Giáo án Ngữ văn 10 (Sách cánh diều) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Tây Tiền Hải

Giáo án Ngữ văn 10 (Sách cánh diều) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Tây Tiền Hải

Giáo án Ngữ Văn 10 Cánh diều

BÀI 1: THẦN THOẠI VÀ SỬ THI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức:

Giúp HS xác định và vận dụng được các kiến thức sau vào các hoạt động đọc, viết, nói và nghe:

– Khái niệm thần thoại và sử thi.

– Không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

– Quy định dùng từ trong câu và văn bản.

– Đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội (Nghị luận về một hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề đặt ra từ tác phẩm văn học).

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

 

docx 79 trang Phan Thành 05/07/2023 3830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 (Sách cánh diều) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Tây Tiền Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ Văn 10 Cánh diều
BÀI 1: THẦN THOẠI VÀ SỬ THI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: 
Giúp HS xác định và vận dụng được các kiến thức sau vào các hoạt động đọc, viết, nói và nghe:
– Khái niệm thần thoại và sử thi. 
– Không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.
– Quy định dùng từ trong câu và văn bản.
– Đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội (Nghị luận về một hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề đặt ra từ tác phẩm văn học).
2. Về năng lực 
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ và Năng lực văn học được thể hiện qua các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe: 
+ Phân tích và đánh giá được một số yếu tố về nội dung (đề tài, chủ đề, thông điệp, ) và hình thức (không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật,...) của truyện thần thoại, sử thi; thấy được một số điểm gần gũi giữa các tác phẩm văn học thuộc các nền văn hoá khác nhau. 
+ Nhận biết và sửa được lỗi dùng từ về hình thức ngữ âm, chính tả và ngữ nghĩa; có thói quen cân nhắc trong việc sử dụng từ ngữ để diễn đạt chính xác, đạt hiệu quả giao tiếp. 
+ Viết được văn bản nghị luận xã hội về một hiện tượng trong cuộc sống hoặc một vấn đề đặt ra từ tác phẩm văn học.
+ Biết thuyết trình về một vấn đề xã hội, có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
3. Về phẩm chất: 
– Cảm phục và trân trọng những người anh hùng, những giá trị nhân văn cao đẹp; tôn trọng và có ý thức tìm hiểu các nền văn học, văn hoá Việt Nam và các nước trên thế giới.
– Biết quý trọng ngôn ngữ, có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ.
– Biết bồi đắp đức tính tốt đẹp và có ý thức loại trừ những thói quen xấu, những tính cách chưa tốt của bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Thiết bị: 
Máy chiếu, máy tính, Giấy A0 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, 
2. Học liệu: SGK Ngữ văn 10 - Tập 1, sách bài tập đọc hiểu; 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU 
Văn bản 1 : HÊ-RA-CLÉT ĐI TÌM TÁO VÀNG
(Tiết 1-2)
1. TRƯỚC GIỜ HỌC
GV hướng dẫn HS: 
● Xem lại và nắm chắc kiến thức ngữ văn cơ bản về thần thoại (khái niệm, không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật) (tr11-12).
● Đọc phần 1. Chuẩn bị (tr13) để nắm bắt các định hướng/cách thức đọc hiểu một văn bản thần thoại. 
● Tìm hiểu một số thông tin về thần thoại Hy Lạp. Ghi rõ nguồn cung cấp các thông tin ấy. 
● Đọc văn bản (ít nhất 3 lần): chú ý nhan đề, các câu đứng ở đầu mỗi đoạn, chú thích, hướng dẫn ở hộp bên phải...
● Tìm hiểu thêm các chiến công khác của Hê-ra-clét và các thông tin về thần thoại Hy Lạp từ các nguồn khác nhau (sách, báo, Internet, ); lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin quan trọng liên quan đến câu chuyện Hê-ra-clét đi tìm táo vàng.
● Trả lời các câu hỏi nêu ở sau văn bản đọc hiểu, ghi câu trả lời vào vở soạn bài.
2. TRONG GIỜ HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; kết nối những bài học trước đó; huy động tri thức nền và trải nghiệm của HS. Đồng thời, qua đó, nêu nhiệm vụ học tập. 
1.2. Nội dung: Kiến thức, vốn sống của HS có liên quan đến bài học. 
1.3. Sản phẩm: Bảng liệt kê tên những chiến công của nhân vật Hê-ra-clét trong thần thoại Hy Lạp
1.4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
- GV yêu cầu HS trong 2 phút, hãy liệt kê những chiến công của nhân vật Hê-ra-clét. Trong đó, em ấn tượng nhất với chiến công nào? Vì sao?
GV yêu cầu HS trình bày, phản biện sản phẩm của bạn/ nhóm bạn.
GV nhận xét, khen thưởng, biểu dương HS rồi nêu nhiệm vụ học tập: tìm hiểu nội dung, ý nghĩa và xác định đặc điểm của văn bản thần thoại, bước đầu hình dung cách thức đọc hiểu văn bản thần thoại Hy Lạp.
- HS có thể lựa chọn chiến công bản thân yêu thích và giải thích vì sao thích chiến công đó. 
+ Giết con sư tử ở Nemea
+ Bắt con rắn Hydra
+ Giết con nai ở Cerynaea
+ Bắt sống con heo rừng ở núi +Erymanthus
+ Dọn phân ở chuồng ngựa của Augeas
....
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
2.1. Mục tiêu: Phân tích và đánh giá được một số yếu tố về nội dung (đề tài, chủ đề, thông điệp,...) và hình thức (không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật,...) của truyện thần thoại; thấy được một số điểm gần gũi giữa các tác phẩm văn học thuộc các nền văn hoá khác nhau. 
2.2. Nội dung: Đọc văn bản; vận dụng các tri thức công cụ đã được cung cấp trong phần Kiến thức ngữ văn và Chuẩn bị vào đọc hiểu hình thức và nội dung của văn bản; trả lời các câu hỏi đọc hiểu sau văn bản. 
2.3. Sản phẩm: Bài trình bày bằng miệng hoặc phiếu học tập đã hoàn thành. 
2.4. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
– GV gọi một số HS nêu những thông tin tìm hiểu được về thần thoại Hy Lạp và chốt lại một số điểm cần lưu ý.
- GV gọi HS nêu bối cảnh và vị trí của đoạn trích?
- HS trình bày sản phẩm của cá nhân bằng lời nói hoặc kết hợp giữa lời nói với các phương tiện hỗ trợ (ảnh, thông tin trên web).
- GV nhận xét và chốt lại các thông tin chính.
- GV gọi một số HS trình bày phần Kiến thức ngữ văn có liên quan bài đọc hiểu và nêu những câu hỏi, băn khoăn. Trước khi giải đáp câu hỏi, băn khoăn của HS, GV nên khuyến khích những HS khác trả lời. 
1. Thần thoại Hy Lạp
- Thần thoại: là thể loại ra đời sớm nhất trong lịch sử kể chuyện dân gian của các dân tộc, có nội dung hoang đường, tưởng tượng về các vị thần, những nhân vật sáng tạo ra thế giới phản ánh nhận thức, cách lí giải của con người thời nguyên thủy về các hiện tượng tự nhiên và xã hội.
- Thần thoại Hy Lạp: Là tập hợp những huyền thoại và truyền thuyết của người Hy Lạp cổ đại liên quan đến các vị thần, các anh hùng, bản chất của thế giới và nguồn gốc cũng như ý nghĩa các tín ngưỡng, các nghi lễ tôn giáo của họ.
2) Đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng
a. Bối cảnh: SGK trang 14
b. Vị trí và nội dung chính: Kể về hành trình đi tìm táo vàng – chiến công thần kì cuối cùng của người anh hùng Hê-ra-clét.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
- GV gọi 1 số HS, mỗi HS đọc một phần văn bản đã được đánh số/ GV cũng có thể kiểm tra việc đọc ở nhà của HS bằng cách yêu cầu HS tóm tắt câu chuyện.
- HS đọc văn bản theo yêu cầu.
HS đọc to, rõ ràng, lưu loát; tóm tắt truyện. 
GV yêu cầu HS chia sẻ những nội dung tiếp nhận được theo các chỉ dẫn đọc ở bên phải văn bản. GV khuyến khích, động viên để HS chia sẻ một cách thoải mái theo cảm nhận cá nhân; giúp HS thấy đọc văn cũng là một quá trình giải mã những kí hiệu ngôn ngữ, tùy thuộc vào tri thức nền và kinh nghiệm, trải nghiệm của mỗi người.
HS thực hiện hoạt động theo yêu cầu.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục của đoạn trích. 
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời Câu 1 trong SGK: Mỗi phần trong văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng kể về sự kiện gì? 
HS trình bày sản phẩm của cá nhân.
GV nhận xét câu trả lời của HS và bổ sung: Các đoạn tóm tắt nội dung lược trích cho biết Hê-ra-clét đã phải trải qua những cuộc thử thách khác: giao đấu với hai cha con thần Chiến tranh A-rét; chiến đấu với vua Ai Cập để giải thoát cho mình không bị trở thành vật hiến tế.
1. Bố cục của đoạn trích
- Văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng gồm bốn phần, mỗi phần kể về sự kiện sau:
+ Phần 1: Giới thiệu thử thách lấy táo vàng của Hê-ra-clét.
 + Phần 2: Hê-ra-clét giao đấu với gã khổng lồ độc ác Ăng-tê.
+ Phần 3: Hê-ra-clét giải thoát cho vị thần ân nhân của loài người, Prô-mê-tê tại núi Cô-ca-dơ.
+ Phần 4: Hê-ra-clét được thần Át-lát lấy táo vàng giúp và cuộc đấu trí giữa Át-lát và Hê-ra-clét.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu những chi tiết hoang đường, kì ảo trong đoạn trích. 
- GV yêu cầu cá nhân HS làm việc theo cặp để trả lời Câu 2 trong SGK: Chỉ ra những chi tiết hoang đường, tưởng tượng trong đoạn trích. Ý nghĩa của mỗi chi tiết ấy?
- HS trình bày sản phẩm của cặp đôi.
- GV nhận xét câu trả lời của HS. 
2. Các chi tiết hoang đường, kì ảo
- Những chi tiết hoang đường, tưởng tượng trong đoạn trích: 
+ Con rồng La-đông có một trăm cái đầu (có lời đồn là nó có một cái đầu không bao giờ ngủ) để canh giữ khu vườn có cây táo vàng.
+ Khi Hê-ra-clét giao đấu với Ăng-tê, hễ chân Ăng-tê chạm đất thì sức mạnh lập tức lại tăng thêm vì được thần Đất Mẹ Gai-a tiếp sức.
+ Thần Dớt đóng đanh xiềng Prô-mê-tê vào núi đá, sai một con đại bàng mỏ quắm móng nhọn ngày ngày tới mổ bụng ăn gan nhưng buồng gan của Prô-mê-tê là bất tử.
+ Thần Át-lát khom lưng giơ vai chống đội bầu trời và sau đó Hê-ra-clét làm thay để thần đi lấy cho ba quả táo vàng.
- Ý nghĩa của mỗi chi tiết: 
 HS tự do bày tỏ cách hiểu của bản thân nhưng cần đảm bảo thuyết phục, lô-gic với nội dung câu chuyện, đồng thời không trái với pháp luật và đạo đức. Có thể tham khảo gợi ý sau:
+ Ý nghĩa của chi tiết 1: Những khó khăn, nguy hiểm mà Hê-ra-clét phải vượt qua để lấy được những quả táo vàng.
+ Ý nghĩa của chi tiết 2: Làm tăng thêm thử thách cho Hê-ra-clét; khẳng định Đất Mẹ là cội nguồn của sự sống và sức mạnh, chính Đất Mẹ đã truyền sức mạnh cho đứa con của mình là Ăng-tê. (Đỗ Trung Quân: “Quê hương nếu ai không nhớ – Sẽ không lớn nổi thành người”)
+ Ý nghĩa của chi tiết 3: Tinh thần bất khuất và sức sống mãnh liệt của Prô-mê-tê, ngợi ca sự hồi sinh bất diệt của chính nghĩa.
+ Ý nghĩa của chi tiết 4: Lí giải sự hình thành trái đất do thần Át-lát mang trên vai cả bầu trời; thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên vô cùng lớn lao của con người, khẳng định sức mạnh tiềm tàng, vĩ đại của con người bé nhỏ trong vũ trụ.
GV hướng dẫn HS phân tích nhân vật Hê-ra-clét
- GV yêu cầu cá nhân HS làm việc và trả lời câu hỏi: 
+ Nhân vật Hê - ra - clét được giới thiệu như thế nào?
+ Hê - ra - clet được đặt vào một tình huống thử thách như thế nào?
- Em có nhận xét gì về tình huống thử thách ấy?
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (theo kĩ thuật khăn trải bàn) và trả lời câu hỏi: Hê-ra-clet đã vượt qua những thử thách như thế nào để thực hiện nhiệm vụ? Từ đó hãy nhận xét nhân vật Hê-ra-clet là người như thế nào?
3. Nhân vật Hê-ra-clét trong đoạn trích
a. Khái quát về nhân vật Hê-ra-clét
- Hê-ra-clét là con của thần Dớt và một người phụ nữ dưới trần gian.
- Vì ghen tuông nên nữ thần Hê-ra – vợ của Dớt đã nhiều lần tìm cách hãm hại chàng. 
 - Hê-ra-clét nổi tiếng với mười hai kỳ công khi phải làm nô lệ cho vua Ơ-ri-xtê để chịu sự trừng phạt cho việc giết vợ, con của mình - hành động là kết quả của một cơn điên do Hê-ra gây nên. 
=> Hê-ra-clét đã trờ thành biểu tượng cho sức mạnh thể chất và tinh thần cho người Hi Lạp cổ đại. 
b. Tình huống thử thách:
- Phải thực hiện nhiệm vụ mà vị vua Ơ-ri-xte giao phó: “phải đoạt được những quả táo vàng của những tiên nữ E-xpe-rit đem về”.
- Nguồn gốc của cây táo vàng: Nữ thần Đất Gai-a vĩ đại đã tặng cây táo vàng cho nữ thần Hê-ra làm quà mừng nhân ngày nữ thần Hê-ra kết hôn với đấng phụ vương Dớt.
- Điểm đặc biệt của khu vườn có cây táo vàng: 
+ Được trồng ở khu vườn của nữ thần Hê-ra
+ Được canh giữ nghiêm ngặt
+ Không ai xác định được vị trí của nó
=> Nhận xét: Nhiệm vụ của Hê-ra-clet là vô cùng khó khăn.
c. Hành trình vượt qua thử thách của Hê-ra-clet
- Hành trình khó khăn, xa xôi đi tìm vườn táo (sự kiện 1).
+ Phải lặn lội từ Châu Âu sang Châu Á để hỏi đường
+ Phải giao đấu với hai cha con thần chiến tranh A-Ret
+ Đi tìm thần Biển Nê-rê để hỏi đường
+ Đi ngược lên miền cực Bắc, băng qua sa mạc nóng như thiêu như đốt
+ Chiến đấu để tự giải thoát khi bị vị Vua Ai Cập bắt làm vật hiến tế.
-> Hê-ra-clet có lòng dũng cảm và ý chí nghị lực phi thường.
- Chiến đấu và chiến thắng với gã khổng lồ độc ác Ăng-tê (sự kiện 2).
+ Ăng- tê: là con trai của thần Biển và thần Đất mẹ Gai-a -> Mỗi khi chân Ăng-tê chạm đất, Đất mẹ Gai - a lại truyền cho sức mạnh, đó là một sức mạnh bất khả chiến bại.
+ Cuộc giao đấu: Khi phát hiện ra điểm bí mật tạo nên sức mạnh của Ăng-tê, Hê-ra-clet đã dùng trí tuệ và lừa miếng sơ hở của Ăng-tê, gồng mình nhấc bổng Ăng-tê lên cho chân lìa khỏi mặt đất 
+ Kết quả: Hê-ra-clet đã kết liễu sinh mạng của gã khổng lồ độc ác Ăng-tê
-> Hê-ra-clet là người có tài năng phi thường, có lòng dũng cảm vô song và trí tuệ lỗi lạc
- Gặp gỡ và giải cứu thần Pro-mê-tê: (sự kiện 3)
+ Pro-mê-tê là ân nhân của loài người, vì trao cho loài người ngọn lửa thiêng nên đã bị thần Dớt trừng phạt (dẫn chứng)
-> Pro-mê-tê đã chịu đựng cực hình như thế qua bao nhiêu thế kỉ nhưng không hề khuất phục Dớt, không chịu nói một lời van xin.
+ Giải cứu Pro-mê-tê:
“ cảnh tượng thương xót và tàn nhẫn ấy đang diễn ra như chọc vào mắt chàng. Không phải đắn đo suy nghĩ gì, Hê-ra-clet giương cung và buông dây”
-> Kết quả: Giết chết con đại bàng, chặt xiềng xích cho Pro-mê-tê
-> Hê-ra-clet vô cùng phẫn nộ trước cái ác, trước sự bất công và đã hành động theo tiếng gọi của chính nghĩa, tiếng nói của trái tim.
- Gặp gỡ thần Át-lat: (sự kiện 4)
+ At-lat: là người phạm tội với thần Dớt -> phải chịu hình phạt: khom lưng, giơ vai chống cả bầu trời
+ Khi phát hiện âm mưu của thần Át-lát, Hê-ra-clet đã tương kế tựu kế, tươi cười nhờ thần chống trời một lúc cho mình kiếm tấm áo, tấm da lót cho đỡ đau vai, sau đó thẳng thắn từ chối nhiệm vụ. 
-> Hê-ra-clet là người thông minh, mưu trí.
=> Như vậy, nhân vật Hê-ra-clét là người hội tụ đầy đủ vẻ đẹp của sức mạnh và trí tuệ, lòng dũng cảm và trái tim nhân hậu, trí dũng song toàn.
III. TỔNG KẾT
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, trả lời câu hỏi: Đoạn trích phản ánh nhận thức và cách lí giải của con người thời cổ đại về điều gì? Theo em, ngày nay câu chuyện Hê-ra-clét đi tìm táo vàng có còn sức hấp dẫn không? Tại sao?
Đồng thời, GV yêu cầu HS rút ra những đánh giá khái quát về nội dung, hình thức của văn bản và cách đọc thể loại thần thoại. 
- HS làm việc nhóm, làm trên giấy A0/bảng/máy tính. 
- GV yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm, nhận xét sản phẩm của mỗi nhóm và chốt lại những thông tin cơ bản. 
1. Nội dung và ý nghĩa của văn bản
- Nội dung: Thông qua chiến công đi tìm táo vàng của người anh hùng Hê-ra-clét, đoạn trích đã phản ánh nhận thức, cách lí giải của con người cổ đại về hành trình gian khổ của con người chinh phục thiên nhiên và về các hiện tượng tự nhiên và xã hội.
- Đề tài: Thần thoại về nhân vật anh hùng. 
- Chủ đề: Ca ngợi nhân vật anh hùng, biểu tượng cho sức mạnh, trí tuệ và khát vọng.
- Thông điệp: Để đi tới thành công, đòi hỏi con người phải có đủ sức mạnh, ý chí quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách. 
2. Hình thức của văn bản
- Cốt truyện li kì, hấp dẫn; 
- Không gian vũ trụ, thời gian quá khứ nguyên sơ của loài người;
- Chi tiết thần kì khiến nhân vật anh hùng hiện lên kì vĩ, phi thường; 
- Lời kể ở ngôi thứ 3 khiến diễn tiến câu chuyện lô-gic, dễ theo dõi. 
3. Cách đọc thần thoại
- Xác định được các sự việc chính, bối cảnh diễn ra những sự việc ấy.
- Chỉ ra được những nhân vật của câu chuyện, đặc biệt là nhân vật chính; phân tích được nhân vật chính. 
- Nêu được ý nghĩa của những chi tiết thần kì trong văn bản. 
- Nêu được mục đích của văn bản. 
- Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã đọc vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn. 
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
3.1. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức trong bài học để thực hiện được bài tập GV giao. 
3.2. Nội dung: HS tham gia trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
3.3. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
Dự kiến câu trả lời:
Câu
Đáp án
1
D
2
B
3
C
4
C
5
B
3.4. Tổ chức thực hiện:
Câu 1: Nhân vật chính trong thể loại thần thoại là
A. con người.
B. các vị thần.
C. các nhân vật anh hùng
D. các vị thần, các nhân vật anh hùng, nhân vật sáng tạo văn hoá.
Câu 2: Ai là nhân vật chính của đoạn trích “Hê-ra-clét đi tìm táo vàng” ?
Thần Dớt
Hê-ra-clét
Thần Prô-mê-tê
Thần Át-lát
Câu 3: Người kể trong văn bản "Hê-ra-clét đi tìm táo vàng " kể chuyện theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ 2 
 C. Ngôi thứ 3 D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3
Câu 4: Sự kiện nào KHÔNG có trong đoạn trích?
A. Hê-ra-clét chiến thắng tên khổng lồ Ăng-tê
B. Hê-ra-clét giải cứu thần Prô-mê-tê
C. Hê-ra-clét giết con sư tử Nê-mê
B. Hê-ra-clét đấu trí với thần Át-lát
Câu 5: Ý nào sau đây khái quát đầy đủ nhất về nhân vật người anh hùng Hê-ra-clét?
A. Là người thường nhưng có sức mạnh “sánh tựa thần linh”.
B. Là người anh hùng có trí tuệ thông minh, năng lực phi thường; có ý chí, nghị lực và có trái tim nhân hậu.
C. Là người dũng cảm, không chịu lùi trước thử thách.
D. Là người có trái tim nhân hậu, bao dung.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
4.1. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức về văn học và văn bản thần thoại vào thực tiễn đời sống.
4.2. Nội dung: Thực hiện Câu 5, Câu 6 trong SGK. 
4.3. Sản phẩm: Bài trình bày bằng miệng hoặc Phiếu học tập đã hoàn thành. 
4.4. Tổ chức thực hiện:
IV. Vận dụng
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
- GV có thể yêu cầu HS làm việc theo cặp hoặc theo nhóm và trả lời Câu 5, Câu 6 trong SGK: 
+ Chi tiết, hình ảnh nào của văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng để lại ấn tượng đặc biệt đối với em? Hãy vẽ hoặc mô tả bằng lời về chi tiết, hình ảnh đó.
+ Từ đoạn trích trên, em hãy giải thích ý nghĩa của các hình tượng: Ăng-tê và Đất Mẹ; Prô-mê-tê bị xiềng 
HS đọc và làm việc theo cặp hoặc theo nhóm. 
GV yêu cầu các cặp/nhóm trả lời, nhận xét sản phẩm của mỗi cặp/nhóm và chốt lại những thông tin cơ bản.
- HS tự do tưởng tượng để vẽ hoặc mô tả bằng lời về một chi tiết, hình ảnh trong văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng đã để lại ấn tượng đặc biệt đối với bản thân.
- HS tự do bày tỏ hiểu biết của bản thân nhưng cần đảm bảo lô-gíc với nội dung đoạn trích.
Ví dụ: 
+ Đất chính là mẹ của sự sống, mẹ đất luôn bao bọc, che chở, truyền sức mạnh cho đứa con của mình; 
+ Thần Át-lát đỡ bầu trời đã thành biểu tượng văn hóa. Thời cổ đại, người ta tạc tượng vị thần này là một con người to khỏe, lực lưỡng đang cúi khom lưng giơ vai ra chống đỡ cả một quả cầu đè nặng trên vai. Vì lẽ đó cho nên sau này nhiều nước trên thế giới đã đặt tên cho những cuốn sách in sách bản đồ, địa lý nước này nước khác, từ đó mở rộng ra cả những cuốn sách khoa học địa lý.
+ Thần Prô-mê-tê cũng là một biểu tượng văn hóa, đại diện cho bình minh của nền văn minh loài người: Thần đã tạo ra loài người đầu tiên bằng đất sét và giúp loài người rất nhiều. Thành tựu lớn nhất của Prô-mê-tê là lấy trộm lửa của thần Dớt đưa cho loài người, từ đó loài người mới có lửa để nấu nướng, sinh hoạt, phát triển nền văn minh -> tinh thần bất khuất. 
3. SAU GIỜ HỌC
	GV hướng dẫn HS:
	- Thực hiện nhiệm vụ 1 của phần Hướng dẫn tự học trong SGK.
	- Chuẩn bị văn bản Chiến thắng Mtao – Mxây
 *******************
Văn bản 2: CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
(Trích Đăm Săn - sử thi Ê-đê)
	(Tiết 3, 4)
1. TRƯỚC GIỜ HỌC
GV hướng dẫn HS: 
● Đọc phần 1. Chuẩn bị để nắm bắt các định hướng/cách thức đọc hiểu một văn sử thi. 
● Tìm hiểu về sử thi Đăm Săn; tìm hiểu xuất xứ của đoạn trích; lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin quan trọng liên quan đến câu chuyện Chiến thắng Mtao Mxây.
● Đọc văn bản: Tóm tắt được nội dung chính của văn bản; Nhân vật chính là ai và được miêu tả ở phương diện nào? Biện pháp nghệ thuật nổi bật của văn bản là gì? Lời người kể chuyện và lời nhân vật được thể hiện như thế nào? Liên hệ, kết nối với kiến thức và kinh nghiệm sống của bản thân để hiểu thêm câu chuyện. 
 ● Đọc nội dung giới thiệu để hiểu bối cảnh đoạn trích: Tác phẩm Đăm Săn là sử thi của dân tộc Ê-đê. Qua câu chuyện về người anh hùng Đăm Săn, ta thấy hình bóng lịch sử và văn hoá của đồng bào Ê-đê nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Đăm Săn là một tù trưởng anh hùng đã lập nên những kì tích như thuần phục voi dữ, làm rẫy, bắt cá,... và lừng lẫy hơn cả là chiến thắng hai tù trưởng thù địch là Mtao Grư và Mtao Mxây(1). Với khát vọng trở thành tù trưởng hùng mạnh, dù đã có hai người vợ xinh đẹp là Hơ Nhị và Hơ Bhị, Đăm Săn vẫn đi cầu hôn nữ thần Mặt Trời nhưng thất bại. Đoạn trích dưới đây kể chuyện tù trưởng Mtao Mxây lừa lúc Đăm Săn cùng dân làng đi vắng đã kéo người tới cướp phá buôn làng của chàng và bắt Hơ Nhị về làm vợ. Đăm Săn đánh Mtao Mxây để cứu vợ về.
● Xem phần hướng dẫn bên phải để biết được chỉ dẫn của sách giúp việc đọc có trọng tâm, bước đầu giải mã văn bản và rèn luyện các thao tác, chiến thuật đọc. Tuỳ theo chỉ dẫn của SGK, có thể ghi ra vở những nội dung tiếp nhận được theo các chỉ dẫn đó. 
2. TRONG GIỜ HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (DỰ KIẾN THỜI GIAN: 5 PHÚT)
1.1. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; kết nối những bài học trước đó; huy động tri thức nền và trải nghiệm của HS. Đồng thời, qua đó, nêu nhiệm vụ học tập. 
1.2. Nội dung: GV cho HS xem video giới thiệu khái quát về Tây Nguyên và Sử thi Đăm Săn
HS xem video và chia sẻ những hiểu biết của mình về Tây Nguyên và Sử thi Tây Nguyên 
1.3. Sản phẩm: Câu trả lời nhanh của HS
1.4. Cách thức tổ chức thực hiện:
GIỚI THIỆU ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA TÂY NGUYÊN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV chiếu cho HS một số hình ảnh:
HS xem hình ảnh và cho biết: Các hình ảnh đó liên quan đến vùng đất nào của nước ta? Nêu những hiểu biết của em về những đặc sắc văn hoá của mảnh đất đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS xem, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả
Dự kiến câu trả lời của HS: 
Các hình ảnh phản ánh những nét văn hoá của vùng đất Tây Nguyên.
Nhắc đến văn hóa Tây Nguyên, người ta nghĩ ngay đến nhà rông, lễ hội cồng chiêng, sử thi... Đó là những di sản văn hóa truyền thống vô cùng đặc sắc và quý báu mà cha ông các dân tộc Tây Nguyên để lại cho con cháu hôm nay và mai sau.
Giáo viên sử dụng bảng kiểm đánh giá câu trả lời của học sinh:
STT
Tiêu chí
Có
Không
1
Thu thập được hình ảnh, video về đặc sắc văn hoá của mảnh đất Tây Nguyên.
2
Nhận diện được những nét văn hóa đặc trưng của Tây Nguyên
3
Hiểu biết về phong tục, tập quán của các dân tộc Tây Nguyên
4
Tham quan Bảo tàng dân tộc học – Hà Nội
Bước 4. GV nhận xét và dẫn vào bài: 
Địa danh Tây Nguyên khá quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Chúng ta biết đến Tây Nguyên với di sản cồng chiêng đã được công nhận là di sản văn hoá thế giới. Nhưng Tây Nguyên không chỉ có thế. Tây Nguyên còn được biết đến với tư cách là cái nôi của những trường ca - sử thi anh hùng của dân tộc Việt Nam. Và trong đó sử thi Đăm Săn của dân tộc Ê- đê là tiêu biểu hơn cả. Chúng ta cùng tìm hiểu một đoạn trích để thấy được giá trị của tác phẩm đồng thời cũng thấy được đặc trưng tiêu biểu của thể loại sử thi. 
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
2.1. Đọc và tìm hiểu chung (Dự kiến thời gian 15 - 20 phút)
2.1. Mục tiêu: Học sinh phân tích và đánh giá được một số yếu tố về nội dung (đề tài, chủ đề, thông điệp, ) và hình thức (không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật, ) của truyện sử thi Đăm Săn.
2.2. Nội dung: Đọc văn bản, vận dụng các tri thức công cụ đã được cung cấp trong phần Kiến thức ngữ văn và chuẩn bị trước giờ học vào đọc hiểu hình thức- nội dung của văn bản; trả lời các câu hỏi đọc hiểu sau văn bản.
2.3. Sản phẩm: Bài trình bày miệng trước lớp, bài hoạt động nhóm, kiến thức cần đạt của HS.
2.4. Cách thức tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
1. HĐ 1. Tìm hiểu những nét chính
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên phát phiếu học tập
HS đọc thông tin, tìm hiểu và hoàn
thành phiếu tìm hiểu chung về sử thi Tây Nguyên, tác phẩm, đoạn trích.
+ Khái niệm về sử thi?
+ Có mấy loại sử thi?
+ Đặc điểm nổi bật của sử thi Tây Nguyên?
+ Đ.Săn thuộc loại sử thi nào?
+Vị trí, những sự kiện chính, bố cục của đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thảo luận và hoàn thành
phiếu
Thời gian: 10 phút
Chia sẻ: 3 phút
Phản biện và trao đổi: 2 phút
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo
phần tìm hiểu
Bước 4. Kết luận, nhận định
Giáo viên chốt những kiến thức cơ
bản
I. Những nét chính về thể loại, tác phẩm
1. Sử thi Tây Nguyên
* Khái niệm:
+ Là tác phẩm tự sự dân gian quy mô lớn
+ Ngôn ngữ có vần, nhịp
+ Hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng
 + Kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của dân cư cổ đại.
* Phân loại: 
+ Sử thi thần thoại: Đẻ đất đẻ nước (Mường), Ẩm ệt luông (Thái), Cây nêu thần (Mơ nông), 
+ Sử thi anh hùng: Đăm Săn, Đăm Di, Xinh Nhã, Khinh Dú (Ê Đê), Đăm Noi (Ba na) 
* Sử thi Tây Nguyên
Đôi nét về Tây Nguyên
- Bao gồm 5 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đắc Nông, Đắc Lắc
- Đặc điểm Tây Nguyên
+ Tiểu vùng văn hóa – xã hội – lịch sử
+ Xung đột và di cư của nhiều bộ tộc
+ Đời sống nương rẫy, gắn với thiên nhiên
+ Đời sống tín ngưỡng, phong tục phong phú
Điều kiện ra đời kho tàng thần thoại, sử thi, cổ tích,.. phong phú
 - Sử thi Tây Nguyên: Trong lúc sử thi ở nhiều nước rời rạc, lẻ tẻ thì ở Việt Nam, nó lại quần tụ thành vùng, tiêu biểu là ở Tây Nguyên. Người ta gọi là vùng sử thi Tây Nguyên.
- Sử thi anh hùng Tây Nguyên có 3 đề tài chính: hôn nhân, chiến tranh và lao động xây dựng. Đề tài chiến tranh quan trọng hơn cả, là đề tài trung tâm của sử thi anh hùng và thu hút các sự kiện thuộc 2 loại đề tài kia. 
2. Văn bản sử thi Đăm Săn
a. Xuất xứ
Tên Ê Đê: Klei Khan Đăm Săn
1923 – 1914: S.Sabatier phát hiện dịch ra tiếng Pháp
1959: NXB Văn hóa xuất bản “Chuyện chàng Đăm Săn”
1988: Bản dịch của Nguyễn Hữu Thấu
b. Thể loại: Sử thi anh hùng của dân tộc Ê-đê (Tây Nguyên).
- Bộ sử thi dài 2077 câu, thể hiện nét lịch sử văn hóa của người đồng bào Tây Nguyên.
c. Tóm tắt: 
 + Đăm Săn về làm chồng hai chị em Hơ Nhị và Hơ Bhị, trở thành một tù trưởng oai danh, giàu có
 + Các từ trưởng KênKên và Sắt lừa bắt Hơ Nhị về làm vợ. Đăm Săn đánh trả và chiến thắng 
+ Đăm Săn chặt cây Sơ – múc (Cây thần vật tổ bên nhà vợ), làm cả hai vợ đều chết. Chàng lên trời xin thuốc cứu hai vợ thành công
 + Chàng đi hỏi nữ thần mặt trời làm vợ nhưng bị từ chối. Trên đường trở về, Đăm Săn bị chết ngập trong rừng Sáp đen. 
 + Hồn Đăm Săn biến thành con ruồi, bay vào miệng chị gái Hơ-Âng. Nàng có thai và sinh ra Đăm Săn cháu, tiếp tục sự nghiệp của người cậu anh hùng.
3. Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”
* Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần giữa của tác phẩm kể về việc Đăm Săn đánh thắng từ trưởng Sắt (Mtao Mxây) cứu vợ.
* Cốt truyện:
- Nhân vật: tù trưởng Đăm Săn, tù trưởng Mtao Mxây, Hơ Nhị, Ông Trời, 
- Những sự việc chính:
+ Đăm Săn tới tận nhà Mtao Mxây khiêu chiến, giao đấu với Mtao Mxây và giành chiến thắng.
+ Đăm Săn thuyết phục tôi tớ, dân làng Mtao Mxây đi theo mình.
+ Đăm Săn cùng dân làng tổ chức ăn mừng chiến thắng.
* Bố cục đoạn trích: 3 phần
 - Phần 1: Từ đầu Nói rồi Đăm Săn giết chết Mtao Mxây (đoạn 1 – SGK): Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây. 
 - Phần 2: Tiếp ... Họ đến bãi ngoài rồi vào làng (đoạn 2 – SGK): Màn thuyết phục tôi tớ, dân làng MM đi theo. 
- Phần 3: Còn lại: Lễ ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn cùng cộng đồng dân làng.
2.2. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
a. Mục tiêu: 
- Làm sáng tỏ những đặc điểm nổi bật của thể loại sử thi được thể hiện qua đoạn trích; làm rõ được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây.
- Đánh giá được những đặc điểm cơ bản về các nhân vật trong đoạn trích, tiêu biểu là vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn đối lập với Mtao Mxây.
- Rút ra được ý nghĩa, thông điệp bài học qua đoạn trích.
b. Nội dung hoạt động: HS làm việc cá nhân, hoạt động nhóm để tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích sử thi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, phiếu học tập đã hoàn thiện của cá nhân và nhóm.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động:
PHIẾU HỌC TẬP 1:
Cuộc giao đấu giữa hai tù trưởng: Đăm Săn và Mtao Mxây
Nhóm
Nhóm 1, 2
Nhóm 3, 4
Nhiệm vụ
Phân tích màn khiêu chiến giữa hai tù trưởng
Phân tích màn giao đấu giữa hai tù trưởng
Câu hỏi gợi ý thảo luận nhóm
- Vì sao Đăm Săn lại tới tận nhà Mtao Mxây để khiêu chiến? (Nêu nguyên nhân, mục đích màn khiêu chiến của Đăm Săn.)
- Phân tích hình ảnh Đăm Săn trong lúc khiêu chiến? (lời nói, cách xưng hô, tư thế, thái độ)
- So sánh với hình ảnh Mtao Mxây? (lời nói thái độ) (các chi tiết tiêu biểu)
 Qua màn khiêu chiến, nhận xét khái quát về tích cách của Đăm Săn và Mtao Mxây.
Phân tích diễn biến trận đánh và so sánh tài năng, phẩm chất của hai tù trưởng qua màn giao đấu.
Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng để miêu tả hình ảnh múa khiên của 2 tù trưởng.
Chi tiết miếng trầu của Hơ Nhị và chi tiết ông Trời giúp đỡ Đăm Săn có ý nghĩa gì?
Câu hỏi chung các nhóm
Nhận xét vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn qua cuộc giao đấu với tù trưởng Mtao Mxây.
PHIẾU HỌC TẬP 2:
Vẻ đẹp Đăm Săn trong màn thuyết phục dân làng và cảnh ăn mừng chiến thắng
VÒNG CHUYÊN GIA
Nhóm 1, 2:
Tìm hiểu cảnh Đăm Săn thuyết phục tôi tớ, dân làng MM đi theo
Nhóm 3, 4:
Tìm hiểu cảnh Đăm Săn cùng dân làng ăn mừng chiến thắng
 - Mục đích Đăm Săn thuyết phục tôi tớ, dân làng Mtao Mxây đi theo mình là gì?
- Lời nói và hành động của dân làng cho biết tình cảm của cộng đồng đối với tù trưởng Đăm Săn như thế nào? 
- Cảm nhận vẻ đẹp của Đăm Săn trong lễ ăn mừng chiến thắng. Nhận xét nghệ thuật miêu tả nhân vật.
- Khép lại đoạn trích là cảnh ăn mừng chiến thắng thay vì miêu tả cảnh chết chóc. Lựa chọn miêu tả đó của tác giả dân gian có ý nghĩa gì?
VÒNG MẢNH GHÉP
Nhóm mảnh ghép mới thảo luận câu hỏi:
Hãy làm sáng tỏ một đặc điểm nổi bật của thể loại sử thi được thể hiện trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”.
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Thao tác 1: Tìm hiểu trận chiến giữa hai tù trưởng
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: 
Thảo luận nhóm theo kĩ thuật Khăn trải bàn. Hoàn thành phiếu học tập 01 trong thời gian 05 phút:
+ Nhóm 1, 2: Phân tích màn khiêu chiến giữa hai tù trưởng.
+ Nhóm 3, 4: Phân tích màn giao đấu giữa hai tù trưởng
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 HS bầu nhóm trưởng, thư kí.
- HS trong từng nhóm ghi lại câu trả lời của mình vào xung quanh bảng phụ, sau đó, nhóm thống nhất ‎ý kiến và ghi vào chính giữa.
- GV quan sát, hướng dẫn học sinh.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS từng nhóm cử đại diện trả lời, treo bảng phụ của nhóm mình lên.
- HS trong lớp thảo luận, nhận xét, bổ sung.
- GV lắng nghe, quan sát, hướng dẫn.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_10_sach_canh_dieu_chuong_trinh_ca_nam_nam_ho.docx