường 
3. Giáo dục : 
- Giúp hs hiểu đúng quan niệm sông nhàn của tác giả 
- Qua bài học giúp học sinh biết đồng cảm, chia sẻ, biết yêu thương con người, bồi đắp lòng yêu quê hương đất nước, hiểu được tâm sự và tấm lòng của nhà thơ qua đó cảm phục và ngưỡng mộ tài năng cũng như nhân cách cùa nhà thơ.
- Giáo dục lí tưởng sống và nhân cách của học sinh. 
II. Yêu cầu của bài dạy
1. Về kiến thức của học sinh:
a) Kiến thức về CNTT
- Học sinh có thể học trực tiếp mà không cần sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên, học sinh có thể tự học, tự làm các câu hỏi trắc nghiệm tương tác..
 - Các yếu tố âm thanh, video, hình ảnh, tư liệu minh họa về các sự vật, hiện tượng thông qua bài giảng học sinh được quan sát các hình ảnh minh họa tạo không khí và tâm thế tiếp nhận, tạo sự hấp dẫn cho bài học. 
b) Kiến thức chung về môn học
- Học sinh qua bài học nắm bắt được những nội dung chính của bài thông qua các slide
- Học sinh hiểu vấn đề, biết lắng nghe, biết đồng cảm, chia sẻ
- Học sinh thể hiện nắm bắt kiến thức qua các trang trắc nghiệm tương tác.
- Ngoài ra, học sinh được mở rộng về kiến thức để nắm bắt sâu hơn về kiến thức trọng tâm. 
2. Về trang thiết bị / Đồ dùng dạy học
a) Trang thiết bị / đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT
- Phần mềm thiết kế bài giảng powerpoint 2010 , Phần mềm thiết kế bài giảng e – learning adobe presenter 10
- Phần mềm tự tạo, cắt, ghép video, tự tạo video ảnh, phần mềm đổi đuôi, các font chữ thư pháp và một số phần mềm khác phục vụ cho quá trình thiết kế bài giảng.
- Máy tính, máy chiếu, loa
b) Trang thiết bị khác/ Đồ dùng dạy học khác
- Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, thiết kế giáo án, giáo án, tự tạo tư liệu (ảnh và video), sưu tầm các file âm thanh phù hợp cho bài học .
- Học sinh: SGK, SBT, vở ghi, học bài và chuẩn bị bài, đọc tài liệu tham khảo, soạn bài, làm các bài tập trong trang trắc nghiệm .
III. Chuẩn bị cho bài giảng
1. Giáo viên: 
- Chuẩn bị các dữ liệu về âm thanh, video, hình ảnh, cần thiết cho bài học để khắc sâu nội dung kiến thức của bài và tạo tâm thế cho học sinh
- Các slide được xây dựng nhằm đưa ra những kiến thức trọng tâm, những slide chốt kiến thức được thiết kế có sự riêng biệt để tạo sự chú ý cho học sinh
- Chuẩn bị các nội dung cần nói trong bài học
2. Học sinh: 
- HS có sự chuẩn bị bài kĩ lưỡng, đọc trước bài nắm bắt sơ bộ nội dung bài học, tập so sánh phần phiên âm và dịch nghĩa 
- Chuẩn bị tâm thế tiếp nhận chú ý lắng nghe, biết cách chọn lọc kiến thức trọng tâm, lắng nghe phần kiến thức mở rộng để hiểu sâu sắc hơn bài học. 
- Tự thực hiện và trả lời các câu hỏi trong trang trắc nghiệm tương tác.
IV. Nội dung và tiến trình bài giảng
 a) Giới thiệu bài
@ GV tạo tâm thế tiếp nhận bài học bằng video đánh giá về NBK, con người toàn đức toàn tài
- Giới thiệu bài mới
b) Nội dung bài mới:
I . Tìm hiểu chung
1. Tác giả :
@ GV tự tạo video, giới thiệu ngắn gọn cho HS về cuộc đời của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, đồng thời khái quát những nét chính và khắc sâu ấn tượng về cuộc đời nhà thơ
@ Khái quát những nét chính về cuộc đời nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
* Cuộc đời:
- NBK (1491-1585).
- Quê: Vĩnh Bảo – HP, xuất thân trong gia đình nho sĩ 
- Sống gần trọn TK XVI đầy biến động, làm quan dưới triều nhà Mạc
- Ông đỗ trạng nguyên năm 1535, ra làm quan cho nhà Mạc 8 năm sau đó cáo quan về ở ẩn, dựng am Bạch Vân (lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ) mở trường dạy học (học trò suy tôn Tuyết giang phu tử)
- Con người: thanh liêm, chính trực, ưu thời mẫn thế, học vấn uyên thâm, am tường lí số
=> tấm gương sáng về nhân cách, có uy tín và ảnh hưởng lớn đến thời đại.
@ GV giới thiệu sự nghiệp, các thể loại thơ mà nhà thơ Đỗ Phủ sử dụng thành công kết hợp phần minh họa, mở rộng kiến thức
- Sự nghiệp:
+ Chữ Hán: Bạch Vân Am thi tập( khoảng 700 bài).
+ Chữ Nôm: Bạch Vân quốc ngữ thi (hơn 170 bài).
- Nội dung các sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm 
+ Thơ ô mang đậm tính triết lí, + ngợi ca thú nhàn, 
+ phê phán cái xấu xa trong xã hội
=> Là nhà thơ lớn của dân tộc
@ Để HS thấy rõ sự lựa chọn của nhà thơ và lối sống tích cực của mình, GV đưa ra những tư liệu chọn lọc về lịch sử thời đại Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sống.
2. Văn bản
GV giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của bài thơ, văn tự thể loại
a. Xuất xứ: 
- Là BT thơ Nôm được trích trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập
- Được sáng tác khi nhà thơ về ở ẩn tại am Bạch Vân
b. Đọc
c. Thể loại: TNBC ĐL
d. Bố cục: 2 phần: 
P1; Câu 1,2 và câu 5,6
-> vẻ đẹp c/s
P2: Câu 3,4 và câu 7,8
-> vẻ đẹp nhân cách
@ GV giới thiệu về đề tài nhàn – đề tài quen thuộc. 
II. Đọc hiểu
1. Hai câu đề
- Liệt kê danh từ: “ mai, cuốc, cần câu” -> Chỉ các dụng cụ lao động của người nông dân
- Điệp số từ “ một” -> Đếm ràng rọt từng dụng cụ lao động
- Nhịp thơ: 2/2/3 -> nhịp điệu đều đặn, thong thả => Cuộc sống bình dị, thuần hậu vui với thú điền viên của 1 “ lão nông tri điền” 
- Từ láy “ thơ thẩn” -> diễn tả sự thảnh thơi, an nhàn, vô sự
- Đối lập: -> Phong thái ung dung, tự do, tự tại, sống theo sở thích của mìn
=> NHÀN => Được tự do lựa chọn cách sống cho mình.
@ GV mở rộng so sánh lối sống Nhàn của nhà thơ NBK và nhà thơ Nguyễn Trãi -> sự lựa chọn tích cực. 
* Hai câu luận
- Nhịp thơ: 4/3 đều đặn
- Liệt kê
Thức ăn (Sản vật): măng trúc, giá -> đạm bạc
Sinh hoạt: tắm hồ sen, tắm ao-> giản dị, đời thường
4 mùa: X,H,T,Đ
- Đối lập: 
-> Cuộc sống: đạm bạc, dân dã, thuần hậu, thanh cao mùa nào thức nấy, hòa nhập với thiên nhiên, 
-> Con người: thuận theo tự nhiên, hòa hợp với thiên nhiên, mùa nào thức nấy, mùa nào ứng với thú vui ấy bình dị mà không kém phần thanh cao
-> Bức tranh tứ bình về c/s SH 4 mùa.
* Hai câu thực
- NT đối lập: khôn > < chốn lao xao
-> Đối lập Nhân cách >< danh lợi
- Cách nói ngược nghĩa, hóm hỉnh: Khôn mà daị, dại mà khôn (nhận dại về mình, nhường khôn cho người)
 => hai câu thơ nhấn mạnh vẻ đẹp nhân cách của NBK
+ Thông tuệ, tỉnh táo trong cách xuất xử, chọn lẽ sống
+ Hóm hỉnh, đùa vui trong cách nói ngược
=> NHÀN => Thoát khỏi vòng danh lợi, hòa nhập với thiên nhiên
* Hai câu kết 
- Dùng điển tích: Thuần Vu Phần
-> triết lí nhân sinh: công danh phú quý chỉ là giấc mộng
-> thái độ phủ nhận,coi thường công danh lợi lộc (thái độ sống đoạn tuyệt với công danh)
- Mượn rượu: để tự cảnh tỉnh đời, tự cảnh tỉnh mình.
- “Nhìn xem” Tư thế cao hơn người
+ Tư thế của 1 người ngoài cuộc
-> Thái độ mỉa mai những người chỉ chạy theo danh lợi
-> Thể hiện tư thế cao hơn danh lợi, ngạo nghễ hơn người, hơn đời
=>NHÀN : là coi thường công danh, phú quý
@ GV mở rộng, so sánh với các nhà thơ khác: Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, điển tích...
@ GV giới thiệu video tái hiện cuộc sống Nhàn của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
@ GV khái quát về quan điểm sống Nhàn của nhà thơ và vẻ đẹp con người nhà thơ. 
Tổng kết: 
@ Sức ảnh hưởng về tài năng và nhân cách của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm 
@ GV kiểm tra sự hiểu bài của học sinh qua câu trắc nghiệm tương tác (4 slide trắc nghiệm)
@ Hướng dẫn tự học
- GV hướng dẫn học sinh tự học bài ở nhà
V. Nguồn tài liệu tham khảo
1) SGK Ngữ văn 10 cơ bản, tập 1, NxB GD, năm 2011
2)Sách tham khảo: thiết kế bài giảng, sách giáo viên, 
3) Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10,cơ bản, Nxb GD, năm 2011
4) Bài giảng có sử dụng và tham khảo một số tư liệu của đồng nghiệp trên , vien.net; violet.vn
5) Các tư liệu về hình ảnh Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ tham khảo trên http:// youtube.com, 
6) Bài hát, nhạc nền, nhạc không lời trên và một số trang giải trí khác, một số bản nhã khúc. 
7) Phần mềm thiết kế bài giảng PP, phần mềm thiết kề bài giảng điện tử E – learning adobe presenter 10
Và các phần mềm hỗ trợ khác: phần mềm thiết kế video, phần mềm tạo ảnh, phần mềm ghép nhạc, ghép ảnh, cắt và ghép video .và nhiều phần mềm khác phục vụ cho bài giảng.
VI. Phân tích lợi ích của việc ứng dụng CNTT cho bài dạy:
Tiết dạy trên thuộc phân môn Đọc văn, đây là một bài học với lượng kiến thức lớn, lại có nhiều cách cắt nghĩa, giảng giải và nhiều cách hiểu khác nhau nên nếu chọn cách dạy thông thường sẽ ít tạo hứng thú cho học sinh, mất nhiều thời gian cho việc phân tích các từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp nghệ thuật, giáo viên mất thời gian gợi dẫn, cho học sinh tái hiện và nâng cao kiến thức cho học sinh, tiết học đơn thuần khô khan, đơn điệu Qua việc việc soạn giảng và thực tế giảng dạy có thể thấy việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn theo hướng vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại đã mang lại những hiệu quả và lợi ích nhất định: 
- Bài học trở nên sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh do có nhiều minh họa sống động, cụ thể với các tranh ảnh sử dụng nhiều tư liệu về tác giả, tranh ảnh, phim tư liệu, giúp bài giảng sinh động hơn, tái hiện và hệ thống hóa những kiến thức cơ bản, học sinh dễ dàng phát hiện ra những tín hiệu thẩm mĩ và giá trị của câu thơ, bài thơ, dể dàng nắm bắt kiến thức cơ bản của bài học.
- Giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian thuyết giảng và không quá vất vả khi giới thiệu, miêu tả, thể hiện những nội dung kiến thức mới. Từ đó học sinh dễ tiếp thu bài học. Hơn nữa bài học đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm trí học sinh.
- Qua các phần bài tập, câu hỏi trắc nghiệm tương tác Từ đó học sinh trở nên năng động, chủ động và sáng tạo hơn. Kiến thức các em tự tích lũy từ kho tư liệu khổng lồ Internet qua các giờ học giúp bổ sung và khắc sâu những kiến thức từ sách giáo khoa . 
- Tạo được sự tương tác giữa giáo viên – tư liệu điện tử - học sinh để chủ động chiếm lĩnh và làm chủ, khắc sâu kiến thức cần thiết.
- Giáo viên không còn độc diễn, thay vào đó học sinh được tiếp cận với nhiều nguồn tư liệu phong phú. Bài học cũng được thiết kế linh hoạt nhờ đó giờ học không còn khô cứng và mang tính áp đặt, giáo điều.
- Đặc biệt, đối với giáo viên, việc soạn bài với những ứng dụng của CNTT cũng mang lại những hiệu quả khác biệt. Bản thân giáo viên phải thường xuyên cập nhật kiến thức về chuyên môn và Tin học để tự nâng cao tay nghề. Đặc biệt khi bắt tay vào soạn một bài dạy có vận dụng CNTT, giáo viên thật sự bị cuốn hút và càng làm nhiều thì càng thích thú và nảy sinh thêm nhiều ý tưởng. Từ đó lòng yêu nghề và sự sáng tạo cũng được bồi đắp. 
Tuy nhiên mức độ hứng thú và tiếp thu bài hiệu quả của học sinh trong những giờ học có ứng dụng CNTT còn phụ thuộc vào chất lượng của giờ dạy, không phải bài nào, phần nào cũng có thể sử dụng CNTT một cách hiệu quả. Chính vì vậy để việc ứng dụng CNTT có hiệu quả cần rất nhiều các yếu tố giúp cho giờ dạy thành công.

	Ngày 06 tháng 11 năm 2016
	Người soạn
	Nguyễn Thị Thu Hương

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_10_tiet_47_van_ban_nhan_nguyen_thi_thu_h.doc