Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 4: Nguồn gốc phát triển, vận động của sự vật,hiện tượng (Tiết 2) - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Cẩm Chuyền

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 4: Nguồn gốc phát triển, vận động của sự vật,hiện tượng (Tiết 2) - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Cẩm Chuyền

I-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

a. Kiến thức

-Hiểu được khái niệm mâu thuẫn theo quan điểm của chũ nghĩa duy vật biện chứng.

b. Kỹ năng

- Biết được sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc khách quan của mọi sự vận động,phát triển của sv,ht.

- Phân tích một số mâu thuẫn trong các sự vật,hiện tượng.

c. Thái độ:

- Có ý thức tham gia giải quyết một số mâu thuẫn trong cuộc sống phù hợp với lứa tuổi.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.

 Năng lực tự học

II- CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Giáo viên:

+SGK,SGV GDCD lớp 10

+các câu hỏi thảo luận.

-Học sinh

SGK GDCD lớp 10, các câu chuyện, tục ngữ, ca dao có liên quan đến kiến thức bài học

III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài mới:

a. Ổn định lớp

b. Kiểm tra bài cũ 5’

Trình bày khái niệm mâu thuẫn, hai mặt đối lập, sự thống nhất của các mặt đối lập. Ví dụ minh họa

c. Giới thiệu bài mới

Trong mỗi mâu thuẫn luôn luôn tồn tại hai mặt đối lập thống nhất với nhau. Hai mặt đối lập tồn tại bên nhau, cần có nhau, nếu thiếu một trong hai mặt đối lập sẽ không tồn tại mâu thuẫn. hai mặt đối lập lại vận động theo chiều hướng trái ngược nhau. Vì vậy chúng sẽ xuất hiện sự đấ tranh giữa các mặt đối lập. chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

 

docx 5 trang yunqn234 4380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 4: Nguồn gốc phát triển, vận động của sự vật,hiện tượng (Tiết 2) - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Cẩm Chuyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 7 Tiết: theo PPCT 7
Bài 4: 
NGUỒN GỐC PHÁT TRIỂN, VẬN ĐỘNG 
 CỦA SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG (tiết 2)
I-MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức, kỹ năng, thái độ
a. Kiến thức
-Hiểu được khái niệm mâu thuẫn theo quan điểm của chũ nghĩa duy vật biện chứng.
b. Kỹ năng
- Biết được sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc khách quan của mọi sự vận động,phát triển của sv,ht.
- Phân tích một số mâu thuẫn trong các sự vật,hiện tượng.
c. Thái độ:
- Có ý thức tham gia giải quyết một số mâu thuẫn trong cuộc sống phù hợp với lứa tuổi.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.
 	Năng lực tự học 
II- CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Giáo viên:
+SGK,SGV GDCD lớp 10
+các câu hỏi thảo luận.
-Học sinh
SGK GDCD lớp 10, các câu chuyện, tục ngữ, ca dao có liên quan đến kiến thức bài học
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động dẫn dắt vào bài mới:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ 5’
Trình bày khái niệm mâu thuẫn, hai mặt đối lập, sự thống nhất của các mặt đối lập. Ví dụ minh họa
Giới thiệu bài mới
Trong mỗi mâu thuẫn luôn luôn tồn tại hai mặt đối lập thống nhất với nhau. Hai mặt đối lập tồn tại bên nhau, cần có nhau, nếu thiếu một trong hai mặt đối lập sẽ không tồn tại mâu thuẫn. hai mặt đối lập lại vận động theo chiều hướng trái ngược nhau. Vì vậy chúng sẽ xuất hiện sự đấ tranh giữa các mặt đối lập. chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. 
Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: tìm hiểu về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
GV nêu vấn đề:
Vì mâu thuẫn là một chỉnh thể , mỗi mâu thuẫn được tạo thành hai mặt đối lập trong vùng một sự vật, hiện tượng. Do đó chúng không thể tách rời nhau, chúng luôn luôn thống nhất với nhau. Vậy, căn cứ vào đâu để nhận biết đó là hai mặt đối lập của mâu thuẫn?
HS: căn cứ vào hai mặt đối lập trái ngược nhau.
GV phân tích và hỏi:
 Căn cứ vào khuynh hướng vận động và phát triển trái ngược nhau của các mặt đối lập. Chính sự vận động và phát triển trái ngược nhau đã làm cho các mặt đối lập luôn tác động bài trừ, gạt bỏ nhau. Và người ta gọi đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.. Vậy sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là gì? Em hayc nêu ví dụ minh họa.
-GV:Cho HS lấy VD về 2 mặt đối lập của mâu thuẫn.
-HS:Lấy VD
Xã hội TBCN: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Lối sống: văn hóa và vô văn hóa.
-HS:Ghi bài
-GV:Chuyển ý
Sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm những mâu thuẫn. Mâu thuẫn là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Mục đích của đấu tranh giữa các mặt đối lập là giải quyết mâu thuẫn. Quá trình giải quyết mâu thuẫn đó sẽ diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của mâu thuẫn đối với sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng? 
Hoạt động 2: tìm hiểu về mâu thuẫn là nguồn gốc của vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng.
GV nêu vấn đề: 
Trong mỗi sự vật, hiện tượng bao giờ cũng tồn tại nhiều mâu thuẫn khác nhau, trong đó có những mâu thuẫn cơ bản và không cơ bản, mâu thuẫn bên trong, bên ngoài. ... Khi mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật, hiện tượng chứa đựng những mau thuẫn đó sẽ chuyển hóa thành sự vật hiện tượng khác 
-GV:Cho HS lấy VD về mâu thuẫn
-HS:Lấy VD
+XHPK: Địa chủ - Nông dân
+Sinh vật: Biến dị - Di truyền
+ nhận thức: đúng - sai
-GV:Cho HS phân tích từng VD.
VD1: sự đấu tranh giữa hai mặt biến dị và di truyền trong điều kiện môi trường hết sức đa dạng và phong phú. Luôn thay đổi đã làm cho các giống loài mới của sinh vật xuất hiện và sinh vật mới lại tiếp tục xuất hiện mâu thuẫn.
VD 2: Sự đấu tranh giữa giai địa chủ và nông dân đã làm cho xã hội phong kiến tiêu vong, hình thành nên xã hội tư bản, xã hội tư bản ra đời tiếp tục xuất hiện mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp tư sản.
VD 3: Trong quá trình nhận thức, sở dĩ các tư tưởng xã hội ngày càng phát triển vì luôn luôn có sự đấu tranh giữa nhận thức đúng và nhận thức sai, giữa nhận thức kém sâu sắc và nhận thức sâu sắc hơn. 
GV hỏi: Theo các em phải làm gì để cho các sự vật hiện tượng không ngừng phát triển?
-HS:Trả lời
-GV:Nhận xét,bổ sung,kết luận
Mâu thuẫn phải được giải quyết. Hay nói cách khác phải tích cự giải quyết mâu thuẫn đang không ngừng nãy sinh.
Mỗi mâu thuẫn đều bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vật, hiện tượng không giữ nguyên trang thái cũ. Mà cái cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành, sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế cái cũ.
Quá trình nà tạo nên sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng và cứ như vậy sự vật, hiện tượng luôn vận động phát triển không ngừng.
-HS:Ghi bài
GV diễn giải:
Đấu tranh giữa các mặt đối lập là điều kiện tiên quyết để giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi sự đấu tranh giữa các mặt đối lập lên đỉnh điểm và có điều kiện thích hợp. Khi nghiên cứu về mâu thuẫn chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến nguyên tắc: Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, không phải bằng con dường điều hòa mâu thuẫn.
-GV:Cho HS giải quyết các tình huống:
+Đấu tranh với lối sống thiếu lành mạnh.
+Đấu tranh với đói nghèo đưa xã hội ngày càng giàu có.
-HS:Trả lời
-GV:Nhận xét,rút ra bài học.
Khi đấu tranh giữa các mặt đối lập trở nên quyết liệt, sự cân bằng thống nhất cúa các mặt đối lập sẽ bị phá vỡ, làm cho sự vật hiện tượng cũ mất đi được thay thế bằng sự vật hiện tượng mới. ....(....) cứ như thế mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn đã tạo nên sự vận động và phát triển vô tận của thế giới khách quan. Do đó sự đấu tranh giữa các mặt đối lập chính là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin, là hạt nhân của phép biện chứng. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển, theo đó nguồn gốc của sự phát triển chính là mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng.
Cho HS thảo luận cách giải quyết mâu thuẫn
Đưa tình huống thảo luận:\
Nhóm 1,3:Mâu thuẫn trong lớp học
Nhóm 2,4:Mâu thuẫn giữa hai bạn chơi thân với nhau vì sự hiểu lầm mà không chơi với nhau thậm chí không nói chuyện với nhau
GV nhận xét và rút ra bài học
c.Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
Hai mặt đối lập luôn luôn tác động bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
2.Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động phát triển của sự vật,hiện tượng.
a.Giải quyết mâu thuẫn
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc ,động lực của sự vận động,phát triển của sự vật,hiện tượng.
b.Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh.
Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, không phải bằng con đường điều hòa mâu thuẫn.
*Bài học
-Để giải quyết mâu thuẫn phải có phương pháp đúng,phải phân tích mâu thuẫn cụ thể trong tình hình cụ thể.
-Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của từng mặt đối lập,phân tích mối quan hệ giữa các mặt của mâu thuẫn.
-Phải biết phân biệt đúng,sai,tiến bộ,lạc hậu.
-Nâng cao nhận thức xã hội,phát triển nhân cách.
3. Hoạt động luyện tập:
Những câu tục ngữ nào sau đây nói về mâu thuẫn:
-Con giun xéo lắm cũng quằn.
-Yêu nên tốt,ghét nên xấu.
-Cái nết đánh chết cái đẹp.
-Dĩ hòa vi quý
IV. Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt tuần 7, tiết 7
Ký duyệt của TT
Ngày tháng năm 2020
Quách Thuận Hiệp

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_10_bai_4_nguon_goc_phat_trien.docx