Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bài 12: Công dân với tình yêu và hôn nhân gia đình

Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bài 12: Công dân với tình yêu và hôn nhân gia đình

Tuần 25 – tiết 25

Bài 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức:

- Hiểu thế nào là tình yêu, tình yêu chân chính, hôn nhân, gia đình.

2. Về kĩ năng:

- Biết nhận xét, đánh giá một số quan niệm sai lầm về tình yêu, hôn nhân và gia đình .

- Thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong gia đình.

3. Về thái độ:

- Đồng tình, ủng hộ các quan niệm đúng đắn về tình yêu, hôn nhân, gia đình.

- Yêu quý gia đình .

II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH:

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tư duy phê phán.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG

- Thảo luận nhóm, thảo luận lớp

- Nêu vấn đề

- Xử lý tình huống

- Đọc hợp tác

 

docx 4 trang ngocvu90 4230
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bài 12: Công dân với tình yêu và hôn nhân gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 – tiết 25
Bài 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: 
- Hiểu thế nào là tình yêu, tình yêu chân chính, hôn nhân, gia đình.
2. Về kĩ năng:
- Biết nhận xét, đánh giá một số quan niệm sai lầm về tình yêu, hôn nhân và gia đình .
- Thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong gia đình.
3. Về thái độ:
- Đồng tình, ủng hộ các quan niệm đúng đắn về tình yêu, hôn nhân, gia đình.
- Yêu quý gia đình .
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy phê phán.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Thảo luận nhóm, thảo luận lớp
- Nêu vấn đề
- Xử lý tình huống
- Đọc hợp tác
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK, SGV môn GDCD lớp 10
- Ca dao, tục ngữ, thơ văn liên quan đến tình yêu, hôn nhân và gđ.
- Tranh ảnh 
V. Tổ chức dạy học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Câu 1: Vì sao người có lương tâm được xã hội đánh giá cao?
 Câu 2: Hãy cho biết thế nào là nhân phẩm, danh dự? Mỗi người cần phải làm gì để có nhân phẩm và danh dự? 
 Hoạt động cơ bản của thầy và trò:
Nội dung bài học
1. Khởi động
- GV định hướng cho HS nghe bài hát “ Hương thầm”
- GV nêu câu hỏi:
? Em hãy tìm những ca từ trong bài hát nói về tình yêu?
? Bài hát này giúp ta hiểu được điều gì?
2 đến 3 HS trả lời
Lớp nhận xét, bổ sung
* GV chốt: Tình yêu luôn được mọi người quan tâm, là đề tài muôn thuở của nhân loại. T/y chân chính sẽ dẫn đến hôn nhân. Hôn nhân sẽ tạo nên cuộc sống gia đình. Đây là nội dung của bài học hôm nay. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu kn tình yêu. 
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp:
Câu 1: Em hãy nêu 1 số câu ca dao, tục ngữ nói về t/y?
 Câu 2: Qua những câu ca dao, tục ngữ, bài hát, bài thơ về tình yêu, em hiểu tình yêu có những biểu hiện gì?
Câu 3: t/y là gì?
- 3 HSTL.
- GV yêu cầu hs khác bổ sung
- GV nhận xét và chính xác hóa ý kiến của HS
* Kết luận:
- GV đưa ra 1 số câu ca dao, tục ngữ về t/y: ‘Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
 Như đứng đống lửa như ngồi đống than”
- GV nêu 1 số biểu hiện của t/y: rung cảm, quyến luyến sâu sắc .
- GV chốt khái niệm t/y
Hoạt động 2: Xử lí tình huống nhằm tìm hiểu thế nào là tình yêu chân chính và biểu hiện của nó.: 
- GV nêu tình huống:
 Hà và An chơi thân với nhau từ hồi học THPT. Hai người thường xuyên quan tâm giúp đỡ nhau trong cuộc sống và học tập. Cả hai đều được vào Đại học và đến năm cuối của trường Đại học, họ chính thức tuyên bố với bạn bè về t/y của họ.
Hỏi: 
1. Em có nhận xét gì về t/y của Hà và An?
2. Tình yêu đó dựa trên cơ sở nào?
- GV tổ chức cho HS thảo luận tình huống trên.
- HS thảo luận
- GV ghi tóm tắt ý kiến từng HS lên bảng phụ
- Lớp thống nhất đáp án
* Kết luận:
GV chính xác hóa đáp án của HS và kết luận:
- Tình yêu chân chính là:
- Biểu hiện của t/y chân chính:
Hoạt động 3: Xử lí thông tin tìm hiểu một số điều nên tránh trong tình yêu.
- GV cung cấp thông tin về nạn nạo phá thai, kết hôn sớm, lây nhiễm HIV/AIDS qua đường tình dục với tuổi vị thành niên.
* GV chốt lại về hậu quả của tình trạng trên.
Vậy những điều cần tránh là:
* Kết luận: T/y là một đề tài muôn thuở từ lâu đã có bao nhiêu tác phẩm văn học nói về t/y. Các em là những HSTHPT cần có trách nhiệm như thế nào trước dạng tình cảm đặc biệt này để mỗi người có được tình yêu đẹp hơn, trong sang hơn?
*) Kĩ năng sống : Từ chối, biết nói » Không, xin đừng » không đi chơi với người khác giới khi chỉ có hai người.
- Không nghe những lời dụ dỗ, ngon ngọt, đường mật.
- Chăm lo học tập và rèn luyện, có tương lai sẽ có tình yêu.
1. Tình yêu:
a. Tình yêu là gì? 
Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa 2 người khác giới. Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt, làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sang hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình.
b. Thế nào là một tình yêu chân chính? 
- Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng, lành mạnh phù hợp với quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.
- Tình yêu chân chính có các biểu hiện:
+ Tình cảm chân thực, sự quyến luyến, cuốn hút, sự gắn bó giữa một nam và một nữ, sự đồng cảm sâu sắc về tâm tư, nguyện vọng, ước mơ hoài bóo... sự hòa hợp về tính cách giữa 2 người.
+ Sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi, chăm lo đến những nhu cầu, lợi ích của nhau. Ty chân chính đòi hỏi mỗi người phải biết sống vì nhau, trong nhiều t.hợp phải biết hi sinh cho nhau để đạt ước mơ hoài bão tốt đẹp.
+ Sự chân thành tin cậy và sự tôn trọng từ cả hai phía.
+ Lòng vị tha và sự thông cảm.	
+ Làm cho con người trưởng thành và hoàn thiện hơn.	
 c. Một số điều cần tránh trong tình yêu
- Yêu đương quá sớm, nhầm lẫn tình bạn với tình yêu.
- Yêu một lúc nhiều người hoặc vụ lợi trong tình yêu.
- Có quan hệ tình dục trước hôn nhân.
3. Hoạt động luyện tập
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 1, 2 trong SGK
- HS làm bào tập theo nhóm
 - Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm bài
* GV chính xác hóa đáp án
Bài tập 1: 
- Hiện nay HS nam- nữ có thể chơi thân với nhau nhưng không hẳn là họ yêu nhau
- Lứa tuổi HS THPT chưa nên yêu vì các em cần tập trung vào việc học hành.
Bài tập 2: 
 Đồng ý với những điều nên tránh trong t/y trong bài học.
4. Hoạt động vận dụng:
1, GV nêu yêu cầu
a, Tự liên hệ
b, Nhận diện xung quanh
Hãy nêu nhận xét của em về vấn đề tình yêu.
c, GV định hướng HS
- HS tôn trọng tình yêu nam nữ thanh niên
5, Hoạt động mở rộng
- GV cung cấp tài liệu và hướng dẫn HS tìm các văn bản pháp luật liên quan đến bài học.
Ký duyệt tuần 25, tiết 25
Ký duyệt của BGH
Ký duyệt của TT
Ngày tháng năm 2020
Lý Kim Khánh
Ngày tháng năm 2020
Quách Thuận Hiệp

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_10_bai_12_cong_dan_voi_tinh_yeu_va.docx