Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Chủ đề: Ca dao Việt Nam

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Chủ đề: Ca dao Việt Nam

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết: nỗi niềm và tâm hồn của người bình dân xưa qua những câu hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa

-Thông hiểu: Nỗi niềm xót xa, đắng cay và tình cảm yêu thương thuỷ chung, đằm thắm ân tình của người bình dân trong xã hội cũ. Những đặc sắc của nghệ thuật dân gian trong việc thể hiện tâm hồn người lao động.

- Vận dụng: Đọc - hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại

2. Năng lực

- Phát triển năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.

- Năng lực riêng: Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Phương tiện, thiết bị:

+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 10, thiết kế bài học.

+ Máy tính, máy chiếu, loa.

- PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi

2. Chuẩn bị của học sinh

- Sách giáo khoa, bài soạn.

 

docx 18 trang Dương Hải Bình 31/05/2022 5140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Chủ đề: Ca dao Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: CA DAO VIỆT NAM
Thời lượng dạy học: 4 tiết
 Số bài: 02 
* Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
- Kĩ năng đọc hiểu kiến thức cơ bản về ca dao: khái niệm, đặc trưng nội dung, nghệ thuật, 
- Kĩ năng đọc hiểu ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa và ca dao hài hước
- Kĩ năng đọc – hiểu tác phẩm trữ tình dân gian theo đặc trưng thể loại
* Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học
 - Gồm các văn bản:
+ Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa (Dạy bài 1, 4, 6)
+ Ca dao hài hước (Dạy bài 1, 2)
+ Kiểm tra thường xuyên – Bài số 2
* Bước 3: Xác định mục tiêu bài học
1. Nhận biết: 
- Nhận biết được các khái niệm về ca dao, phân loại, đặc điểm nội dung, nghệ thuật của ca dao.
- Nhận biết nỗi niềm và tâm hồn của người bình dân xưa qua những câu hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa.
2. Thông hiểu
- Nỗi niềm xót xa, đắng cay và tình cảm yêu thương thuỷ chung, đằm thắm ân tình của người bình dân trong xã hội cũ. Những đặc sắc của nghệ thuật dân gian trong việc thể hiện tâm hồn người lao động.
- Tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam ngày xưa được thể hiện bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh.
3. Vận dụng
- Đọc - hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại
- Rèn luyện kĩ năng tiếp cận và phân tích ca dao
4. Phát triển năng lực	
Giúp HS hình thành năng lực:
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
Năng lực giải quyết các tình huống đặt ra trong văn bản
Năng lực đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng loại thể.
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật của văn bản.
Năng lực giải quyết các tình huống đặt ra trong văn bản.
Năng lực phân tích, so sánh, tổng hợp.
Năng lực tạo lập văn bản nghị luận
* Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/ bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy và học
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
I. Tìm hiểu chung
1. Khái niệm
Nêu thông tin về khái niệm thể loại
Vận dụng hiểu biết về thể loại để lí giải nội dung, nghệ thuật tác phẩm
Vận dụng đặc điểm thể loại vào hoạt động tiếp cận và đọc hiểu văn bản.
2. Đặc trưng thể loại
- Nêu thông tin về đặc trưng nghệ thuật của ca dao
- Hiểu được đặc điểm cơ bản của thể thơ, cách diễn ý, lập ý, ngôn ngữ,...
Vận dụng hiểu biết để lí giải nghệ thuật tác phẩm.
 Từ đặc trưng nghệ thuật của ca dao tự xác định được hướng tiếp cận văn bản cùng thể tài, thể loại, đề tài.
3. Những nội dung chính
- Nêu thông tin về những nội dung chính của ca dao
- Hiểu được đặc điểm cơ bản của nội dung
Vận dụng hiểu biết để lí giải nội dung tác phẩm.
Xác định được hướng tiếp cận văn bản cùng thể tài, thể loại, đề tài.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Nội dung
Nhận diện chủ thể trữ tình, đối tượng trữ tình, thế giới hình tượng (thiên nhiên, cảnh vật, không gian, thời gian, ) trong bài ca dao.
- Cảm hiểu tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài ca dao.
- Phân tích được ý nghĩa của thế giới hình tượng đối với việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình.
- Giải thích được tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài ca dao.
- Biết đánh giá tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình.
- Khái quát hóa về đời sống tâm hồn của nhân dân lao động.
- Biết bình luận, đánh giá đúng đắn những ý kiến, nhận định về tác phẩm.
- Liên hệ với những giá trị sống hiện tại của bản thân và những người xung quanh.
- Biết cách tự nhận diện, phân tích và đánh giá thế giới hình tượng, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong những bài ca dao khác tương tự.
2. Nghệ thuật
 Phát hiện các chi tiết, biện pháp nghệ thuật đặc sắc (từ ngữ, biện pháp tu từ, hình ảnh, nhạc điệu, )
Lí giải ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật.
Đánh giá giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
- Khái quát giá trị, đóng góp của thể loại, các yế tố nghệ thuật.
- So sánh những đặc trưng nghệ thuật của ca dao và thơ.
- Tự phát hiện và đánh giá giá trị nghệ thuật của các bài ca dao tương tự trong chương trình.
3. Đọc – hiểu
Đọc diễn cảm toàn bộ các bài ca dao
- Đọc sáng tạo.
- Đọc nghệ thuật.
- Viết bài bình thơ.
- Sưu tầm ca dao theo chủ đề
- Viết bài tập nghiên cứu khoa học.
- Tham gia các CLB Văn học dân gian.
* Bước 5: Biên soạn câu hỏi, bài tập theo các mức độ yêu cầu
- Bài: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa (bài 1, 4, 6)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
– Ca dao là gì?
– Ca dao được chia làm mấy loại, nêu đặc điểm của từng loại?
– Trình bày các đặc điểm nghệ thuật của của ca dao
– Bài ca dao số 1 là lời của ai.
– Liệt kê các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao số 1.
– Bài ca dao số 1 đã sử dụng mô típ nghệ thuật nào?
– Thể thơ nào được sử dụng trong bài ca dao số 4?
– Các biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong bài ca dao số 4
– Bài ca dao số 6 đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ nào?
– Giải thích ý nghĩa của các hình ảnh tấm lụa đào phất phơ giữa chợ (bài 1).
– Chỉ ra hiệu quả và tác dụng của biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao số 1.
– Giải thích ý nghĩa của sự chuyển đổi đột ngột trong hình thức thơ ở hai câu cuối của bài ca dao số 4.
– Ý nghĩa của các hình ảnh khăn, đèn, mắt (bài 4).
– Hình ảnh muối, gừng trong bài 6 được sử dụng với nghĩa ẩn dụ, tượng trưng như thế nào?
– Em hiểu cách nói Ba vạn sáu ngàn ngày mới xa ( bài 6) như thế nào?
– Hình ảnh tấm lụa đào và ý thức của người phụ nữ về bản thân.
– Viết một đoạn văn ngắn để khái quát nội dung cơ bản của bài ca dao số 1.
– Từ bài ca dao số 1 hãy tìm các bài ca dao có mô típ mở đầu bằng cụm từ thân em.
– Có ý kiến cho rằng bài ca dao số 4 là bài ca người Việt viết về tình yêu và nỗi nhớ?
– Cảm nhận tâm trạng của cô gái trong bài ca dao số 4 qua sự vận động trái chiều nhau của chiếc khăn.
– Phân tích ý nghĩa tượng trưng và quan niệm của người Việt trong bài ca dao số 6
– Người phụ nữ xưa với tình yêu và hôn nhân qua một số bài ca dao.
– Giới thiệu một chùm ca dao than thân.
– Một nét nghệ thuật đặc sắc của nhóm bài ca dao than thân.
– Giá trị nội dung tư tưởng của những bài ca dao than thân.
– Tại sao chủ thể trữ tình trong các bài ca dao than thân phần lớn là người phụ nữ? Chứng minh, lí giải và bình luận.
- Bài: Ca dao hài hước (Bài 1, 2)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
– Bài ca dao 1, 2 đều thuộc ca dao hài hước. Hãy cho biết bài nào là tiếng cười giải trí, tự trào? bài nào là tiếng cười phê phán, giải trí?
– Hai bài ca dao được viết theo những hình thức nào?
– Nêu mục đích của từng bài ca dao?
– Liệt kê những lễ vật dẫn cưới của chàng trai?
– Lễ vật thách cưới của cô gái có gì đặc biệt?
– Lễ vật dùng để dẫn cưới và thách cưới như thế nào? có thể thực hiện được không?
– Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để tạo ra tiếng cười trong 2 bài ca dao?
– Đối tượng của tiếng cười trong bài ca dao số 2?
– Tiếng cười đó nhằm mục đích gì?
– Thái độ của tác giả dân gian đối với loại người đó như thế nào?
– Cảm nhận của em về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo ở bài số 1?
– Ý nghĩa của tiếng cười trong bài ca dao số 1?
– Phân tích tác dụng của những biện pháp nghệ thuật trong bài ca dao số1?
– Trong lời thách cưới của cô gái có cụm từ” nhà khoai lang”, theo em cụm từ này có gì đặc biệt?
– Bài ca dao số 2, nhân dân muốn phê phán điều gì ở kẻ làm trai?
– Giá trị phê phán của bài ca dao số 2?
– Ý nghĩa của tiếng cười trong bài ca dao số 2?
– Từ chuyện dẫn cưới và thách cưới ở bài ca dao số 1 em hiểu thêm điều gì về đời sống tâm hồn và bản lĩnh người lao động Việt Nam?
– Chỉ ra sự khác biệt giữa tiếng cười ở các bài ca dao số 1 và số 2.
– Căn cứ vào những yếu tố nào mà ta nhận ra giọng điệu hài hước, dí dỏm của bài ca dao số 1?
– Trong ca dao hài hước nói chung, tác giả dân gian thường sử dụng những biện pháp nghệ thuât nào?
– Cảm nhận của anh (chị) về tích cách, tâm hồn nhân dân qua bài ca dao số 1 và các bài ca dao khác có cùng chủ đề?
– Bài học rút ra từ bài ca dao số 2?
– Em có thể đọc thêm một vài bài ca dao có cùng chủ đề phê phán trên?
- Từ bài ca dao hài hước số 2, hãy phát biểu quan niệm của anh (chị) về mẫu chàng trai lí tưởng của thời đại mình?
– Ý nghĩa, giá trị của những bài ca dao hài hước trong cuộc sống hôm nay?
– Sức sống mạnh mẽ của tâm hồn Việt qua một số câu ca dao hài hước?
– Từ các bài ca dao hài hước đã học em hãy sáng tác một bài ca dao mới theo chủ đề trên?
* Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học
- Xác định các văn bản được dùng dạy học đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại và vấn đề trọng tâm cần đọc – hiểu ở mỗi văn bản:
+ Tìm hiểu chung về thể loại ca dao
+ Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa (Dạy bài 1, 4, 6)
+ Ca dao hài hước (Dạy bài 1, 2)
TIẾT 19+20.
CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA (BÀI 1, 4, 6)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết: nỗi niềm và tâm hồn của người bình dân xưa qua những câu hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa
-Thông hiểu: Nỗi niềm xót xa, đắng cay và tình cảm yêu thương thuỷ chung, đằm thắm ân tình của người bình dân trong xã hội cũ. Những đặc sắc của nghệ thuật dân gian trong việc thể hiện tâm hồn người lao động.
- Vận dụng: Đọc - hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại
2. Năng lực
- Phát triển năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng: Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. 
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Phương tiện, thiết bị: 
+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 10, thiết kế bài học.
+ Máy tính, máy chiếu, loa...
- PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa, bài soạn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao nhiệm vụ: 
GV chia lớp thành 4 nhóm tham gia trò chơi : Đọc thuộc một số câu ca dao mà em biết theo các chủ đề
+ Nhóm 1: Ca dao ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước
+ Nhóm 2: Ca dao nói về tình cảm gia đình
+ Nhóm 3: Ca dao hài hước châm biếm
+ Nhóm 4: Các câu ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em như”.
- Trong vòng 10 phút nhóm nào đọc được nhiều bài ca dao hơn nhóm đó sẽ thắng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận, ghi kết quả ra giấy nháp
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhấn mạnh để chuyển hoạt động: Ca dao là thể loại trữ tình của văn học dân gian VN. Đây là thể loại có giá trị thẩm mĩ cao, tạo được sức hấp dẫn lâu dài với bạn đọc.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Khái quát về ca dao
a) Mục tiêu: : Giúp học sinh khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu hs chia 4 nhóm và hoàn thành 4 câu hỏi
+ Nhóm 1: Trình bày khái niệm ca dao?
+ Nhóm 2: Nêu nội dung cơ bản của ca dao ?
+ Nhóm 3: Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của ca dao ?
+ Nhóm 4: Theo em ca dao khác dân ca ở điểm nào ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
* Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc yêu cầu bài tập trong SGK
* Hoạt động nhóm: Học sinh thảo luận và thống nhất ý kiến, ghi vào bảng phụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi.
- Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.
I. Khái quát về ca dao
1. Khái niệm
Ca dao là thể loại trữ tình bằng văn vần nhằm diễn tả đời sống nội tâm của con người.
2.Những nét lớn về nội dung và nghệ thuật.
a. Nội dung:
- Ca dao là hình thức thổ lộ tâm tình của người bình dân xưa.
- Nhìn khái quát thì tâm tình của người bình dân tập trung vào 2 vấn đề:
+ Than than
+ Phản kháng
Trong xã hội xưa, đời sống vật chất
thấp kém, lao động nông nghiệp lạc hậu, người dân phải vất vả cực nhọc mà vẫn làm không đủ ăn. Đồng thời họ lại là giai cấp bị áp bức bóc lột trong xã hội. Do đó ca dao thường nói tới nỗi vất vả, cực nhọc của con người.
+ Yêu thương tình nghĩa
Một trong những phẩm chất cao đẹp của người bình dân xưa là: yêu thương, tình nghĩa, thủy chung. Ca dao VN có rất nhiều câu thể hiện vẻ đẹp ấy (tình cảm xóm làng, quê hương; tình cảm gia đình; tình yêu đôi lứa, lòng yêu thương đồng loại )
b. Nghệ thuật.
* Thể thơ: Thường sáng tác theo 2 thể lục bát và song thất lục bát
* Cách diễn ý, lập ý
+ Cách diễn ý: Ca dao thường thể hiện tình cảm tế nhị, kín đáo do đó thường diễn ý bằng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, liên tưởng tưởng tượng 
+ Cách lấp ý: 3 cách (hình thức đối đáp, hình thức miêu tả, hình thức trùng điệp).
*Ngôn ngữ: Giản dị, mộc mạc, đậm màu sắc địa phương nhưng cũng giàu sức gợi tả, gợi cảm.
3. Phân biệt ca dao – dân ca
- Đây là 2 khái niệm thường được sử dụng song đôi vì có liên quan mật thiết tới nhau
- Ca dao: là thể thơ dân gian
- Dân ca: là khúc hát dân gian. Nó là sự kết hợp giữa lời thơ và điệu nhạc.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản/ Tìm hiểu các bài ca sao
a) Mục tiêu: : Giúp học sinh khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài ca dao.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm, yêu cầu một HS đọc theo hướng dẫn.
Tìm hiểu bài ca dao
GV chia lớp thành 6 nhóm thảo luận các câu hỏi. Thời gian: 5 phút.
Nhóm 1, 3: Bài ca dao 1
+ Nhận xét về hình thức mở đầu của bài ca dao?
+ Bài ca dao số 1 là lời của ai?
+ Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của hình ảnh so sánh trong bài ca dao?
+ Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của hình ảnh ẩn dụ trong bài ca dao?
+ Khái quát nội dung trữ tình của bài ca dao?
Nhóm 2, 4: Tìm hiểu bài ca dao số 4:
+ Tìm hiểu hình ảnh biểu tượng “khăn” trong bài ca dao? (nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa).
+ Tìm hiểu hình ảnh biểu tượng “đèn” trong bài ca dao? (nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa).
+ Tìm hiểu hình ảnh biểu tượng “mắt” trong bài ca dao? (nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa).
+ Phân tích hai câu cuối bài? Khái quát đặc điểm kết cấu, nội dung trữ tình của bài ca dao?
Nhóm 5, 6: Bài ca dao số 6
+ Trong bài ca dao số 6, em thấy có những hình ảnh nào đáng chú ý? Những hình ảnh đó có đặc điểm gì đáng chú ‎ý? Nó biểu trưng cho điều gì?
+ Em hiểu thế nào về cụm từ chỉ thời gian “ba vạn sáu ngàn ngày”?
+ Qua bài ca dao, em hiểu gì về tình nghĩa vợ chồng của người dân lao động xưa?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
* Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc yêu cầu bài tập trong SGK
* Hoạt động nhóm: Học sinh thảo luận và thống nhất ý kiến, ghi vào bảng phụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi.
- Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.
II. Đọc hiểu văn bản
HS đọc diễn cảm văn bản.
HS nhận xét, đánh giá được việc đọc của bạn.
1. Bài ca dao số 1: Tiếng hát than thân
- Hình thức mở đầu: Thân em như gợi âm điệu xót xa, ngậm ngùi.
→ Chủ thể than thân: người phụ nữ.
→ Mô tip mở đầu phổ biến trong ca dao.
- Sử dụng hình ảnh so sánh, ẩn dụ:
+ Thân em – tấm lụa đào: ý thức về sắc đẹp, tuổi xuân, giá trị của người phụ nữ.
+ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai: Số phận chông chênh, đầy may rủi, giống món hàng để mua bán
→ Lời than thân đầy chua xót của NVTT: người phụ nữ khi bước vào thời kì đẹp nhất, rực rỡ nhất thì lại phấp phỏng nỗi lo âu về thân phận
2. Bài ca dao số 4: Tiếng hát yêu thương, tình nghĩa
* Nỗi niềm thương nhớ người yêu của cô gái được gửi gắm qua 3 hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng:
- Khăn: Hình ảnh nhân hóa được nhắc đến 6 lần:
+ Vật kỉ niệm, vật trao duyên gợi nhớ người yêu.
+ Gắn bó với cô gái trong mọi hoàn cảnh.
+ Điệp từ “khăn”, điệp khúc “khăn thương nhớ ai”: nỗi nhớ triền miên, da diết.
+ Nỗi nhớ trải dài trong không gian: rơi xuống đất, vắt lên vai, chùi nước mắt. Các động từ: rơi, vắt, xuống, lên diễn tả được tâm trạng ngổn ngang, bồn chồn, khắc khoải của cô gái.
- Đèn: Hình ảnh nhân hóa, được nhắc đến 2 lần.
+ Từ “khăn” đến “đèn”: Nỗi nhớ lan tỏa theo thời gian từ ngày sang đêm.
+ Đèn không tắt: Ẩn dụ: nỗi thương nhớ không nguôi trong lòng cô gái.
- Mắt: Hình ảnh hoán dụ: cô gái, được nhắc đến 2 lần.
+ Nếu “khăn”, “đèn” là biểu tượng gián tiếp thì “mắt” là biểu tượng trực tiếp, là chính bản thân cô gái, cô tự hỏi chính mình.
+ Mắt thương nhớ ai/ Mắt ngủ không yên: nỗi nhớ, nỗi ưu tư, trăn trở nặng trĩu trong lòng.
+ Điệp khúc “thương nhớ ai” thể hiện nỗi mong nhớ khắc khoải, da diết.
- “Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề”
Niềm lo âu, trăn trở cho hạnh phúc lứa đôi: Sợ tình yêu hạnh phúc lứa đôi bị dang dở, bị ngăn cản.
→ Bài ca dao gồm 6 cặp câu. Ở 5 cặp câu đầu, mỗi câu chỉ có 4 tiếng, được kết cấu theo kiểu câu hỏi tu từ không có lời đáp. Cặp câu cuối là cặp câu lục bát, số tiếng trong câu tăng lên. Hình thức này diễn tả sự trào dâng cảm xúc của NVTT nhưng đáng chú ý là sự chuyển biến từ cảm xúc thương nhớ sang cảm xúc lo âu. Bài ca dao thể hiện tình yêu sâu sắc, mãnh liệt của cô gái đầy yêu thương, tình nghĩa.
3. Bài 6: Tình nghĩa thủy chung
- Hình ảnh: muối, gừng.
+ Muối ba năm còn mặn.
+ Gừng chín tháng còn cay.
=> Dù trải qua thời gian nhưng không hề mất đi giá trị.
=> Hình ảnh muối, gừng: biểu trưng cho hương vị của tình cảm giữa con người với con người, mà cụ thể là tình nghĩa vợ chồng.
- Ba vạn sáu ngàn ngày: thời gian dài, tượng trưng cho một đời người.
=> Bài ca dao ca ngợi tình nghĩa vợ chồng thủy chung, bền vững
Hoạt động 3: Tổng kết
a) Mục tiêu: : Giúp học sinh khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi: Nêu khái quát giá trị nội dung, nghệ thuậtcủa các văn bản ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
* Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc yêu cầu bài tập trong SGK
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi.
- Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Bức tranh tâm tình của người bình dân trong cuộc sống.
- Nỗi niềm tâm sự thầm kín của những chàng trai cô gái, hay tình cảm vợ chồng thắm đượm ân tình.
- Ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung son sắt của con người, đồng thời nêu lên quan niệm tiến bộ về tình yêu, hạnh phúc (tự do yêu thương tìm hiểu nhau).
2. Nghệ thuật
- Ngắn gọn, súc tích, giàu hình ảnh gợi tả.
- Bố cục rõ ràng, ngôn ngữ gần gũi với đời sống sinh hoạt của ngời bình dân.
- So sánh, ẩn dụ, liên tưởng
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi
Câu hỏi 1: Bài ca dao(1) (2)trong bài "Ca dao than thân và Ca dao yêu thương tình nghĩa"là tiếng nói của ai? a. Mẹ nói với con gái.
b. Người con trai nói với người con gái.
c. Người con gái nói với người con trai.
d. Em nói với anh.
Câu hỏi 2: Bài cao dao (3) trong bài "Cao dao than thân và ca dao yêu thương tình nghĩa"nói về thân phận của ai?
a. Người phụ nữ phải đi lấy chồng sớm.
b. Người phụ nữ quá tuổi.
c. Người đàn bà goá chồng.
d. Người đàn bà không có con.
Câu hỏi 3: Bài ca dao (1) (2) đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
a. So sánh, hoán dụ.
b. Ẩn dụ, hoán dụ.
c. So sánh, ẩn dụ.
d. Tất cả biện pháp trên đều đúng
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
1c. Người con gái nói với người con trai.
2a. Người phụ nữ phải đi lấy chồng sớm.
3c. So sánh, ẩn dụ.
d) Tổ chức thực hiện:
* Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc yêu cầu bài tập trong SGK
* Hoạt động nhóm: Học sinh thảo luận và thống nhất ý kiến, ghi vào bảng phụ.
Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi: Đọc bài văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“ Tôi mê ca dao từ những ngày còn nhỏ. Trước khi biết Xuân Diệu nói “Ca dao là máu của Tổ quốc”,trước khi nghe Tế Hanh nói “ Tôi lớn lên bằng ca dao và sữa mẹ”, tôi đã sững sờ trước những lời ru của má tôi. Mỗi lần ru con, bà cầm hai tao nôi, hoặc một tay chụm cả bốn tao nôi vừa đưa vừa hát. Lạ thay, má tôi làm lụng suốt ngày đầu tắt mặt tối mà khi chạm vào tao nôi của con thì ca dao tuôn ra như suối, bài nọ nối bài kia tưởng chừng như vô tận. Tràn ngập trong âm thanh du dương huyền hoặc là cả một thế giới lạ lùng, thế giới của mồ hôi nước mắt, thế giới của tình thương, của tình yêu, của cái thiện, của sự huyền ảo mộng mơ...
( Trích Lời ngỏ Vẻ đẹp trong ca dao- Nguyễn Đức Quyền)
1. Xác định câu chủ đề của văn bản. Người viết sử dụng thao tác diễn dịch hay quy nạp?
2. Tế Hanh nói “ Tôi lớn lên bằng ca dao và sữa mẹ”. Ý nghĩa của câu nói này là gì?
3. Xác định biện pháp tu từ về từ trong câu ca dao tuôn ra như suối, bài nọ nối bài kia tưởng chừng như vô tận. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập :
1. Câu chủ đề của văn bản: Tôi mê ca dao từ những ngày còn nhỏ.
Người viết sử dụng thao tác diễn dịch .
2. Tế Hanh nói “ Tôi lớn lên bằng ca dao và sữa mẹ”. Ý nghĩa của câu nói này là bên cạnh sữa mẹ nuôi lớn phần xác thì ca dao cũng là nguồn sữa ngọt ngào nuôi lớn tinh thần của con người trong cả cuộc đời. Qua đó, câu nói ca ngợi vẻ đẹp của ca dao, của tình mẫu tử thiêng liêng.
3. Câu ca dao tuôn ra như suối, bài nọ nối bài kia tưởng chừng như vô tận sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Hiệu quả nghệ thuật : ca dao có sức lan toả, thấm vào máu thịt của mỗi người dân Việt Nam. Tác giả thể hiện lòng biết ơn ca dao và mẹ vì đã đem lại niềm đam mê ngây ngất trong tâm hồn mình.
d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Hoàn thành bài tập vận dụng
- Chuẩn bị bài Ca dao hài hước.
TIẾT 21 + 22.
CA DAO HÀI HƯỚC (BÀI 1,2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nhận biết: Biết được các khái niệm về ca dao hài hước, phân loại, đặc điểm nội dung, nghệ thuật.
- Thông hiểu: Tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam ngày xưa được thể hiện bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh. 
- Vận dụng: rèn luyện kĩ năng tiếp cận và phân tích ca dao 
2. Năng lực
- Phát triển năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng: Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. 
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Phương tiện, thiết bị: 
+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 10, thiết kế bài học.
+ Máy tính, máy chiếu, loa...
- PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa, bài soạn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ từ tiết trước
GV chia lớp thành 4 nhóm tham gia trò chơi: Đọc thuộc một số câu ca dao hài hước mà em biết.
-Trong vòng 5 phút nhóm nào đọc được nhiều bài ca dao hơn nhóm đó sẽ thắng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo các SĐTD về các thao tác LL
- Hs đọc đúng được các câu ca dao theo chủ đề yêu cầu của GV
- GV nhấn mạnh để chuyển hoạt động: Ca dao là thể loại trữ tình của văn học dân gian VN. Đây là thể loại có giá trị thẩm mĩ cao, tạo được sức hấp dẫn lâu dài với bạn đọc.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
- GV dẫn dắt vào bài mới:Ca dao ra đời từ ngàn xưa, gắn bó với niềm vui, nỗi buồn, niềm tự hào, nỗi đắng cay của nhân dân lao động. Nếu những câu ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa phản chiếu đời sống tình cảm của người dân lao động, chứa đựng những đạo lí sâu sắc thì những câu ca dao hài hước phản chiếu tiếng cười hóm hỉnh, hồn nhiên, tâm hồn lạc quan, yêu đời của họ. Tiết học hôm nay, cô và các em sẽ tìm hiểu về ca dao hài hước để cảm nhận rõ hơn điều đó.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về ca dao hài hước
a) Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu đặc điểm của ca dao hài hước, đặc điểm của ca dao hài hước.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
GV chuyển giao nhiệm vụ: Dựa vào sách giáo khoa và những hiểu biết của em về văn học dân gian, em hãy nêu cách hiểu về khái niệm ca dao hài hước và đặc điểm của ca dao hài hước?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
* Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc SGK, quan sát thông tin trên máy chiếu.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trả lời câu hỏi.
GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.
I I. Tìm hiểu chung
1. Khái niệm ca dao hài hước
- Ca dao hài hước là những bài ca dao được sáng tác để giải trí và phê phán những hiện tượng đángcười trong cuộc sống . Ca dao hài hước thể hiện tríthông minh, khiếu hài hước, tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động.
2. Đặc điểm của ca dao hài hước
a. Về nội dung
- Ca dao hài hước thể hiện tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào, tiếng cười lạc quan, yêu đời của người lao động trước cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.
- Ca dao hài hước thể hiện tiếng cười phê phán, đả kích những thói hư tật xấu của một bộ phận người dân trong xã hội.
b. Nghệ thuật
- Nghệ thuật hư cấu, dựng cảnh tài tình, chọn lọc những chi tiết điển hình, cường điệu, phóng đại.
- Sử dụng ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc để tạo ra những nét hài hước, hóm hỉnh.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về ca dao hài hước và tìm hiểu bài ca dao số 1: Tiếng cười tự trào
a) Mục tiêu: Giúp học sinh cảm nhận được cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người dân lao động xưa.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
GV: Các em vừa được nghe cô và các bạn đọc từng bài ca dao, trước khi đi vào tìm hiểu từng bài, em hãy phân loại những bài ca dao trên dựa trên đặc điểm nội dung của ca dao hài hước?
Tìm hiểu bài ca dao số 1: Tiếng cười tự trào
GV chia HS thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ:
Câu hỏi chung:
- Bài ca dao đề cập đến phong tục gì của người Việt Nam? Phong tục ấy có vị trí và vai trò như thế nào trong đời sống của người Việt? Em hãy nêu những hiểu biết của em về phong tục ấy.
- Bài ca dao này được kết cấu theo hình thức nào? Hình thức ấy có vai trò gì trong việc biểu hiện nội dung của bài ca dao?
Câu hỏi thảo luận nhóm:
Nhóm 1 - 2: Trong lời đối (lời dẫn cưới), chàng trai đã dự định dẫn cưới bằng những lễ vật gì? Trên thực tế, chàng trai đã dẫn cưới bằng lễ vật gì? Qua lễ vật đó, em hiểu gì về hoàn cảnh, tâm hồn của chàng trai?
Nhóm 3 - 4: Trong lời thách cưới, cô gái đã thách cưới bằng lễ vật gì? Cách nói của cô gái có gì đặc biệt? Qua lời thách cưới, em hiểu gì về tâm hồn của cô gái?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
* Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc SGK, quan sát thông tin trên máy chiếu.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.
2. Đọc hiểu chi tiết văn bản
2. 1. Bài 1 – Tiếng cười tự trào
- Bài ca dao đề cập đến phong tục cưới hỏi của người Việt Nam. Đối với người Việt, cưới hỏi là một việc hệ trọng, thường được tổ chức linh đình. Lễ vật cưới hỏi thường là những lễ vật sang trọng, thể hiện thái độ tôn trọng giữa hai bên gia đình nhà trai và nhà gái.
- Bài ca dao được kết cấu theo hình thức đối đáp. Lời đối là lời dẫn cưới của chàng trai và lời đáp là lời thách cưới của cô gái. Kiểu kết cấu này giúp cho nhân vật trữ tình bộc lộ tình cảm một cách tự nhiên, hài hước, dí dỏm.
a. Lời dẫn cưới
- Ý định dẫn cưới:
+ Dẫn voi:
+ Dẫn trâu.
+ Dẫn bò.
=> Lễ vật trong dự định sang trọng, linh đình, hoành tráng, có giá trị, thể hiện rõ thái độ trân trọng của chàng trai đối với cô gái.
- Lí do không thể thực hiện ý định:
+ Dẫn voi: quốc cấm.
+ Dẫn trâu: sợ họ máu hàn.
+ Dẫn bò: sợ họ nhà nàng co gân.
=> Lí do khách quan, chính đáng, thể hiện rõ 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_chu_de_ca_dao_viet_nam.docx