Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Tiết 28, Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Tiết 28, Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

I.Mục tiêu của bài học

Học xong bài này, học sinh cần hiểu được:

1.Về kiến thức

Nêu được thế nào là lòng yêu nước, truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam và các biểu hiện cụ thể của của lòng yêu nước Việt Nam.

2.Về kĩ năng

Biết tham gia các hoạt động thể hiện lòng yêu nước một cách đúng đắn phù hợp với khả năng của bản thân.

3.Về thái độ

-Yêu quý, tự hào về quê hương, đất nước, dân tộc.

-Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.

 II. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh

NL nhận thức các vấn đề về lòng yêu nước, NL tư duy phê phán, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, Nl sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

 

doc 18 trang Hồng Thoan 24/10/2024 870
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Tiết 28, Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:25/12/2015
Tiết 28
Bài 14: CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ
BẢO VỆ TỔ QUỐC(T1)
I.Mục tiêu của bài học
Học xong bài này, học sinh cần hiểu được:
1.Về kiến thức
Nêu được thế nào là lòng yêu nước, truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam và các biểu hiện cụ thể của của lòng yêu nước Việt Nam.
2.Về kĩ năng
Biết tham gia các hoạt động thể hiện lòng yêu nước một cách đúng đắn phù hợp với khả năng của bản thân.
3.Về thái độ
-Yêu quý, tự hào về quê hương, đất nước, dân tộc.
-Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
 II. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh
NL nhận thức các vấn đề về lòng yêu nước, NL tư duy phê phán, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, Nl sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
 III. Phương pháp dạy học/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm...
 IV. Phương tiện - Tư liệu dạy học: (Sử dụng GA điện tử, máy chiếu, máy tính)
- Sách giáo khoa, SGV giáo dục công dân lớp 10.
- Bài hát “Quê hương”- sáng tác: Giáp Văn Thạch.
- Bài hát “Tổ quốc gọi tên mình”- sáng tác: Đinh Trung Cẩn
- Một số đoạn thơ, ca dao tục ngữ Việt Nam viết về tình yêu quê hương, đất nước
- Kiến thức lịch sử lớp 10 – Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc việt Nam thời phong kiến
- Hồ Chí Minh toàn tập
- Thời sự biển Đông
- Tình huống
-Giấy khổ to, bút dạ...
 V. Tiến trình dạy hoc
1.Ổn định lớp
Lớp
Tiết
Ngày dạy
Sĩ số
Tên học sing vắng










2.Kiểm tra bài cũ
Thế nào là sống hòa nhập? Điều gì sẽ xảy ra đối với người sống không hòa nhập với cộng đồng, xã hội? Vì sao?
3.Bài mới
3.1.Giới thiệu bài
Ngay từ khi còn bé, chúng ta đã được cô giáo dạy cho bài học đầu đời về lòng yêu nước, về lòng tự hào dân tộc. Và chúng ta sẽ không thể quên được những câu thơ đã đi cùng năm tháng: “ Quê hương là gì hở mẹ?
	 	Mà cô giáo dạy phải yêu
	Quê hương là gì hở mẹ?
	Ai đi xa cũng nhớ nhiều.”
 Vậy như thế nào là lòng yêu nước? Đặc trưng của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam? Và thể hiện lòng yêu nước như thế nào cho đúng? Đó là nội dung mà cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong nội dung bài học hôm nay.
Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc(T1)
3.2.Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Đàm thoại, thuyết trình tìm hiểu khái niệm lòng yêu nước
Mục tiêu: HS hiểu lòng yêu nước là gì và lòng yêu nước bắt nguồn từ đâu.
*GV tích hơp với âm nhạc, văn học
Cách tiến hành: GV yêu cầu HS nêu một số câu thơ, đoạn văn nói về tình yêu quê hương, đất nước.
GV ví dụ:
 “ Ôi! Tổ quốc, ta yêu như máu thịt,
 Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng!
 Ôi Tổ quốc ! Nếu cần, ta chết
 Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...”
 (Sao chiến thắng- Chế Lan Viên)
 “ Đất nước có trong những cái “ ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể
 Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
 ...Đất là nơi anh đến trường
 Nước là nơi em tắm
 ...Em ơi em, đất nước là máu xương của mình”...
 (Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm)
Cho HS nghe bài hát Quê hương
(?) Qua các câu thơ và bài hát các em đã nghe vừa rồi, em có nhận xét gì về tình cảm của các tác giả đối với quê hương, đất nước?
- HS trả lời
- GVNX – KL: Với mỗi người Việt Nam, đất nước, Tổ quốc không phải là cái gì xa lạ, trừu tượng,khó hiểu mà nó thật dễ hiểu, dễ nhớ, thật gần gũi thân thương. Có thể trong mỗi thời kì lịch sử, cách thể hiện lòng yêu nước sẽ khác nhau, nhưng cốt lõi thì không có gì thay đổi. Bởi đó là truyền thống, là văn hóa của dân tộc Việt Nam ta.
(?) Vậy theo em lòng yêu nước là gì?
-HS trả lời
-GVNX – KL
(?) Vậy lòng yêu nước bắt nguồn từ đâu?
-HS trả lời
-GVNX - KL:Yêu nước trước hết là tình yêu quê hương, làng xóm của mình, nơi mình sinh ra và lớn lên với những tình cảm bình dị và gần gũi: 
 “ Anh đi anh nhớ quê nhà
 Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”.
(?) Lòng yêu nước của mỗi người thể hiện rõ nhất khi nào?
-HS trả lời
-GVNX: Lòng yêu nước của mỗi người chỉ có thể nảy nở và phát triển trải qua những biến cố thử thách. Như là: chiến tranh, thiên tai, dịch họa...đòi hỏi con người phải sống gắn bó yêu thương, đùm bọc lẫn nhau để cùng nhau vượt qua những khó khăn, thử thách.
Tháng 5/2014 Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa của Việt Nam. Những ngày này, trên khắp nẻo đường đất nước, trong mọi diễn đàn ngôn luận, chưa bao giờ hai tiếng Tổ quốc lại thiêng liêng đến thế. Cũng chưa bao giờ, lòng yêu nước lại trở thành tình cảm được bàn luận, suy ngẫm và trăn trở đến như vậy.
 “ Tình yêu này khó đong, đếm, đo, cân
 Chỉ biết là khi có muôn người hướng về phía biển
 Nghe kẻ hung hăng đưa giàn khoan, tàu ra hiếu chiến
 Lại nhói lòng, thương nước! Đau tim!”
 (Mẹ kể con nghe – Dương Phạm)
GV chuyển ý: Trong quá trình dựng nước và giữ nước với biết bao khó khăn và thử thách. Nói như nhà thơ Trần Đăng Khoa “ Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên”, nhưng dân tộc ta đã vượt qua và xây dựng đất nước như ngày hôm nay. Có được thành quả đó là nhờ lòng yêu nước lồng nàn của nhân dân ta từ xưa đến nay. Có thể nói lòng yêu nước đã trở thành một truyền thống cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của các giá trị truyền thống khác. Giáo sư Trần Văn Giàu đã nói “ Nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại”. Để hiểu rõ hơn về truyền thống đó, chúng ta sang phần b
1.Lòng yêu nước
a.Lòng yêu nước là gì?
-Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.
-Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất và gần gũi nhất đối với con người.
-Lòng yêu nước của mỗi người chỉ có thể nảy nở và phát triển trải qua những biến cố thử thách. 
Hoạt động 2:Nêu vấn đề, đàm thoại.
Mục tiêu:HS hiểu được truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
*GV tích hợp với tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Cách tiến hành:
(?)Qua lịch sử hàng nghìn năm, các em biết Việt Nam thường xuyên là đối tượng tấn công của nhiều đội quân xâm lược. Vì sao lại như vậy?
-HS trả lời
-GV khắc sâu:Vì nước ta giàu có về tài nguyên thiên nhiên lại nằm ở vị trí địa lí thuận lợi, ở ngã tư đường giao lưu văn hóa và kinh tế Bắc - Nam, Đông - Tây, tức là một vị trí chiến lược rất quan trọng mà bọn xâm lược hết sức thèm muốn nhằm làm bàn đạp bành trướng ra các nước khác. Vì vậy không lạ gì mà từ cổ đại đến hiện đại nước ta bị nhiều quân xâm lược nhòm ngó và mang quân xâm chiếm.
(?) Bằng cách nào, dân tộc ta đã đánh thắng giặc ngoại xâm, cả những đội quân hùng mạnh nhất thời đại?
-HS trả lời
GV khắc sâu: Đối với dân tộc Việt Nam, truyền thống yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương của dân tộc. Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành lại và bảo vệ độc lập tự chủ từ tay bao kẻ thù xâm lược. Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào tình cảm, tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam, làm nên sức mạnh kì diệu, giúp dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác. Điều này đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần II năm 1951: “...Dân ta có một lòng lồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng...”
b.Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
-Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác của dân tộc. 
-Chính truyền thống yêu nước là sức mạnh nội sinh giúp dân tộc ta vượt qua bao khó khăn , thử thách chiến thắng thiên tai và giặc ngoại xâm để tồn tại, phát triển với đầy đủ bản sắc của mình.
GV chuyển ý:Vậy lòng yêu nước ấy được biểu hiện ở những khía cạnh nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phần c.

Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
Mục tiêu:HS hiểu được biểu hiện của lòng yêu nước
*GV tích hợp với tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,lịch sử, văn học, thời sự biển Đông
Cách tiến hành:
-GV chia lớp thành 5 nhóm và nêu câu hỏi thảo luận.
Nhóm 1:Tại sao khi người Việt Nam xa quê lại nhớ về quê hương mình da diết, nhất là vào những dịp lễ tết?
Nhóm 2: Em hãy nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ sau: “ Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”.
Nhóm 3: Em thấy tự hào điều gì về đất nước, con người Việt Nam? Cho ví dụ?
Nhóm 4: Em hãy nêu những minh chứng lịch sử về truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc?
Nhóm 5: Bác hồ nói “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”. Em hãy nêu ý nghĩa của phong trào thi đua?
-HS các nhóm thảo luận.
-Đai diện nhóm 1 báo cáo kết quả thảo luận.
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến.
-GV khắc sâu:Đối với người Việt Nam, chúng ta thường nghe nói “về quê”vào những dịp lễ tết hay đoàn tụ gia đình.Có lẽ cái văn hóa ấy đã trở nên quá quen thuộc, đến nỗi chúng ta chỉ thực hành như một thói quen mà ít ai tự hỏi “Tại sao lại phải về quê?”Phải chăng “quê hương” đối với người Việt Nam không còn đơn thuần là để chỉ nơi chốn- địa phương như được định nghĩa trong từ điển Hán – Việt, mà là để diễn đạt những tâm tư, tình cảm, sự ấm áp nồng nàn. “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người.”Tại sao lại như vậy?
Cô kể cho các em nghe một câu chuyện; Năm 1987 ở Liên Xô có rất nhiều người bị chôn vùi trong đống gạch đổ nát. Bà Suzanna và con của mình bị kẹt dưới một bức tường đổ. Sau hai này bị kẹt, đứa con bà kêu khát nước. Lúc đó,bà tìm một mẩu gạch vụn và cắt đầu ngón tay của mình, rồi nhét vào miệng con, một lúc sau con bà lại kêu khát bà lại cắt tiếp ngón tay nữa, hy vọng những giọt máu yếu ớt của mình sẽ làm con bà qua được cơn khát. Sau vài ngày bị mắc kẹt, họ đã may mắn được cứu sống. Khi người ta hỏi tại sao bà lại làm như vậy, có thể bà sẽ chết nếu không được giải cứu kịp thời. Bà trả lời “ Tôi biết chắc chắn tôi sẽ chết, nhưng lúc đó tôi chỉ suy nghĩ một điều duy nhất, là làm thế nào để con tôi được sống.”Có lẽ sự hi sinh đó đã dược người Việt Nam chúng ta ngắn gọn hóa bằng hai chữ “quê hương”, “quê mẹ”.Đó cũng là lí do vì sao mà người Việt Nam yêu nước khi xa quê luôn hướng về cội nguồn, ông bà, cha mẹ, tổ tiên luôn hướng về quê hương, hướng về Tổ quốc.
-Đại diện nhóm 2 báo cáo kết quả thảo luận
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến.
-GV khắc sâu:Tương thân tương ái, yêu nước thương nòi từ lâu đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta, là đạo lý làm người ở đời. Khơi gợi trong tiềm thức những mối liên hệ, gắn kết tự nhiên giữa người với người trong một cộng đồng dân tộc, đánh thức tình cảm trắc ẩn ở mỗi chúng ta: từ sự yêu thương đùm bọc, che chở lẫn nhau, sự giúp đỡ, san sẻ với những người gặp gian khó, bất hạnh tới sự đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm. Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, ngay từ khi còn nhỏ, Người đã chứng kiến cảnh lầm than của đồng bào. Người đau xót trước ỗi thống hổ của người dân nô lệ nên sớm hình thành ở Người ý chí tìm đường cứu nước, cứu dân. Năm 1920 khi bắt gặp CNMLN, Người đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc, tìm thấy cái cẩm nang giải phóng triệt để con người. Chính vì vậy: “ cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo – là vì mục đích đó.” Người tâm niệm “ Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lí gì”. Nhà thơ Tố Hữu đã viết “Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
 Ôm cả non sông, mọi kiếp người.”
Một nhà báo Australia đã nói: “ Người ta không thể trở thành một cụ Hồ Chí Minh, nhưng ở cụ Hồ, mỗi người có thể học một số điều làm cho mình trở thành tốt hơn.”
Thủ tướng Ấn Độ Gandi nói: “ Tên tuổi của Người sẽ trường tồn như nhân dân của Người. Đức độ lượng, tính giản dị, tình yêu nhân loại, sự tận tụy hy sinh và lòng dũng cảm của Người sẽ cổ vũ các thế hệ mai sau.”
Mỗi người dân yêu nước luôn cảm thông sâu sắc với nỗi đau của đồng bào, mong muốn đồng bào mình được ấm no, hạnh phúc.
-Đại diện nhóm 3 báo cáo kết quả thảo luận
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến.
-GV khắc sâu:Trong dòng chảy đầy sóng gió của Lịch sử Việt Nam, đã sản sinh ra nhiều bậc danh nhân, anh hùng, hào kiệt, tiếng tăm lừng lẫy, xoay chuyển càn khôn. Năm tháng trôi qua với biết bao thăng trầm, thịnh suy, không thể xóa nhòa được thanh danh; bao nhiêu triều đại hưng, phế cũng không thể làm thay đổi chân lý với sự nghiệp bất hủ của họ, bởi họ là bậc hiền tài, làm rạng danh cho quê hương, đất nước, mãi mãi là niềm tự hào của Dân tộc. Tự hào về non sông gấm vóc và những sản vật phong phú của quê hương.
-Đại diện nhóm 4 báo cáo kết quả thảo luận
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến.
-GV khắc sâu:Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta được viết bằng mồ hôi, nước mắt và máu của nhiều thế hệ. Chính truyền thống “ Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” đã giúp dân tộc ta chiến thắng bất cứ kẻ thù nào có dã tâm xâm lược nước ta. Từ thế kỷ thứ III TCN, dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của bọn phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc (tổng cộng 1117 năm). Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh Rồi đến những thắng lợi vang dội của hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ở thế kỉ 20 chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Những người lính “mãi mãi tuổi hai mươi” đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về. Lý giải về sự hy sinh to lớn đó chỉ có thể là tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. Hoặc những nhân vật như Kiều Công Tiễn, Trần Ích Tắc, Lê Tắc, Lê Chiêu Thống... luôn là những “điển hình” về “mãi quốc cầu vinh”, bị ngàn năm “bia miệng”...
 Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ của dân tộc ta đã chứng minh cho những kẻ thù hùng mạnh, bạo tàn, tham lam, gian manh và thâm độc nhất thế giới thấy, chúng sẽ thất bại nhục nhã và phải cuốn gói về nước nếu chúng có dã tâm xâm lược đất nước ta. Tuy nhiên, vẫn còn có những kẻ chưa từ bỏ dã tâm xâm lược, lấn chiếm đất nước ta. 
 Hiện nay, khi tình hình biển Đông đang tiềm ẩn những mối nguy cơ hệ trọng, ngày 1/5/2014 Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta. Nó nằm trong mưu đồ từng bước độc chiếm biển Đông của Trung Quốc. TQ đã từng dùng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam từ năm 1956, năm 1974 và một phần quần đảo Trường Sa vào năm 1988 
 Giai đoạn hiện nay Việt Nam đang đứng trước thử thách lịch sử phải bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. 
 Trước tình hình đó, toàn thể dân tộc Việt Nam đang sinh sống ở trong nước cũng như ở nước ngoài, cần phát huy văn hóa dân tộc như một sức mạnh to lớn để giữ nước. Vì bảo vệ chủ quyền và chủ quyền biển đảo, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế nằm trong công cuộc giữ nước ngàn đời của dân tộc ta, do pháp luật và công ước quốc tế quy định. 
 Là hành động mang ý nghĩa văn hóa, nhân văn cao cả. Đó là hành động bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân tộc Việt Nam, giữ gìn lãnh thổ, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. 
 Đó còn là để bảo vệ lợi ích của nhân dân Việt Nam trong hiện tại và con cháu đời sau. Là hành động bảo vệ quyền bình đẳng, lòng tự tôn dân tộc, thể diện quốc gia, phẩm giá con người Việt Nam, bảo vệ các giá trị văn hóa, văn minh chung của nhân loại - các giá trị được ghi nhận trong luật pháp quốc tế. 
 Đứng trước giai đoạn bắt đầu nổi lên những “giông bão” của lịch sử dân tộc, để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc đòi hỏi mỗi người dân đất Việt phải luôn am hiểu và phát huy truyền thống văn hóa giữ nước của dân tộc. Làm cho nhân dân tiến bộ trên thế giới thấy được sự chính nghĩa và tính nhân văn cao cả trong văn hóa giữ nước của dân tộc ta như lời Nguyễn Trãi đã khẳng định: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Đồng thời cần nghiên cứu, học tập và vận dụng sáng tạo nghệ thuật đánh giặc độc đáo của cha ông ta, để biết đánh và biết thắng mọi kẻ thù xâm lược.
 Ngày 22/5, trả lời báo chí quốc tế tại Philippines về tình hình Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: "Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó".
 Có rất nhiều người Việt Nam yêu nước đã bày tỏ niềm xúc động, niềm tự hào và tình cảm thiêng liêng, tình yêu máu thịt của mình với Tổ Quốc trước tình hình dậy sóng của biển đông.
“Việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc không chỉ để khoan thăm dò dầu khí mà chủ yếu “khoan thăm dò” sức chịu đựng và lòng yêu nước của người Việt Nam.
Chúng ta hoàn toàn có thể tự tin khẳng định với bất kỳ quốc gia nào đã và đang hoài nghi về tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam rằng: lòng yêu nước là ngọn lửa không bao giờ tắt, nó vẫn và sẽ bùng cháy mạnh mẽ trong trái tim mỗi thanh niên chúng ta và triệu triệu trái tim con người Việt Nam. Lịch sử dân tộc Việt Nam thấm đỏ dòng máu của những chiến sĩ đã hi sinh bảo vệ Tổ quốc. Đó là lòng yêu nước! Dân tộc Việt Nam vươn dậy từ đống đổ nát của chiến tranh, đưa đất nước trở thành một hiện tượng của thế kỉ 20. Đó là lòng yêu nước!” 
(Cô giáo Tạ Thị Vân Hà - Chủ tịch Hội LHTNVN trường THPT Đan Phượng tại Đại hội đại biểu lần thứ III Hội LHTN Việt Nam huyện Đan Phượng nhiệm kỳ 2014 -2019)
-Đại diện nhóm 5 báo cáo kết quả thảo luận
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến.
-GV khắc sâu:Thời kì đất nước có chiến tranh, thi đua yêu nước với các phong trào “ Ba đảm đang”, “ Ba sẵn sàng”, “ một người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”...tất cả phong trào thi đua đều hướng tới mục tiêu vĩ đại “ không có gì quý hơn độc lập tự do”.Còn ngày nay, thi đua yêu nước chính là thi đua học tập tốt, lao động giỏi vì mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.”
c.Biểu hiện của lòng yêu nước.
-Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.
-Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc.
-Lòng tự hào dân tộc chính đáng.
-Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền dân tộc và nền độc lập tự do của Tổ quốc.
-Cần cù, sáng tạo trong lao động để xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
 Hoạt động 4. Luyện tập – củng cố
-Mục tiêu: Luyện tập để học sinh củng cố những gì đã biết về lòng yêu nước và truyền thống yêu nước, biết ứng xử phù hợp trong một tình huống giả định.
-Cách tiến hành: 
+ GV tổ chức cho HS làm các bài tập sau theo nhóm( nhóm từ 4-6 em)
Bài tập 1: Thanh được địa phương cử và cấp kinh phí cho cho đi học để sau này trở về phục vụ quê hương. Nhưng sau khi học xong, Thanh đã tìm mọi cách để được ở lại thành phố.
Nếu là bạn của Thanh em sẽ khuyên Thanh như thế nào?
Bài tập 2: Ngày 1/5/2014 Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam cùng với việc tiếp tục công bố ngang ngược về chủ quyền trên biển Đông. Trong giờ học về “lòng yêu nước”ở trường THPT Phan huy Chú – Hà Nội,cô giáo đặt ra nhiều tình huống “thể hiện lòng yêu nước” để học sinh chia sẻ. Có những học sinh đã phẫn nộ cho rằng: “Em muốn tham gia biểu tình, làm gì đó để phản đối Trung Quốc”. Em có đồng tình với quan điểm của bạn không? Vì sao?
	Em sẽ làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình trong giai đoạn hiện nay?
+ HS làm bài tập
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm bài, lớp nhận xét đánh giá và thống nhất đáp án
- Gv chính xác hóa đáp án:
Bài tập 1:Em có thể khuyên Thanh nên làm tròn trách nhiệm đối với quê hương đã tin cậy và hỗ trợ mình.
Bài tập 2: Không đồng tình với quan điểm của bạn.
	Vì mong muốn của VN là “khép lại quá khứ để gìn giữ cuộc sống hòa bình” nên nhiều năm qua VN đã nỗ lực trong việc thắt chặt đoàn kết với nước “láng giềng”. Và “nên đấu tranh bằng phương pháp hòa bình, làm sao để giữ gìn chủ quyền lãnh thổ mà không phải đổ máu là cách tốt nhất”. Việc biểu thị lòng yêu nước một cách mù quáng, thiếu suy nghĩ có thể gây hậu quả không tốt, dễ bị kẻ xấu lợi dụng. “Tình yêu sâu sắc phải xuất phát từ sự hiểu biết”.	
Lúc này, chúng ta phải làm những việc có lợi ích thiết thực hơn như cổ động tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc bằng những chương trình hoạt động cụ thể: Học tập, lao động tích cực, hăng say, chung sức vì biển đảo quê hương, tổ chức quyên góp ủng hộ cho các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ngoài biển đảo cùng những ngư dân đang hàng ngày đối diện nguy hiểm để bám biển quê hương 
4. Hoạt động tiếp nối
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi liên quan đến lòng yêu nước trong SGK
- Nghiên cứu trước tiết 2: Trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ có nội dung nói về tình yêu quê hương, đất nước.
- Đọc trước phần tư liệu tham khảo về văn kiện Đại hội IX, Đảng Cộng Sản Việt Nam, Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992, luật nghĩa vụ quân sự 1981 (trang 100, 101 SGK)
5. Câu hỏi, bài tập:
Bài tập 1: Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất và ....... đối với con người.
A.Yêu thương nhất.	C.Trân trọng nhất
B.Quen thuộc nhất	D.Gần gũi nhất
Bài tập 2: Cho tình huống sau:
 “Nam có giấy gọi nhập ngũ. Bố mẹ Nam không muốn cho con đi bộ đội nên bàn nhau tìm cách xin cho Nam ở lại .”
Câu hỏi: Theo em Nam nên làm gì khi biết ý định của bố mẹ? Vì sao?
Bài tập 3: Cho tình huống sau:
 “Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Minh muốn theo học và phát triển nghề truyền thống của gia đình, vì bạn có năng khiếu và rất yêu thích nó. Nhưng, nhiều bạn bè cho rằng là không có tương lai, thanh niên phải theo học những ngành khoa học – kĩ thuật hiện đại thì mới phù hợp.”
Câu hỏi: Nếu là Minh, em sẽ làm gì?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_10_tiet_28_bai_14_cong_dan_voi.doc