Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 5+6 - Năm học 2021-2022

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 5+6 - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

Sau học xong bài này học sinh trình bày được.

- Thế nào là nuôi cấy mô tế bào, cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

- Một số ứng dụng của công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong tạo và nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp.

- Quy trình công nghệ nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp.

3. Thái độ

II. Phương pháp : Hỏi đáp + diễn giảng.

III. Phượng tiện:

1. Chuẩn bị của thầy:

Tìm hiểu thông tin về phương pháp nuôi cấy mô, kỹ thuật lai tế bào tuần.

2. Chuẩn bị của trò.

Nghiên cứu thông tin sgk

IV. Tiến trình bài giảng:

1. Kiểm tra bài cũ - Ổn định lớp.

2. Mở bài: Các phương pháp chọn lọc và nhân giống cây trồng thường kéo dài và tốn nhiều vật liệu giống, tốn nhiều diện tích. Ngày nay nhờ ứng dụng KHKT mới, các nhà tạo giống đã đề ra phương pháp tạo và nhân giống mới vừa nhanh, tốn ít vật liệu, diện tích. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về phương pháp mới đó.

 

docx 6 trang Dương Hải Bình 5620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 5+6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 11/9/2021
Ngày dạy : 10A4: 13/9/2021
Bài 6
Tiết 5: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO 
TRONG NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG, LÂM NGHIỆP
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: 
Sau học xong bài này học sinh trình bày được.
- Thế nào là nuôi cấy mô tế bào, cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
- Một số ứng dụng của công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong tạo và nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp.
- Quy trình công nghệ nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ 
II. Phương pháp : Hỏi đáp + diễn giảng.
III. Phượng tiện:
1. Chuẩn bị của thầy: 
Tìm hiểu thông tin về phương pháp nuôi cấy mô, kỹ thuật lai tế bào tuần.
2. Chuẩn bị của trò.
Nghiên cứu thông tin sgk 
IV. Tiến trình bài giảng:
Kiểm tra bài cũ - Ổn định lớp.
Mở bài: Các phương pháp chọn lọc và nhân giống cây trồng thường kéo dài và tốn nhiều vật liệu giống, tốn nhiều diện tích. Ngày nay nhờ ứng dụng KHKT mới, các nhà tạo giống đã đề ra phương pháp tạo và nhân giống mới vừa nhanh, tốn ít vật liệu, diện tích. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về phương pháp mới đó.
Phát triển bài 
Nội dung bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khái niệm:
- nuôi cấy mô tế bào là phương pháp tách rời tế bào, mô đem nuôi cấy trong môi trường thích hợp để chúng tiếp tục phân bào rồi biệt hoá thành mô cơ quan và phát triển thành cây mới 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
- Gọi học sinh đọc mục I ở sgk 
- Giảng giải: Môi trường thích hợp là môi trường dinh dưỡng có đủ các nguyên tố đa vi lượng, glucôzơ, hay saccaro có thêm chất điều hoà sinh trưởng như Auxin, cytokinin.
- Học sinh đọc 
II. Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
- Tế bào TV có tính toàn năng, có khả năng phân hoá và phản phân hoá. Dựa trên những đặc điểm đó, người ta có thể điều khiển có định hướng bằng nuôi cấy tế bào trong môi trường đặc biệt để tạo thành cây hoàn chỉnh. Đó là kỹ thuật nuôi cấy tế bào.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy tế bào.
- Giáo viên hỏi: + Dựa vào những khả năng nào của tế bào thực vật mà có thể nuôi cấy tế bào để tạo ra cơ thể mới? 
+ Trình bày tóm tắt quá trình phát triển của TV từ hợp tử đến cây trưởng thành.
+ Đặc điểm của tế bào chuyên biệt ở TV là gì? 
+ Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào gì?
- Giảng giải: Phản phân hoá là tế bào tuy đã chuyển hoá nhưng ở điều kiện thích hợp lại có thể trở về dạng phôi sinh có khả năng phân chia mạnh.
- Giáo viên kết luận lại và ghi bảng nội dung bài.
- tế bào thực vật có tính toàn năng, chứa hệ gen giống như tất cả các tế bào sinh dưỡng khác trong cơ thể, đều có khả năng sinh sản vô tính để tạo thành cây hoàn chỉnh 
- Hợp tử phân chia à các tế bào chuyên hoá à đặc biệt mang chức năng chuyên biệt à mô, cơ quan à cây trưởng thành.
- Có chức năng khác nhau, không mất đi khả năng khác nhau, không mất đi khả năng biến đổi, trong điều kiện thích hợp, lại trở về dạng phôi sinh có khả năng phân chia mạnh.
- Là kỹ thật 
III. Quy trình công nghệ nuôi cấy mô tế bào:
1. Ý nghĩa:
Nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào:
- Có thể nhân giống cây trồng trên quy mô CN.
- Có hệ số nhân giống cao.
- Cho ra sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền.
- Vật liệu giống sạch bệnh à cây sạch bệnh
2. Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.
 Chọn vật liệu giống à Khử trùng vật liệu à Nuôi cấy mô trong môi trường nhân tạo để tạo chồi à tạo rễ à cấy cây trong môi trường thích hợp à trồng cây trong vườn ươm cách ly.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình công nghệ nuôi cấy mô tế bào.
- Gọi học sinh đọc sgk mục ý nghĩa.
+ Hảy tóm tắt các giai đoạn của công tác nhân giống bằng nuôi cấy tế bào đã học ở lớp 9.
- Giáo viên thông báo quy trình nhân giống được cụ thể hoá bằng sơ đồ:
+ vật liệu nuôi cấy lấy từ bộ phận nào của cây và phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Tế bào mô phân sinh, sau khi đã khử trùng được nuôi cấy trong môi trường nào? Nhằm mục đích gì?
+ Công việc tạo rễ cho chồi được tiến hành như thế nào?
+ Em hãy kể tên những giống cây trồng được nhân lên bằng phương pháp nuôi cấy mô.
GĐ 1: Nuôi cấy tế bào trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo mô sẹo.
- GĐ 2: Nuôi cấy mô sẹo trong môi trường đặc biệt có hocmon kích thích để tạo ra cây mới.
- Từ mô phôi sinh cũng có thể lấy từ tế bào phấn hoa, đảm bảo không nhiễm bệnh, giữ ở buồng cách ly tranh gây bệnh.
- Trong môi trường sinh dưỡng nhân tạo để tạo chồi.
- Lú chịu mặn, kháng đạo ôn, dứa, dâu tây, chuối, mía, đu đủ, trầm hương tùng, hồng, cà chua, cải, bắp, ngô, khoai tây, phong lan.
4. Củng cố: 
	Chọn phương án trả lời đúng nhất.
	Nuôi cấy mô tế bào là phương pháp:
Tách tế bào TV, rồi nuôi cấy trong môi trường cách ly để tạo tế bào TV có thể sống và T thành cây trưởng thành.
Tách tế bào TV nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp giống như trong cơ thể sống, giúp tế bào phân chia, biệt hoá thành mô, cơ quan và phát triển thành cây hoàn chỉnh.
Tách mô tb. giâm trong môi trường có các chất kích thích để mô trưởng thành cơ quan và cây trưởng thành.
Tách mô tb, nuôi dưỡng trong môi trường có các chất kích thích để tạo chồi, tạo rễ và phát triển thành cây trưởng thành.
5. Dặn dò:
 Trả lời câu hỏi cuối bài, xem bài mới.
Ngày soạn : .6/9/2021
Ngày dạy : 10A4: 13/9/2021
Bài 7
Tiết 6: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	Sau khi học xong bài này học sinh phải giải thích được:
Khái niệm keo đất là gì? Cấu tạo keo đất? 
Thế nào là khả năng hấp thụ của đất?
Thế nào là phản ứng dung dịch đất, các phản ứng chua và phản ứng kiềm của đất.
Thế nào là độ phì nhiêu của đất.
Phân biệt độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo.
2. Kỹ năng:
Quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ.
II. Phương pháp: Hỏi đáp + diễn giải.
III. Phương tiện: 
Chuẩn bị của thầy: Sơ đồ cấu tạo keo đất.
Chuẩn bị của trò: 
IV. Tiến trình bài giảng:
Ổn định – Kiểm tra bài cũ:
- Khái niệm phương pháp nuôi cấy mô tế bào. & ý nghĩa - cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô, tế bào.
2. Mở bài:
- Muốn cây trồng cho năng suất cao, ngoài việc chọn giống tốt, còn cần có đất trồng phù hợp. Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu t/c đất.
3. Phát triển bài:
NỘI DUNG BÀI
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I. Keo đất và khả năng hấp thụ của đất của đất.
1. Keo đất:
a. Khái niệm:
Là những phần tử đất có kích thước dưới 1µm, không hoà tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù.
b. Cấu tạo keo đất:
 1 hạt keo đất gồm: Nhân, lớp ion quyết định điện, lớp ion bất động, lớp ion khuếch tán.
Lưu ý: Vẽ hình và chú thích hình
2. Khả năng hấp phụ của đất.
 Ngoài khả năng giữ lại các phần tử nhỏ, keo đất còn có tính hấp phụ trao đổi: đó là khả năng trao đổi ion ở tầng khuếch tán với ion trong dung dịch đất.
Vd: [KĐ] + (NH4)2SO4 à [KĐ] + H2SO4
II. Phản ứng của dung dịch đất:
- Phản ứng của dung dịch đất chỉ tính chua, kiềm hoặc trung tính. Người ta chỉ số pH để tính độ chua của đất hay dùng nồng độ H.
Nếu: [H]> [OH] thì pH < 7 à có phản ứng chua.
 [H]= [OH] thì pH = 7 à trung tính.
 [H] 7 à có phản ứng kiềm
1. Phản ứng chua của đất.
- Độ chua hoạt tính do nồng độ Htrong dung dịch đất gây nên 
2. Phản ứng kiềm của đất:
- Đất chứa các muối kiềm Na2CO3, CaCO3..., các muối này thuỷ phân tạo thành các hydroxít NaOH, Ca(OH)2.
III. Độ phì nhiêu của đất:
1. Khái niệm (sgk)
2. Phân loại:
- Độ phì nhiêu tự nhiên: Hình thành dưới thảm TV tự nhiên, không có tác động của con người.
- Độ phì nhiêu nhân tạo: Do hoạt động sản xuất của con người 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu keo đất & khả năng hấp thụ của đất.
- Giáo viên nêu vấn đề: Nếu hoà tan đất vào nước thì (đất) dung dịch đó như thế nào? Có giống như dung dịch nước đường hay nước muối không?
- Giải thích: Đường hoà tan trong nước à nước đường trong. Còn dung dịch đất là do các phân tử nhỏ không hoà tan trong nước mà chỉ ở dạng lơ lửng trong nước: huyền phù 
- Chuyển ý: Vì sao keo đất không hoà tan trong H2O? Vì keo đất có năng lượng bề mặt. Vậy năng lượng bề mặt của keo đất do đặc điểm nào quyết định? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu về cấu tạo keo đất.
- Giáo viên yêu cầu học sinh: Quan sát hình 7. hãy cho biết keo đất có cấu tạo gồm những phần nào?
H. Khả năng hấp thụ của keo đất là gì?
+ Vì sao keo đất có khả năng hấp phụ?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu phản ứng của dung dịch đất do yếu tố nào quyết định 
- Chuyển ý: Chúng ta tìm hiểu phản ứng (chua) của ở đất.
- Hỏi: + Độ chua của đất được chia làm mấy loại? là những loại nào?
+ Độ chua hoạt tính và độ chua tiềm tàng khác nhau ở điểm nào?
+ Các loại đất nào thường là đất chua?
- Chuyển ý: Một số loại đất không có phản ứng chua mà ngược lại là phản ứng kiềm.
Hỏi: Những đặc điểm nào của đất làm đất hoá kiềm 
+ Muốn cải tạo đất chua người ta phải làm gì?
* Hoạt động 3:: Tìm hiểu độ phì nhiêu của đất.
- chuyển ý: Đặc điểm của đất có liên quan đến độ phì nhiêu của đất.
- Gọi học sinh đọc mục 1: Khái niệm ở sgk.
- Để tăng độ phì nhiêu của đất cần bón phân hữu cơ làm đất, tưới tiêu hợp lí.
- Độ phì nhiêu có 2 loại: Tự nhiên và nhân tạo.
- Hỏi: Sự hình thành độ phì nhiêu tự nhiên và nhân tạo khác nhau ở điểm nào?
- Dung dịch đất đục hơn so với nước đường hay nước muối 
- Học sinh quan sát hình trả lời: Nhân, lớp ion quyết định, lớp ion bất động, lớp ion khuyếch tán.
- Là sự hút bám các ion, các phân tử nhỏ như hạt lion, hạt sét và hạt bề mặt của keo đất, nhưng không bị đồng hoá, không thay đổi bản chất..
- Vì keo đất có các lớp ion bao quanh nhân và tạo ra năng lực bề mặt hạt keo.
- Do nồng độ H & OH
- Độ chua hoạt tính & tiềm tàng.
- Độ chua hoạt tính do nồng độ ion Htrong dung dịch đất gây nên, độ chua tiềm tàng do ion H& ALtrên bề mặt keo đất gây nên.
- Đất lâm nghiệp, đất phèn, đất nông nghiệp không phải là đất phù sa.
- Đất chứa các muối kiềm.
- Bón vôi bột.
- Học sinh đọc.
- Nêu 
4. Củng cố:
	Phản ứng chua của đất được đo bằng trị số pH nếu.
	a. pH < 7 - đất trung tính. c. pH < 7 – đất chua.
	b. pH 7 – đất chua 
	5. Dặn dò:
	- Trả lời câu hỏi cuối bài.
	- Chuẩn bị cho bài thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_10_tiet_56_nam_hoc_2021_2022.docx