Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- Nhận biết được chức năng thế giới quan, phương pháp luận của Triết học.

- Nhận biết được nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

2. Về kỹ năng:

Nhận xét, đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc duy tâm.

3. Về phẩm chất:

 - Phẩm chất tự lực, tự tin, tự chủ.

 - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. Các năng lực hướng tới phát triển ở học sinh

Năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, năng lục giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.

III. Phương pháp/ Kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng

- Trực quan

- Thảo luận nhóm

- Giải quyết tình huống

IV. Phương tiện dạy học

- SGK, SGV GDCD lớp 10, chuẩn kiến thức kĩ năng.

- Các câu chuyện liên quan đến kiến thức triết học.

- Máy chiếu và các phương tiện khác.

- Giấy khổ to, bút dạ

- Giáo viên có thể kết hợp các phần mềm, công nghệ thông tin cùng với các thiết bị dạy học.

 

docx 8 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 2850
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 01 
 Tiết (PPCT): 01
 Ngày soạn: 20/08/ 2021
 Ngày dạy : 0/ 09/ 2021
PHẦN I: CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH
THẾ GIỚI QUAN - PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC
BÀI 1 : THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG
 (2 tiết)
Tiết 1:
 Mục tiêu: 
 Về kiến thức:
Nhận biết được chức năng thế giới quan, phương pháp luận của Triết học.
Nhận biết được nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Về kỹ năng:
Nhận xét, đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc duy tâm.
Về phẩm chất:
 - Phẩm chất tự lực, tự tin, tự chủ.
 - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. 	Các năng lực hướng tới phát triển ở học sinh
Năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, năng lục giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.
Phương pháp/ Kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Trực quan
- Thảo luận nhóm
- Giải quyết tình huống
IV. 	Phương tiện dạy học
SGK, SGV GDCD lớp 10, chuẩn kiến thức kĩ năng.
Các câu chuyện liên quan đến kiến thức triết học.
 Máy chiếu và các phương tiện khác.
Giấy khổ to, bút dạ
Giáo viên có thể kết hợp các phần mềm, công nghệ thông tin cùng với các thiết bị dạy học.
V. 	Tiến trình dạy học
Hoạt động khởi động (mở đầu)
* 	 Mục tiêu:
 -	Học sinh nhận biết được vai trò TGQ - PPL của Triết học.
 - 	Rèn luyện năng lực đánh giá các tình huống, các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
 * Nội dung:
HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
 * 	 Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
 * 	Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV định hướng HS: GV cho học sinh một tình huống về việc hai bạn Hải và Minh tranh cãi về nguồn gốc của một cái bàn học:
“Thành và Đạt tranh luận với nhau về nguồn gốc của cái bàn học mà hai bạn đang sử dụng. Thành cho rằng chính ý tưởng về cái bàn trong đầu óc người thợ mộc là nguồn gốc sinh ra cái bàn và khẳng định, nếu không có ý tưởng của người thợ mộc thì sẽ chẳng có cái bàn nào cả. Đạt thì cho rằng, để có cái bàn thì trước tiên phải có những nguyên liệu như gỗ chẳng hạn. Nếu không có những nguyên liệu vật chất ấy thì người thợ mộc dù có ý tưởng sáng tạo tới mấy cũng không thể làm ra cái bàn. Hai bạn ai cũng cho là mình đúng và không ai chịu ai”. 
-	GV : Nêu câu hỏi cho HS nhận định đánh giá về tình huống trên:
1) Các em đồng ý với ý kiến của bạn nào ?
2) Vì sao Thành và Đạt lại giải thích khác nhau về nguồn gốc của cái bàn ?
3) Từ một tình huống cụ thể trong cuộc sống hàng ngày, cách giải quyết, ứng xử của mỗi người có khác nhau không? 
4) Làm thế nào để chúng ta có thể có cách ứng xử, lý giải, giải quyết vấn đề một cách phù hợp, đúng đắn?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới
Trong tình huống trên , chúng ta đồng ý với ý kiến của bạn Đạt, bởi vì để cho ra sản phẩm cái bàn thì phải có nguyên liệu vật chất như gỗ, sắt thép,.. cộng với ý tưởng và sự sáng tạo của người thợ mộc. Như vậy, nếu không có nguyên liệu vật chất ban đầu đó thì ý tưởng người thợ mộc không thành hiện thực, bạn Đạt đã nhìn nhận vấn đề theo quan điểm duy vật (vật chất có trước ý thức có sau). Hai bạn có cách giải thích khác nhau bởi vì mỗi bạn đều có sự nhìn nhận và quan điểm riêng.
* GV chốt lại : Trong cuộc sống, cùng một vấn đề nhưng mồi người lại có cách giải quyết, ứng xử khác nhau. Vì sao lại như vậy ? Vì quan niệm của mỗi người về thế giới xung quanh (hay còn goi là thế giới quan) và cách tiếp cận của mỗi người về thế giới đó (phương pháp luận) nhiều khi hoàn toàn khác nhau. Để đạt được kết quả tốt nhất trong mỗi hoạt động đòi hỏi mỗi người phải trang bị thế giới quan và phương pháp luận khoa học, đúng đắn. Vậy chúng ta tìm thấy thế giới quan và phương pháp luận ở môn khoa học nào? thế giới quan và phương pháp luận nào được coi là đúng đắn và khoa học? Làm thế nào để chúng ta có được cho mình thế giới quan và phương pháp luận khoa học? Những câu hỏi này sẽ được chúng ta tìm câu trả lời trong bài học đầu tiên bài 1: THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG.
2. 	Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu khái niệm Triết học, vai trò của Triết học.
* Mục tiêu:
- 	HS nắm đươc khái niệm Triết học và vai trò của Triết học
- 	Hình thành kỹ năng tư duy.
 * 	Nội dung:
HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
 * 	Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra.
 * 	Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV sử dụng phương pháp đàm thoại và đưa câu hỏi gợi mở để HS hiểu được thế nào là Triết học và vai trò của Triết học đối với việc hình thành TGQ – PPL: 
GV đặt câu hỏi cho học sinh trả lời:
Theo em, con người muốn nhận thức và cải tạo thể giới thì phải làm gì?
Các môn khoa học đều nghiên cứu về một lĩnh vực hay không? Gv cho học sinh lấy ví dụ về đối tượng nghiên cứu của các bộ môn khoa học như : Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa.
Triết học có phải là một môn khoa học không? 
Triết học là gì? Em hãy so sánh đối tượng nghiên cứu của Triết học và các môn khoa học cụ thể?
Triết học có vai trò gì?
1. Thế giới quan và phương pháp luận.
a. Vai trò của TGQ, PPL của triết học.
- Mỗi môn khoa học cụ thể chỉ đi sâu nghiên cứu một bộ phận, một lĩnh vực nhất định nào đó.
VD: 
* Về khoa học tự nhiên:
+ Toán học: Đại số, hình học
+ Vật lý: Nghiên cứu sự vận động của các phân tử
+ Hóa học: Nghiên cứu cấu tạo, tổ chức, sự biến đổi của các chất.
* Khoa học xã hội:
+ Văn học: Hình tượng, ngôn ngữ (câu, từ, ngữ pháp, ...).
+ Lịch sử: Nghiên cứu lịch sử của một dân tộc, quốc gia, và của xã hội loài người.
+ Địa lý: Điều kiện tự nhiên môi trường.
*Khái niệm Triết học: Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.
- Đối tượng nghiên cứu của TH: là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, xã hội và trong lĩnh vực tư duy.
- So sánh đối tượng nghiên cứu của Triết học với các môn khoa học cụ thể
+ Giống: nghiên cứu sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.
+ Khác: 
. Triết học: có tính khái quát, toàn bộ thế giới vật chất 
. Các môn khoa học: có tính chất riêng lẻ của từng lĩnh vực.
* Vai trò của Triết học: Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp
luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Tự nghiên cứu và trả lời các câu hỏi cá nhân
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS: Phát biểu ý kiến
+ Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét câu trả lời của các nhóm và chốt lại nội dung
*GV chốt nội dung: 
 Để nhận thức và cải tạo thế giới, nhân loại đã xây dựng nên nhiều bộ môn khoa học. Triết học là một trong những môn khoa học ấy. Quy luật của Triết học được khái quát từ các quy luật khoa học cụ thể, nhưng bao quát hơn, là những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới. Cho nên Triết học có vai trò là TGQ- PPL cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các khái niệm: Thế giới quan, thế giới quan duy vật, thế giới quan duy tâm.
 * 	Mục tiêu:
 - 	HS hiểu được thế nào là thế giới quan, thế giới quan duy vật, thế giới quan duy tâm.
 - 	Biết nhận định, đánh giá những biểu hiện duy tâm trong đời sống.
 - 	Biết đấu tranh phê phán biểu hiện duy tâm.
 * 	Nội dung:
HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
 * 	Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra.
 * 	Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Gv đưa ra một số ví dụ, cho HS xem một số Video, đặt câu hỏi cho học sinh về thế giới quan. 
1. Em hãy nêu quan điểm của em về nguồn gốc của loài người?
2. Khi nhìn 01 chiếc xe máy, em muốn hiểu về những thông tin gì? Nó sẽ đem lại cho chúng ta những gì?
3. Em hiểu thế nào là thế giới quan
4. Em có nhận xét gì về trường hợp “Đồng thầy quảng cáo chữa khỏi COVID bằng gọi vong ợ hơi và nhổ nước bọt” ở Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc? Em có đồng tình với quan điểm trên không? Vì sao?
5. Thế nào là TGQ duy vật và TGQ duy tâm? TGQ nào là đúng đắn khoa học ?
b. Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm
*Thế giới quan: là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.
*Vấn đề cơ bản của triết học, gồm 2 mặt cơ bản:
- Mặt thứ nhất: Bản thể luận
Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau? cái nào quyết định cái nào?
- Mặt thứ 2: Nhận thức luận
Con người có thể nhận thức được thế giới hay không?
Thế giới quan duy vật
Thế giới quan duy tâm
Vật chất là cái có trước
-Vật chất quyết định ý thức
- Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập, không phụ thuộc vào ý thức con người
Vd: bộ não con người ngày càng phát triển, nhận biết màu sắc, ý thức, chế tạo máy móc, 
-ý thức là cái có trước
- ý thức sản sinh ra giới tự nhiên. 
VD: Chúa trời tạo ra muôn loài, thần linh chữa bệnh, 
Kết luận:
Thế giới quan duy vật có vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học
Thế giới quan duy tâm là chỗ dựa về lý luận cho các lực lượng xã hội lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh chuẩn bị câu trả lời cho giáo viên
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Học sinh trả lời câu hỏi
 Ý kiến bổ sung, nhận xét từ các bạn khác
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét câu trả lời của các bạn học sinh và chốt lại nội dung
Khi nhìn 1 chiêc xe, mỗi người sẽ có những tư duy và hiểu biết riêng (loại xe, động cơ, cách thức hoạt động, linh kiện,..)è chúng ta phải có tri thức về sự vật, hiện tượng đó mới có thể nhận biết được. Thực chất con người quan sát để có cách nhìn đúng về bản chất của sự vật, hiện tượng trên mọi mặt, mọi phương diện.
Khi biết được những thông tin, những hiểu biết sẽ có tác động đến tư duy và tinh thần của con người (thích nó, muốn mua nó, hoặc muốn chạy thử nó,..)à khi có hiểu biết nhất định sẽ giúp con người có niềm tin, định hướng hoạt động. Từ đó, con người suy nghĩ, biết mình cần phải làm gì, hành động như thế nào đúng, sai (niền tin, định hướng hoạt động)
Đó được gọi là thế giới quan. 
Thế giới luôn luôn biến đổi và sự hiểu biết của con người cũng thay đổià thế giới quan của con người cũng thay đổi sâu sắc hơn.
Để lựa chọn và trang bị cho mình được thế giới quan khoa học đúng đắn, trước hết phải phân biệt được các hình thái thế giới quan, cơ sở để phân biệt các hình thái thế giới quan chính là những vấn đề cơ bản của triết học.
Để giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học thì đã phân chia tư tưởng các nhà khoa học thành 2 trường phái khác nhau: thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm, 2 trường phái này đối lập với nhau.
Giải thích về ví dụ “Đồng thầy gọi vong ở Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc” đó là cách chữa bệnh phản khoa học.
*GV chốt lại: Lịch sử triết học luôn là sự đấu tranh giữa các quan điểm về các vấn đề nói trên, và thực tế cũng khẳng định rằng thế giới quan duy vật có vai trò tích cực trong việc phát triển xã hội, nâng cao vai trò của con người đối với tự nhiên và sự tiến bộ xã hội. Ngược lại thế giới quan duy tâm thường là chỗ dựa về lí luận cho các lực lượng lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của xã hội.
3. 	Hoạt động luyện tập
 * 	 Mục tiêu :
- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về vật chất, thế giới quan và biết ứng xử phù hợp trong tình huống giả định.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
 * 	Nội dung :
- Tổ chức cho học sinh làm bài tập 4, trang 11 SGK 
 * 	Sản phẩm : HS trả lời bài tập, cả lớp nhận xét, đánh giá và thống nhất đáp án
 *	 Tổ chức thực hiện :
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Tổ chức cho học sinh làm bài tập 4, trang 11 SGK
*Yếu tố duy tâm và duy vật trong câu chuyện thần thoại Thần Trụ trời là:
- Yếu tố duy vật bao gồm: đất đá, cột chống trời tự có, không do ai tạo ra, có sẵn trong tự nhiên.
- Yếu tố duy tâm: Thần linh tạo ra.
* Yếu tố duy tâm và duy vật trong câu “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời”
 của Khổng Tử là:
- Yếu tố duy vật: sống, chết là quy luật của tự nhiên; giàu, sang là do sản xuất tạo ra của cải vật chất.
- Yếu tố duy tâm: Mệnh, trời.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS tự nghiên cứu và trả lời cá nhân
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS: Lắng nghe, ghi chú, đóng góp ý kiến
Bước 4: Kết luận, nhận định
Giáo viên kết luận đáp án
4.	Hoạt động vận dụng
 * 	Mục tiêu : 
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới – nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực công nghệ, năng lực công dân, khả năng quản lí và phát triển của bản thân, năng lực tự giải quyết và sáng tạo
 * 	Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
 * 	Sản phẩm : HS trả lời câu hỏi của GV.
 * 	Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV nêu yêu cầu:
- Tự liên hệ:
+ Nêu những quan điểm của em về việc đi xem bói để biết số mệnh của mình? Vì sao?
+ Hãy nêu cách khắc phục những hành vi chưa tốt đó.
- Nhận diện xung quanh:
+ Hãy nêu nhận xét của em về chấp hành pháp luật tốt mà em biết.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tôn trọng và thực hiện đúng quan điểm duy vật biện chứng.
	Bước 3: Báo cáo thảo luận
	Lắng nghe, ghi chú, đóng góp ý kiến
	Bước 4: Kết luận, nhận định
	GV nhận xét câu trả lời của các bạn HS và lấy thêm một số ví dụ.
5. Hoạt động mở rộng
GV cung cấp thêm cho học sinh tìm hiểu thêm những thông tin về Triết học và đọc thêm nội dung thế giới quan và phương pháp luận thông qua mạng internet.
Học sinh sưu tầm thêm một số ví dụ để phân tích và khẳng định thế giới quan duy vật là đúng đắn.
6. Hoạt động đánh giá
Giáo viên nhận xét đánh giá về:
+ Nội dung: Hệ thống lại kiến thức của tiết 1 bài 1 học sinh cần nắm.
+ Phương pháp: Giảng giải, kết hợp hoạt động nhóm theo tổ, nhóm.
+ Học sinh: Chú ý nghe giảng, tương tác và tích cực hoạt động nhóm.
7. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
 	GV hướng dẫn học sinh đọc mục tiếp theo, chuẩn bị các ví dụ liên quan đến nội dung bài mới để tương tác trong tiết học tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_10_bai_1_the_gioi_quan_duy_vat.docx