Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 1: Tổng quan văn học Việt Nam

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 1: Tổng quan văn học Việt Nam

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu được những kiến thức tổng quát về hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam (văn học dân gian, văn học viết) và các thời kì phát triển của văn học viết Việt Nam.

2. Kĩ năng: Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức.

3. Thái độ, tư tưởng: Biết tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn học, có niềm say mê và thái độ nghiêm túc khi học bộ môn. Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.

4. Hình thành năng lực

- Đọc, viết, nghe, nói

- Năng lực thẩm mỹ

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản

- Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong quá trình học tập

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, trình bày suy nghĩ của cá nhân.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HV

1. Giáo viên

- Giáo án, sgk

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2. Học viên

- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Đồ dùng học tập

III. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp dạy học nêu vấn đề

- Phương pháp dạy học nhóm

- Phương pháp nêu vấn đề

- Phương pháp phát vấn, đàm thoại

- Phương pháp thuyết trình

 

doc 6 trang yunqn234 3761
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 1: Tổng quan văn học Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRỌN BỘ GIÁO ÁN VĂN 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIÊN NĂNG LỰC (5 BƯỚC) LIÊN HỆ QUA ZALO 0902005252 HOẶC GMAIL: truongthixuantq@gmail.com
Ngày soạn: .
Ngày giảng: 
TUẦN 01 - Tiết 01: - VĂN HỌC
 TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Hiểu được những kiến thức tổng quát về hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam (văn học dân gian, văn học viết) và các thời kì phát triển của văn học viết Việt Nam.
2. Kĩ năng: Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức.
3. Thái độ, tư tưởng: Biết tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn học, có niềm say mê và thái độ nghiêm túc khi học bộ môn. Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.
4. Hình thành năng lực
- Đọc, viết, nghe, nói
- Năng lực thẩm mỹ
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
- Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong quá trình học tập
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, trình bày suy nghĩ của cá nhân.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HV
1. Giáo viên
- Giáo án, sgk
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Học viên 
- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Đồ dùng học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới
A. Khởi động: 4’
- Cách thức tổ chức: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi phản ứng nhanh
- Tiến trình thực hiện:
+ GV đưa tình huống, giải thích cách thức chơi
	? Liệt kê các thể loại văn học đã học ở bậc THCS?
+ HS thực hiện theo 2 nhóm phát hiện nhanh các thể loại văn học đã được học.
+ GV đánh giá bằng điểm số.
+ GV nhận xét, đánh giá hoạt động khởi động.
B. Hình thành kiến thức: 30’
HOẠT ĐỘNG GV-HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* HĐ 1: HDHV Tìm hiểu các bộ phận hợp thành của VHVN (10’)
- Chuyển giao nhiệm vụ : 
? Văn học Việt Nam được hợp thành từ những bộ phận nào?
? Nêu sự khác nhau giữa các bộ phận đó về đặc trưng tiêu biểu, về chữ viết và hệ thống thể loại?
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm việc cá nhân.
- Báo cáo kết quả: HS trình bày 
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I- CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM
1. Văn học dân gian
- Là sáng tác của tập thể và được truyền miệng
- Thể loại: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười .
- Đặc trưng: mang tính tập thể, gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
2. Văn học viết
- Là sáng tác của tri thức, được ghi lại bằng chữ viết: chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ
- Thể loại: văn xuôi, thơ, văn biền ngẫu, tiểu thuyết, truyện ngắn, 
- Đặc trưng: mang tính cá nhân, mang dấu ấn của tác giả.
* HĐ 2: HDHV Tìm hiểu Quá trình phát triển của Văn học viết VN (20’)
- Chuyển giao nhiệm vụ : 
? VH viết Việt Nam đã trải qua mấy thời kì lớn?
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm việc cá nhân.
- Báo cáo kết quả: HS trình bày 
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận nội dung phiếu học tập.
? Trình bày quá trình phát triển của VH viết VN?
? So sánh sự khác biệt giữa văn học trung đại và VH hiện đại?
? Nguyên nhân của sự khác biệt đó?
Thời gian thực hiện: 10’
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thực hiện nhiệm vụ trao đổi, thảo luận, ghi chép câu trả lời.
- Báo cáo kết quả: HS đại diện 1 nhóm trả lời. Nhóm HS khác lắng nghe, đối chiếu, bổ sung.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: Nhóm HS tự đánh giá, các nhóm đánh giá lẫn nhau. GV bổ sung, kết luận, chốt kiến thức.
II- QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
 Văn học viết Việt Nam trải qua ba thời kỳ lớn
- VH từ thế kỉ X – hết thế kỉ XIX
- VH từ đầu thế kỉ XX – CMT8/1945
- VH từ sau CMT8/1945 – hết thế kỉ XX
1. Văn học trung đại
- VH có nhiều chuyển biến qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước và có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học.
- VH viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
+ Chữ Hán: Tiếp nhận hệ thống thể loại và thi pháp văn học cổ - trung đại Trung Quốc.
+ Chữ Nôm: bằng chứng hùng hồn cho ý chí xây dựng một nền văn hiến độc lập của dân tộc ta; tiếp nhận ảnh hưởng của VHDG toàn diện và sâu sắc.
- Nội dung: lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, tính hiện thực, ....
2. Văn học hiện đại
- Nền VH chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ.
- VHHĐVN một mặt kế thừa tinh hoa của VH truyền thống, mặt khác tiếp thu tinh hoa của những nền VH lớn trên thế giới để hiện đại hóa. Sự đổi mới khiến cho VHHĐ có một số điểm khác biệt lớn so với VHTĐ :
+ Về tác giả: xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp.
+ Về đời sống văn học: sôi nổi, năng động hơn.
+ Về thể loại: có nhiều thể loại mới
+ Về thi pháp: lối viết hiện thực, đề cao tính sáng tạo, cái tôi cá nhân.
- Nội dung : phản ánh hiện thực xã hội và chân dung con người Việt Nam với tất cả các phương diện phong phú, đa dạng.
+ Trước CMT8/1945: văn học hiện thực, văn học lãng mạn
+ Sau CMT8/1945: văn học hiện thực XHCN phản ánh sự nghiệp đấu tranh CM và xây dựng cuộc sống mới.
+ Sau 1975: phản ánh công cuộc xây dựng CNXH, sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
- Về thể loại : thơ, văn xuôi quốc ngữ đạt những thành tựu to lớn.
=> Với ý chí và khả năng sáng tạo to lớn, dân tộc Việt Nam đã tạo dựng được một nền VH có vị trí xứng đáng trong VH toàn nhân loại.
C. Luyện tập, vận dụng (3’)
- Chuyển giao nhiệm vụ:
	? Hãy vẽ sơ đồ các bộ phận của văn học Việt Nam?
	? Hãy vẽ sơ đồ Quá trình phát triển của VH viết Việt Nam?
VĂN HỌC VIỆT NAM
VĂN HỌC DÂN GIAN	
VĂN HỌC VIẾT
VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
(từ đầu t.kỉ XX – hết t.kỉ XX)
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
(từ thế kỉ X – hết thế kỉ XIX)
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh vẽ sơ đồ.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét, đánh giá.
D. Tìm tòi, mở rộng (1’) GV giao bài tập về nhà.
- Sắp xếp các tác phẩm văn học dưới đây theo hai bộ phận (riêng bộ phận văn học viết xếp theo 3 cột) : Truyện Kiều, Đại cáo bình Ngô, Qua Đèo Ngang, Nhật kí trong tù, Cảnh khuya, Tấm Cám, Thánh Gióng, Thằng Bờm.
Văn học dân gian
Văn học viết
Văn học chữ Hán
Văn học chữ Nôm
Văn học chữ quốc ngữ
- Tìm đọc thêm về các tư liệu, tài liệu liên quan đến Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
4. Củng cố (1’): 	- Khắc sâu kiến thức bài học.
5. Dặn dò (2’): 	- VN học bài và chuẩn bị phần bài tiếp theo.
Phiếu học tập: Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động ở nhà tìm hiểu các nội dung sau:
	+ Nhóm 1: Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên
	+ Nhóm 2: Con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia dân tộc
	+ Nhóm 3: Con người Việt Nam trong quan hệ với xã hội.
	+ Nhóm 4: Con người Việt Nam và ý thức về bản thân.
.//.
Ngày soạn: .
Ngày giảng: 
TUẦN 01 - Tiết 02: - VĂN HỌC
 TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM 
(Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu được những kiến thức tổng quát về hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam (văn học dân gian, văn học viết) và các thời kì phát triển của văn học viết Việt Nam.
2. Kĩ năng: Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức.
3. Thái độ, tư tưởng: Biết tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn học, có niềm say mê và thái độ nghiêm túc khi học bộ môn. Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.
4. Hình thành năng lực
- Đọc, viết, nghe, nói
- Năng lực thẩm mỹ
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
- Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong quá trình học tập
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, trình bày suy nghĩ của cá nhân.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HV
1. Giáo viên
- Giáo án, sgk
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Học viên 
- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Đồ dùng học tập
III. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề
- Phương pháp dạy học nhóm
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp phát vấn, đàm thoại
- Phương pháp thuyết trình
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
? Trình bày quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam? 
3. Bài mới
A. Khởi động: Không
B. Hình thành kiến thức: 35’
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* HĐ 1: HDHV Tìm hiểu Con người Việt Nam qua văn học (35’)
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu 4 nhóm báo cáo kết quả thảo luận theo nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị.
Nhóm 1: Con người VN trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên được thể hiện như thế nào trong VH ?
Nhóm 2: Con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia dân tộc được thể hiện như thế nào trong VH ?
Nhóm 3: Bằng những hiểu biết của anh (chị) hãy lấy dẫn chứng Con người Việt Nam trong quan hệ với xã hội được thể hiện trong văn học dân tộc?
Nhóm 4: VHVN đã thể hiện con người Việt Nam và ý thức cá nhân ở những phương diện nào?
Thời gian thực hiện: 10’
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: đại diện nhóm lên trình bày kết quả hoạt động.
- Báo cáo kết quả: HS đại diện 1 nhóm trả lời. Nhóm HS khác lắng nghe, đối chiếu, bổ sung.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: Nhóm HS tự đánh giá, các nhóm đánh giá lẫn nhau. GV bổ sung, kết luận, chốt kiến thức.
I- CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM
II- QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
III- CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA VĂN HỌC
1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên
- Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng của VHVN.
+ Trong văn học dân gian: thiên nhiên tươi đẹp, đáng yêu: cây đa, bến nước, vầng trăng....
+ VHTĐ: hình tượng thiên nhiên gắn với lý tưởng đạo đức, thẩm mỹ: tùng, cúc....
+ VHHĐ: thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, đặc biệt là tình yêu đôi lứa.
2. Con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia dân tộc.
- Chủ nghĩa yêu nước là nội dung tiêu biểu- một giá trị quan trọng của VHVN.
+ VHTĐ: ý thức sâu sắc về quốc gia dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc.
+ VHHĐ: yêu nước gắn liền với sự đấu tranh và lý tưởng XHCN.
3. Con người VN trong quan hệ với xã hội
- Xây dựng một xã hội tốt đẹp là ước muốn ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Nhiều tác phẩm thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng tốt đẹp.
-> Nhìn thẳng vào thực tại với tinh thần nhận thức phê phán và cải tạo xã hội là một truyền thống lớn của văn học VN.
- Cảm hứng xã hội sâu đậm là tiền đề cho sự hình thành CNHT( từ 1930- nay) và CNNĐ trong văn học dân tộc. 
4. Con người VN và ý thức về bản thân.
- VHVN đã ghi lại quá trình tìm kiếm lựa chọn các giá trị để hình thành đạo lý làm người của dân tộc VN. Các học thuyết như: Nho, Phật, Lão Trang và tư tưởng dân gian có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình này
+ Trong những hoàn cảnh đặc biệt, con người VN thường đề cao ý thức cộng đồng. 
+ VH đề cao con người cá nhân.
- Văn học xây dựng một đạo lý làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp như: nhân ái, thỷ chung, tình nghĩa, vị tha, đức hi sinh vì sự nghiệp chính nghĩa....
* Ghi nhớ: sgk/ 13
C. Luyện tập, vận dụng (3’)
- Chuyển giao nhiệm vụ: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
Câu 1: Trong quan hệ xã hội văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm gì ở con người Việt Nam?
a. Lòng yêu nước	b. Tình yêu thiên nhiên
c. ý thức cá nhân	d. Tinh thần nhân đạo.
Câu 2: Điểm khác biệt giữa văn học dân gian và văn học viết là gì? 
a. Phản ánh đời sống của nhân dân lao động	
b. Phong phú và đa dạng về thể loại
c. Lưu truyền bằng phương thức truyền miệng
d. Sử dụng cách nói của nhân dân lao động
Câu 3: Hãy kể tên một vài tác phẩm thể hiện lòng yêu nước?
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh chọn phương án đúng và trình bày câu hỏi.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét, chốt ý.
D. Tìm tòi, mở rộng (1’) GV giao bài tập về nhà.
- Dùng hiểu biết của mình để làm sáng tỏ nhận định: Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng (có dẫn chứng).
4. Củng cố (1’): 	- Khắc sâu kiến thức bài học (GN/ 13|).
5. Dặn dò (1’): 	- VN học bài và chuẩn bị phần bài tiếp theo.
./.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_10_tuan_1_tong_quan_van_hoc_viet_nam.doc