Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Chủ đề: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Chủ đề: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

- Học sinh biết được thế nào là nhận thức và các quan điểm về nhận thức.

- Học sinh hiểu được thực tiễn là gì và tại sao nói thực tiễn là cơ sở của quá trình nhận thức. Giải thích được mọi hiểu biết của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn.

2. Về năng lực:

- Phân biệt được sự khác nhau giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính; Nêu được ví dụ về các dạng hoạt động của thực tiễn, về vai trò của thực tiễn.

 - Vận dụng được những kiến thức về nhận thức, về thực tiễn vào đời sống xã hội phù hợp với lứa tuổi.

3. Về phẩm chất:

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

- Luôn coi trọng vai trò của thực tiễn đối với nhận thức và đời sống xã hội. Có ý thức tham gia các hoạt động thực tiễn, tránh lý thuyết suông.

 II. Thiết bị dạy học, học liệu, phần mềm

1- Phần mềm:

+ Phần mềm đóng gói chuẩn elearning là: Adobe Presenter

+ Phần mềm nền: Ms Powerpoint

+ Phần mềm hỗ trợ biên tập phim, 2d. sơ đồ tư duy: Video editer, Adobe Audition.

2- Học liệu:

+ SGK GDCD 10

+ SGV GDCD 10

+ Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn GDCD trung học phổ thông.

+ Internet

+ CD, video, tranh ảnh liên quan đến bài dạy

- Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân , NXB. Hà Nội, 2007, Hồ Thanh Diện:

- Vũ Hồng Tiến - Trần Văn Thắng - Nguyễn Thị Hoa: Tình huống Giáo dục công dân, NXB. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, 2008.

3- Thiết bị dạy và học:

+ Hệ thống LMS- Host, Web .

+ HS Smartphone, Ipad, PC, laptop.vvv

 

docx 24 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 4970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Chủ đề: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
 TÊN BÀI DẠY: CHỦ ĐỀ
 THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN 
 ĐỐI VỚI NHẬN THỨC 
Môn học: GDCD; lớp:10
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Học sinh biết được thế nào là nhận thức và các quan điểm về nhận thức.
- Học sinh hiểu được thực tiễn là gì và tại sao nói thực tiễn là cơ sở của quá trình nhận thức. Giải thích được mọi hiểu biết của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn.
2. Về năng lực: 
- Phân biệt được sự khác nhau giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính; Nêu được ví dụ về các dạng hoạt động của thực tiễn, về vai trò của thực tiễn.
 - Vận dụng được những kiến thức về nhận thức, về thực tiễn vào đời sống xã hội phù hợp với lứa tuổi.
3. Về phẩm chất: 
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
- Luôn coi trọng vai trò của thực tiễn đối với nhận thức và đời sống xã hội. Có ý thức tham gia các hoạt động thực tiễn, tránh lý thuyết suông.
 II. Thiết bị dạy học, học liệu, phần mềm
Phần mềm:
+ Phần mềm đóng gói chuẩn elearning là: Adobe Presenter
+ Phần mềm nền: Ms Powerpoint
+ Phần mềm hỗ trợ biên tập phim, 2d. sơ đồ tư duy: Video editer, Adobe Audition.
Học liệu:
+ SGK GDCD 10
+ SGV GDCD 10
+ Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn GDCD trung học phổ thông.
+ Internet
+ CD, video, tranh ảnh liên quan đến bài dạy
- Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân , NXB. Hà Nội, 2007, Hồ Thanh Diện:
- Vũ Hồng Tiến - Trần Văn Thắng - Nguyễn Thị Hoa: Tình huống Giáo dục công dân, NXB. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, 2008.
Thiết bị dạy và học:
+ Hệ thống LMS- Host, Web .
+ HS Smartphone, Ipad, PC, laptop..vvv
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3. Hoạt động học tập:
3.1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
- Tạo tâm thế cho học sinh trước khi vào bài học
- Rèn luyện năng lực nhận thức vấn đề 
b) Nội dung: HS quan sát SGK, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nhận biết được nội dung chuẩn bị tìm hiểu.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV: Cho tập thể học sinh nghe bài Thanh niên làm theo lời Bác ( Trong thời gian 3 phút), cho biết ý nghĩa
Link bài hát: 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, rút ra ý nghĩa
Bước 3. Báo cáo, thảo luận:
- Học sinh trả lời câu hỏi
Bước 4. Kết luận, nhận xét 
	Giáo viên kết nối giới thiệu bài học:
Tác giả bài hát đã nhắn nhủ:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
 Đào núi và lấp bể
 Quyết chí ắt làm nên
Là thanh niên, thế hệ tương lai của nước nhà, em thấy mình cần phải làm gì để có nhận thức đúng đắn, trở thành con người có ích cho xã hộiTrước hết các em phải có nhận thức đúng, đầy đủ về thế giới trên cơ sở thực tiễn. Vậy thế nào là nhận thức, thực tiễn. Thực tiễn có vai trò gì trong quá trình nhận thức, các em đi vào bài học hôm nay.
3.2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1: Thuyết trình để học sinh tìm hiểu các quan điểm về nhận thức.
a) Mục tiêu:
HS hiểu được các quan điểm khác nhau về nhận thức.
- Rèn luyện NL tự nhận thức về cái đúng cái sai
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
TT
Nội dung hoạt động
Minh họa elearning
Slide 4
 1. Thế nào là nhận thức.
a. Các quan điểm về nhận thức
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV sử dụng những ví dụ sgk, yêu cầu HS động não 
GV: Theo em các nhà triết học trước Mác có quan điểm như thế nào về nhận thức?
- GV giới thiệu bảng nêu các quan điểm về nhận thức (Duy tâm, biện chứng trước Mác và triết học duy vật biện chứng)
GV: Sự khác nhau giữa các quan điểm này là gì ? Theo em quan điểm nào đúng ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ suy nghĩ, tìm hiểu
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
 Bước 4: Kết luận, nhận xét:GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức. 
- Triết học Duy tâm: Nhận thức là do bẩm sinh hoặc do thần linh mách bảo.
- Triết học trước Mác: Nhận thức chỉ là sự phản ánh đơn giản, máy móc, thụ động về sự vật hiện tượng.
- Triết học Duy vật biện chứng: Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn, là quá trình nhận thức cái tất yếu, diễn ra rất phức tạp, gồm 2 giai đoạn: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
Hoạt động 2.2: Đọc và hợp tác SGK để tìm hiểu khái niệm nhận thức 
- HS theo dõi, 
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận
a) Mục tiêu:
HS hiểu rõ khái niệm thế nào là nhận thức..
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
b. Nhận thức là gì?
TT
Nội dung hoạt động
Minh họa E.learning
Slide 5
Slide 6
Slide 7
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS theo dõi ví dụ 
Câu hỏi:
GV: Lấy ví dụ và phân tích ví dụ về quả cam.
* Các yếu tố:
- Sự vật, hiện tượng trong TGKQ.
- Các cơ quan cảm giác.
( mắt, tay, mũi, lưỡi..)
- Hoạt động của bộ não.
 GV: Nhận thức là gì ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ suy nghĩ, tìm hiểu
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 Bước 4: Kết luận, nhận xét: GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức:
Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của TGKQ vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng.
Gv luu ý cho học sinh, quá trình nhận thức là một quá trình phức tạp trãi qua 2 giai đoạn:
Nhận thức thông thường
Hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ trong hoạt động hàng ngày của con người. 
Nhận thức khoa học
Hình thành một cách tự giác và gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm bản chất, những quan hệ tất yếu của đối tượng nghiên cứu.
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm Thực tiễn là gì?
a) Mục tiêu:
- HS hiểu rõ khái niệm thực tiễn, phân biệt được với thực tế.
- Hs vận dụng được những nội dung đã học để liên hệ với thực tiễn
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
2- Thực tiễn là gì ? 
TT
Nội dung hoạt động
Minh họa Elearning
Slide 8
Slide 9
Slide 10
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS làm nhanh bài tập: Hãy chỉ ra trong các hoạt động sau đây, đâu là hoạt động vật chất ?( Thông qua bài hát: “Hát về cây lúa hôm nay”
- HS có 5 phút hoàn thành 
KỂ TÊN NHỮNG HOẠT ĐỘNG VẬT CHẤT CÓ TRONG BÀI HÁT.
1. CHÀNG TRAI LÁI MÁY CÀY 
2. CÔ GÁI NGỒI MÁY CẤY 
3. NGƯỜI GÁNH THÓC 
4.NGƯỜI TRỒNG LÚA 
5.ĐÔI VAI 
6. CẦU TRE 
GV kết luận: Các hoạt động 1,2,3,4 là những hoạt động vật chất.
- GV hỏi: Giữa hoạt động vật chất của con người và hoạt động của con vật có khác nhau hay không ? Khác nhau ở chỗ nào ? Cho ví dụ. 
HS trả lời
- GV bổ sung và kết luận: Hoạt động vật chất của con người khác với hoạt động của con vật. Hoạt động của con vật là hoạt động bản năng, không có ý thức trong khi đó hoạt động của con người là những hoạt động có ý thức, có mục đích. Do đó, con người có thể tính toán và biết được trước cái mà mình sẽ tạo ta.
- GV đặt câu hỏi: Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay có khác so với hoạt động sản xuất nông nghiệp của cha ông chúng ta trước đây hay không 
? Lý do nào dẫn đến sự khác nhau đó ?
 HS trả lời
GV bổ sung: Khác nhau về quy trình sản xuất, công cụ lao động, năng suất...Do trình độ phát triển của xã hội trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. 
GV tiếp tục hỏi: Vì đâu có sự khác nhau giữa hoạt động sản xuất ở xã hội nông thôn và thành thị, miền núi và miền xuôi ? Như vậy, trình độ phát triển của lịch sử, của xã hội có tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất nói riêng và hoạt động vật chất của con người nói chung ?HS trả lời
GV kết luận: GV bổ sung: Do trình độ phát triển của xã hội ở những nơi đó khác nhau. Trình độ phát triển của lịch sử, của xã hội quy định trình độ của hoạt động vật chất. Nói cách khác, mỗi giai đoạn lịch sử xã hội khác nhau sẽ gắn liền với một trình độ hoạt động vật chất tương ứng. Vì thế, hoạt động vật chất của con người luôn mang tính lịch sử - xã hội.
GV đặt câu hỏi: Những hoạt động vật chất của con người là những hoạt động có mục đích, vậy để đạt được những mục đích của mình con người đã và đang làm gì ?
GV: Những gì chúng ta phân tích ở trên chính là nội dung cơ bản của khái niệm thực tiễn. Trên cơ sở đó hãy khái quát và rút ra thực tiễn là gì ?có những hoạt động cơ bản nào?
HS trả lời:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu tài liệu, liên hệ phát biểu 
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 Bước 4: Kết luận, nhận xét: GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức. 
*Khái niệm:
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải biến TN và XH. 
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu vai trò của thực tiễn là cơ sở của nhận thức 
a) Mục tiêu:
Học sinh hiểu rõ vai trò của thực tiễn là cơ sở của nhận thức
- Từ đó rút ra được bài học cho bản thân.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
3. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
a. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức
TT
Nội dung hoạt động
Minh họa E. learning
Slide 11
Slide 12
Slide 13, 14,15,16
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
HS đọc ví dụ về C lốt- Béc na
Có lần một sinh viên hỏi C lốt - Béc na (1813-1878), nhà sinh lý học người Pháp:
Thưa thầy, điều gì quan trọng nhất trong y hoc?
 Những sự kiện thực tiễn – Ông rành rọt trả lời.
Dựa vào những hiểu biết của mình, em hãy cho biết: 
a,C lốt -Béc na nói đúng hay sai?
b. Thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức?
HS trả lời :
GV bổ sung và kết luận:4
1C lốt béc na nói rất đúng, nếu không có quá trình thực hành, thí nghiệm, thử nghiệm thì sẽ không mang lại những thành công trong Y học.
2. Thực tiễn có vai trò là cơ sở, động lực, mục ddichscuar nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý.
GV đặt câu hỏi: Vì sao nói Thực tiễn là cơ sở nhận thức?
 GV kết luận: Hoạt động lao động sản xuất nông nghiệp cũng là một trong những hoạt động thực tiễn của con người.
- Vậy thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức ? Cho ví dụ ?
Gv phân tích một số ví dụ:
GV bổ sung và kết luận: Đó chính là những tri thức kinh nghiệm được đúc kết qua nhiều thế hệ những người dân lao động. Quá trình hoạt động, lao động sản xuất của con người hay nói cách khác, đó chính là các hoạt động thực tiễn của con người. Con người phải không ngừng quan sát các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu tài liệu, liên hệ 
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời
 Bước 4: Kết luận, nhận xét: GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức. 
- Mọi nhận thức của con người dù gián tiếp hay trực tiếp đều bắt nguồn từ thực tiễn.
 Nhờ có sự tiếp xúc tác động vào SVHT mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của SVHT.
- Ví dụ: Từ quan sát thực tiễn => Thiên văn học ra đời. Qua thực tiễn SX mà con người rút ra kinh nghiệm là nhất nước, nhì phân...
Mọi nhận thức của con người dù gián tiếp hay trực tiếp đều bắt nguồn từ thực tiễn. Nhờ có sự tiếp xúc tác động vào SVHT mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của SVHT.
3.3. Hoạt động luyện tập: Làm bài tập trắc nghiệm để củng cố nội dung khái niệm nhận thức, thực tiễn, vai trò thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
a) Mục tiêu:
- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về nhận thức và biết ứng xử phù hợp trong tình huống giả định.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
b) Nội dung: HS làm bài tập trắc nghiệm
c) Sản phẩm: hs báo cáo kết quả làm bài
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 
- HS làm bài tập 
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ suy nghĩ, tìm hiểu
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Hs nộp bài làm
 Bước 4: Kết luận, nhận xét: GV chính xác hóa đáp án
Câu 1: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
a/ Chỉ cần học thức, nâng cao kiến thức trong sách vở, tài liệu là đủ.
b/ Lao động giỏi, có kĩ năng là đủ. Không cần suy nghĩ để nâng cao tri thức.
c/ Học phải đi đôi với hành. Lí luận gắn với thực tiễn.
Câu 2: Câu tục ngữ sau nói lên vai trò gì của thực tiễn: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
a/ cơ sở của nhận thức.
b/ mục đích của nhận thức.
c/ động lực của nhận thức.
d/ tiêu chuẩn của chân lí.
Câu 3: Từ những câu tục ngữ, ca dao sau đây, câu nào nói lên nội dung: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức? 
 a, Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
b, Con hơn cha , nhà có phúc
c, Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
d, Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
e, Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
 Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm
f, một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. 
3.4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu:
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới - nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực công dân, khả năng phát triển của bản thân, năng lực tự giải quyết và sáng tạo.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm: HS hoàn thành bài tập
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV: Cho HS nhận xét hình ảnh: Đốt phá rừng, hạn hán, lũ lụt 
, ô nhiễm môi trường. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Hs làm bài vào vở
Bước 4: Kết luận, nhận xét: GV chính xác hóa	
Thực tiễn trên đặt ra cho chúng ta vấn đề lớn là cần nhận thức đúng về quy luật của tự nhiên, từ đó cải tạo chúng theo quy luật của nó. Nếu con người nhận thức và cải tạo không đúng sẽ dẫn đến hậu quả xấu đối với con người chúng ta.
3.5.MỞ RỘNG
a) Mục tiêu:
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới - nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực công dân, khả năng phát triển của bản thân, năng lực tự giải quyết và sáng tạo.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm thành một bài viết
c) Sản phẩm: HS hoàn thành bài viết vào vở 
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV: Cho HS chứng minh câu nói của Hồ Chí Minh
-Qua thực tiễn học tập của bản thân em hãy chứng minh về câu nói của Bác Hồ : “Lý luận không gắn với thực tiễn là lý luận suông, thực tiễn không gắn với lý luận là thực tiễn mù quáng”.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Hs làm bài vào vở
Bước 4: Kết luận, nhận xét: GV chính xác hóa
Hồ Chí Minh dùng nhiều cách khác nhau để diễn đạt như “ lý thuyết phải gắn với thực hành”..nhưng điều cốt lõi nhất mà Người muốn nhấn mạnh là thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc cơ bản trong quá trình nhận thức.
Ví dụ: Học lý thuyết môn Toán phải có thực hành là làm bài tập. Học lý thuyết môn Hóa phải thực hành bằng thí nghiệm.
Như vậy, lý luận và thực tiễn gắn bó, bổ sung cho nhau tạo nên sự hiểu hiết đúng đắn về thế giới.
Thực tiễn không gắn với lý luận thì không có lý luận soi đường,dẫn dắt, chỉ đạo, hướng dẫn dễ mắc bệnh giáo điều.
Câu nói của Hồ Chí Minh hoàn toàn đúng đối với quá trình học tập và rèn luyện của học sinh.
3.5 CỦNG CỐ, DẶN DÒ
GV củng cố bài học, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài
3.6 HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Học bài cũ, chuân bị tiếp phần còn lại của bài học với 3 nội dung: Thực tiễn vai trò là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_10_chu_de_thuc_tien_va_vai_tro.docx