Giáo án Giáo dục công dân 10 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Phương Thảo

Giáo án Giáo dục công dân 10 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Phương Thảo

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Nhận biết được các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.

- Nêu được vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.

2. Về năng lực:

Năng lực chung:

+Tích cực học tập để có những kiến thức cơ bản về các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội

+Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập

+Giải quyết vấn đề sáng tạo trước những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội.

-Năng lực đặc thù:

+Năng lực điều chỉnh hành vi: ủng hộ những hoạt động đúng đắn hợp pháp và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

+Năng lực tìm hiểu tham gia các hoạt động kinh tế xã hội: tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội phù hợp với lứa tuổi. Tích cực tự giác và nghiêm túc thực hiện tốt chính sách của nhà nước về các hoạt động kinh tế phù hợp.Thầy cô có nhu cầu bộ giáo án liên hệ số: Không chín bảy chín, bốn, bốn, bốn, bốn, năm không.

 

docx 12 trang Phan Thành 04/07/2023 1700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 10 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Phương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1. NỀN KINH TẾ VÀ CÁC CHỦ THỂ CỦA NỀN KINH TẾ 
BÀI 1. CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
- Nhận biết được các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.
- Nêu được vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.
2. Về năng lực: 
Năng lực chung:
+Tích cực học tập để có những kiến thức cơ bản về các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
+Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập
+Giải quyết vấn đề sáng tạo trước những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội.
-Năng lực đặc thù:
+Năng lực điều chỉnh hành vi: ủng hộ những hoạt động đúng đắn hợp pháp và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
+Năng lực tìm hiểu tham gia các hoạt động kinh tế xã hội: tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội phù hợp với lứa tuổi. Tích cực tự giác và nghiêm túc thực hiện tốt chính sách của nhà nước về các hoạt động kinh tế phù hợp.Thầy cô có nhu cầu bộ giáo án liên hệ số: Không chín bảy chín, bốn, bốn, bốn, bốn, năm không.
3. Về phẩm chất: 
-Chăm chỉ: có ý thức đánh giá điểm mạnh điểm yếu của bản thân,định hướng nghề nghiệp. Tích cực tìm hiểu các hoạt động cơ bản của nền kinh tế để từ đó có kế hoạch cho bản thân.
-Trách nhiệm: nhận biết được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục Kinh tế pháp luật.
- Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ tư duy, máy chiếu, bảng phụ, bút dạ .
- Video về một số nội dung liên quan đến bài học
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động: Mở đầu: 
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu chủ đề và giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết trong chủ đề
b. Nội dung: Xem video về sản xuất và lưu thông hàng hóa xác định các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội 
c. Sản phẩm: Xác định được các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
d. Tổ chức thực hiện: 
Các bước tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra
Yêu cầu học sinh xem video về sản xuất và lưu thông hàng hóa xác định các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Câu 1. Xác định các hoạt động kinh tế cơ bản trong video trên
Câu 2. Em hãy kể tên một hoạt động kinh tế đang diễn ra trong đời sống hằng ngày và chia sẻ vai trò của hoạt động này đối với đời sống xã hội.
HS xem video và trả lời câu hỏi
Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ
Thảo luận, báo cáo
-Giáo viên tổ chức điều hành.
-Giáo viên yêu cầu một số học sinh trả lời câu hỏi.
-Học sinh trả lời ý kiến cá nhân.
-Học sinh khác lắng nghe và cùng bổ sung.
Nhận xét, đánh giá và kết luận
-Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và dẫn dắt tìm hiểu kiến thức mới
Câu 1. Xác định các hoạt động kinh tế cơ bản trong video trên?
-Hoạt động sản xuất
-Hoạt động phân phối, trao đổi
-Hoạt động tiêu dùng
Câu 2. Em hãy kể tên một hoạt động kinh tế đang diễn ra trong đời sống hằng ngày và chia sẻ vai trò của hoạt động này đối với đời sống xã hội?
Trồng lúa mì
=> Phục vụ nhu cầu sản xuất và vẫn đề lương thực, thực phẩm
Sản xuất hóa chất
=> Phụ vụ nhu cầu cần thiết của doanh nghiệp cũng như đời sống
Sản xuất linh kiện điện tử
=> Phụ vụ công nghiệp, sản xuất hàng hóa
HS lắng nghe và lĩnh hội kiến thức.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
1. Hoạt động sản xuất
a. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh hiểu được hoạt động sản xuất là hoạt động của con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.
- Hoạt động sản xuất đóng vai trò hoạt động cơ bản nhất của con người, quyết định đến các hoạt động phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Thầy cô có nhu cầu bộ giáo án liên hệ số: Không chín bảy chín, bốn, bốn, bốn, bốn, năm không.
b. Nội dung: Học sinh quan sát tranh ảnh; thảo luận theo cặp đôi, nhóm và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: 
- Học sinh trình bày được hoạt động sản xuất là hoạt động của con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.
- Học sinh trình bày được hoạt động sản xuất đóng vai trò hoạt động cơ bản nhất của con người, quyết định đến các hoạt động phân phối, trao đổi, tiêu dùng.
d. Tổ chức thực hiện: 
Các bước tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra
Yêu cầu học sinh xem hình ảnh sgk và trả lời câu hỏi:
Câu 1. Hoạt động sản xuất đóng góp những gì cho đời sống xã hội?
Câu 2. Con người sử dụng các yếu tố sản xuất nào?
HS xem hình ảnh và trả lời câu hỏi
Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ
Thảo luận, báo cáo
-Giáo viên tổ chức điều hành.
-Giáo viên yêu cầu một số học sinh trả lời câu hỏi.
-Học sinh trả lời ý kiến cá nhân.
-Học sinh khác lắng nghe và cùng bổ sung.
Nhận xét, đánh giá và kết luận
-Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và kết luận:
-Giáo viên giảng giải: Các yếu tố của hoạt động sản xuất
 ..
-HS lắng nghe và lĩnh hội kiến thức và ghi nhớ:
Ghi nhớ:
-Hoạt động sản xuất là hoạt động của con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.
-Hoạt động sản xuất đóng vai trò hoạt động cơ bản nhất của con người, quyết định đến các hoạt động phân phối, trao đổi, tiêu dùng.
2. Hoạt động phân phối - trao đổi
a. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được hoạt động phân phối, trao đổi, phân phối - trao đổi.
b. Nội dung: Học sinh quan sát tranh ảnh; đọc thông tin thảo luận theo cặp đôi, nhóm và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: 
- Học sinh trình bày được hoạt động phân phối là phân chia lại các yếu tố sản xuất (vốn, lao động, nguyên vật liệu )
- Học sinh trình bày được hoạt động trao đổi là đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
- Học sinh trình bày được hoạt động phân phối - trao đổi là cầu nối giữa sản xuất - tiêu dùng.
d. Tổ chức thực hiện: 
Các bước tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra
Yêu cầu học sinh xem hình ảnh sgk, đọc thông tin và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
1. Ban Giám đốc công ty X đã có quyết định phân bổ nguồn lực sản xuất và phân chia kết quà sản xuất như thế nào? Quyết định này mang lại kết quả gì cho doanh nghiệp và người lao động?
2. Trong thông tin trên, người dân xã Cán Cấu đến chợ để làm gì? Việc duy trì hoạt động trao đổi ở chợ Cán Cấu có vai trò gì đối với đời sống của người dân nơi đây?
HS đọc thông tin, xem hình ảnh và trả lời câu hỏi
1. Ban Giám đốc đã quyết định thu hẹp sản xuất một số sản phẩm có mức tiêu thụ chậm 
Doanh thu và lợi nhuận công ty tăng thêm thu nhập cho người lao động, thưởng xứng đáng với sự đóng góp của mỗi cá nhân 
2. Đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng.
Người dân nơi đây ai cũng mong đến phiên chợ để bán được những sản phẩm minh có vả mua được những thứ cần cho sinh hoạt và sản xuất.
Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ
Thảo luận, báo cáo
-Giáo viên tổ chức điều hành.
-Giáo viên yêu cầu một số học sinh trả lời câu hỏi.
-Học sinh trả lời ý kiến cá nhân.
-Học sinh khác lắng nghe và cùng bổ sung.
Nhận xét, đánh giá và kết luận
-Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh, kết luận:
1. Thu hẹp sản xuất một số sản phẩm có mức tiêu thụ chậm, tập trung nguồn lực như máy móc, nguyên liệu, nhân công.... 
Kinh doanh thành công, doanh thu và lợi nhuận tăng, tăng thêm thu nhập cho người lao động. 
Thưởng xứng đáng với sự đóng góp của mỗi cá nhân.
2. Đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng.
-Bán được những sản phẩm mình có, mua được những thứ cần thiết cho sinh hoạt và sản xuất.
-HS lắng nghe và lĩnh hội kiến thức và ghi nhớ:
Ghi nhớ:
-Hoạt động phân phối là phân chia lại các yếu tố sản xuất (vốn, lao động, nguyên vật liệu )
-Hoạt động trao đổi là đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
-Hoạt động phân phối - trao đổi là cầu nối giữa sản xuất - tiêu dùng.
-Hoạt động phân phối có thể thúc đẩy sản xuất phát triển đồng thời cũng có thể kiềm hãm sản xuất nếu quan hệ sản xuất không phù hợp.
3. Hoạt động tiêu dùng
a. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được hoạt động tiêu dùng
b. Nội dung: Học sinh quan sát tranh ảnh; đọc thông tin thảo luận theo cặp đôi, nhóm và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: 
- Học sinh trình bày được hoạt động tiêu dùng là con người sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của mình.
- Học sinh trình bày được hoạt động tiêu dùng là mục đích của sản xuất.
d. Tổ chức thực hiện: 
Các bước tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra
Yêu cầu học sinh xem hình ảnh sgk, đọc thông tin và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
1. Các nhân vật trong hai bức tranh trên đang sử dụng sản phẩm gạo với mục đích gì?
2. Dịch bệnh COVID - 19 khiến hoạt động tiêu dùng thay đổi như thế nào? Những thay đổi của hoạt động tiêu dùng có tác động gì đến đời sống xã hội?
HS đọc thông tin, xem hình ảnh và trả lời câu hỏi
1. Làm thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày.
2. Tác động nặng nề tới nền kinh tế thế giới. trong đó có Việt Nam. 
Nhu cầu về các mặt hàng thiết yếu để chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc cá nhân, ăn uống tại nhà tăng cao. 
Một số ngành như: sản xuất khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, máy trợ thở, vắc xin phòng dịch, mì ăn liển, thực phẩm đông lạnh, vận chuyền giao nhận hàng
Một số doanh nghiệp sản xuất không bán được hàng hoá, nhiều cửa hàng dịch vụ ăn uống phải đóng cửa, các công ty du lịch phải tạm dừng hoạt động vì không có khách...
Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ
Thảo luận, báo cáo
-Giáo viên tổ chức điều hành.
-Giáo viên yêu cầu một số học sinh trả lời câu hỏi.
-Học sinh trả lời ý kiến cá nhân.
-Học sinh khác lắng nghe và cùng bổ sung.
Nhận xét, đánh giá và kết luận
-Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và kết luận:
1. Làm thực phẩm thiết yếu trong ăn uống, phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày..
2. Tác động nặng nề tới nền kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam. Các biện pháp giãn cách, phong toà mà chính quyển đã áp dụng làm hạn chế và thay đổi nhu câu, thói quen tiêu dùng của người dân.
Nhu cầu về các mặt hàng thiết yếu để chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc cá nhân, ăn uống, vui chơi tại nhà,... tăng cao, tạo cơ hội phát triển cho một số ngành sản xuất như: sản xuất khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, máy trợ thở, vắc xin phỏng dịch, mi ăn liển, thực phẩm đông lạnh, vận chuyền giao nhận hàng hoá tại nhà
Một số doanh nghiệp sản xuất không bán được hàng hoá, nhiều cửa hàng dịch vụ ăn uống phải đóng cửa, các công ty du lịch phải tạm dừng hoạt động vì không có khách...
-HS lắng nghe và lĩnh hội kiến thức và ghi nhớ:
Ghi nhớ:
-Hoạt động tiêu dùng là con người sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của mình.
-Hoạt động tiêu dùng là mục đích của sản xuất.
=>Trong đời sống xã hội các hoạt động sản xuất phân phối trao đổi tiêu dùng đều có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong mối quan hệ đó sản xuất có vai trò quyết định; tiêu dùng là mục đích, là động lực của sản xuất; phân phối và trao đổi là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng có tác động đến cả sản xuất và tiêu dùng.
3. Hoạt động: Luyện tập
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh.
b. Nội dung: Hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh thực hiện
c. Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập hay bài thực hành do học sinh thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình.
d. Tổ chức thực hiện: 
Các bước tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra
Yêu cầu học sinh đọc thông tin bài tập 1, 2, 3 ở sách giáo khoa trang 9-10 và trả lời câu hỏi.
HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ
Thảo luận, báo cáo
-Giáo viên tổ chức điều hành.
-Giáo viên yêu cầu một số học sinh trả lời câu hỏi.
-Học sinh trả lời ý kiến cá nhân.
-Học sinh khác lắng nghe và cùng bổ sung.
Nhận xét, đánh giá và kết luận
-Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và kết luận:
-HS lắng nghe và lĩnh hội kiến thức.
Bài 1. Đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi
a. Thực hiện sản xuất xanh, giảm thiểu ô nhiễm và phát thải khí nhà kính hướng tới phát triển bền vững không chỉ giúp doanh nghiệp Việt Nam hoà vào dòng chảy quốc tế mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Doanh nghiệp sẽ áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng như: sử dụng các nguyên vật liệu, phương tiện tiêu thụ ít điện năng, điện mặt trời,... từ đó tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh, có cơ hội bước chân vào những thị trường "khó tinh" khi tạo ra được những sản phẩm "xanh", thân thiện với môi trường.
1. Em hiểu thế nào là sản xuất xanh?
=>Sản xuất xanh là quy trình sản xuất từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra đều thân thiện với môi trường và không gây nguy hại cho con người.
2. Sản xuất xanh mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp và xã hội?
=> Khi sản xuất xanh, doanh nghiệp sẽ áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng như sử dụng các nguyên vật liệu xây dựng, sản xuất giúp giảm chi phí điện năng (như cửa sổ tiết kiệm năng lượng, sơn phản nhiệt, hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED thay cho đèn huỳnh quang, cảm biến quang điện, hệ thống thông gió thu hồi nhiệt, ...
b. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nên phải thu hẹp sản xuất, kéo theo nhiều lao động mắt việc làm. Doanh nghiệp Y chọn giải pháp thương lượng với người lao động cũng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, mỗi người chỉ đi làm nửa thời gian và hưởng mức lương bán thời gian, sau khi sản xuất n định sẽ được hưởng đầy đủ mức lương. Thầy cô có nhu cầu bộ giáo án liên hệ số: Không chín bảy chín, bốn, bốn, bốn, bốn, năm không.
1. Giải pháp điều chỉnh hoạt động phân phối thu nhập của doanh nghiệp mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp và người lao động?
=>Hổ trợ giúp đỡ nhau trong thời gian khó khăn của dịch bệnh. Công ty giữ được nguồn lao động cố định, vẫn hoạt động sản xuất như bình thường, cty vẫn có khả năng đáp ứng được nguồn sản phẩm mọi thời điểm
c. Bán hàng trực tuyến là một hình thức kinh doanh được nhiều bạn trẻ thử sức vì không tốn chi phi thuê mặt bằng, nguồn nhân lực, có thể cạnh tranh với các cửa hàng khác, mang lại nguồn thu nhập hằng tháng thông qua sử dụng các công cụ truyền thống để quảng cáo các sản phẩm của mình. Người tiêu dùng ngày càng thích sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến này vì có nhiều tiện lợi. Tuy nhiên, hình thức bán hàng này cũng tiềm ân một vài nhược điểm như: mất thời gian chờ đợi hàng hoá đến tay, sản phẩm nhận được nhiều khi không đúng với quảng cáo,...
1. Em hãy cho biết bán hàng trực tuyến thuộc hoạt động kinh tế nào. Hình thức bán hàng này có tác động tích cực, tiêu cực đến đời sóng xã hội như thế nào?
=>Bán hàng trực tuyến là một hình thức kinh doanh được nhiều bạn trẻ thử sức vì không tốn chi phi thuê mặt bằng, nguồn nhân lực, có thể cạnh tranh với các cửa hàng khác, mang lại nguồn thu nhập hằng tháng thông qua sử dụng các công cụ truyền thống để quảng cáo các sản phẩm của mình.
Tích cực: Người tiêu dùng ngày càng thích sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến này vì có nhiều tiện lợi. 
Tiêu cực: mất thời gian chờ đợi hàng hoá đến tay, sản phẩm nhận được nhiều khi không đúng với quảng cáo,...
2. Biện pháp đề khắc phục hạn chế.
d. Hiện nay, việc tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất từ nhựa ngày càng trở nên phố biến. Số lượng bao bì nhựa, túi nilon, ống hút nhựa.... sử dụng ngày càng gia tăng dẫn đến lượng rác thải cũng tăng dần theo từng năm.
1. Theo em, hoạt động tiêu dùng nêu trên có ảnh hướng gì đến đời sống xã hội?
=>Ô nhiễm môi trường
2. Biện pháp khắc phục
=> Hạn chế tối đa việc sử dụng bao bìa nhựa, nilon...thay vào đó nên dùng các loại màn bọc thực phẩm bằng giấy hoặc những vẫn liệu dễ phân hủy không gây ô nhiễm môi trường....
Bài 2. Em hãy đưa ra lời khuyên cho các nhân vật trong những tình huống sau:
a. Chị H có ý định sẽ mở một xưởng sản xuất thời trang, làm giả sản phẩm của một số thương hiệu nổi tiếng đang được người tiêu dùng ưa chuộng.
Theo em, chị H có nên thực hiện dự định này không? Vì sao?
=>Theo em, chị H có không nên thực hiện dự định này. Vì như vậy sẽ vừa ảnh hưởng đến giá trị của sản phẩm hàng thật, mà lại làm mất uy tin của cửa hàng ảnh hưởng, người dân sẽ không tin tưởng vào thương hiệu của cửa hàng nữa khi đã phát hiện bán hàng giả
b. Bố mẹ N có ý định mở một quán trò chơi điện tử trực tuyến ngay gần cổng một trường trung học phổ thông với mong muốn sề thu hút được đói tượng khách hàng là các bạn học sinh.
Nếu là N. em sẽ nói gì với bố mẹ trong hoạt động kinh doanh này 
=> Nếu là N em sẽ nói với bố mẹ không nên kinh doanh với hình thức này, vì gần trường đối tượng chủ yếu là học sinh, làm cho các bạn nhỏ ham chơi, bỏ bê chuyện học, ảnh hưởng đến tương lai, và ảnh hưởng cả quá trình giảng dạy của trường lớp cũng như gia đình. Thầy cô có nhu cầu bộ giáo án liên hệ số: Không chín bảy chín, bốn, bốn, bốn, bốn, năm không.
Bài 3. Em hãy cùng các bạn đóng vai "Táo quân chầu trời" theo các gợi ý sau:
- Xây dựng kịch bản với bối cảnh các Táo Sản xuất, Táo Phân phối, Táo Trao đổi và Táo Tiêu dùng lên báo cáo các hoạt động của nền kinh tế với Ngọc Hoàng. Từng vai Táo khẳng định lĩnh vực minh phụ trách có những đóng góp quan trọng trong đời sống xã hội.
- Phân công vai diễn và thể hiện tiểu phẩm trước lớp.
4. Hoạt động: Vận dụng
a. Mục tiêu: Phát triển năng lực của học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
b. Nội dung: Yêu cầu học sinh thực hiện trong thực tiễn gắn với nội dung bài học.
c. Sản phẩm: Báo cáo trước lớp kết quả.
d. Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ở nhà.
Các bước tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra
Yêu cầu học sinh về nhà đọc thông tin bài tập 1, 2, ở sách giáo khoa trang 10 và trả lời câu hỏi.
HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ
Thảo luận, báo cáo
-Giáo viên tổ chức điều hành.
-Giáo viên yêu cầu một số học sinh trả lời câu hỏi.
-Học sinh trả lời ý kiến cá nhân.
-Học sinh khác lắng nghe và cùng bổ sung.
Nhận xét, đánh giá và kết luận
-Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và kết luận:
Câu 1. Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng ý tưởng kinh doanh trực tuyến một mặt hàng nào đó.
=>Gợi ý: Dựa vào năng khiếu, thị trường 
Câu 2. Em hãy vẽ tranh cổ động cho hoạt động “tiêu dùng xanh” và chia sẻ nội dung ý nghĩa
=>Học sinh vẻ tranh và chia sẻ ý nghĩa.
-HS lắng nghe và lĩnh hội kiến thức.
CHỦ ĐỀ 1. NỀN KINH TẾ VÀ CÁC CHỦ THỂ CỦA NỀN KINH TẾ
BÀI 2. CÁC CHỦ THỂ CỦA NỀN KINH TẾ
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
- Biết được các chủ thể của nền kinh tế.
- Biết được vai trò của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế.
2. Về năng lực: 
Năng lực chung:
+Tích cực học tập để có những kiến thức cơ bản về các chủ thể của nền kinh tế
+Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập
+Giải quyết vấn đề sáng tạo trước những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến các chủ thể của nền kinh tế
-Năng lực đặc thù:
+Năng lực điều chỉnh hành vi: có nhận thức đúng đắn về vai trò của từng chủ thể, có những việc làm phù hợp với các quan hệ kinh tế khi mình tham gia.
+Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội: Tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội phù hợp với lứa tuổi. Tích cực tự giác và nghiêm túc thực hiện tốt chính sách phát triển của nhà nước
3. Về phẩm chất: 
-Chăm chỉ: tích cực tham gia tìm hiểu các hoạt động cơ bản của nền kinh tế để có kế hoạch học tập xây dựng mục tiêu cho bản thân sau khi ra trường.
-Trách nhiệm: nhận biết được vai trò của các chủ thể, xác định được vị trí của bản thân với tư cách là một chủ thể tham gia vào nền kinh tế từ đó có kế hoạch cho bản thân. Thầy cô có nhu cầu bộ giáo án liên hệ số: Không chín bảy chín, bốn, bốn, bốn, bốn, năm không.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục Kinh tế pháp luật.
- Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ tư duy, máy chiếu, bảng phụ, bút dạ .
- Video về một số nội dung liên quan đến bài học
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động: Mở đầu: 
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu chủ đề và giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết trong chủ đề
b. Nội dung: Xem video ca khúc Tôi là người thợ lò. 
c. Sản phẩm: Xác định được người lao động tham gia vào hoạt động kinh tế nào? Họ có đóng góp gì cho nền kinh tế?
d. Tổ chức thực hiện: 
Các bước tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra
Yêu cầu học sinh nghe ca khúc Tôi là người thợ lò và trả lời câu hỏi:
1. Bài hát ca ngợi những người lao động tham gia vào hoạt động kinh tế nào? 
2. Họ có đóng góp gì cho nền kinh tế?
HS nghe và trả lời câu hỏi
1. Nhân vật chính là những người thợ lò
2. Họ đã tham gia các hoạt động khai thác nguồn năng lượng cho Tổ quốc
Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ
Thảo luận, báo cáo
-Giáo viên tổ chức điều hành.
-Giáo viên yêu cầu một số học sinh trả lời câu hỏi.
-Học sinh trả lời ý kiến cá nhân.
-Học sinh khác lắng nghe và cùng bổ sung.
Nhận xét, đánh giá và kết luận
-Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và kết luận:
1. Bài hát ca ngợi những người lao động tham gia vào hoạt động kinh tế nào?
=>Hoạt động sản xuất 
2. Họ có đóng góp gì cho nền kinh tế?
=>Tạo ra của cải vật chất cho xã hội
-HS lắng nghe và lĩnh hội kiến thức.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
1. Chủ thể sản xuất
a. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được chủ thể sản xuất và vai trò của chủ thể sản xuất
b. Nội dung: Học sinh nghe (đọc) thông tin; thảo luận theo cặp đôi, nhóm và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: 
- Học sinh trình bày được chủ thể sản xuất là những người sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ ra thị trường đáp ứng yêu cầu của xã hội. Chủ thể sản xuất gồm nhà đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
- Học sinh trình bày được vai trò của các chủ thể sản xuất.
d. Tổ chức thực hiện: 
Các bước tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra
Yêu cầu học sinh xem hình ảnh, đọc thông tin sgk và trả lời câu hỏi:
1. Các chủ thể tham gia vào nền kinh tế với vai trò gì?
2. Họ có những đóng góp gì cho xã hội?
HS xem hình ảnh, đọc thông tin sgk và trả lời câu hỏi
Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ
Thảo luận, báo cáo
-Giáo viên tổ chức điều hành.
-Giáo viên yêu cầu một số học sinh trả lời câu hỏi.
-Học sinh trả lời ý kiến cá nhân.
-Học sinh khác lắng nghe và cùng bổ sung.
Nhận xét, đánh giá và kết luận
-Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và kết luận:
1. Các chủ thể tham gia vào nền kinh tế với vai trò gì?
=> Chủ thể sản xuất.
2. Họ có những đóng góp gì cho xã hội?
=> Tạo ra của cải vật chất cho xã hội
-HS lắng nghe và lĩnh hội kiến thức và ghi nhớ:
Ghi nhớ:
-Chủ thể sản xuất là những người sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ ra thị trường đáp ứng yêu cầu của xã hội. Chủ thể sản xuất gồm nhà đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
-Chủ thề sản xuất có vai trò:
+Tạo ra của cải vật chất cho xã hội
+Đáp ứng nhu cầu của xã hội
+Cân bằng thị trường
+Bảo vệ người tiêu dùng .
2. Chủ thể tiêu dùng
a. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được chủ thể tiêu dùng và vai trò của chủ thể tiêu dùng
b. Nội dung: Học sinh nghe (đọc) thông tin; thảo luận theo cặp đôi, nhóm và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: 
- Học sinh trình bày được chủ thể tiêu dùng là những người mua hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt, sản xuất 
- Học sinh trình bày được vai trò của các chủ thể tiêu dùng.
d. Tổ chức thực hiện: 
Các bước tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra
Yêu cầu học sinh xem hình ảnh sgk, đọc thông tin và trả lời câu hỏi
1. Các chủ thể tham gia vào nền kinh tế với vai trò gì?
2. Họ có những vai trò gì?
HS đọc thông tin, xem hình ảnh và trả lời câu hỏi
Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ
Thảo luận, báo cáo
-Giáo viên tổ chức điều hành.
-Giáo viên yêu cầu một số học sinh trả lời câu hỏi.
-Học sinh trả lời ý kiến cá nhân.
-Học sinh khác lắng nghe và cùng bổ sung.
Nhận xét, đánh giá và kết luận
-Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và kết luận:
1. Các chủ thể tham gia vào nền kinh tế với vai trò gì?
=> Chủ thể tiêu dùng 
2. Họ có những đóng góp gì cho xã hội?
=> Tạo động lực cho sản xuất phát triển 
-HS lắng nghe và lĩnh hội kiến thức và ghi nhớ:
Ghi nhớ:
-Chủ thể tiêu dùng là những người mua hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt, sản xuất 
-Chủ thể tiêu dùng có vai trò định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển, có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.
3. Chủ thể trung gian
a. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được chủ thể trung gian và vai trò của chủ thể trung gian
b. Nội dung: Học sinh nghe (đọc) thông tin; thảo luận theo cặp đôi, nhóm và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: 
- Học sinh trình bày được chủ thể trung gian là những người đóng vai trò là cầu nối giữa chủ thể sản xuất và tiêu dùng 
- Học sinh trình bày được vai trò của các chủ thể trung gian
d. Tổ chức thực hiện: 
Các bước tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra
Yêu cầu học sinh xem hình ảnh sgk, đọc thông tin và trả lời câu hỏi
1. Các chủ thể tham gia vào nền kinh tế với vai trò gì?
2. Họ có những vai trò gì?
HS đọc thông tin, xem hình ảnh và trả lời câu hỏi
Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ
Thảo luận, báo cáo
-Giáo viên tổ chức điều hành.
-Giáo viên yêu cầu một số học sinh trả lời câu hỏi.
-Học sinh trả lời ý kiến cá nhân.
-Học sinh khác lắng nghe và cùng bổ sung.
Nhận xét, đánh giá và kết luận
-Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và kết luận:
1. Các chủ thể tham gia vào nền kinh tế với vai trò gì?
=> Chủ thể trung gian 
2. Họ có những đóng góp gì cho xã hội?
=> Cầu nối, cung cấp thông tin cho quan hệ mua – bán; sản xuất – tiêu dùng. 
-HS lắng nghe và lĩnh hội kiến thức và ghi nhớ:
Ghi nhớ:
-Chủ thể trung gian là những người đóng vai trò là cầu nối giữa chủ thể sản xuất và tiêu dùng 
-Chủ thể trung gian có vai trò là cầu nối, cung cấp thông tin cho quan hệ mua – bán; sản xuất – tiêu dùng.
3. Chủ thể Nhà nước
a. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được chủ thể Nhà nước và vai trò của chủ thể Nhà nước
b. Nội dung: Học sinh nghe (đọc) thông tin; thảo luận theo cặp đôi, nhóm và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Học sinh trình hiểu được vai trò của chủ thể Nhà nước là quản lý nền kinh tế; định hướng phát triển của nền kinh tế 
d. Tổ chức thực hiện: 
Các bước tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra
Yêu cầu học sinh xem hình ảnh sgk, đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Chủ thể Nhà nước tham gia vào nền kinh tế có vai trò gì?
HS đọc thông tin, xem hình ảnh và trả lời câu hỏi
Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ
Thảo luận, báo cáo
-Giáo viên tổ chức điều hành.
-Giáo viên yêu cầu một số học sinh trả lời câu hỏi.
-Học sinh trả lời ý kiến cá nhân.
-Học sinh khác lắng nghe và cùng bổ sung.
Nhận xét, đánh giá và kết luận
-Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và kết luận:
-HS lắng nghe và lĩnh hội kiến thức và ghi nhớ:
Ghi nhớ:
Chủ thể Nhà nước tham gia vào nề kinh tế với vai trò:
-Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
-Quản lý nền kinh tế:
+Xây dựng môi trường pháp lý
+Tạo điều kiện để kinh tế phát triển (cơ sở, pháp lý, vốn, an ninh, quốc phòng )
+bBo đảm công bằng xã hội 
3. Hoạt động: Luyện tập
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh.
b. Nội dung: Hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh thực hiện
c. Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập hay bài thực hành do học sinh thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình.
d. Tổ chức thực hiện: 
Các bước tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra
Yêu cầu học sinh đọc thông tin bài tập 1, 2, 3 ở sách giáo khoa trang 15-16 và trả lời câu hỏi.
HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ
Thảo luận, báo cáo
-Giáo viên tổ chức điều hành.
-Giáo viên yêu cầu một số học sinh trả lời câu hỏi.
-Học sinh trả lời ý kiến cá nhân.
-Học sinh khác lắng nghe và cùng bổ sung.
Nhận xét, đánh giá và kết luận
-Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và kết luận:
-HS lắng nghe và lĩnh hội kiến thức.
Bài 1: Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi
1a. Em hiểu thế nào là tiêu dùng an toàn?
=>Là sử dụng những sản phẩm đạt chuẩn chất lượng, nhãn hiệu có tên tuổi trên thị trường uy tín, chất lượng, đạt tiêu chuẩn VietGAP và thân thiện với môi trường 
2a. Để tiêu dùng an toàn vai trò của các chủ thể thực hiện như thế nào?
=>Đối với người người tiêu dùng: lựa chọ tiêu dùng những hàng hóa thân thiện với môi trường, không sử dụng những sản phẩm chế biến từ động vật hoang dã, sản phẩm của những doanh nghiệp gây ô nhiễm, tàn phá môi trường, gây độc hại đến sức khỏe con người.
Đối với người sản xuất: cung cấp những hàng hóa, dịch vụ không gây tổn hại đến sức khỏe là lợi ích của con người trong xã hội.
Thầy cô có nhu cầu bộ giáo án liên hệ số: Không chín bảy chín, bốn, bốn, bốn, bốn, năm không.
1b. Cung cấp dịc vụ bưu chính viễn thông, duy trì và phát triển các dịc vụ viễn thông, cung cấp dịch vụ chuyển đổi số cho cơ quan, tổ chức, cá nhân cho cả nước, phát triển mạnh giải pháp đô thị thông minh, phát triển dịch vụ số cá nhân.
2b. Nhà nước tạo môi trường kính tế vĩ mô ôn định cho phát triển kinh tế như xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, ban hành các chính sách, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nền kinh tế phát triển theo mục tiêu; xây dựng kết cấu hạ tầng 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_10_hoc_ki_1_nam_hoc_2022_2023_nguy.docx