Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 13: Công dân với cộng đồng

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 13: Công dân với cộng đồng

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Học sinh nắm được cộng đồng là gì và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.

 - Nêu được thế nào là nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác.

- Nêu được các biểu hiện đặc trưng của nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác.

- Hiểu được nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác là những yêu cầu đạo đức của công dân hiện nay trong mối quan hệ với cộng đồng nơi ở, trường học.

 2. Về kĩ năng

 Biết sống nhân nghĩa với mọi người xung quanh.

3. Về thái độ

 Yêu quý gắn bó với lớp, với trường, với cộng đồng nơi ở.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Chuẩn bị của GV

- SGK, SGV GDCD 10, chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD.

- Sách đạo đức học, pháp luật, bài tập tình huống GDCD 10.

- Những nội dung có liên quan đến bài học.

- Thuyết trình, thảo luận, đàm thoại.

- Sơ đồ,bảng phụ liên quan đến bài học.

2.Chuẩn bị của HS

-Sách giáo khoa GDCD lớp 10

- Sách bài tập GDCD lớp 10

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động

* Mục tiêu

- Kích thích HS tìm hiểu các vấn đề liên quan đến cộng đồng

- Rèn luyện kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực

* Cách tiến hành: GV cho Hs xem video về sự đùm bọc nhau của làng quê và hỏi

- Những người trong đoạn phim họ đối xử với nhau như thế nào?

- Giữa họ có điểm gì chung? Vì sao họ phải đùm bọc nhau?.

* Sản phẩm mong muốn: Câu trả lời đúng của HS

Các em thân mến !

Mỗi cá nhân sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu không gắn kết với những cộng đồng nhất định. Đó là gia đình - nơi ta được sinh ra, được nuôi dưỡng, che chở và yêu thương; đó là quê hương - nơi ta lớn lên với biết bao kỷ niệm thân thương giữa vòng tay bè bạn, thầy cô và những người thân thuộc; đó là Tổ quốc - đã mang đến cho ta sức mạnh từ ngàn năm trước, kết nối yêu thương, sức mạnh trong trái tim ta với triệu triệu đồng bào đến ngàn vạn năm sau; đó là nhân loại - gia đình lớn cùng ta chung sống trên một tinh cầu nhỏ xíu giữa vũ trụ bao la, dù khác nhau mái tóc, màu da nhưng vẫn nâng đỡ, chở che nhau bởi tình đồng loại.

Chúng ta đã và đang nhận rất nhiều từ những cộng đồng mà chúng ta tham gia, và chúng ta cũng phải có trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển của những cộng động ấy. Đó cũng chính là nội dung của bài học tiếp theo Bài 13: Công dân với cộng đồng.

 

docx 8 trang yunqn234 5840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 13: Công dân với cộng đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 13 : CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Học sinh nắm được cộng đồng là gì và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người. 
 - Nêu được thế nào là nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác.
- Nêu được các biểu hiện đặc trưng của nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác.
- Hiểu được nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác là những yêu cầu đạo đức của công dân hiện nay trong mối quan hệ với cộng đồng nơi ở, trường học.
 2. Về kĩ năng 
 Biết sống nhân nghĩa với mọi người xung quanh.
3. Về thái độ
 Yêu quý gắn bó với lớp, với trường, với cộng đồng nơi ở.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- SGK, SGV GDCD 10, chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD.
- Sách đạo đức học, pháp luật, bài tập tình huống GDCD 10.
- Những nội dung có liên quan đến bài học.
- Thuyết trình, thảo luận, đàm thoại.
- Sơ đồ,bảng phụ liên quan đến bài học.
2.Chuẩn bị của HS
-Sách giáo khoa GDCD lớp 10
- Sách bài tập GDCD lớp 10
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu
- Kích thích HS tìm hiểu các vấn đề liên quan đến cộng đồng
- Rèn luyện kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực
* Cách tiến hành: GV cho Hs xem video về sự đùm bọc nhau của làng quê và hỏi
- Những người trong đoạn phim họ đối xử với nhau như thế nào?
- Giữa họ có điểm gì chung? Vì sao họ phải đùm bọc nhau?....
* Sản phẩm mong muốn: Câu trả lời đúng của HS
Các em thân mến !
Mỗi cá nhân sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu không gắn kết với những cộng đồng nhất định. Đó là gia đình - nơi ta được sinh ra, được nuôi dưỡng, che chở và yêu thương; đó là quê hương - nơi ta lớn lên với biết bao kỷ niệm thân thương giữa vòng tay bè bạn, thầy cô và những người thân thuộc; đó là Tổ quốc - đã mang đến cho ta sức mạnh từ ngàn năm trước, kết nối yêu thương, sức mạnh trong trái tim ta với triệu triệu đồng bào đến ngàn vạn năm sau; đó là nhân loại - gia đình lớn cùng ta chung sống trên một tinh cầu nhỏ xíu giữa vũ trụ bao la, dù khác nhau mái tóc, màu da nhưng vẫn nâng đỡ, chở che nhau bởi tình đồng loại. 
Chúng ta đã và đang nhận rất nhiều từ những cộng đồng mà chúng ta tham gia, và chúng ta cũng phải có trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển của những cộng động ấy. Đó cũng chính là nội dung của bài học tiếp theo Bài 13: Công dân với cộng đồng.
2. Hoạt động2 : Hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức 
Hoạt động 1: Thảo luận cặp đôi tìm hiểu khái niệm cộng đồng
* Mục tiêu 
- Hiểu thế nào là cộng đồng, lấy được ví dụ về cộng đồng
-Rèn luyện năng lực hợp tác, tư duy
* Cách tiến hành 
- GV cho HS quan sát hình ảnh.
( Hình ảnh gia đình, hình ảnh lớp học, hình ảnh 1 dân tộc Việt Nam )
- GV nêu câu hỏi, HS làm việc theo cặp:
+ Em có nhận xét gì về những hình ảnh trên?
(GV gợi ý: Thành viên, điểm giống nhau giữa những thành viên trong hình ảnh đó .)
+ Vậy cộng đồng là gì? 
+ Em hãy lấy ví dụ về cộng đồng mà em biết ? 
+ Con người có thể tham gia nhiều cộng đồng được không ?
- HS suy nghĩ, trao đổi và trình bày
- GV chính xác hóa ý kiến của HS.
* Kết luận 
GV định hướng cho HS
- Nhận xét về hình ảnh 
+ Giống nhau : Nguồn gốc, tiếng nói, chữ viết, đời sống, phong tục tập quán.
+ Khác nhau : Về quy mô, loại hình, tổ chức, hoạt động.
- Cộng đồng là toàn thể những người cùng chung sống, có những đặc điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
- VD: cộng đồng gia đình ; lớp học ; nhà trường ; dân cư
- Mỗi người có thể tham gia nhiều cộng đồng như : cộng đồng gia đình; lớp học; nhà trường; dân cư...
 * Sản phẩm 
 - Khái niệm cộng đồng, ví dụ về cộng đồng 
Hoạt động 2 : Đọc tình huống và giải quyết vấn đề
* Mục tiêu 
- HS trình bày được vai trò của cộng đồng
- Rèn luyện năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề.
* Cách tiến hành 
- GV cho HS đọc tình huống
- Những cô bé được nuôi lớn bởi bầy sói ở Ấn Độ
Vào năm 1920, Kamala 8 tuổi, và Amala 18 tháng tuổi, đã được tìm thấy trong hang ổ của một bầy sói ở thành phố Midnapore, Ấn Độ. Vụ việc này đã được ghi nhận bởi Đức Cha J.L. Singh, một nhà truyền giáo Thiên Chúa, vốn là người đã phát hiện ra hai đứa trẻ. “Những đứa trẻ này hung dữ hơn bầy sói con. Mái tóc bện dài phủ xuống bờ vai của chúng, quai hàm của chúng có cấu tạo giống loài sói một cách kỳ lạ, hàm răng của chúng sắc và nhọn. Chúng không ăn rau, nhưng có thể ngửi thấy mùi thịt sống ở khoảng cách xa”- Tiến sỹ Abraham Sperling, giáo sư giảng dạy tại Đại học Thành phố New York, nói trong quyển sách “Tâm lý học cho triệu người”- trích dẫn miêu tả của Lois Mattox Miller trong mục Thông tin Khoa học.
Sau khoảng một năm tại trại trẻ mồ côi, Amala qua đời. Khi em chết, Kamala biểu thị các dấu hiệu đầu tiên của cảm xúc con người. Kamala sống thêm 8 năm nữa, trong khoảng thời gian đó cô đã học được vài từ và cách đi thẳng- theo Barrett. Tuy nhiên, cô sẽ lại bò bằng 4 chi nếu cô cảm thấy lo lắng. Bác sỹ đã từng chăm sóc cho chúng nói rằng chúng chỉ uống sữa và ăn thịt, Sperling viết. Chúng thường sinh hoạt về đêm.
Con sói mẹ nhận nuôi chúng đã chiến đấu rất mãnh liệt để giữ những đứa trẻ giống như khi con người cố bắt con của nó, theo Barrett. Vì vậy người ta phải bắn con sói mẹ. Các con sói khác trong đàn đã trở về ngôi làng và hú to.
Barrett đã viết: “Khi viết về Kamala và Amala, tôi cảm thấy cụm từ “giam cầm” gần như đã trở thành cách miêu tả của tôi về cái chết của chúng”.
 GV nêu câu hỏi để HS thảo luận : Từ tình huống trên các em hãy cho biết :
 ? Cộng đồng có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người?
 ? Điều gì sẽ xảy ra nếu con người phải sống tách biệt với cộng đồng ?
- HS làm việc theo cặp
- GV gọi đại diện 2 – 3 cặp trả lời
- Lớp nhận xét bổ sung
- GV nêu tiếp câu hỏi để HS trả lời
? Vậy chúng ta cần phải sống và ứng xử như thế nào trong cộng đồng?
- HS trả lời 1 – 2 em
- GV chuẩn hóa kiến thức 
* Kết luận 
- Chăm lo cuộc sống của cá nhân
- Đảm bảo cho mọi người có điều kiện phát triển.
- Muốn duy trì cuộc sống của mình, con người phải lao động và liên hệ với những người khác, với cộng đồng. Không ai có thể sống bên ngoài cộng đồng và xã hội. 
* Sản phẩm 
- Vai trò của cộng đồng đối với đời sống của con người.
Hoạt động 3: Thuyết trình, thảo luận nhóm để tìm hiểu khái niệm và biểu hiện của nhân nghĩa
* Mục tiêu 
- HS trình bày được khái niệm nhân nghĩa
- Rèn luyện năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề
* Cách tiến hành 
- GV giới thiệu : Mỗi cộng đồng đều có chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử riêng và mỗi cá nhân sống trong đó phải có nghĩa vụ tuân thủ. Nhân nghĩa là một trong những chuẩn mực đạo đức quan trọng mà công dân hiện nay phải có.
- GV nêu câu hỏi để HS thảo luận theo nhóm
C1 : Em hãy cho biết ý nghĩa của các câu tục ngữ dưới đây ?
- Thương người như thể thương thân
 - Lá lành đùm lá rách 
C2 : Em hãy cho biết biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa Việt Nam ?
C3 : Vì sao nhân nghĩa lại là một yêu cầu về mặt đạo đức của người công dân trong quan hệ với cộng đồng ?
C4 : Học sinh cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ?
- HS thảo luận theo nhóm 
- HS trình bày phần thảo luận
- GV chính xác hóa ý kiến của HS
- Giáo viên hướng dẫn hs lấy ví dụ việc làm cụ thể, thể hiện lòng nhân nghĩa của bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội.
 - Lễ phép với thầy, cô giáo
 - Vâng lời cha mẹ, chăm sóc cha mẹ khi ốm
 - Giúp đỡ bạn trong lớp bị ốm
 - Thăm nghĩa trang liệt sĩ
* Sản phẩm 
- Khái niệm nhân nghĩa
- Biểu hiện của nhân nghĩa
- Trách nhiệm của HS trong việc phát huy truyền thống nhân nghĩa
Hoạt động 4 : Đọc tình huống, thảo luận và giải quyết vấn đề tìm hiểu về Sống hòa nhập
* Mục tiêu
- HS nêu được khái niệm hòa nhập, những biểu hiện của sống hòa nhập ở gia đình, khu dân cư, lớp học, trường học. 
- Rèn luyện NL thảo luận, giải quyết vấn đề cho HS. 
* Cách tiến hành
- GV cho HS biết về tình huống (chiếu trên màn hình/viết trước trên giấy khổ lớn). 
- Thảo luận: Hãy nhận xét cách sống của các nhân vật trong 2 tình huống sau.
 Tình huống 1 : Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng bôn ba rất nhiều nơi. Nhưng dù ở đâu Bác cũng luôn gần gũi, yêu thương mọi người. Quan tâm giúp đỡ đồng cam cộng khổ với nhân dân. Được nhân dân tin cậy và yêu mến.
 Tình huống 2 : Gia đình ông A mới chuyển từ thành phố về quê sống, nhưng suốt ngày cài cổng sắt nhà ông luôn đóng kín bởi ông cho rằng cách sống của những người nhà quê không hợp với mình nên không muốn có giao lưu với họ .
- Học sinh trả lời ý kiến cá nhân
 - Giáo viên liệt kê ý kiến của học sinh lên bảng
 - Học sinh cả lớp trao đổi, góp ý kiến
 - GV chính xác hóa ý kiến của HS
àCách sống của Bác Hồ có sự hòa nhập với mọi người. Còn ông A không có sự hòa nhập với mọi người
 Giáo viên giúp học nắm được kiến thức Hòa nhập bằng phương pháp đàm thoại theo các câu hỏi.
- Thế nào là sống hòa nhập?
- Khi chúng ta sống hòa nhập với cộng đồng, xã hội sẽ đem lại ý nghĩa gì?
- Học sinh cần phải làm gì để sống hòa nhập với cộng đồng, xã hội ?
- HS trình bày phần thảo luận
- GV chính xác hóa ý kiến của HS
* Sản phẩm : khái niệm hòa nhập, những biểu hiện của sống hòa nhập ở gia đình, khu dân cư, lớp học, trường học. 
Hoạt động 5 :Thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung hợp tác.
* Mục tiêu 
- HS nêu được khái niệm, biểu hiên, ý nghĩa, nguyên tắc hợp tác.
- Rèn luyện NL thảo luận, giải quyết vấn đề cho HS. 
* Cách tiến hành 
 GV hướng dẫn trò chơi 
Chia lớp thành 4 nhóm: Thi tìm hiểu các câu ca dao, tục ngữ về hợp tác.
H. Vừa rồi các em đã chơi 1 trò chơi nhờ vào đâu để tạo ra thành quả của nhóm?
HS: 
GV: Nhận xét .
“Cả bè hơn cây nứa”
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công”
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu,
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”
Nhóm 1
 Theo em, hợp tác có những biểu hiện cơ bản nào ?
Nhóm 2
 Theo em, khi chúng ta thực hiện tốt hợp tác thì sẽ đem lại ý nghĩa gì ?
Nhóm 3
 Trong hợp tác chúng ta phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản nào ?
Nhóm 4
 Theo em, có các loại hợp tác cơ bản nào ?
- Học sinh tiến hành thảo luận nhóm theo câu hỏi
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có)
- Giáo viên ghi ý kiến của học sinh lên bảng 
- GV chính xác hóa ý kiến của HS và chốt lại nội dung hợp tác.
1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người
a. Cộng đồng là gì ?
- Cộng đồng là toàn thể những người cùng chung sống, có những đặc điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
- Ví dụ : Cộng đồng dân cư, làng xã, dân tộc, người Việt Nam ở nước ngoài...
b. Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người
- Chăm lo cuộc sống của cá nhân
- Đảm bảo cho mọi người có điều kiện phát triển.
- Cộng đồng giải quyết hợp lý mối quan hệ lợi ích chung và riêng, giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ.
- Cá nhân phát triển trong cộng đồng từ đó tạo nên sức mạnh của cộng đồng.
2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng
a. Nhân nghĩa
- Nhân là lòng thương người
- Nghĩa là hợp với lẽ phải
- Như vậy : Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải.
- Ví dụ: Lá lành đùm lá rách ; thương người như thể thương thân
- Biểu hiện 
+ Nhân ái, thương yêu, giúp đỡ nhau.
+ Nhường nhịn, đùm bọc lẫn nhau.
+ Vị tha, bao dung, độ lượng.
- Nhân nghĩa là yêu cầu về mặt đạo đức vì : Làm cho quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng thêm gần gũi, gắn bó, cuộc sống trở lên tốt đẹp và ý nghĩa hơn.
- Mỗi học sinh cần phải 
+ Kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà.
+ Quan tâm giúp đõ mọi người.
+ Cảm thông, bao dung, độ lượng, vị tha.
+ Tích cực tham gia các hoạt động « Uống nước nhớ nguồn », « đền ơn đáp nghĩa »
+ Kính trọng biết ơn các vị anh hùng dân tộc.
+ Tôn trọng giữ gìn truyền thống tốt điệp của dân tộc.
b) Hoà nhập
* Khái niệm : Sống hoà nhập là sống gần gũi, chan hoà, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hoà với người khác; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.
*Ý nghĩa 
- Thêm niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
* Là học sinh cần phải
-Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, giúp đở, vui vẻ cởi mở, chan hoà với bạn bè, thầy cô giáo và những người xung quanh.
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức. Đồng thời vận động mọi người cùng tham gia.
c. Hợp tác
* Khái niệm: Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
* Biểu hiện
- Cùng bàn bạc, phối hợp nhịp nhàng;
- Hiểu biết về nhiệm vụ của nhau;
- Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ.
* Ý nghĩa
- Tạo nên sức mạnh tinh thần và thể chất;
- Đem lại chất lượng và hiệu quả cao;
- Là yêu cầu đạo đức quan trọng của mỗi con người trong xã hội hiện đại.
*Nguyên tắc hợp tác 
- Tự nguyện, bình đẳng;
- Hai bên cùng có lợi.
- Không làm hại đến lợi ích của người khác
* Các loại hợp tác
- Hợp tác song phương, đa phương;
- Hợp tác từng lĩnh vực hoặc toàn diện;
- Hợp tác giữa các cá nhân, nhóm, giữa các cộng đồng, dân tộc, quốc gia.
* Là học sinh cần phải
- Cùng nhau bàn bạc, phân công, xây dựng kế hoạch cụ thể;
- Nghiêm túc thực hiện;
- Phối hợp nhịp nhàng, chia sẻ, đóng góp sang kiến cho nhau;
- Đánh giá và rút kinh nghiệm.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
* Mục tiêu 
- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về công dân về cộng đồng
- Rèn luyện NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề cho HS. 
* Cách tiến hành 
- GV tổ chức cho HS thảo luận, chơi trò chơi đuổi hình bắt chữ. 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, lớp nhận xét đánh giá và thống nhất đáp án. 
* GV chính xác hóa đáp án 
* GV chính xác hóa đáp án 
- Môi hở răng lạnh (1)
- Chị ngã em nâng (2)
Sản phẩm: Kết quả làm việc nhóm của HS.
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
* Mục tiêu
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống/bối cảnh mới – nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. 
- Rèn luyện NL tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, NL công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân. 
* Cách tiến hành
1) GV nêu yêu cầu 
a) Tự liên hệ 
Em hãy kể về hoạt động của lớp, trường, địa phương em thể hiện truyền thống nhân nhân nghĩa của dân tộc ta.(VD ủng hộ đồng bào lũ lụt, hiến máu nhân đạo.........)
b) Nhận diện xung quanh 
Hãy nêu nhận xét của em về hoạt động này của các bạn trong lớp em và của một sô người khác mà em biết. 
c) GV định hướng HS 58 
HS làm thêm bài tập trong sách giáo khoa GDCD 10 trang 94
5. Hoạt động 5: Mở rộng 
- GV Cung cấp địa chỉ và hướng dẫn HS cách tìm văn bản pháp luật trên mạng Internet, 
Ký duyệt của giáo viên hướng dẫn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_10_bai_13_cong_dan_voi_cong_do.docx